Lễ Cất Nóc Là Gì ? Ý Nghĩa Của Lễ Cất Nóc ? @2020
--- Bài mới hơn ---
Cũng như phần móng để bảo vệ ngồi nhà được vững chắc, nóc nhà cũng là một trong những bộ phận quan trọng. Việc hoàn thiện nóc nhà là dưỡng như hoàn thiện một ngôi nhà. Bởi lẽ đó, từ xưa đến nay đối với nghề xây dựng hoặc bất cứ ai lễ cất nóc thường được tổ chức long trọng.
Lễ cất nóc hay còn gọi là lễ Thượng Lương (Thượng có nghĩa là phía trên, lương có nghĩa là “xà nhà”). Lễ này có nguồn gốc từ Âu – Mỹ du nhập vào Việt Nam và được cải tiến hơn. lễ cất nóc là ngày đổ trần lợp mái hoặc đổ bê tông sàn mái. Đối với những dự án lớn, lễ cất nóc thường được tổ chức hoành tráng sau đó một thời gian không lâu thì dự án sẽ chính thức đi vào hoạt động.
Ý nghĩa của lễ cất nóc
Tại sao phải làm lễ cất nóc và lễ này có ý nghĩa như thế này là thắc mắc của khá nhiều người. Theo quan niệm người xưa, lễ cất nóc là một trong những nghi thức mang tính tâm linh. Với mong muốn cầu mong những điều may mắn tốt đẹp đến với căn nhà. Cầu trời thần phù hộ để ngôi nhà vững chãi từ đó kinh tế hưng thịnh và sức khỏe dồi dào.
Đối với những công trình lớn lễ cất nóc là nghi thức đánh dấu sự hoàn thiện phần thô của dự án, là mốc đánh giá quá trình xây dựng cũng như chất lượng tiến độ của đơn vị thi công. Đây là một sự kiện tạo thêm niềm tin cho khách hàng đồng thời mong muốn nghi lễ sẽ giúp dự án phát triển ngày một thuận lợi.
Lễ cất nóc tại các công trình lớn sẽ có sự góp mặt của chủ đầu tư đơn vị thi công, các khách mời cùng nhiều khách hàng được quyền tham dự. Lễ cất nóc của một dự án lớn thường được tổ chức hoành tráng, có cắt băng đỏ chúc mừng. Đây được xem như là sự đánh dấu hoàn thiện gần 90% dự án, bắt đầu vào quá trình hoàn thiện những bước cuối cùng.
Thời gian làm lễ
Để làm lễ cất nóc, gia chủ phải giờ đẹp, ngày lành tháng tốt để làm. Bằng cách xem bản mệnh, tuổi phù hợp với thời gian nào. Hoặc lựa chọn một người chủ trong gia đình xem tuổi người đó giờ nào phù hợp để làm lễ cất nóc ngôi nhà.
Người được chọn xem tuổi nên tuân theo các nguyên tắc phong thủy như: giờ hoàng đạo, ngày hoàng đạo. Gia chủ nên lựa chọn những ngày tốt như: Hoàng Đạo, Sinh khí, Lộc Mã, Giải Thần. Bên cạnh đó nên né tránh những ngày sầu như: Hắc Đạo, Thổ Cấm, , Sát Thủ, Trùng Tang, Hùng Phục. Việc để lựa chọn ngày tốt xấu không phải điều dễ dàng bởi thế thông thương người ta thường nhờ sự trợ giúp của các thầy cúng hoặc thầy phong thủy.
Lễ cất nóc diễn ra thuận lợi minh chứng cho việc cuộc sống thêm phần ấm êm, hạnh phúc. Gia đình thịnh vượng và làm ăn dễ dàng.
Lễ vật cúng
Để một lễ cất nóc được diễn ra tốt đẹp, lễ vật cúng là một điều hết sức quan trọng. Gia chủ nên chuẩn bị những vật lễ sau đây:
- Gà một con, xôi một đĩa, muối một phần
- Một bát gạo; Một bát nước
- Nửa lít rượu trắng, bao thuốc, lạng chè hoặc trà
- Bộ quần cóa Quan thần linh một bộ, kèm theo mũ hia tất cả màu đỏ kiếm trắng
- Một bộ đinh vàng hoa, năm lễ vàng tiền
- Trầu năm lá, cau năm quả, oan đỏ năm cái
- Hoa hồng đỏ 9 bông, kèm theo 5 quả tròn
Ngoài ra, tùy thuộc vào từng vùng miền lễ cúng nóc nhà sẽ có thêm một vài vật phẩm khác nhau. Đối với những dự án lớn, tùy thuộc vào từng thầy cúng chọn lễ vật chủ đầu tư phải thực hiện theo như vậy.
Đặc biệt lưu ý khi làm lễ cất nóc không được để đồ vật rơi bể. Nếu có thể hiện cho sự xui xẻo, mang đến cho gia chủ vận mệnh không tốt.
Văn khấn cất nóc nhà
Văn khấn cất nóc nhà cũng là một điều hết sức quan trọng. Nên lựa chọn những bài văn khấn ngắn gọn và súc tích. Đồng thời nêu rõ ngày tháng năm sinh của gia chủ trong bài văn khấn. Khi khấn nên đọc rõ ràng, mạch lạc để các thần linh nghe rõ lời khẩn cầu. Nhằm mang đến cho bạn những phúc lộc như mong muốn.
--- Bài cũ hơn ---