Top 3 # Lễ Cúng Ông Công Ông Táo Như Thế Nào Xem Nhiều Nhất, Mới Nhất 3/2023 # Top Trend | Iseeacademy.com

Cúng Ông Công Ông Táo Như Thế Nào

Cách cúng ông Công ông Táo

Tìm hiểu qua về Ông Công Ông Táo

Theo tục lệ cổ truyền, người dân chúng ta tin rằng hàng năm cứ đến ngày 23 tháng Chạp (Tháng 12) âm lịch, Táo Quân (Ông công ông táo) lại cưỡi cá chép bay về trời để trình báo mọi việc xảy ra trong gia đình trong năm vừa qua với Ngọc Hoàng. Cho đến đêm Giao thừa Táo Quân mới trở lại trần gian để tiếp tục công việc coi sóc bếp lửa của gia đình mình. Vị Táo Quân quanh năm ở trong bếp nên biết hết mọi chuyện hay dở tốt xấu của mọi người, cho nên để được Vua Bếp phù hộ cho mình được nhiều điều may mắn trong năm mới, người ta thường làm lễ tiễn đưa Ông Táo về chầu Ngọc Hoàng rất trọng thể.

Đồ lễ cúng Ông Công Ông Táo

Người ta thường mua 3 mũ ông công ông táo (hai mũ Ông Táo có hai cánh chuồn và một mũ dành cho Táo Bà không có cánh chuồn), ba cái áo bằng giấy cùng một con cá chép (còn sống hoặc cá chép bằng giấy, hoặc cũng có thể dùng loại vàng mã gọi là cò bay ngựa chạy) để làm phương tiện cho Ông Công Ông Táo lên chầu trời. Mâm cỗ mặn (hoặc mâm cỗ chay càng tốt), bánh kẹo, trầu cau, rượu, Hương, đèn hoặc nến, lọ hoa tươi, đĩa ngũ quả tươi, cùng tiền vàng, Ba con cá chép sống.

Cúng Ông Công Ông Táo giờ nào

Theo quan niệm giờ đẹp nhất để cúng tiễn Táo quân về trời là giờ Ngọ (từ 11 – 13h) tức giờ Long Mã, giờ Ngọ hóa Rồng và đó cũng là giờ chư Phật thụ lộc. sau khi cúng xong, người ta sẽ hóa vàng đồ lễ, nếu có cá sống thì sẽ đem thả xuống sông, hồ, biển hay giếng nước, tùy theo khu vực họ sinh sống

Cúng Ông Công Ông Táo ở đâu

Ngày nay các gia đình thường cúng ông Công, ông Táo trên bàn thờ gia tiên, nhưng thực tế đây là hai vị thần khác nhau. Ông Công là vị thần cai quản đất đai trong nhà còn ông Táo là 3 vị đứng đầu trông coi việc bếp núc trong gia đình. Lễ cúng 23 tháng Chạp là lễ tiễn chung Ông Công, Ông Táo về chầu trời báo cáo với ngọc hoàng, việc mọi người gộp chung cúng trên bàn thờ là chưa đúng. Trong ngày này, ông Táo phải được cúng dưới bếp, còn ông Công được cúng trên bàn thờ chính trên nhà cùng với gia tiên mới đúng.

Bài cúng Ông Công Ông Táo

Có khá nhiều Bài cúng Ông Công Ông Táo, Sau đây chúng tôi xin giới thiệu một bài cúng đơn giản dạng chuẩn để người cúng tham khảo: Nam mô a di đà Phật! Nam mô a di đà Phật! Nam mô a di đà Phật! Con lạy chín phương Trời, mười phương Chư Phật, Chư Phật mười phương Con kính lạy Ngài đông trù Tư mệnh Táo phủ Thần quân. Tín chủ (chúng) con là: …………… Ngụ tại:………… Hôm nay ngày 23 tháng Chạp tín chủ chúng con thành tâm sắp sửa hương hoa phẩm luật, xiêm hài áo mũ, kính dâng tôn thần. Thắp nén tâm hương tín chủ con thành tâm kính bái. Chúng con kính mời ngài Đông trù Tư mệnh Táo phủ Thần quân hiển linh trước án hưởng thụ lễ vật. Cúi xin Tôn thần gia ân xá tội cho mọi lỗi lầm trong năm qua gia chủ chúng con sai phạm. Xin Tôn thần ban phước lộc, phù hộ toàn gia chúng con, trai gái, già trẻ sức khỏe dồi dào, an khang thịnh vượng, vạn sự tốt lành. Chúng con lễ bạn tâm thành, kính lễ cầu xin, mong Tôn thần phù hộ độ trì. Nam mô a di đà Phật! Nam mô a di đà Phật! Nam mô a di đà Phật! Chú ý: Sau khi bày lễ, thắp hương và khấn xong, đợi hương tàn lại thắp thêm một tuần hương nữa lễ tạ rồi hóa vàng mã và thả cá chép ra ao, hồ, sông, suối… để cá trở ông Táo lên chầu trời.

