Top 4 # Lễ Ở Côn Đảo Xem Nhiều Nhất, Mới Nhất 3/2023 # Top Trend | Iseeacademy.com

Kinh Nghiệm Đi Lễ Ở Côn Đảo

Côn Đảo là nơi chôn cất của hàng vạn chiến sĩ cách mạng của Việt Nam. Cũng là nơi lưu giữ những hiện vật, hình ảnh, dấu tích của lịch sử. Chính điều đó đã biến Côn Đảo là khu du lịch tâm linh lớn nhất nhì trên cả nước. Đi lễ tại Côn Đảo là điều mà những du khách khi đến đây mong muốn.

I. Kinh nghiệm đi lễ Côn Đảo không phải ai cũng biết

1. Thời gian đi lễ tại Côn ĐảoVới nghĩa trang Hàng Dương, miếu bà Phi Yến hay chùa Núi Một, du khách có thể đi lễ bất cứ khoảng thời gian nào trong ngày. Riêng chỉ có đi viếng mộ cô Sáu thì đặc biệt hơn một chút. Hàng ngày vào giờ Tý (sau 22h đêm) là lúc mộ cô Sáu đông người đến dâng lễ nhất. Theo người dân trên đảo, đó là khung giờ linh thiêng, thành tâm đi lễ vào thời điểm đó ước nguyện sẽ dễ thành hiện thực.Và nếu như du khách đến Côn Đảo chỉ để trải nghiệm du lịch tâm linh với lịch trình chính là các địa điểm như trên, du khách nên chọn tour Côn Đảo 4 ngày 3 đêm là vừa vặn về thời gian.

2. Quy trình đi lễ tại Côn Đảo

3. Kinh nghiệm chuẩn bị đồ đi lễ

Du khách có thể chuẩn bị đồ lễ tại nhà hoặc mua ở chợ trung tâm thị trấn Côn Đảo cũng bày bán rất nhiều. Bộ đồ lễ viếng mộ cô Sáu cơ bản bao gồm 1 nón lá, 1 sấp giấy tiền vàng bạc tổng hợp, 1 bộ lược gương, 1 sấp các thỏi vàng, 1 chai nước suối, 1 bó nhang và quan trọng nhất là hoa trắng. Cô Sáu rất thích hoa trắng nên tuyệt đối đừng quên món đồ cúng này. Với những người giàu kinh nghiệm đi lễ và cầu kì hơn, họ đặt mua cả áo dài được may đo thật. Khi đặt đồ lễ, bên để ngửa nón lá lên, sau đó bày tất cả đồ cúng vào lòng nón lá, rồi đặt bộ lễ lên mộ Cô Sáu. Du khách cũng nên chuẩn bị cả đồ lễ viếng mộ các anh hùng liệt sĩ tại nghĩa trang Hàng Dương với cờ Tổ quốc, khăn rằn, mũ tai bèo và quần áo bộ đội. Bạn đừng lo những đồ lễ sẽ bị đốt bỏ mà đều được Ban Quản lý nghĩa trang giữ lại sau khi lễ xong.

4. Lưu ý khi đi lễ tại Côn Đảo

Côn Đảo là địa điểm linh thiêng nên có một số điều du khách cần lưu ý. Trước hết, khi đến nghĩa trang Hàng Dương, bạn nên hạn chế đùa giỡn, nói bậy bạ, kể cả trong suy nghĩ cũng không nên. Trang phục cũng là một điều cần lưu ý khi đi lễ. Tốt nhất du khách nên chuẩn bị trang phục lịch sự, không quá ngắn cũng không quá hở hang để tránh làm mất mỹ quan, gây ảnh hưởng đến sự tôn nghiêm của Côn Đảo. Bạn có thể tham gia để được hướng dẫn đầy đủ hơn bởi những người hướng dẫn viên có nhiều năm kinh nghiệm đi lễ Côn Đảo.

II. Những địa điểm tâm linh Côn Đảo

Không chỉ là minh chứng của lịch sử hào hùng, Côn Đảo giờ đây còn là một trong những địa điểm linh thiêng bậc nhất với những địa danh tâm linh nổi tiếng. Nghĩa trang Hàng Dương, miếu bà Phi Yến, Chùa Núi Một, mộ cô Sáu… mỗi địa danh mang trong mình một câu chuyện riêng, nhưng đều là những địa điểm chứa đựng niềm tin, và những ước nguyện của người dân Côn Đảo và cả du khách.

