Top 12 # Mâm Cơm Cúng Chay Xem Nhiều Nhất, Mới Nhất 3/2023 # Top Trend | Iseeacademy.com

Mâm Cơm Chay Đẹp Mắt Cúng Rằm Tháng 7

Dạo một vòng facebook mấy ngày nay, chúng ta dễ dàng bắt gặp những mâm cơm chay đẹp mắt mà các chị em chăm chút bày biện cúng rằm tháng 7.

Hot mom Tô Hưng Giang năm nay đã cất công chuẩn bị mâm cơm chay rất ngon để cúng ông bà. Những món ăn của chị không chỉ dễ làm mà còn được trang trí rất hấp dẫn. Năm nay chị trổ tài các món: xôi ngũ sắc hoa quế, khoai tây chiên, đậu phụ sốt nấm củ quả, salad dưa chuột cà chua, chè khoai lang dẻo, cơm gạo lứt cuộn rong biển.

Mâm cơm chay nhà chị Dương Dương cũng không thua kém những chị em khác: nộm rau củ, cải chíp xào nấm, ngô ngọt, cà rốt xào thập cẩm, canh rau củ, đậu om nấm, chè hạt sen nhãn tươi.

Mặc dù đăng bài khá muộn nhưng chị Ngọc Anh vẫn khiến nhiều chị em ngưỡng mộ bởi mâm cơm rất ngon của nhà mình. Mùa Vu Lan năm nay chị đã nấu rất nhiều món như xôi gấc, sườn chay xào chua ngọt, đậu phụ bao bố sốt xì dầu, nấm kho nước dừa, rau xào thập cẩm, canh nấm và đậu bắp nấu chua.

Mâm cơm chay nhà chị Hằng dù chỉ có 7 món nhưng nhìn cách bày biện gọn gàng, đẹp mắt khiến ai cũng thích mê. Chẳng cần phải có quá nhiều món, đôi khi giản dị vài món chính cùng với chè và xôi thì cũng đã đủ trọn vẹn mâm cơm cúng. Mâm cơm nhà chị Hằng bao gồm các món như xôi đỗ, ram cuốn, canh rau củ, cải luộc, đậu phụ sốt cà, chè, bánh cam.

Năm nay nhà chị Liễu cúng rằm có cả bánh trung thu, điều khác biệt nhất so với những mâm cơm của mọi người. Nhìn mâm cơm nhà chị Liễu có một chút gì đó phảng phất món ăn của Hàn Quốc như kimbab chay, còn lại các món như ram, rau củ xào chay, canh thập cẩm cũng rất quen thuộc với mọi nhà.

Mâm cơm chay nhà chị Thủy thật hoành tráng, nhìn có vẻ như giống đồ mặn nhưng chị Thủy khẳng định chay toàn bộ, kể cả nước mắm. Tổng cộng có đến 10 món như xôi vò, thịt ba chỉ rán giòn, cá bống chiên giòn, cá kho tương, củ sen chiên giòn, nộm hoa chuối, xào thập cẩm lá lốt, giò chay, nộm tai thính, canh chua đậu phụ.

Không kém cạnh những chị em khác, chị Nguyễn Thanh Thúy cũng góp vui với mâm mâm chay nhà mình. Nhìn nguyên một bàn đồ ăn như vậy cũng đủ thấy chị Thúy đã vất vả nấu nướng như thế nào. Các món ăn của nhà chị không có gì khác biệt so với mọi người, tất cả đều là những món chay quen thuộc, rất ngon và dễ làm.

Gợi Ý Mâm Cơm Chay Cúng Rằm Tháng 7

Mâm cơm chay nhiều món đơn giản, dễ làm này là một gợi ý hấp dẫn cho Rằm tháng 7 sắp tới.

Năm nào cũng vậy, cứ cách Rằm tháng 7 một vài ngày, mình lại tranh thủ chuẩn bị một mâm cơm chay đơn giản thắp hương, thể hiện tấm lòng thành kính và biết ơn của con cháu đối với ông bà tổ tiên, cầu mong những điều an lành và may mắn đến với mọi người.

