Top 13 # Lễ Cúng Thượng Lương Xem Nhiều Nhất, Mới Nhất 5/2023 # Top Trend | Iseeacademy.com

Văn Cúng Lễ Thượng Lương

VĂN CÚNG THƯỢNG LƯƠNG

DUY ! Tuế thứ Mậu Tý niên ; Lục ngoạt Kỷ Mùi sóc; Quí Hạ thiên ; sơ bát Tân Hợi nhựt lương thần; Tứ thời Kỷ Sửu khắc. Hiện tại Việt Nam quốc ; Trung Kỳ địa phận ; Bình Định tỉnh ; Phù Cát huyện ; Cát minh xã ; Gia Lạc thôn ; Thò Đo xứ.Kim vì tín chủ :

Bổn thợ Mộc, Nề đồng công tạo lập gia đường, cấu tạo thụ trụ thượng lương Tân gia theo phương hướng Tây Bắc. Cẩn dĩ trai bàn, hương đăng, trà quả, thứ phẩm chi nghi.

Cẩn cáo du !Cung vọng : – Cửu Thiên Huyền Nữ Thánh thượng Tiên nương.Thượng Đức Tinh quân môn hạ.Thiên Đức, Nguyệt Đức Tinh quân.Thái Âm, Thái Dương Tinh quân.Vạn Thông Tứ Lợi Tinh quân.Tam Ngươn Tứ Cát Tinh quân.Đô Thiên Hành Liên Chơn quân.Ký viết :Đông Phương Chấn cung Thần quân.Tây Phương Đoài cung Thần quânNam Phương Ly cung Thần quânBắc Phương Khảm cung Thần quânĐông Nam Tốn cung Thần quânTây Nam Khôn cung Thần quânĐông Bắc Cấn cung Thần quânTây Bắc Càn cung Thần quânKiêm niên Thái tuế Chí đức Tôn thần.Kiêm niên Châu Vương Hành khiến ; Thiên Ôn Hành binh Tôn thần.Bổn xứ hành Hoàng Đại Vương Tôn thần.Kiêm niên Thành Hoàng Đại Vương Tôn thần.Đương Cảnh Thổ địa Chánh thần.Thiên văn, Địa lý ; Bát quái, Ngũ hành… Thập nhị chi chư vị tôn thần.Thanh Long, Bạch Hổ ; Châu Tước, Huyền Võ ; Nhị Thập Tứ sơn ; Nhị Thập Tứ hướng ; Hành Long chư vị Tôn thần.Ngũ phương Trực Phù sứ giả.Ngũ phương Mộc Trụ Thần Quang ; Đạo Châm, Đạo Chích ; Huyết Chi, Huyết Kỵ chư vị Thánh Thần.Lỗ Bang, Lỗ Bốc, Mộc mã Phủ đầu, Hiệp dủ Tử qui ; Chuẩn thằng chư vị. Từ sư Quá đại Tiên sư chư vị Tôn thần.Tiền hiền, Hậu hiền chư vị ; Tiền hiền khai khẩn, Hậu hiền khai khẩn ; Tiền hiền, Hậu hiền cấu tạo chư vị Chi thần.Hoàng Thiên, Hậu Thổ, Vạn Phước phu nhân Tôn thần.Tả – Hữu lưỡng ban Liệt vị Chi thần.Nội, ngoại diên gia chư vị Chi thần.Ngũ phương Chủ ngung man nương chư vị.Thổ Lồi Thần Quang, Ngũ phương : Châm, Chợ, Rợ, Mọi, Phục thi cố khí, Hà Bá Thủy quan, Ngũ phương Ly Mỵ, Giọng Lượng yêu quái Thần quan.

Vị tiền viết !Tiên sư Thổ công Táo quân Nhứt thiết Thần kỳ Chư vị Chi thần.

Hướng lai :Mậu Tý niên, Kỷ Mùi ngoạt, Tân Hợi nhựt, Kỷ Sửu thời.

Tín chủ : +……………………………………………………………… +………………………………………………………………

Tiền hữu nghinh, hậu hữu tạ. Sự vĩ an bài, phản giá hồi quy. Tư nhơn chiếm hiệp niên phương, tứ tục, lục trạch cát nhứt, thụ trụ thượng lương, cung trần cáo lễ ; vĩnh tích an khương. Ngưỡng liên Tôn thần hộ giá phò trì tín chủ chi gia huệ giã.

Cẩn cáo !