1. Đến nghĩa trang Hàng Dương tưởng nhớ các chiến sỹ cách mạng

Nghĩa trang Hàng Dương là nghĩa trang lớn nhất tại Côn Đảo. Nơi đây chôn cất hàng vạn người yêu nước và chiến sĩ cách mạng Việt Nam qua nhiều thế hệ bị tù đày, kéo dài từ năm 1862 đến năm 1975, trong nhà tù Côn Đảo của chính quyền thuộc địa Pháp, và sau này là chính quyền Việt Nam Cộng hòa. Nghĩa trang gồm 4 khu chính A, B, C, D và cũng là nơi yên nghỉ của nhiều “tượng đài” yêu nước như Võ Thị Sáu, Lê Hồng Phong, Nguyễn An Ninh… Không một ai đến với Côn Đảo mà không dừng chân thắp nén hương tưởng niệm công lao của các anh hùng liệt sĩ tại Hàng Dương.

Nghĩa trang Hàng Dương – Kinh nghiệm đi lễ Côn Đảo

Viếng mộ Cô Sáu – Một trong địa điểm đi lễ nổi tiếng tại Côn Đảo

Không phải là một địa điểm linh thiêng, tuy nhiên là một điểm đến rất hiếm khi du khách bỏ qua khi đi du lịch tâm linh tại Côn Đảo. Trước kia ” địa ngục trần gian ” này với một hệ thống các cụm công trình như: Chuồng Cọp, Chuồng Bò, trại Phú Hải, cầu Ma Thiên Lãnh, sở Lò Vôi, sở Muối …. được xây lên nhằm mục đích cải tạo, giam giữ và tra tấn các chiến sỹ cách mạng.

Trong 113 năm tồn tại (1862-1975), nơi đây đã giam cầm, đày đọa hàng chục vạn chiến sĩ cách mạng và những người yêu nước Việt Nam. Tại đây, hàng ngàn tù nhân nam lẫn nữ đã bị hành hạ khổ sai, nhiều chiến sĩ cách mạng, người yêu nước đã hi sinh vì những nhục hình ám ảnh người nghe mãi về sau.

(Vân Sơn Tự) tọa lạc trên Núi Một huyện Côn Đảo, do Mỹ ngụy xây dựng năm 1964 nhằm phục vụ tín ngưỡng tâm linh cho các gia đình của những người làm việc trong bộ máy hành chính, các quan chức binh sĩ trên đảo. Ngày nay, chùa không chỉ là công trình văn hóa, danh thắng, di tích lịch sử của huyện Côn Đảo mà còn là nơi để nhân dân và du khách hành hương, hướng thiện và cầu nguyện.Mọi người đến đây thành tâm đứng trước cửa Phật thắp hương cầu nguyện ban phước lành cho gia đình và người thân, cũng như cầu cho vong hồn các anh hùng liệt sĩ mãi được siêu độ. Ban ngày, chùa luôn “nườm nượp” du khách vào ra khấn vái.

Mộ của hoàng từ Cải

Chia Sẽ Kinh Nghiệm Đi Lễ Cô Sáu Ở Côn Đảo

Như đã hứa hôm nay em viết một bài chia sẻ kinh nghiệm đi lễ Cô Sáu ở Côn Đảo. Cả chuyến đi gói gọn trong bài viết này cho nên sẽ hơi dài. Cái này chỉ là kinh nghiệm của bản thân e có được nếu có gì không đúng thì mong mọi người đừng chê cười

Đầu tiên là phương tiện đến Côn Đảo. Tiết kiệm thời gian nhất dành cho khách hàng tại TP Hồ Chí Minh là đi máy bay. Chỉ có duy nhất hãng Vietnam Airline khai thác chặng Sài Gòn – Côn Đảo này thôi và giá lúc nào cũng cao. Em đi vé 01 người là hơn 3.800.000 đồng khứ hồi. Thời gian bay mỗi lượt là 50 phút.