Được xem nhiều

Vui lòng bấm LIKE và chia sẻ để ủng hộ E Phong Thủy. Ah nếu các bạn có bất kỳ câu hỏi vui lòng để lại comment ở phía dưới, hoặc giao lưu với chúng tôi tại fanpage. Admin cùng các chuyên gia phong thủy sẽ hỗ trợ bạn ngay khi có thể. Chúc bạn một ngày may mắn và vui vẻ!

Gửi bình luận của bạn tại đây

1

Xem nhiều nhất

Sắm Lễ Cúng Ông Công Ông Táo Như Thế Nào, Ngày Nào ?

Theo phong tục và quan niệm của người Việt, Ông công Ông táo chính là vị thần quyết định họa phúc của mỗi gia đình. Chính vì vậy, việc tiến hành lễ tiễn đưa vị thần này vào những ngày giáp tết đóng vai trò vô cùng quan trọng. Chính vì vậy, có rất nhiều người vẫn mãi thắc mắc rằng: Sắm lễ cúng ông công ông táo như thế nào, ngày nào ?

Chính vì vậy, những gia đình tin về Thần đạo luôn có bàn thời thổ công trong ngôi gia, đồng thời những gia đình thuộc ngành thứ không có bổn phận cúng giỗ, trong nhà không có bàn thờ tổ tiên nhưng vẫn phải có bàn thờ Thổ công. Thông thường bàn thờ của ông công ông táo được bố trí trên các gian mé so với bàn thờ tổ tiên. Hoặc bạn có tểh để bàn thờ ông táo ở gian giữ nhà khi không có bàn thờ tổ tiên.

Thông thường, bàn thờ ông công ông táo được bày trí vô cùng đơn giản, bạn chỉ cần đặt một hương án (tức là cái bàn thờ) kê liền với tường sau, trên hương án bày thêm kệ nhỏ hoặc ba ly rượu. Đằng sau chiếc bàn thờ nhỏ này là bài vị Thổ công được kê cao, có khi gia chủ không đặt bài vị thì dùng 3 cỗ mũ. Các mũ này gồm 1 mũ đàn bà ở giữa và hai mũ đàn ông ở hai bên. Mũ đàn ông thì có cánh chuồn còn mũ đàn bà thì không có cánh chuồn. Cũng có khi vì bàn thờ hẹp thì gia chủ chỉ đặt một mũ. Ở phía trước cái kệ nhỏ đặt bát hương hoặc đỉnh trầm. Hai bên bát hương là đôi nến hoặc cây đèn dầu. Cũng có thể đặt đôi ống hương.

Đặc biệt, bàn thờ ông công ông táo không phải là thờ một vị thần mà chính là thời cũng với 3 vị thần có danh hiệu khác nhau và mỗi vị thần có nhiệm vụ cai quản riêng của mình. Cụ thể:

Thổ công trông coi việc bếp núc

Thổ địa trông coi việc trong nhà

Thổ kỳ trông nom việc chợ búa cho phụ nữ hoặc việc sinh sản các vật ở vườn đất.

Chính vì vậy, bài vị của từng vị thần phải được bài trí như sau:

Bản gia đông trù tư mệnh Táo Phủ thần quân.

Bản gia Thổ Địa Long mạch tôn thần.

Bản gia Ngũ phương ngũ thể phúc đức chính thần.