Lễ Thượng Lương Là Gì? Tại Sao Cần Tổ Chức Lễ Thượng Lương

Lễ thượng lương hay lễ cất nóc là một trong những nghi thức quan trọng trong việc xây cất nhà cửa và được gia chủ rất quan tâm chuẩn bị chỉn chu cho nghi lễ này. Vậy lễ thượng lương là gì và buổi lễ có ý nghĩ như thế nào?

Lễ thượng lương trong văn hóa Việt

Lễ thượng lương còn có những cái tên khác như lễ cất nóc, gác đòn dông là một trong 12 nghi thức được cử hành trong quá trình xây dựng ngôi nhà hoặc 1 công trình. Đó là: Lễ bình cơ (lễ cũng chọn đất), lễ trúc cơ (bắt đầu đắp nền nhà) , lễ phạt mộc (lễ khởi công), lễ định táng (đổ nề nhà), lễ tàng giá (lắp cột nhà), lễ thượng lương (lễ cất lóc), lễ cái ốc ( bắt đầu lợp nhà), lễ nhập trạch (lễ báo tổ tiên nhà đã xong), lễ động sàng ( xin phép thổ công dọn về sống), lễ tân gia (lễ mừng nhà mới), lễ hoàn công (do thợ tổ chức để nhận công), lễ an cư (lễ báo tổ tiên về việc làm ăn yên ổn trong ngôi nhà mới).

Theo thời gian và thời thế thay đổi, có một số nghi lễ đã không còn được tổ chức nhưng lễ thượng lương vẫn là một nghi lễ quan trọng trong văn hóa Việt. Đây là nghi lễ được thực hiện trước khi đặt những gác thanh đầu tiên trên nóc nhà. Đối với văn hóa Việt Nam, nóc được quan niệm là bộ phận quan trọng nhất trong một ngôi nhà hay bất cứ công trình xây dựng nhà ở nào. Nóc nhà được ví như người cha trụ cột trong gia đình, có vai trò hết sức quan trọng trong việc bảo vệ sự an toàn cũng như che chắn cho ngôi nhà luôn vững chãi, những người sống trong ngôi nhà đó được bình an.

Lễ thượng lương được cử hành vào một ngày đẹp cùng một mâm lễ cúng với đầy đủ các vật cúng như:

Một con gà, một đĩa xôi/ bánh chưng, mỗi đĩa muối.

Một bát gạo, một bát nước.

Nửa lít rượu trắng, bao thuốc, lạng chè.

Một bộ quần áo Quan Thần Linh, mũ, hia tất cả màu đỏ, kiếm trắng.

Một bộ đinh vàng hoa, năm lễ vàng tiền.

Năm cái oản đỏ, năm lá trầu, năm quả cau.

Năm quả tròn, chín bông hoa hồng đỏ.

Kèm với đó là một bài diễn văn thượng lương để gửi lên thổ công cũng như tổ tiên.

Tại sao phải tổ chức lễ cúng thượng lương

Cũng giống như lễ khởi công xây dựng, lễ thượng lương là một nghi lễ quan trọng. Gia chủ cũng như những chủ đầu tư các công trình luôn rất quan tâm tới nghi thức này với những lý do sau:

Lễ thượng lương như một bản cáo gửi tới thần thổ công trên mảnh đất xây dựng đó để xin phép việc tiếp tục được xây dựng.

Lễ thượng công còn là nghi thức cầu khấn thần linh về sự may lành, an bình cùng công việc làm ăn thuận lợi cho những người sau này sinh sống trong ngôi nhà.

Công ty tổ chức lễ thượng lương chuyên nghiệp.

Hiểu được tầm quan trọng của lễ thượng lương trong đời sống tâm linh của người Việt, Sài Gòn team building đưa tới cho quý khách hàng dịch vụ tổ chức lễ thượng lương chuyên nghiệp, uy tín. Với những kinh nghiệm tổ chức sự kiện nói chung, lễ thượng lương nói riêng được tích lũy trong hơn 7 năm, chúng tôi luôn mong muốn và cam kết mang đến cho khách hàng một buổi lễ chuyên nghiệp, ý nghĩa, đúng bài bản, hợp phong thủy tâm linh và tiết kiệm chi phí nhất.

Liên hệ ngay với Sài Gòn team building để được tư vấn cách thức tổ chức cho lễ thượng lương.