Ngoài ra có thế đi bằng tàu cao tốc ra Côn Đảo. Xuất phát từ Vũng Tàu thì mất khoảng 3,5 tiếng trên tàu. Xuất phát từ Sóc Trăng thì mất 2 tiếng rưỡi trên tàu. Trực thăng cũng là một trải nghiệm thú vị khi đi từ Vũng Tàu – Côn Đảo với giá vé là 2.200.000 đồng/lượt. Tùy vào điều kiện về thời gian, kinh tế và mong muốn được trải nghiệm của khách hàng mà lựa chọn phương tiện cho phù hợp.

Chuẩn bị đồ lễ:

Dâng lễ tại Tượng Đài cần chuẩn bị

01 bó hoa cúng, 01 dĩa trái cây (01 loại quả là đủ ), 01 bộ đồ lính (hàng mã), 01 bộ nữ trang cho nam (hàng mã), bánh kẹo, 01 gói thuốc, 01 hộp trà, 01 chai rượu nhỏ (mua tại Côn Đảo), 3 chai nước suối, giấy tiền vàng bạc, cháo trắng, nhang, nến (nến mua loại nến gió để không bị tắt ), muỗng nhựa và chén giấy để đựng cháo

Dâng lễ cô Sáu cần chuẩn bị

01 bó hoa màu trắng, 05 loại trái cây (trong đó nên có trái lêkima), gương lược nón lá, 01 bộ áo dài gấm (hàng mã), 01 bộ nữ trang cho nữ (hàng mã), bánh kẹo, nước suối, nhang, nến, giấy tiền vàng bạc

Ngoài ra nếu bạn nào có điều kiện thì có thể đặt may cho cô đồ bà ba hoặc áo dài thật để dâng cho cô. Và 1 giỏ hoa màu trắng

Mọi thứ các bạn nên chuẩn bị sẵn ở nhà để chỉnh chu. Trừ những thứ ko tìm được ở Sài Gòn như lêkima và nón lá có thể bị hư nếu đi đường xa thì có thể mua tại Côn Đảo. Ở Côn Đảo (Điển hình như Đồ cúng Như Ý) bán không thiếu thứ gì hết nhưng do phải vận chuyển từ đất liền vô nên tất nhiên giá tương đối cao. Chuẩn bị sẵn sẽ được chu đáo và vừa ý hơn. Các bạn để đến nơi mới sắm thì phải chạy tới chạy lui mà lại không mua được đúng ý sẽ làm ảnh hưởng ít nhiều đến việc đi lễ của mình

Khách sạn và vận chuyển

Khách sạn các bạn cũng nên đặt trước luôn. Tránh tình trạng không có chỗ ở nhất là vào các mùa cao điểm. Taxi cũng nên đặt trước để vừa đáp máy bay là có ng đón các bạn luôn. 2 lần mình đều đi của anh Ngô Thành 0368 988 928. Mình ở 01 ngày đi lại hết hơn 01 triệu tiền taxi. Khách sạn thì có Villa Maison, Côn Đảo Rerost…..mình thấy OK. Các bạn có thể vào booking để tham khảo thêm. Hoặc ở các nhà nghỉ gần chợ để tiện đi lễ giá nhà nghỉ tầm 500.000 đồng – 700.000 đồng.

Từ sân bay đi vào trung tâm sẽ đi ngang nghĩa trang Hàng Keo. Nhiều người bảo phải ghé đó làm lễ nhưng mình có hỏi, anh taxi nói bây giờ công an không cho cúng ở đó nữa. Nếu được thì các bạn ghé lại thắp nén nhang rồi đi thôi. Nơi đây ngày xưa có 10.000 người tù nhân chết bị chôn tập thể. Sau này bốc mộ vào nghĩa trang Hàng Dương được hơn 1.000 người. Nên bên dưới vẫn còn rất nhiều hài cốt. Biển ở nghĩa trang Hàng Keo rất đẹp nhưng không một bóng người. Mình nhát quá nên không có ghé qua

Đi lễ Cô Sáu ở nghĩa trang Hàng Dương. Thường thì nhiều người bảo nhau nên đi cúng lúc 12h đêm. Nhưng bây giờ Côn Đảo rất đông. Mình khuyên các bạn nên đi lúc 9 h – 10h để đỡ phải chen lấn. Mà thật sự đi sớm nhưng cũng đã đông lắm rồi