Sắm lễ cúng ông công ông táo ngày nào ?

Theo quan niệm từ xưa truyền lại, mỗi gia đình có riêng một Thổ công.

Vị Thổ công này mỗi năm đều được thay thế vào ngày 23 tháng Chạp.

Ngày này ở Việt Nam gọi là ngày ông Táo chầu trời hoặc là ngày Tết ông Công ông Táo.

Trong ngày này, các gia đình làm cỗ cúng rồi đốt bài vị cũ thay bài vị mới.

Sửa lễ để cúng ông Táo

Thổ công tức Táo quân là vị thần có nhiệm vụ ghi chép mọi việc tốt xấu xảy ra trong mỗi gia đình. Lễ cúng ông Công ông Táo quan trọng nhất là Tết Táo quân vào ngày 23 tháng Chạp. Trong lễ này, sau khi cúng xong, ông Táo lên chầu Thượng đế để báo cáo những điều tai nghe mắt thấy ở trần thế mà mình đã ghi chép được

Trước đây, để chuẩn bị cho ông công táo về thiên đình bao cáo một cách thuận lợi, thì các gia đình sẽ tiến hành đốt vàng mã, mũ áo, hia của năm trước và phóng sinh một con cá chép để làm “ngựa” cho ông Táo cưỡi. Bởi quan niệm trước đây cho rằng khi cúng, cá sống cùng tro của vàng mũ áo giấy được đổ ra ao hồ sẽ được ông công ông táo nhận tận tay. Đồng thời, cá chép khi phóng sinh sẽ hóa rồng để đưa ông Công lên trời. Còn thời nay, nhiều gia đình thường không thờ mũ áo cả năm mà đến dịp Tết ông Táo mới mua và sau khi cúng xong cũng hóa ngay.

Vì vậy, những vật lễ mà bạn cần chuẩn bị khi cũng ông công ông táo chính là trước hết phải mua mũ, áo, hia. Mũ Thổ công phải có 3 chiếc gồm 1 chiếc đàn bà và 2 chiếc đàn ông. Mũ đàn ông có cánh chuồn còn mũ đàn bà không có. Màu sắc của mũ thì tùy theo nạp âm ngũ hành của năm mà chọn. Chẳng hạn năm mang hành mộc thì chọn màu xanh, hành kim màu trắng, hành hỏa màu đỏ, hành thổ màu vàng và hành thủy màu đen. Như năm Bính Thân 2016 là thuộc hành hỏa thì mũ cho ông Táo sẽ là mũ màu đỏ. Kèm theo mũ là quần áo, hia và 100 nén vàng. Bên cạnh đó, ở một vài nơi họ còn đốt ngựa vàng mã để biếu ông công ông táo. Sau mũ áo, một vật phổ biến nữa phải có là con cá chép sống thả trong chậu nước để sau cuộc lễ sẽ phóng sinh ra ao hồ.

Về nâm cũng ông công ông táo, thì các gia định có thể bày biện cỗ mặn hoặc cỗ chay đều được. Nếu bày cỗ chay, thì những lễ vật bao gồm là giấy vàng, giấy bạc, tờ tiền, cau trầu, nước và hoa quả. Còn về lễ mặn thì lễ cũng có thể bày biện giò chả, chân giò, xôi và các món ăn cổ truyền khác. Tuy nhiên, các gia đình nên lưu ý có một vài loại thịt cần phải kiêng cử như: Vịt, chim, ngỗng, trâu, bò, dê, chó.

Cúng Ông Công Ông Táo Đúng Cách Nên Như Thế Nào?

Cứ đến ngày 23 tháng Chạp hàng năm là người người nhà nhà lại tất bận chuẩn bị để đưa ông Táo về trời, đánh dấu sự kết thúc của năm cũ.

Tập tục cúng đưa ông Táo về trời đã được lưu truyền từ rất lâu trong dân gian. Theo truyền thuyết, vào ngày này ông Táo sẽ cưỡi cá chép bay về trời để bẩm báo những điều tốt, xấu của gia đình trong suốt năm qua. Mặc dù là truyền thống lâu đời, nhưng không phải ai trong chúng ta cũng biết cách cúng sao cho đúng để mang tài lộc vào nhà trong dịp năm mới.