Mâm cơm chay nhà mình năm nay gồm xôi đậu xanh, nem chay, bánh hỏi lá cẩm, đậu hũ non sốt nấm đông cô, salad bắp cải tím củ đậu, đậu bắp luộc chấm chao và canh bắp ngọt ngọt nấm.

XÔI ĐẬU XANH

Nguyên liệu: 400 g gạo nếp; 200 g đậu xanh; muối.

Thực hiện: Gạo nếp ngâm nước lạnh khoảng 7 giờ, sau đó vo sạch để ráo. Đậu xanh nên chọn loại xanh lòng và cho tiện bạn nên dùng đậu xanh không vỏ. Đậu xanh ngâm nước lạnh khoảng 3 giờ cho nở mềm, sau đó đãi sạch để ráo nước. Trộn đều đậu xanh và gạo cùng chút muối, xóc thật kỹ. Sau đó cho vào chõ đồ cho chín. Xôi chín cho thêm thìa dầu ăn vào đảo đều, xúc xôi ra đĩa khi dùng.

NEM CHAY

Nguyên liệu: 30g miến dong, 2 tai mọc nhĩ, 1 thếp bánh đa nem; 20g đậu xanh không vỏ; 50g khoai môn; 1 củ cà rốt, 1 củ đậu (củ sắn), hành lá; Bột nêm chay, tiêu, chanh, ớt, giấm, đường, muối, 1 thìa bột mì.

Thực hiện: Đậu xanh ngâm nước lạnh khoảng 3h, sau đó đem hấp chín. Mọc nhĩ ngâm nước cho nở mềm, sau đó rửa sạch, thái sợi và xắt nhỏ. Miến cũng ngâm sơ qua nước lạnh cho mềm, vớt ra để ráo, dùng kéo cắt khúc cỡ 1,5-2cm. Chú ý miến chỉ ngâm khoảng 2-3 phút cho sợi mềm, dễ cắt là được, không ngâm lâu quá miến bị nhũn, nem không ngon.

Cà rốt gọt vỏ, rửa sạch, 2/3 củ đem thái lát mỏng sau đó thái sợi, phần còn lại cắt lát mỏng để làm nước chấm. Khoai môn gọt vỏ, rửa sạch, bào sợi. Củ đậu gọt vỏ, rửa sạch, bào sợi, vắt bớt nước cho nem khỏi ướt. Hành lá cắt rễ, rửa sạch, xắt nhỏ.

Cho tất cả các nguyên liệu trên vào một cái tô lớn, trộn đều với chút bột nêm chay, tiêu cho vừa khẩu vị, để khoảng 5 phút cho nhân ngấm gia vị. Sau đó, dùng khoảng 1 thìa bột mì trộn đều cùng các nguyên liệu để làm chất kết dính.

Lấy ½ bát nước thêm khoảng 1 thìa dấm gạo, khuấy đều, hỗn hợp này dùng để làm mềm bánh khi gói và có tác dụng giúp nem giòn, đẹp hơn khi rán. Trải 1 cái bánh đa nem ra thớt, dùng hỗn hợp nước – dấm ở trên để làm mềm bánh trước khi gói. Lấy 1 thìa nhân đặt vào vị trí khoảng ¼ bánh từ dưới lên, dàn đều nhân sang hai bên tùy theo kích thước của cuốn nem mà bạn muốn. Sau đó, gấp 2 mép và cuộn kín. Không nên cuốn chặt tay, nếu cuốn chặt quá khi bạn chiên nem rất dễ bị bể. Thực hiện như trên cho đến khi hết lượng nhân đã chuẩn bị.

Bắc chảo lên bếp, cho dầu ăn vào đun nóng, lượng dầu sao cho ngập nem hoặc khoảng 2/3 cái nem là được. Dầu sôi, thả nem vào rán cho đến khi nem chín vàng đều là được. Để nem tròn, màu đẹp bạn phải đun dầu thật nóng già, vặn nhỏ lửa, thả nem vào rán và khi bạn thả nem vào chảo dầu, chú ý lăn đều sao cho xung quanh nem vỏ bánh se lại sau đó mới rán chín từng mặt.