Đầu tiên là dâng lễ ở tượng đài các anh hùng liệt sĩ. Các bạn bày tất cả đồ cúng ra nhớ là nên để gọn gàng. Ở đó có sẵn các mâm đựng đồ lễ và bình hoa. Cháo trắng nên nấu sẵn ở ks cho vào ca đến đó múc ra chén. Nấu đc bao nhiêu thì múc ra cúng bấy nhiêu. Thắp nhang, để đồ lễ ở đó rồi sang mộ cô Sáu

Phía sau mộ cô Sáu cũng có mâm, các bạn bày đồ lễ vào mâm. Nhớ ko đc đặt mâm, bày đồ trên các mộ xung quanh nha. Vì làm vậy họ tưởng mình cúng cho họ ấy. 2 bên mộ Cô có bàn dài cho các bạn đặt đồ. Không được đặt lên mộ Cô nếu không bảo vệ sẽ dẹp đi hết. Khi dân lễ nhớ lật nón lá lên cho gương lược vào để Cô chứng cho. Các bạn có thể dâng tiền cho cô sau đó xin cô cho mượn lại để làm vốn làm ăn và hứa sẽ quay lại trả cô. Khi đã hứa thì nên làm đúng còn nếu ko làm đc thì đừng hứa tránh mắc tội

Do càng ngày người đi cúng càng đông nên bây giờ 1 người chỉ đc làm lễ 20p thôi. Các bạn đặt đồ lễ thắp nhang cho Cô rồi khấn vái. 20p sau dọn dẹp đồ lễ của mình để chỗ cho người khác. Sau đó đem đồ hàng mã đi hoá vàng. Trái cây, bánh kẹo nước suối để lại trong thùng ngay đó luôn. Nước suối các bạn xin Cô trước rồi uống để lấy lộc. Gương lược để lại trên đĩa ngay mộ cô. Nên đi thắp nhang cho các mộ xung quanh. Những mộ gần mộ Cô thì lúc nào cũng có nhang khói còn những ngôi mộ bên trong hơi lạnh lẽo. Bạn nào ko sợ thì nên vào sâu để thắp nhang. Nghĩa trang là nơi có nhiều vong hồn nên hạn chế trò chuyện, chỉ nên nói những gì cần nói để tránh vạ miệng. Làm lễ xong nhớ dọn dẹp gọn gàng ko vức rác bừa bãi

Sau đó quay lại tượng đài dọn dẹp đồ lễ của mình đã cúng khi nãy. Trái cây banh kẹo cũng để lại. Hàng mã đem đi hoá vàng ở bên dưới

Nếu có chuẩn bị quần áo thật cho Cô thì sau khi cúng xong, ở bên ngoài có đền thờ Cô rất to và đẹp. Các bạn đến đó để dâng đồ lên cho Cô nhé. Lễ Cô quan trọng nhất là thành tâm. Có lòng tin và thành tâm Cô sẽ phù hộ

Người dân Côn Đảo rất dễ thương và nhiệt tình. Các bạn có gì ko biết cứ hỏi người ta sẽ chỉ cho. Lúc vào Lễ Cô nếu chưa có kinh nghiệm các bạn có thể nhờ a taxi dắt vào hướng dẫn cách cúng rồi gởi thêm tiền cho người ta là được.

Ngoài ra thì ở Côn Đảo còn có chùa Vân Sơn Tự, miếu bà Phi Yến và Miếu Ngũ Hành. Nếu có thời gian các bạn nên ghé qua thắp nhang. Chùa Vân Sơn Tự gần trung tâm còn Miếu Ngũ Hành thì trên đường qua bè

Về ăn uống thì nổi tiếng nhất là ở bè rồi. Các bạn cứ nói với taxi đến bè là biết. Đến đó có tàu chở các bạn ra bè ăn hải sản. Ngồi trên tàu gió biển thổi vào mặt. Xung quanh là đảo xanh, bên dưới là biển xanh ta nói rất tuyệt vời. Hải sản ở đây rất tươi ngon và rẻ. Tôm hùm 1,3 triệu/kg từ 7-8 con. Tôm mũ ni 750/kg từ 4-6 con. Cá bò giáp ăn kèm với bánh tráng 750k/kg con hơn kg. Còn có ghẹ, ốc, sò,… nhưng mình không gọi nên ko biết giá 😅 Tôm cá còn bơi bơi dưới nước ý vớt lên ăn liền không tươi sao được. Hai đứa mình và a taxi ăn hết 2tr2 hải sản no thở không nổi. Các đầu bếp tại đây chế biến rất ngon, đáng đồng tiền. Trên đường ra bè là đi dọc biển. Biển đoạn này phải nói siêu đẹp. Biển trong xanh cát trắng nắng vàng. Lại còn có mấy hòn đá nữa. Đẹp lắm lắm. Ngoài ra thì trên đường Nguyễn Đức Thuận buổi tối cũng có vài quán ăn rất oki. Mình đã có ăn thử quán Ớt cũng ngon lắm