Cần chuẩn bị gì khi đưa ông táo về trời?

Chuẩn bị mọi thứ cho lễ cúng ông công ông táo

Một trong những thứ không thể thiếu đó chính là mũ ông Công, theo ông bà ta ngfayf xưa thì mỗi nhà sẽ có 3 vị Táo quân do đó phải chuẩn 3 chiếc mũ. Trong đó, có 2 chiếc mũ của ông và một chiếc mũ của bà, đối với mũ của ông thì phải có 2 cánh chuồng đưa lên, còn nón bà không có cũng được. Bên cạnh đó, gia chủ cũng cần phải chuẩn bị một ít giấy tiền vàng mã để đốt sau khi hoàn thành lễ cúng.

Ngoài ra, gia chủ còn phải chuẩn bị một mâm cơm cúng thật tươm tất để dâng lên các vị, mâm đồ cúng bao gồm các thứ như gạo, muối, thịt luộc, nước trà, rượu, xôi, trầu, cau, hoa quả và cá chép, lưu ý khi chuẩn bị cá chép đó là phải chuẩn bị đủ 3 con), số lượng đồ cúng có thể ít hơn tùy điều kiện của mỗi nhà. Đối với những gia đình có trẻ nhỏ, nên luộc thêm một con gà mới tập gáy để cầu mong cho đứa trẻ sau này lớn lên khỏe mạnh, giỏi giang, kiên cường như những chú gà tồ.

Cúng ông công ông táo khi nào tốt nhất?

Cúng ông công ông táo là tập tục truyền thống của dân tộc ta

Tùy theo hoàn cảnh mỗi gia đình mà bạn có thể cúng vào buổi trưa, tối ngày 22 hoặc buổi sáng ngày 23 tháng Chạp. Nhưng tuyệt đối không được để qua 12 giờ trưa, vì sau giờ đó họ không thể khởi hành lên thiên đình sẽ bị Ngọc Đế trách phạt và gia chủ năm mới cũng sẽ không được an ổn, mọi công việc đều sẽ gặp nhiều khó khăn trắc trở, gia đình xào xáo.

Đối với việc chuẩn bị cá chép để cúng ông Táo, gia chủ phải chuẩn bị đủ 3 con, bỏ vào một chiếc chậu đặt trước mâm cúng, nếu muốn bảo vệ môi trường và tiết kiệm, gia chủ cũng có thể đặt vào đó 3 con cá chép bằng giấy tượng trưng là được. Đây là thứ không thể thiếu trong ngày cúng đưa ông táo về trời, vì theo dân gian thì nó chính là phương tiện đưa họ lên trời do cá chép có thể hóa rồng. Không chỉ vậy, việc cúng cá chép còn mang theo nhiều ý nghĩa tốt lành trong năm mới.

Sau khi chuẩn bị đầy đủ các lễ vật là có thể đốt nhang cúng, mỗi lư hương chỉ nên cắm 1 hoặc 3 nén nhang là đủ không nên cắm quá nhiều. Khi nhang cháy đến 2/3, thì đưa giấy tiền vàng mã ra đốt, rồi đổ vào đống tro đó 3 chén rượu và đưa cá chép đi thả hoặc đốt như vậy là nghi lễ đưa ông Táo về trời đã được hoàn thành.

Lễ Cúng Ông Công Ông Táo Thế Nào Cho Đúng?

Táo quân gồm những vị nào?

Vua bếp chia ra làm ba ngôi là:

Thổ Công (trông nom việc trong bếp)

Thổ Địa (trông nom việc trong nhà)

Thổ Kỳ (trông nom việc chợ búa).

Bài vị của ba vị là:

– Bản gia đông trù tư mệnh táo phủ thần quân.

– Bản gia thổ địa long mạch tôn thần

– Bản gia ngũ phương ngũ thể phúc đức chính thần

Táo quân được tôn là “Đệ nhất gia tri chủ” nghĩa là vị chủ thứ nhất trong ngôi nhà. Vì vậy khi cúng lễ đều phải khấn cúng táo quân trước, và xin phép ngài để những vị được phối lễ có thể tới phối hưởng.