Trong lúc chờ nem chín, bạn chuẩn bị pha nước chấm nem. Ớt rửa sạch, băm nhỏ. Chanh gọt vỏ, bổ đôi, vắt lấy nước cốt. Phần cà rốt còn lại ở trên, thái lát mỏng ngâm với chút dấm, đường. Pha nước chấm nem từ muối, nước cốt chanh, đường, ớt và chút nước màu để tạo màu cho nước chấm. Sau khi muối, đường đã tan hoàn toàn, cho phần cà rốt ở trên vào, nêm nếm cho vừa ăn là được.

BÁNH HỎI LÁ CẨM

Nguyên liệu: Bánh hỏi lá cẩm khô: ½ gói (khoảng 15 cuốn); bột nêm chay, tiêu, dầu ăn, muối, hành lá.

Thực hiện: Chuẩn bị 1 cái rổ, 2 cái thau và 1 ấm đun nước sôi. Xếp bánh hỏi từng chồng vào trong rổ, sau đó đặt rổ bánh hỏi vào 1 cái thau không. Thau còn lại chứa khoảng ¾ nước đun sôi để nguội. Đun nước thật sôi, sau đó dội vào thau có chứa rổ bánh hỏi cho đến khi nước ngập mặt bánh. Thời gian ngâm bánh là 1 phút 15 giây tính từ lúc bắt đầu chế nước sôi. Chú ý không ngâm bánh quá thời gian trên, bánh sẽ bị nát, màu nhạt.

Lấy rổ bánh hỏi ra khỏi thau nước nóng và nhúng ngay vào thau nước lạnh trong vòng 2 giây. Sau đó, cho rổ bánh ra làm ráo nước bằng cách gõ nhẹ vào rổ, gỡ từng miếng bánh hỏi ra đặt vào đĩa để khoảng 15-20 phút cho ráo. Sau đó cuốn lại xếp vào đĩa.

Hành lá bỏ rễ, rửa sạch, xắt nhỏ. Bắc chảo lên bếp, cho 2 thìa dầu ăn vào đun nóng. Dầu nóng già tắt bếp, cho chỗ hành lá ở trên vào đảo đều, cho ra đĩa, khi ăn dưới lên phía trên những cuốn bánh hỏi. Nước chấm bánh hỏi chua ngọt cách pha như cách pha nước chấm nem ở trên.

ĐẬU HŨ NON XỐT NẤM ĐÔNG CÔ

Nguyên liệu: Đậu hũ non: 1 gói; nấm đông cô tươi: 100g; hành lá, 1 nhánh mùi, dầu hào chay, nước tương, muối, dầu mè, 1 thìa bột năng.

Cách làm: Nấm đông cô cắt phần chân già, rửa sạch, ngâm trong nước muối loãng khoảng 15′ cho sạch. Đậu hũ non rửa sạch, thái miếng xếp ra đĩa. Dùng màng thực phẩm bao lại, làm chín trong lò vi song khoảng 2 phút. Hoặc bạn có thể làm chín đậu hũ non bằng cách trần qua nước sôi thêm chút muối.

Nấm sau khi ngâm, vớt ra để ráo, thái lát mỏng. Hành lá, rau mùi bỏ rễ, rửa sạch, xắt nhỏ. Chú ý phần gốc hành xắt nhỏ để riêng. Bắc chảo lên bếp, cho 1 thìa dầu mè. Khi dầu nóng cho phần đầu hành ở trên vào phi thơm. Tiếp đó cho nấm vào xào chín, thêm chút dầu hào chay, nước tương vào đảo kỹ. Hòa 1 thìa bột năng với chút nước, cho vào chảo nấm đảo đều, nêm nếm cho vừa ăn.

Nấm chín, tắt bếp, cho hành lá, mùi xắt nhỏ ở trên vào đảo đều. Cho nấm cùng với nước sốt ở trên vào đĩa đậu hũ non đã làm chín. Dùng thìa dưới đều phần nước xốt lên các miếng đậu để đậu hũ được ngấm đều.

ĐẬU BẮP LUỘC CHẤM CHAO

Nguyên liệu: Đậu bắp: 400g; 2 miếng chao đỏ, đường, mì chính.