Tóm lại không phải tự nhiên mà càng ngày càng có nhiều người tìm đến Côn Đảo. Cũng không phải tự nhiên mà 12h đêm nghĩa trang lại đông người đến vậy. Rất nhiều người tận Hà Nội vẫn sẵn sàng 01 năm bay vào Côn Đảo vài lần để lễ Cô. Những người đi cúng cô em thấy đa số đều là những người thành đạt, giàu có. Cô Sáu linh thiêng là có thật. Lúc vợ chồng e ở ks soạn đồ lễ tìm hoài ko thấy cây lược của cô. Cứ tưởng để quên ở nhà. Vừa nói Cô Sáu ơi phù hộ con tìm thấy cây lược với ạ là ngay lập tức e thò tay cầm trúng cây lược. E nổi hết da gà

Côn Đảo là điểm du lịch tâm linh nên trước tiên mình cần phải có tâm trước đã. Không phải thấy nhiều người đi rồi cũng đi cho có. Cúng kiến lấy lệ thì tất nhiên là không ai chứng cho rồi

Đó là những chia sẻ kinh nghiệm của bản thân e. Vì mấy ngày nay rất nhiều người hỏi nên em đăng lên cho ai cần ạ. Mọi người nếu cảm thấy bổ ích thì có thể lưu lại sau này sẽ có khi cần đến.

Nguyễn Hạ Vi

Xem thêm: Lễ giỗ Nữ Anh hùng Liệt sĩ Võ Thị Sáu

Có Một Lễ Giỗ Mới Ở Côn Đảo

Thứ năm – 25/07/2019 04:04

(Chinhphu.vn) – Từ năm 2012 đến nay, người dân huyện Côn Đảo có thêm một lễ tâm linh mới, đó là lễ giỗ và tri ân các chiến sĩ, đồng bào hy sinh trong suốt 113 năm tại các nhà tù ở Côn Đảo.

Người dân Côn Đảo trước đây thường nói trong năm có 4 lễ giỗ không thể bỏ qua, đó là lễ giỗ liệt nữ Võ Thị Sáu, lễ giỗ đồng chí Lê Hồng Phong, lễ giỗ nhà yêu nước Nguyễn An Ninh và lễ giỗ bà hoàng Phi Yến. Nhưng từ năm 2012 đến nay, người dân huyện đảo này có thêm một lễ tâm linh nữa là lễ giỗ và tri ân các chiến sĩ, đồng bào hy sinh ở Côn Đảo, tổ chức vào ngày 20/6 Âm lịch hằng năm.