Ý nghĩa tục thờ táo quân

Tục thờ táo quân nhằm mục đích gửi gắm niềm tin của gia chủ vào các vị thần linh để bảo vệ, giúp đỡ và phù hộ họ khỏi những tai ương, hoạn nạn của cuộc sống và bảo vệ ngôi nhà mình ở thực sự an lành. Cho nên trong nhà có việc hiếu hỷ hay động thổ làm nhà… đều có biện lễ cúng thổ công.

Các cụ cũng quan niệm các vị thổ công cũng là các vị sứ giả của trời xuống trần gian ngự tại nhà để ghi lại những việc làm tốt xấu của gia chủ. Với quan niệm như vậy người Việt tin rằng mọi việc tốt xấu của gia đình đều được các vị thần linh ghi lại và dựa vào đó để đem phúc họa cho gia đình.

Trong bếp cần luôn đỏ lửa, ấm áp đoàn tụ gia đình ở mỗi bữa ăn, gia đình ông bà, bố mẹ gương mẫu con cháu thảo hiền. Trên dưới hòa thuận. Đi ra chợ mua bán thật thà, đoàn kết dân làng, ăn ở lễ độ đó đều là những đức tính tốt đẹp của một con người để xây dựng nên tổ ấm.

Khi gia chủ tin vào điều đó, tin vào những thứ mình làm đều được các vị thần linh biết đến để cố gắng sống lương thiện, tích cực làm thiện, phải đạo làm người, mong cầu những điều tốt đẹp đến gia đình mình. Như vậy, lễ cúng ông Công ông Táo thực sự đã mang tính giáo dục rất lớn để đưa con người tin vào tính thiện. Tin vào nhân quả “Làm thiện – hưởng phúc”

Hữu đức năng tu hỏa Vô tư khả đạt thiên. (Có đức trông coi việc lửa Vô tư có thể lên trời)

Nhiệm vụ của các táo quân

Táo quân có nhiệm vụ ghi chép các việc lành giữ của gia chủ để đến ngày 23 tháng chạp các ngài cưỡi cá chép lên tấu với ngọc hoàng việc lành giữ của gia đình, để từ đó Ngọc Hoàng sẽ định họa phúc tương ứng với gia đình đó. Và trở về vào ngày 30 tết.

Ý nghĩa bộ mã mũ áo Táo quân

Mũ thổ công gồm một bộ 3 chiếc. Hai mũ đàn ông có cánh chuồn và một đàn bà mũ không có cách chuồn. Còn nếu chỉ thờ một cỗ mũ thì cỗ mũ đó là của thổ công.

Mũ thổ công mỗi năm có một màu, màu này phụ thuộc vào ngũ hành của năm đó như: Kim – Vàng, Mộc – Trắng, Thủy – Xanh, Hỏa – Đỏ, Thổ – Đen. Cỗ mũ được đặt trên một bệ bằng giấy, kèm theo một chiếc áo và một đôi hia, dưới mũ đặt một trăm vàng thoi.

Mũ và bài vị thổ công được thờ từ 23 tháng chạp năm nay đến 23 tháng chạp năm sau mới hóa và cứ như vậy nối tiếp nhau từ năm này qua năm khác. Hiện nay do chúng ta không thờ ban táo quân riêng mà thờ chung với gia tiên nên để cho phù hợp thì vào dịp 23 tháng chạp mới mua mũ về cúng và đốt luôn.

Việc cúng táo quân 23 Tết nhằm mục đích

Cảm tạ thổ công đã ở gia đình mình trong một năm, làm việc và phù trợ cho toàn gia.

Và tiễn ngài lên trời tấu đối công việc gia chủ.

Qua đó bày tỏ tâm tư và nguyện vọng của gia chủ lên các ngài để các ngài soi sét tâu đối với thiên đình. Chứ không phải việc cúng táo quân là để cầu xin các ngài tấu toàn chuyện tốt và xóa đi chuyện xấu của gia đình. Đó là điều hoang đường và phi lí vì táo quân được suy tôn là thông minh chính trực tri thần.

Đồ lễ chuẩn bị cúng ông Công ông Táo:

Một bộ mũ táo quân. Gồm 3 mũ, 3 hia, 3 con cá chép giấy.