Thực hiện: Đậu bắp lựa những trái non, cắt bỏ 2 đầu, rửa sạch, để ráo. Bắc nồi nước luộc đậu, nước sôi thêm chút muối. sau đó cho đậu vào luộc chín. Chú ý: đậu bắp rất nhanh chín nên chỉ cần nước sôi trở lại là được, vớt đậu đã luộc chín ra đĩa. Cách pha chao chấm đậu bắp: lấy 2 miếng chao đỏ cho ra bát nhỏ, dùng thìa tán nhuyễn. Sau đó thêm ít đường, xíu mì chính vào hòa tan, nêm nếm vừa ăn là được.

SALAD BẮP CẢI TÍM CỦ ĐẬU

Nguyên liệu: Bắp cải tím: 1 miếng nhỏ khoảng 100g; 1 củ cà rốt, 1 củ đậu, 1 nhánh rau mùi; muối, đường, dấm, ớt, dầu mè.

Thực hiện: Bắp cải tím thái mỏng, rửa sạch, để ráo. Cà rốt và củ đậu gọt vỏ, rửa sạch, thái sợi nhỏ. Rau mùi bỏ rễ, rửa sạch, xắt nhỏ. Trộn đều các nguyên liệu ở trên với nhau, sau đó cho ra đĩa sâu lòng một chút. Nước trộn salad pha từ dấm, đường, xíu muối, ớt xắt nhỏ sao cho vừa ăn. Sau đó thêm 1 thìa dầu mè. Trước khi ăn khoảng 5′ dưới nước trộn salad lên trên đĩa rau và trộn đều là được.

CANH NGÔ NẤM

Nguyên liệu: 1 bắp ngô ngọt; 1 gói nấm thập cẩm các loại (nấm kim châm, đùi gà, bào ngư, đông cô). Bột nêm chay, muối, hành lá.

Cách làm: Bắp ngọt bóc vỏ, bỏ râu, rửa sạch, chặt khúc cỡ 1 đốt ngón tay. Nấm các loại cắt bỏ chân, ngâm sơ trong nước có pha chút muối khoảng 30 phút. Sau đó rửa sạch, vớt ra rổ để ráo. Hành lá bỏ rễ, rửa sạch, xắt nhỏ. Bắc nồi nước, nước sôi nêm chút bột nêm chay. Sau đó cho bắp ngọt vào nấu chín. Khi bắp chín, thả các loại nấm ở trên vào đun sôi thêm khoảng 3-4 phút cho nấm chín kỹ, nêm nếm vừa ăn. Tắt bếp, cho canh ra bát tô, rắc chút hành lá xắt nhỏ ở trên là được.

(Theo Khám phá)

Mâm Cơm Chay Cho Ngày Rằm Tháng 7

Tuy nhiên, với cuộc sống hiện tại bận rộn, không phải ai cũng có thời gian sáng tạo ra những món chay vừa đẹp mắt, vừa ngon miệng. VnExpress sẽ gợi ý giúp bạn những mâm cơm chay đơn giản, dễ làm.

Mâm cơm thứ nhất

– Cải chip sốt mộc nhĩ mề chay: Cải chip ngâm rửa sạch, luộc chín cùng chút muối và xếp ra đĩa. Mộc nhĩ, nấm nương ngâm nước cho mềm, phi hành thơm rồi xào cùng mề chay. Thêm gia vị vừa miệng. Cho vào chút nước bột sắn hòa tan để sốt trở nên sệt hơn. Đổ sốt lên đĩa rau.

– Đậu hũ kho nấm trâm vàng: Nấm làm sạch, ngâm cùng nước muối loãng khoảng 10 phút thì rửa lại và để ráo nước. Đậu hũ cắt miếng nhỏ. Hành khô bóc vỏ băm nhuyễn. Phi hành khô thơm rồi cho nấm trâm vào vào đảo đều. Nêm gia vị và nước tương vừa miệng. Thả từng miếng đậu hũ vào, thỉnh thoảng đảo nhẹ thay để đậu không bị vỡ. Hạ lửa mức nhỏ nhất để gia vị, nước tương ngấm đều. Đến khi nước cạn thì tắt bếp.

