Nguồn gốc của phong tục cúng ông Công ông Táo
Theo truyền thống của người Việt từ thời xa xưa thì ngày 23 tháng Chạp hằng năm sẽ được coi là ngày tiễn đưa ông Công ông Táo lên trời. Có rất nhiều sự tích, điển cố về các nhân vật này được lưu truyền trong dân gian nhưng phiên bản phổ biến nhất và được kể nhiều nhất phải kể đến sự tích ông Đầu Râu.
Câu chuyện kể về tình nghĩa của một người phụ nữ với hai người chồng của mình, vì quá luyến tiếc nhau nên cả 3 đã lựa chọn cái chết để được ở bên nhau mãi mãi.
Ông trời vì quá cảm động trước chuyện tình của ba người nên đã phong cho họ chức vị vua Bếp để có thể được ở gần nhau mãi mãi. Trong đó người chồng mới được giao cho chức vị Thổ Công trông nom công việc bếp núc, nấu nướng còn người chồng cũ thì được phong là Thổ Địa giúp cai quản việc trong nhà, người vợ thì là Thổ Kỳ quản lý việc chợ búa. Dân ta từ thời xa xưa đã luôn tin rằng ba vị thần này sẽ mang tới may mắn cho gia đình và phong tục cúng ông Công ông Táo cũng bắt đầu từ đây mà ra.
Ý nghĩa của phong tục cúng ông Công ông Táo
Theo quan niệm xa xưa, các vị thần Táo chính là cánh tay phải đắc lực của Ngọc Hoàng, giúp bề trên theo sát cuộc sống của mỗi chúng sinh rồi sau đó cuối mỗi năm, đúng vào ngày 30 tháng Chạp thì về trời báo cáo lại mọi việc.
Không chỉ tượng trưng cho sự may mắn, sung túc, 3 vị thần Táo còn giúp ngăn cản sự quấy phá của ma quỷ, giữ cho mọi người trong gia đình được bình yên. Chính vì vậy, nghi lễ cúng ông Táo là một hình thức quan trọng để bày tỏ lòng tôn kính và biết ơn của người dân dành cho các vị thần linh vì sự vất vả trong suốt một năm.
Thời gian diễn ra lễ cúng ông Công ông Táo
Lễ cúng ông Công ông Táo thường được tổ chức vào ngày 23 tháng Chạp, nhưng ở nhiều nơi người dân có quan niệm là Lễ phải diễn ra trước 12 giờ trưa ngày 23 tháng Chạp mới chính xác nên nhiều gia đình đã làm lễ ngay từ ngày 22 vì cho rằng như vậy thì mới kịp giờ cho ông Táo về Thiên Đình.
Ngày bắt đầu Lễ của năm 2021 sẽ rơi vào thứ 5 ngày 4 tháng 2 năm 2021 dương lịch. Vậy là chỉ còn hơn một tháng nữa thôi là sẽ đến ngày đưa ông Táo về trời, cũng đồng nghĩa không khí Tết đang dần cận kề.
Cúng ông Công ông Táo ở đâu?
Mâm lễ vật cúng ông Táo bao gồm những gì?
Những lễ vật để cúng ông Công ông Táo truyền thống
– Mũ ông Công phải có đủ ba cỗ hay ba chiếc: Hai mũ của đàn ông và một mũ của đàn bà. Mũ dành cho 2 ông Táo thì phải là kiểu mũ có hai cánh chuồn, mũ của Táo bà thì sẽ không có cánh chuồn. Tuy nhiên, nhiều người chỉ cúng một chiếc mũ ông Công (hai cánh chuồn) để tượng trưng.
– Cá chép: Là phương tiện di chuyển lên Thiên Đình của ông Công, ông Táo. Bạn có thể dùng cá chép giấy hoặc cá chép thật đều được. Thường thì người dân miền Bắc còn cúng một con cá chép sống thả trong chậu nước của nhà mình với ngụ ý “cá chép hóa rồng” tuy nhiên tại Nam Bộ lạ dùng cá chép giấy nhiều hơn.
– Tiền vàng mã.
– Một chiếc áo.
– Một đôi hia làm bằng giấy.
Mâm cơm cúng ông Công ông Táo
Phụ thuộc vào từng gia cảnh, ngoài các lễ vật cơ bản kể trên, người ta sẽ làm lễ mặn (với các món quen thuộc như xôi gà, thịt chân giò luộc, các món nấu măng,…) hay các món ăn chay để tiễn Táo quân về trời.
Mâm cúng các món mặn cơ bản bao gồm:
Thịt lợn luộc
Gà luộc lá chanh hoặc gà quay
Một món rau xào
Hành muối
Xôi gấc
Giò nạc
Canh nấu mọc
Cá chép nướng, ở miền Nam thì thường cúng cá lóc nướng
Các loại trái cây tươi, trà, rượu, trầu cau,…
Ngày nay, mâm cỗ cúng ông Táo đã được đơn giản đi khá nhiều, không bắt buộc là phải đầy đủ tất cả các món như mâm cỗ truyền thống ngày xưa mà chủ yếu phụ thuộc vào văn hóa của các vùng miền, hoàn cảnh, điều kiện tài chính, khẩu vị của mỗi gia đình. Nếu gia đình nào không dư giả về vật chất thì chỉ cần làm mâm cúng đơn giản 3 món là đã được rồi, quan trọng là lòng thành. Điều đặc biệt là mỗi miền còn có những mâm cúng ông Táo riêng.
Bạn nên chú ý, mâm cỗ cúng ông Táo phải được đặt ở vị trí trang trọng trên bàn thờ gia tiên hoặc bàn thờ dành riêng cho ông Táo để bày tỏ lòng thành kính.
Bài khấn ông Công ông Táo chuẩn nhất 2021
“Nam mô a di đà Phật!
Nam mô a di đà Phật!
Con lạy chín phương Trời, mười phương chư Phật, chư Phật mười phương
Con kính lạy Ngài đông trù Tư Mệnh Táo Phủ Thần Quân.
Tín chủ (chúng) con là: …………… (Tên của tất cả các thành viên trong gia đình bạn).
Ngụ tại:……………………………..…… (Địa chỉ gia đình bạn đang sinh sống).
Hôm nay, ngày 23 tháng Chạp tín chủ chúng con thành tâm sắp sửa hương hoa phẩm vật, xiêm hài áo mũ, kính dâng tôn thần. Thắp nén tâm hương tín chủ con thành tâm kính bái.
Chúng con kính mời ngài Đông Trù Tư Mệnh Táo Phủ Thần Quân hiển linh trước án hưởng thụ lễ vật.
Cúi xin Tôn thần gia ân xá tội cho mọi lỗi lầm trong năm qua gia chủ chúng con sai phạm.
Xin Tôn thần ban phước lộc, phù hộ toàn gia chúng con, trai gái, già trẻ sức khỏe dồi dào, an khang thịnh vượng, vạn sự tốt lành.
Chúng con lễ bạc tâm thành, kính lễ cầu xin, mong Tôn thần phù hộ độ trì.
Nam mô a di đà Phật!
Nam mô a di đà Phật!
Nam mô a di đà Phật!