Bộ mũ táo quân thể hiện đầy đủ và trọn vẹn hình tượng của ngài. Mũ và hia thể hiện từ đầu đến chân của ngài, nó thể hiện sự có mặt của ngài. Nó mang tính biểu tượng chứ không phải giá trị sử dụng. Không phải đốt mũ và hia để cho các ngài dùng, chúng ta cần hiểu và nhìn nhận nó một cách đúng đắn như vậy”.

Cỗ mũ táo quân khi thờ phải cởi bỏ li-lông, bày trang nghiêm trên ban thờ gia tiên.

1 con cá chép. Cá chép được thả vào một thau nhỏ, đặt phía dưới ban thờ, không đặt trên ban thờ.

Ba con cá chép theo quan niệm là vật cưỡi của ba vị lên trời, qua đó thể hiện ước vọng đầy đủ và đỗ đạt của gia chủ theo tích cá chép hóa rồng. Nó cũng thể hiện một tấm lòng từ bi, tích một chút phước đức phóng sanh.

Cá chép không nhất thiết là cá vàng hay cá không vàng, to hay nhỏ, nó chỉ mang tính thẩm mỹ mà thôi. Sau khi cúng táo quân xong thì đem đi thả ra hồ, sông sạch sẽ. Việc cúng táo quân và thả cá chép phải kết thức trước 12h ngày 23 tháng chạp.

Các lễ vật gồm hương, hoa, đèn, nước quả và bánh kẹo.

Trong ngày 23 tháng chạp gia chủ nên làm một mâm cơm cúng táo quân. Nếu nhà có trẻ nhỏ thì gia chủ cúng thêm một con gà mới tập gáy luộc để cầu mong cho đứa trẻ lớn lên có nhiều nghị lực và sinh khí hiên ngang.

Tiến hành cúng ông công ông táo như sau:

Sau khi thắp hai tuần hương thì tín chủ thắp thêm 1 tuần nữa, xin phép hạ lễ, hóa mã và thả cá.

Hiện nay chúng ta không có ban thờ táo quân trong bếp mà thờ táo quân chung với ban thờ gia tiên nên cúng táo quân sẽ cúng trên ban thờ.

Mâm cơm cúng Táo Quân của bạn Thu Hằng. Mâm chay dâng Phật, Mâm mặn dâng thần linh, gia tiên

Văn Khấn Táo Quân

Kính lạy ngài hoàng thiên hậu thổ chư vị thôn thần Kính lạy ngài thành hoàng bản cảnh, bản xứ thổ địa, bản gia táo quân Bản gia đông trù tư mệnh táo phủ thần quân. Bản gia thổ địa long mạch tôn thần Bản gia ngũ phương ngủ thể phúc đức chính thần Lai lâm chứng giám. Nay nhân ngày 23 tháng chạp, năm …. , là ngày táo quân về trời tấu sớ Tín chủ con là: …………………. Ngụ tại Việt Nam quốc – …. thành phố – ……quận – …..Phường – gia số ……….. Tuân theo tục lệ tín chủ con nhất tâm sửa soạn nén hương bát nước, phẩm vật rượu trầu, tiền vàng thoi bạc, nhất một lòng, tòng một dạ kính dâng chư vị thần linh, táo quân chứng hưởng. Trần gian chúng con người trần mắt thịt, việc âm chưa tường, việc dương chưa tỏ, mắc lầm mắc lỗi cúi xin chư vị gia âm châm trước, dẫn bước mở đường chính giác. Nguyện cầu chư vị phù hộ độ trì cho gia chung chúng con toàn gia an lạc, phú quý vinh hoa, lộc tài vượng tiến. Sở cầu tất ứng, sở nguyện tòng tâm, cúi xin chứng giám.

Bài khấn này dành cho các gia đình bên lương (chỉ thờ ông bà tổ tiên, không quy y theo đạo Phật, không theo Thiên chúa giáo, không hầu đồng theo đạo Mẫu).

Tuỳ từng tôn giáo và tín ngưỡng các bạn có thể khấn theo nhiều cách khác nhau, nhưng thành tâm là được.

chúng tôi