– Miến trộn hải sản chua ngọt: Miếng rong, phù trúc, nấm hương ngâm nước trước cho mềm. Miến cắt đoạn khoảng 10cm, trần qua trong nước sôi cho chín tới, sau đó vớt ra thả ngay vào thau nước lạnh để không bị dính sợi. Các loại rau củ theo sở thích rửa sạch, thái chỉ. Hành tím phi thơm cùng dầu ăn và thả rau củ, nấm hương, phù trúc, tôm chay vào xào đều tay cùng lửa to. Thêm gia vị vừa đủ. Rau củ chín mềm thì tắt bếp để nguội. Miến vớt ra để ráo nước. Đổ phần nhân rau củ vừa xào vào trộn cùng miếng. Thêm gia vị, dầu mè, dấm táo vừa miệng ăn. Rắc vừng vàng lên trên, khi ăn thì mới trộn đều để vừng không bị ỉu.

– Khoai lệ phố nhân đậu đỏ: Khoang môn hấp chín nghiền nhuyễn. Đậu đỏ ngâm hạt trước cho mềm, ninh nhừ cũng một chút đường. Khi đậu đỏ chín nhừ, ta giã hoặc xay nát và cho lên bếp sên cùng đường để được phần nhân đậu đỏ nhuyễn. Chia nhỏ khoai và nhân đậu đỏ, sau đó bọc thành viên tròn. Nhúng từng miếng khoai vào bột chiên xù và chiên cùng dầu.

Có thể thay nhân đậu đỏ bằng đậu xanh hoặc không dùng nhân.

– Canh rong biển đậu hũ: Đậu hũ thái hạt lựu, rong biển ngâm nước lạnh trước cho mềm. Phi hành tím thơm, thêm nước và gia vị vào nước dùng. Nước sôi bung thì thả đậu hũ và rong biên vào đun thêm vài phút cho chín hẳn.

– Xôi ngô xối mỡ hành: Gạo nếp và hạt ngô nếp ngâm qua đêm. Đồ xôi đến khi hạt gạo chín và ngô nở bung. Hành thái mỏng, phi vàng cùng dầu ăn và tưới lên xôi. Có thể thêm chút đỗ xanh nhuyễn cho món xôi thêm ngậy.

Mâm cơm thứ hai:

– Củ quả luộc chấm muối vừng dưỡng sinh: Lựa chọn loại củ quả theo sở thích, rửa sạch và luộc chín. Lạc rang chín, xát bỏ vỏ. Giã hoặc xay nhỏ lạc, trộn thêm muối hạt rang khô giã nhỏ và vừng vàng.

Nấm đùi gà kho gừng: Nấm đùi gà làm sạch chân và rửa sạch. Thái nấm thành những lát mỏng. Phi hành cùng vài lát gừng vàng. Sau đó thả nấm vào, thêm nước tương xấp mặt nấm. Đun trên bếp với lửa nhỏ đến khi nước cạn.

Chả lá lốt: Phần nhân của chả lá lốt gồm: đậu phũ nghiền nhuyễn trộn cùng nấm hương, mộc nhĩ thái vụn, thêm chút bột nêm, hạt tiêu. Chia nhỏ nhân, cuộn lá lốt ra bên ngoài và chiên cùng dầu ăn.

Phù trúc ngũ sắc: Phù trúc ngâm nước trước một chút cho mềm. Thái nhỏ hình sợi tùy ý. Chọn các loại rau củ có màu sắc đẹp, đa dạng để xào cùng. Ta có thể chọn ớt chuông các màu mùi vị cũng rất hấp dẫn.

Canh bí đỏ đậu hũ: Sơ chế bí đỏ sạch và cắt thành miếng vừa miệng ăn. Xào bí đỏ cùng chút hành tím, thêm bột nêm cho vừa. Bí đỏ đã ngấm gia vị thì thêm vào lượng nước canh đủ dùng và tiếp tục đun đến khi bí mềm. Đậu hũ cắt miếng nhỏ và thêm vào nồi canh bí đó, nêm nếm gia vị lại một lần nữa và tắt bếp. Món canh này có thể thêm một vài loại nấm vào nấu cùng cũng rất thơm ngon.