Mọi thông tin khách hàng vui lòng liên hệ:

Sài Gòn team building

Địa chỉ: 45 Vườn Lài, Phú Thọ Hoà, Tân Phú, Hồ Chí Minh

Tel : (04) 3 926 43 63

Hotline Miền Nam : 0939 359 286

Hotline Miền Bắc: 090 320 9712

Email: sales@saigonteambuilding.net

Thủ Tục Lễ Vật Văn Khấn Làm Lễ Cúng Thượng Lương Cất Nóc Nhà

1. Ý nghĩa của lễ cúng thượng lương

Lễ cúng thượng lương chính là lễ cất nóc nhà, tức là ngày đổ mái nhà (nếu là nhà mái bằng). Còn đối với mái dốc có kéo thì ngày này chính là ngày gác thanh giữa mái nhà . Đây là một nghi lễ quan trọng luôn được các chủ đầu tư hay gia chủ chú trọng thực hiện bởi mang ý nghĩa rất to lớn, cụ thể như sau:

Ý nghĩa của lễ cúng thượng lương

Lễ thượng lương còn thể hiện lời cầu mong của gia chủ, chủ đầu tư được thần linh che chở, ban ơn để việc xây dựng gặp thời tiết thuận lợi cũng như không xảy ra sự cố gì đối với con người trong suốt quá trình xây dựng.

Thực hiện lễ thượng lương nhằm cầu khấn cho cuộc sống của những người trong ngôi nhà sau này được gặp nhiều bình an, may mắn, thuận lợi trong cuộc sống, công việc, sức khỏe.

2. Những lễ vật cần sắm trong ngày lễ thượng lương

Trong thủ tục làm lễ đổ mái nhà không thể thiếu các lễ vật. Tùy từng địa phương, vùng miền và kinh tế gia chủ, chủ đầu tư mà các lễ vật sẽ có sự khác nhau. Tuy nhiên nhìn chung các lễ vật cần thiết sẽ bao gồm:

Ngoài những lễ vật trên gia chủ hay chủ đầu tư có thể sắm thêm những lễ vật khác nếu có điều kiện.

3. Tiến hành thủ tục làm lễ cất nóc nhà

Muốn thủ tục làm lễ cất nóc mái nhà được tốt đẹp và thuận lợi thì gia chủ hay chủ đầu tư cần xem xét ngày đổ mái bằng phải hợp mệnh, hợp tuổi với gia chủ. Đồng thời nên chọn ngày đẹp, hoàng đạo và giờ làm lễ là giờ lành nhằm mang lại những may mắn cho gia chủ trong cuộc sống sau này.

Bày các lễ vật và tiến hành thủ tục làm lễ cất nóc nhà

Sau đó đến ngày làm lễ thượng lương gia chủ sẽ bày các lễ vật lên bàn sao cho đẹp mắt, hài hòa. Tiếp đến thắp nén nhang và bắt đầu đọc bài văn khấn cất nóc nhà với sự thành tâm của mình. Nội dung bài văn khấn như sau:

Con lạy chín phương Trời, mười phương Chư Phật, Chư Phật mười phương. Con kính lạy Hoàng thiên Hậu thổ chư vị Tôn thần. Con kính lạy quan Đương niên. Con kính lạy các tôn thần bản xứ. Tín chủ (chúng) con là: ………………………………………………………………. Ngụ tại: ………………………………………………………………………………….. Hôm nay là ngày …………. tháng …………… năm …………………………….. Tín chủ con thành tâm sắm lễ, quả cau lá trầu, hương hoa trà quả, thắp nén tâm hương, dâng lên trước án, có lời thưa rằng: Vì tín chủ con khởi tạo …………….. cất nóc căn nhà ở địa chỉ: …………… ngôi dương cơ trụ trạch để làm nơi cư ngụ cho gia đình, con cháu. Nay chọn được ngày lành tháng tốt, kính cáo chư vị linh thần, cúi mong soi xét và cho phép được động thổ (cất nóc, chuyển nhà, sửa chữa, mở cổng, xây thêm…) Tín chủ con thành tâm kính mời: Ngài Kim Niên Đương cai Thái Tuế chí đức tôn thần. Ngài Bản cảnh Thành hoàng Chư vị Đại vương. Ngài Bản xứ Thần linh Thổ địa. Các ngài Địa chúa Long Mạch tôn thần và tất cả các vị Thần linh cai quản trong khu vực này. Cúi xin các Ngài, nghe thấu lời mời, giáng lâm trước án, chứng giám lòng thành, thụ hưởng lễ vật, độ cho chúng con được vạn sự tốt lành, công việc hanh thông, chủ – thợ được bình an, ngày tháng hưởng phần lợi lạc, âm phù dương trợ, sở cầu như ý, sở nguyện tòng tâm. Tín chủ lại xin phổ cáo với các vị Tiền chủ, Hậu chủ và các vị Hương linh, cô hồn y thảo phụ mộc, phảng phất quanh khu vực này, xin mời các vị tới đây thụ hưởng lễ vật, phù trì tín chủ, cũng như chủ thợ đôi bên khiến cho an lành, công việc chóng thành, muôn sự như ý. Chúng con lễ bạc tâm thành, trước án kính lễ, cúi xin được phù hộ độ trì.