Cựu tù chính trị, TS. Sử học Bùi Văn Toản, một trong những người dày công tìm hiểu tư liệu cho biết: Dựa trên cơ sở phân tích số liệu về ngày tháng năm mất của hơn 3.200 người tù đã tìm được thông tin, ngày 1/8/1942 (tức ngày 20/6 Âm lịch) có 124 người chết, tháng 8 có 335 người chết, năm 1942 có 1.048 người chết; với sự thống nhất của đông đảo các cựu tù chính trị, Ban Liên lạc cựu tù lấy ngày 20 tháng 6 Âm lịch làm ngày giỗ chung các chiến sĩ và đồng bào yêu nước hy sinh ở Côn Đảo. Lễ giỗ sát Ngày Thương binh liệt sĩ 27/7 hằng năm. Hãng hàng không Vasco những ngày này bay hết công suất 15-20 chuyến/ngày để đưa khách từ khắp các địa phương trong cả nước ra Côn Đảo. Ngoài ra, tàu cao tốc từ nhiều tỉnh, thành phố Nam Bộ đi thẳng ra Côn Đảo chỉ vài tiếng đồng hồ. Đường từ sân bay Cỏ Ống hay các bến cảng men theo chân đảo về trung tâm huyện Côn Đảo trải nhựa phẳng lỳ, rừng cây mướt xanh, dấu tích nhà tù xưa ẩn hiện dưới những công trình kiến thiết đô thị đang mọc lên ngày càng nhiều. Ban Liên lạc cựu tù chính trị Côn Đảo phối hợp với Ban Quản lý di tích lịch sử Côn Đảo tổ chức lễ giỗ, có sự tham gia của đại diện Trung ương Hội Liên hiệp Thanh niên Việt Nam, Trường Đại học Khoa học xã hội và Nhân văn (Đại học Quốc gia TPHCM) và một số cơ quan, đơn vị khác. Mỗi năm lại thêm đông người về dự lễ giỗ, trong đó luôn có hàng trăm cựu tù chính trị Côn Đảo cùng thân nhân từ các địa phương trong cả nước. Hơn 9.000 dân Côn Đảo ngày nay coi lễ giỗ là ngày hội tâm linh để tưởng nhớ, tri ân các Anh hùng liệt sĩ, đồng bào yêu nước đã hy sinh trong suốt 113 năm tại các nhà tù Côn Đảo. Lần này là lần thứ 8, lễ giỗ bắt đầu từ chiều 21/7/2019 với hoạt động dâng hương tri ân 51 chiến sĩ bị thực dân Pháp hành quyết từ 29/10/1947 đến 6/11/1953, trong đó có Võ Thị Sáu bị giặc xử bắn lúc 7h sáng ngày 23/1/1952. Tiếp đó là lễ cúng 31 liệt sĩ hy sinh trong quá trình tái lập lực lượng bảo vệ khí tiết cách mạng trại I-6B Côn Đảo (từ năm 1964 đến 1975) và lễ khánh thành bia vinh danh 15 Anh hùng của lực lượng tù chính trị câu lưu bảo vệ khí tiết cách mạng ở nhà tù Côn Đảo giai đoạn kháng chiến chống Mỹ (trong đó có 2 người còn sống), được tổ chức tại Trại 6 Phú An. Rồi đến lễ viếng các Anh hùng liệt sĩ và đồng bào yêu nước hy sinh trong 113 năm tại Nhà tù Côn Đảo, được tổ chức long trọng tại Nghĩa trang Hàng Dương. Sáng ngày 22/7, nghi thức lễ giỗ truyền thống được tổ chức tại Đền thờ Côn Đảo. Trong âm thanh 9 tiếng chuông từ đại hồng chung, lãnh đạo khách mời, lãnh đạo địa phương và đại diện các cơ quan, ban ngành, cùng các cựu tù chính trị, các tầng lớp nhân dân xúc động dâng hương tri ân các Anh hùng liệt sĩ, đồng bào yêu nước đang yên nghỉ tại Côn Đảo. Nhiều người được con cháu dìu lên, vào tận gian trong của Đền Thờ, đưa tay chạm tên 2.284 liệt sĩ hiện đã tìm được và vinh danh khắc trên bia đá. Tháng 3/1862, 50 tù nhân đầu tiên bị đày ra Côn Đảo, một năm sau (1863), số tù nhân Côn Đảo đã tăng lên 500 người. Đến tháng 4/1975, còn 7.448 chiến sĩ và đồng bào yêu nước (trong đó có 4.234 tù chính trị) bị giam cầm trong 8 trại giam của hệ thống nhà tù này. Trong 113 năm, có khoảng 20 vạn người phải sống trong “địa ngục trần gian” ấy. Trong số đó có những chí sĩ yêu nước như Phan Chu Trinh, Huỳnh Thúc Kháng, Trần Cao Vân…, các lãnh tụ Cộng sản như Ngô Gia Tự, Nguyễn Văn Cừ, Tôn Đức Thắng, Lê Hồng Phong, Phạm Văn Đồng, Lê Duẩn, Phạm Hùng, Nguyễn Văn Linh, Nguyễn Duy Trinh… Có cả 3 nhà sư, một người Hoàng tộc và nhiều người nước ngoài (Lào, Thái Lan, Campuchia, Nhật Bản…). Không thể thống kê có bao nhiêu tù nhân trong 53 đời chúa đảo và trong từng trại Phú Hải, Phú Sơn, Phú Thọ, Phú Tường, Phú Phong, Phú An, Phú Hưng, Khu biệt lập Chuồng bò, Chuồng cọp thời Pháp, Chuồng cọp thời Mỹ. Nhưng có thể ước tính khoảng 1/10 số tù nhân 20 vạn người ấy bị giết hại ở Hàng Keo, Hàng Dương, Chuồng Bò, Cỏ Ống, Hàng Cau và rải rác khắp mọi nơi trên 16 hòn đảo và ngoài biển khơi thuộc quần đảo. Từ bạn tù xưa cắm cây làm dấu bia, gom sỏi đá lập mộ, đến chính quyền địa phương và con cháu, người thân nay xây mộ, đúc bia, xếp thẳng lối ngay hàng, phân ra khu A-B-C-D, Ban Quản lý di tích nhà tù Côn Đảo cho biết, hiện tại Nghĩa trang Hàng Dương có 4 khu mộ, quy tập 1.922 mộ chí (trong đó có 25 mộ tập thể), nhưng chỉ 714 mộ có đầy đủ tên và địa chỉ liệt sĩ. Vậy còn bao nhiêu hài cốt nằm lẫn trong diện tích hơn 51,5 cây số vuông của đảo lớn nhất (Côn Đảo) và nhiều đảo khác? Và cả vạn người thoát khỏi “Địa ngục trần gian” với tấm thân tàn phế, mang trong mình bao chứng bệnh nan y, nhiều phụ nữ không còn thiên chức làm mẹ…