Màn thầu chiên chấm sữa dừa: Màn thầu chay (bánh bao chay) chiên vàng bằng dầu ăn. Phần sốt chấm gồm: 20ml sữa tươi, 1 thìa cà phê sữa đặc, 1 thìa cà phê cốt dừa hòa lẫn cùng nhau.

Mâm cơm thứ ba:

Salad rau quả: Bắp cải (tím và trắng) rửa sạch thái chỉ mỏng, cà rốt gọt vỏ vào sợi. Tất cả phải để ráo nước. Trộn các loại trên cùng nhau, cho vào 1 thìa cà phê dấm táo, 1/2 thìa cà phê dầu mè, chút gia vị cho đậm đà. Cuối cùng thêm vào vài quả cà chua bi. Ta có thể thay bằng các loại rau củ yêu thích khác hoặc chuyển thành món salad từ trái cây (táo, lê, cam…)

Đậu bắp kho tương: Đậu bắp cắt cuống rửa sạch. Ngô ngọt thái mỏng bên ngoài để lấy phần hạt. Có thể dùng ngô bao tử thay cho ngô bắp to cũng rất ngon. Đun nóng dầu ăn, phi thơm hành cùng nửa quả ớt. Nếu không ăn cay thì có thể không cho ớt. Cho ngô và đậu bắp vào. Thêm nước tương vào xấp mặt đậu bắp và đun nhỏ lửa. Thêm gia vị nếu thấy nhạt. Nấu lửa liu riu đến khi cạn nước thì tắt bếp xếp ra đĩa.

Đậu sốt sa tế Tứ Xuyên: Nấm hương, mộc nhĩ rửa sạch thái chỉ. Cho vào chảo 1 muỗng canh dầu ăn, phi hành thơm. Cho nấm hương mộc nhĩ vào xào cùng. Thêm vào ớt bột và sốt sa tế sao cho độ cay phù hợp (chọn loại sa tế không có thành phầm tôm, chỉ gồm ớt và sả). Hòa tan chút bột bắp/bột sắn với một muỗng canh nước lọc. Đổ vào trộn cùng để phần sốt được sệt sánh. Hỗ hợp sốt trên bếp sôi thì ta thả nhẹ nhàng các miếng đậu hũ non cắt nhỏ vào. Không dùng đũa đảo mà chỉ lặc nhẹ chảo, hoặc dùng muỗng tưới từ từ nước sốt lên mặt đậu hũ, để không làm nát đậu. Đun khoảng 5 phút thì tắt bếp và thêm hành lá vào ăn cùng.

Chả giò mít non: mít non rửa sạch và luộc chín tới cùng chút bột nêm. Băm nhỏ hoặc thái sợi nhỏ tùy ý. Đậu phụ dằm nhuyễn và trộn cùng mít non, rau dăm băm và chút ớt tươi băm nhỏ. Thêm vào bột nêm, hạt tiêu cho phần nhân đậm đà hơn. Cuốn phần nhân bằng vỏ bánh tráng, vỏ ram. Chiên vàng bằng dầu ăn.

Canh măng thịt viên: Măng khô xe nhỏ và ngâm nước qua đêm cho mềm. Phi thơm hành bằng dầu ăn, sau đó cho măng vào xào cùng gia vị cho ngấm. Đậu hũ khoảng 2 bìa nghiền thật nhuyễn mịn, thêm vào 1 thìa cà phê bột năng, gia vị, hạt tiêu trộn đều. Có thể thêm cả mộc nhĩ nấm hương băm nhỏ. Nặn thành các viên tròn nhỏ. Thêm nước đủ dùng vào nồi măng. Đun đến khi sôi bùng lên thì thả viên vừa nặn vào khoảng 1 phút là tắt bếp. Nêm gia vị vừa miệng và thêm rau mùi tàu cho bát canh măng dậy mùi hơn.