Sau khi đọc bài văn khấn xong, gia chủ đợi hết tuần hương thì hạ lễ, đem vàng mã, bộ đồ quan, lễ giấy đi đốt. Như vậy là hoàn thành thủ tục làm lễ cất nóc nhà.

Hải Phòng: Lễ Thượng Lương Đại Hùng Bảo Điện Chùa Phú Kê ( Sùng Ân Tự)

Sáng ngày 13/10/2019 (nhằm ngày 15/09 năm Kỷ Hợi), tại thôn Phú Kê, Khu I, thị trấn Tiên Lãng, huyện Tiên Lãng, thành phố Hải Phòng đã long trọng diễn ra lễ thượng lương ( Cất nóc) ngôi Đại hùng Bảo điện chùa Phú Kê (Sùng Ân tự) sau hơn 1 năm kiến thiết, xây dựng.

Quang lâm chứng minh và tham dự  buổi lễ có sự hiện diện của Hòa thượng Thích Quảng Tùng – Phó Chủ tịch HĐTS, Trưởng Ban Từ thiện xã hội TƯ GHPGVN, Trưởng BTS GHPGVN thành phố Hải Phòng; Thượng tọa Thích Nguyên Bình – Nguyên Ủy viên Thường trực BTS GHPGVN thành phố Hải Phòng; Đại đức Thích Tục Lương – Phó BTS GHPGVN quận Lê Chân; Sư thầy  Thích Diệu Giới – Trụ trì chùa Sùng Ân, Trưởng BTC Đại lễ, cùng đông đảo chư Tôn đức Tăng Ni trụ trì một số chùa nội, ngoại thành của thành phố Hải Phòng và chư tôn đức Tăng Ni cựu tăng ni sinh Học viện Phật giáo Hà Nội, là đồng môn của sư thầy trụ trì.

Về phía lãnh đạo chính quyền có sự hiện diện của ông: Đoàn Thế Lăng – Phó Bí thư  Đảng ủy, Chủ tịch UBND thị trấn Tiên Lãng; Bà: Vũ Thị Hội – Chủ tịch UB MTTQVN thị trấn Tiên Lãng; ông: Nguyễn Hữu Bình – Bí thư chi bộ khu I, thị trấn Tiên Lãng; ông: Nguyễn Xuân Vui – Trưởng khu I, các ông bà lãnh đạo đại diện các cấp ủy Đảng thuộc HĐND, UBND, UB MTTQVN thôn Phú Kê, thị trấn Tiên Lãng, huyện Tiên Lãng, thành phố Hải Phòng, các cụ bô lão trong làng, cùng đồng bào Phật tử gần xa và nhân dân địa phương.

Chư tôn đức và chính quyền địa phương làm lễ thượng lương

Chùa Phú Kê, tên hiệu là Sùng Ân tự là di sản văn hóa tín ngưỡng tâm linh từ lâu đời, chùa nằm trên gò đất cao, tọa hướng Tây Nam, chùa có từ thời Lý, được chọn làm nơi đặt kho quân lương của đạo quân nhà Trần do tướng quân Trần Quốc Thành chỉ huy. Đến niên hiệu Vĩnh Trị Chính Hòa, triều vua Lê Huy Tông ( 1675 -1697), chùa Sùng Ân được trùng tu tôn tạo với quy mô rất to lớn, được kiến lập trên đất địa linh, kiến trúc mang đậm nét của thời hậu Lê. Hiện nay, chùa còn lưu giữ được 1 sắc phong của vua Khải Định ( Triều Nguyễn), được mô tả là ngôi chùa có 9 nóc, ao 5 góc, đa 3 cây…,đá 1 hòn. Chính vì những dấu ấn lịch sử đó, chùa đã được UBND thành phố Hải Phòng cấp bằng công nhận là di tích lịch sử văn hóa cấp Thành phố.