Tính ra, địa phương nào trong số 63 tỉnh, thành phố của Việt Nam ngày nay cũng đều có những người con bị cầm tù và hy sinh ở Côn Đảo. Năm nào cũng có người khắp Bắc-Trung-Nam về dự lễ giỗ – con cháu các Anh hùng liệt sĩ trên cả nước và ở nước ngoài những ngày này đều hướng về nơi cha anh từng đấu tranh bằng ý chí, nghị lực và hy sinh để giữ gìn khí tiết người cách mạng.

Đã thành thông lệ, từ năm 2012 đến nay, lần thứ 8 này, ai về dự cũng đều cảm động và nhận thấy lễ giỗ được tổ chức ngày càng trang trọng và bài bản. Nhiều người cho rằng lễ giỗ chọn ngày Âm lịch là đúng với truyền thống nhưng cũng có ý kiến lễ giỗ được kết hợp đúng với ngày tưởng niệm và tri ân quốc gia 27/7 hằng năm thì nội dung ý nghĩa còn lớn và phong phú hơn nhiều, bởi đạo “Đền ơn đáp nghĩa” và đức “Ăn quả nhớ người trồng cây” chẳng phân biệt âm-dương bao giờ. Các cựu tù chính trị vẫn từng mong muốn có một “Ngày Côn Đảo” để hằng năm trở thành dấu mốcvề lại Côn Đảo – nơi một thời là “Địa ngục trần gian”, nơi điển hình và khét tiếng về chế độ áp bức, giam cầm, hành hạ, tàn sát các chiến sĩ cách mạng, đồng bào yêu nước, cũng là nơi giặc hung bạo phải run sợ trước khí phách, khí tiết cách mạng của những người tù yêu nước; là “Trường học cộng sản” rèn luyện phẩm chất, ý chí của các chiến sĩ cộng sản trên trận tuyến tù đày đấu tranh trực diện với kẻ thù. Hệ thống di tích nhà tù Côn Đảo từ năm 1979 đến nay đã trở thành nơi giáo dục truyền thống đấu tranh anh dũng, lòng yêu nước, tinh thần bất khuất của các thế hệ hoạt động cách mạng tiền bối. Những tấm gương kiên trung, sự hy sinh cao cả của nhiều thế hệ cha anh trên mảnh đất thiêng liêng này mãi mãi là ngọn đuốc sáng dẫn đường cho thế hệ trẻ đang xây dựng và bảo vệ Tổ quốc. Còn nhớ sau giải phóng, ngày 27/8/1976, đồng chí Lê Duẩn khi trở lại thăm nơi ông từng bị giam cầm năm xưa, đã đánh giá: “Côn Đảo là một hòn đảo anh hùng. Côn Đảo là một di tích lịch sử vĩ đại. Côn Đảo là một trường học lớn đối với thế hệ mai sau”. Hơn 20 năm sau, Thủ tướng Võ Văn Kiệt cũng từng đưa ra ý tưởng định kỳ hằng năm có một “ngày Côn Đảo” được tiến hành trong cả nước – đó “là ngày hành hương dành cho thân nhân các gia đình liệt sĩ đã ngã xuống nơi đây và cũng đánh dấu ngày mở đầu mùa du lịch Côn Đảo”. Đi qua thời kỳ bi tráng của lịch sử, Côn Đảo đã và đang chuyển thành đảo ngọc – đảo thiên đường xanh, có màu xanh nước biển và màu xanh của những cây bàng di sản; nhưng giá trị trường tồn của Côn Đảo khi trở thành địa chỉ du lịch tâm linh để hấp dẫn du khách trong và ngoài nước, vẫn là đảo thiêng – biểu tượng của chủ nghĩa anh hùng cách mạng Việt Nam.