Xôi xéo hạt sen: Gạo nếp và đỗ xanh ngâm ở hai bát khác nhau khoảng 4-6 giờ. Cho đỗ xanh vào nồi cơm điện nấu cùng nước xâm xấp mặt và chút muối. Đậu chín nhừ thì xúc ra bát và vo thành viên tròn to bằng khoẳng nắm tay. Gạo nếp, hạt sen đồ cùng nhau bằng xửng hấp. Có thể nấu bằng nồi cơm điện. Lượng nước nấu xôi bằng nồi cơm điện cách mặt gạo khoảng 1cm. Khi xôi nếp chín, ta bỏ ra đĩa. Phần đỗ xanh nắm chặt thành viên ta dùng dao bào vụ, rắc lên trên mặt đĩa xôi. Cũng có thểm thêm hàng mỡ phi vàng giòn.

Một vài lưu ý khi nấu các món chay thắp hương:

– Bột nêm sử dụng phải là bột nêm từ rau củ.

– Không dùng gia vị là tỏi.

– Có một vài nguyên liệu có thể mua tại siêu thị hoặc các cửa hàng chuyên bán thực phẩm chay: tôm chay, mề chay để giúp các chị em nội trợ tiết kiệm được thời gian chế biến.

– Ngoài các món mặn, có thể bổ sung vào mâm cơm những món chè tráng miệng hấp dẫn, dễ làm như: chè đậu đỏ, chè hạt sen long nhãn, chè khoai dẻo, chè bưởi, chè hoa cau, chè sương sáo cốt dừa, bánh trôi nước…

Hoa Anh

Mâm Cơm Chay Cúng Về Nhà Mới Cần Có Những Gì?

Cập nhật vào 15/01

Mâm cơm cúng chay về nhà mới cần có một số món như xôi gấc, giò chay và một đĩa rau xào. Chuẩn bị một mâm cơm cúng chay thay thế cho mâm cơm mặn vừa phù hợp với thói quen của gia đình mà vẫn đảm bảo có đủ các món cúng cần thiết.

1. Tại sao phải làm mâm cơm cúng nhà mới?

Theo quan niệm tâm linh, làm mâm cúng dọn về nhà mới xây, mới mua hoặc nhà mới thuê là việc rất quan trọng đối với gia chủ có thờ cúng bởi vì việc này sẽ giúp:

Cầu mong Thổ địa thổ thần phù hộ độ trì cho chủ nhà và gia tiên được khỏe mạnh, hạnh phúc.

Cúng tiễn đưa các vong hồn, cô hồn còn tồn tại nơi đất gia chủ.

Bài trừ tà khí còn lại trong ngôi nhà mới.

Cúng báo ông táo bà táo cầu cho cơm no đầy đủ.

Cầu chúc cho gia đình hòa thuận vui vẻ, con đàn cháu đống, sức khỏe dồi dào, cuộc sống yên bình, tài lộc vẹn toàn, trăm năm hạnh phúc. Anh em, con cháu hay đồng nghiệp hòa thuận vui vẻ sống giúp đỡ nhau.

Báo cho ông bà tổ tiên phù hợp che chở cho con cháu của mình.

2. Trong lễ cúng nhà mới cần bao nhiêu mâm cúng?

Truyền thống phong tục xưa thì mâm cơm cúng nhà mới được chia làm 3 mâm bày lên trong buổi tiệc gồm có:

Mâm cúng giữa nhà thờ cúng tổ tiên ông bà.

Mâm cúng thần tài thổ địa.

Mâm cúng ông táo bà táo quân.

Các mâm cơm cúng đều có những quy tắc lựa chọn các món mặn khác nhau, tuy nhiên, nếu bạn làm mâm cơm cúng chay thì chỉ cần làm đầy đủ những món ăn cần thiết như rau, thịt, canh, giò và xôi là được.

3. Các món chay nên có trong mâm cúng chay cho nghi lễ nhập trạch

Xôi gấc

Một đĩa xôi gấc thơm dẻo, màu đỏ thắm đẹp mắt là món ăn không thể thiếu trong mâm cúng mặn trong lễ nhập trạch. Ngoài được làm từ nguyên liệu gạo nếp, quả gấc, dừa nạo, nước cốt dừa, đường trắng khiến món ăn thơm ngon hơn, người Việt còn có quan niệm ăn xôi gấc sẽ được may mắn, tạo nên sự khởi đầu thuận lợi, suôn sẻ.