Trải qua bao biến cố thăng trầm của thời gian và lịch sử, cũng như sự tàn phá của chiến tranh, chùa đã bị xuống cấp trầm trọng, ngày 1/04/2018 ( nhằm ngày 16/2 năm Mậu Tuất), được sự đồng ý của các cấp chính quyền và GHPGVN thành phố Hải Phòng, cũng như thể theo tâm nguyện của sư thầy trụ trì, Phật tử và nhân dân làng Phú Kê đã đồng tâm nhất trí trùng tu xây dựng lại ngôi Đại Hùng Bảo Điện chùa Phú Kê ( Sùng Ân tự) với diện tích 252m2 trên tổng diện tích khuôn viên chùa là 4683m2. Chùa được thiết kế theo hình chữ “Công” có 11 gian, gồm 5 gian tiền đường, 3 gian ống muống, 3 gian hậu cung, mái đao góc, nóc tứ Linh chầu, hậu cung chồng diêm cát nóc, xà cột được làm bằng gỗ lim, mái lợp ngói mũi hài, dự kiến kinh phí xây dựng khoảng 10 tỷ đồng bằng nguồn vốn xã hội hóa. Sau hơn 1 năm kiến thiết xây dựng, đến nay công trình cơ bản đã hoàn thành phần mộc. Hôm nay, ngày 13/10/2019 ( nhằm ngày 15/9 Kỷ Hợi), Ban quản lý khu di tích, cùng sư thầy trụ trì, Phật tử và nhân dân làng Phú Kê long trọng tổ chức lễ an vị long cốt, cất nóc ngôi Đại hùng Bảo Điện chùa Sùng Ân.

Chư tôn đức và chính quyền cất nóc ngôi Đại Hùng Bảo Điện

Phát biểu tại buổi lễ, ông: Đoàn Thế Lăng – Phó Bí thư  Đảng ủy, Chủ tịch UBND thị trấn Tiên Lãng đã tán thán công đức của sư thầy Thích Diệu Giới – Trụ trì chùa Sùng Ân, cùng các doanh nghiệp, con em địa phương đang lập nghiệp khắp mọi miền Đất nước, các nhà hảo tâm, các mạnh thường quân, phật tử gần xa đã phát tâm công đức để xây dựng ngôi Đại Hùng Bảo Điện chùa Súng Ân và các công trình phụ trợ để cảnh chùa ngày một khang trang, tố hảo. Ông cũng mong rằng các doanh nghiệp, các nhà hảo tâm trong thời gian tới hãy phát tâm bồ đề hơn nữa để công trình xây dựng, kiến thiết chùa Sùng Ân sớm được hoàn thành để bà con Phật tử, nhân dân địa phương có nơi sinh hoạt tín ngưỡng văn hóa tâm linh, góp phần tô điểm cho quê hương Tiên Lãng ngày càng tươi đẹp.

Nhân dịp này, Hòa thượng Thích Quảng Tùng – Trưởng Ban trị sự GHPGVN thành phố Hải Phòng đã ban đạo từ ôn lại truyền thống lịch sử anh dũng của đồng bào Phật tử, nhân dân huyện Tiên Lãng, vai trò của ngôi chùa trong lòng mỗi người dân Việt. Đồng thời, Hòa thượng cũng nói lên ý nghĩa, công đức của việc xây dựng chùa và tán thán công đức của sư thầy trụ trì, các nhà hảo tâm, các mạnh thường quân, cũng như đồng bào Phật tử, nhân dân địa phương.

Trước khi kết thúc buổi lễ, chư Tôn đức Tăng Ni, chính quyền địa phương và Phật tử gần xa, nhân dân địa phương đã cử hành nghi lễ niêm hương, bạch Phật, lễ gia trì, an vị long cốt, thượng lương Ngôi Đại Hùng Bảo Điện chùa Sùng Ân trong niềm hoan hỷ vô biên của tất cả mọi người tham dự đại lễ.

Xin giới thiệu hình ảnh ghi nhận:

Văn nghệ chào mừng

Cây thị cổ thụ được xếp hạng di sản Quốc gia tại chùa Sùng Ân

Cung nghinh chư tôn đức quang lâm tham dự buổi lễ

Đại đức Thích Bản Đức điều hành buổi lễ

Các vị bô lão tại làng Phú Kê tham dự buổi lễ

Chư tôn đức chứng minh và các cấp chính quyền địa phương

Quang cảnh đại lễ

Niệm Phật cầu gia bị

Ông: Nguyễn Xuân Vui – Trưởng khu I, thị trấn báo cáo xây dựng

Ông: Đoàn Thế Lăng đại diện chính quyền thị trấn phát biểu

Chính quyền địa phương tặng hoa chúc mừng sư thầy trụ trì

Hòa thượng Thích Quảng Tùng ban đạo từ

Chư tôn đức và chính quyền cử hành lễ an vị long cốt 

HT. Thích Quảng Tùng sái tịnh long cốt chùa Sùng Ân

Chư tôn đức và các cấp chính quyền cất nóc chùa Sùng Ân

Ao 5 góc trong khuôn viên chùa Sùng Ân

Thành Trung