Nguồn tin: PGS.TS Hà Minh Hồng (Đại học Khoa học xã hội và Nhân văn TPHCM)

Những tin mới hơn Những tin cũ hơn

Đang truy cập 10

Hôm nay 2,299

Tổng truy cập 2,156,028

Le Hoi O Con Dao, Lễ Hội Ở Côn Đảo

Một quần đảo gắn liền với nhiều câu chuyện về lịch sử, những phong cảnh thiên nhiên hùng vĩ cả về rừng núi lẫn cảnh biển. Đan xen đó còn có những lễ hội tiêu biểu, cụ thể hơn phải nói rằng trẻ em xứ đảo cũng được đón một cái tết Trung Thu vẹn toàn như những khu vực khác. Thông thường, đêm sự kiện được tổ chức tại trung tâm văn hóa, huyện Côn Đảo, nơi mà người dân có thể đổ bộ xuống đường, tụ tập với nhau xem những màn trình diễn đặc trưng từ các em bé trường mầm non, hay những đội múa lân sôi động, cùng với các màn trổ tài thi thố rước đèn. Một mâm cỗ to đùng giữa không gian, xung quanh là từng ánh đèn màu, đan xen với mọi hình nộm được trang trí đầy màu sắc thân thiện. Thế nhưng ngoài không khí vui nhộn này ra, thì tết Trung Thu ở Côn Đảo còn có những điều gì đặc biệt khác.

Nhân dịp lễ kỷ niệm 70 năm Cách mạng tháng Tám và Quốc khánh nước Cộng hòa Xã hội chủ nghĩa Việt Nam, tại tỉnh Bà Rịa đã diễn ra nhiều hoạt động sôi nổi, bổ ích và lí thú.

Miếu Bà Phi Yến hay còn gọi là An Sơn Miếu là nơi thờ bà Phi Yến, một địa danh du lịch Côn Đảo tâm linh nổi tiếng – Bà Phi Yến vốn là thứ phi của chúa Nguyễn Phúc Ánh (Nguyễn Ánh). Bà có tên thật là Lê Thị Răm. Miếu bà Phi Yến cách trung tâm thị trấn Côn Đảo khoảng 2km về phía tây nam nằm trên đường Hoàng Phi Yến, khu dân cư số 3. Theo truyền thuyết là nơi dân làng An Hải xưa phụng thờ người phụ nữ trung trinh tiết liệt, dám cản ngăn chồng bán nước cầu vinh. Người phụ nữ ấy là bà thứphi Hoàng Phi Yến và ngôi miếu kia là An Sơn Miếu.

Chuyến đi côn đảo du khách sẽ được biết đôi điều về Cô Sáu hy sinh ngày 23-1-1952 đã trở thành một ngày hội của người dân Côn Đảo…Gia đình nào cũng làm giỗ chị. Nhà nhà mang hoa, mang lễ ra thắp hương kín mộ chị từ sáng tới khuya. Từ một liệt sỹ anh hùng hy sinh vì dân, vì nước, để rồi trở thành một vị thần hộ mệnh của nhân dân Côn Đảo, đó là điều mà chỉ có chị- người cộng sản kiên trung bất khuất hy sinh khi tuổi đời còn rất trẻ mới làm được!