Chè trôi nước

Trong mâm cúng chay thông thường của người Việt ngày rằm tháng Giêng và đặc biệt là trong lễ nhập trạch thì không thể thiếu được bát chè trôi nước. Bởi vì theo quan niệm của người Việt, việc cúng và ăn chè trôi nước ngày lễ nhập trạch sẽ giúp mọi việc của gia chủ quanh năm trong ngôi nhà mới sẽ được hanh thông, trôi chảy, hạnh phúc tròn đầy…

Một đĩa oản

Tương tự như chè trôi nước, món oản cũng là một món chay không thể thiếu trong ngày lễ nhập trạch. Những họa tiết được người xưa tạo ra quanh phẩm oản, cái thì có khía thẳng bao quanh oản giống như cột trụ của ngôi nhà mới dọn đến, nếu oản được khắc hình rồng ôm ngang oản thì sẽ ẩn chứa nhiều tầng ý nghĩa về lòng tôn kính của gia chủ tới các đấng linh thiêng. Vì vậy mà có một đĩa oản trong mâm cơm cúng về nhà mới là rất cần thiết.

Cải chíp sốt nấm

Đây là món canh xào thường có mặt trong mâm cỗ chay truyền thống trong nghi lễ nhập trạch của mỗi gia đình. Với nguyên liệu gồm rau cải chíp, dầu hào, dầu mè, nấm hương là bạn đã có thể có đĩa rau xào thanh đạm thay cho các món xào với thịt ở mâm cúng mặn thông thường.

Đậu phụ tẩm bột rán giòn

Một đĩa đậu phụ tẩm bột rán giòn cũng khiến cho mâm cúng chay trong nghi lễ nhập trạch thêm một màu sắc bắt mắt và tăng hương vị. Bạn chỉ cần chuẩn bị 1 loại đậu phụ ngon, chút bột ngô, bột ngũ cốc, muối và hạt tiêu đen, đường… là đã có thể có một đĩa đậu phụ tẩm bột rán giòn có một màu vàng ươm ra đĩa.

Canh nấm

Ngoài những món ăn trên, một bát canh chay không thể thiếu được trong mâm cỗ chay là canh nấm chay thay thế cho các loại canh có thịt trong mâm cúng mặn thông thường khác.

Một đĩa giò chay

Thay vì một đĩa giò lụa hoặc giò thủ như mâm cỗ cúng mặn cho nghi lễ nhập trạch nhà bạn thì bạn có thể chuẩn bị một đĩa giò chay được làm từ váng đậu, tỏi tây, lá chuối cùng nhiều gia vị khác như muối, đường, tiêu, hạt nêm. Cách làm giò chay cực đơn giản nhưng lại giúp mâm cỗ cúng thần linh trở nên sang trọng và đủ đầy hơn.

4. Những điều kiêng kỵ khi chuyển vào nhà mới

Không nên đi tay không tới nhà mới

Đi tay không vào nhà lúc nhập trạch là một điều kiêng kỵ khi dọn đến nhà mới, bởi theo phong thủy đó là biểu tượng của sự thiếu thốn, trắng tay, không của cải. Mọi người trong gia đình bạn nên mang theo một thứ gì đó tốt đẹp khi bước vào nhà lúc làm lễ nhập trạch.

Không nên làm đổ vỡ đồ khi chuyển nhà

“Đầu xuôi đuôi lọt”, chính vì quan niệm này mà mọi hoạt động trong ngày đầu tiên chuyển nhà đều được cẩn thận tối đa. Vậy nên nếu để xảy ra rơi vỡ đồ đạc sẽ bị cho là kém may mắn, dễ gặp rắc rối, đổ vỡ các mối quan hệ sau này.

Không nên gây gổ, cãi vã hay nói những điều không hay

Không nên cãi vã thể hiện sự bực tức vào ngày chuyển nhà bởi vì những hành động này tượng trưng cho mối bất hòa trong gia đình tại nơi ở mới. Tốt nhất, bạn chỉ nên nói những lời hay, ý đẹp, cảm ơn các vị khách đã dành thời gian tới chia vui cùng bạn và có một ngày thật vui vẻ, ý nghĩa.

Bài viết trên đã cung cấp rất nhiều thông tin hữu ích cho bạn. Cảm ơn đã theo dõi bài viết.