Top 3 # Mâm Cơm Cúng Dỗ Xem Nhiều Nhất, Mới Nhất 3/2023 # Top Trend | Iseeacademy.com

23 Cách Dỗ Bé Trai Khóc Nhè

Tiếng khóc của con đôi khi trở thành nỗi ám ảnh của cha mẹ. Vì thế mỗi lần bé khóc bạn luôn tìm cách giúp bé nín khóc nhanh nhất có thể.

Hãy di chuyển

Đối với em bé, chín tháng trong bụng mẹ thực sự giống như sống trong một ngôi nhà di động. Ngay cả khi bạn ngủ, cơ thể bạn cũng đang chuyển động.

Vì vậy khi bé bước ra thế giới bên ngoài và nằm yên trong nôi sẽ rất khó chịu. Di chuyển nôi một chút có thể khiến bé thoải mái hơn.

Đu đưa bé

Đặt bé trong vòng tay bạn, đứng hai chân cách xa hông một chút và xoay qua lại ở hông. Chuyển động của bạn có thể mạnh hoặc nhẹ chỉ cần đảm bảo bạn đang ôm bé an toàn. Khi bạn thấy mệt mỏi, có thể dùng ghế bập bênh.

Cho bé chơi xích đu

Xích đu cho bé mang đến cho bé chuyển động nhịp nhàng giúp bé bình tĩnh lại. Chỉ cần chắc chắn rằng xích đu được thiết kế cho em bé. Vì xích đu lớn sẽ khiến bé bị ngã.

Sử dụng các rung động để làm dịu bé

Chuyển động rung của máy giặt hoặc máy sấy đã giúp được nhiều trường hợp bé khóc nhè. Bạn có thể đặt em bé vào ghế trẻ sơ sinh. Sau đó đặt ghế lên trên thiết bị và giữ chặt để ghế giữ đúng vị trí.

Lái xe

Chuyển động của một chiếc xe hơi hoặc xe đẩy khiến nhiều em bé đang khóc phải ngủ. Vậy nên cách dỗ bé trai khóc nhè hiệu quả có thể để bé lên xe. Ba hoặc mẹ lái xe một đoạn, bé sẽ ngưng khóc và chìm vào giấc ngủ.

Nhờ bố giúp đỡ

Có thể nói bố là vua xoa dịu những trận khóc nhè của con. Do thân hình to lớn hoặc vòng tay ấm áp mà bé sẽ nín khóc. Vậy nên khi các mẹ mệt mỏi hãy nhờ bố giúp đỡ để bản thân được nghỉ ngơi.

Làm cho bé thoải mái

9 tháng làm tổ trong tử cung của mẹ, bé đã quen với môi trường trong đấy. Tử cung là nơi an toàn, ấm áp và dễ chịu. Khi ra ngoài, xa lạ với môi trường khiến bé khó chịu, dễ khóc nhè. Làm cho bé thoải mái giúp ngăn được những cơn khóc nhè của bé.

Quấn bé trong chăn

Bọc bé một cách thoải mái trong một chiếc chăn mỏng, nhẹ. Hai tay bé ôm ngang ngực sẽ có tác dụng làm dịu tuyệt vời. Em bé được quấn tã thường ngủ lâu và ngon hơn.

Chăm sóc kiểu chuột túi

Cách chăm sóc này đặc biệt tốt cho bé nhỏ. Cởi quần cho bé, sau đó bạn nằm xuống, đặt cô ấy lên làn da trần trụi của bạn.

Đắp lên người của bạn và bé một chiếc chăn ấm áp. Hơi ấm của bạn truyền sang bé, giúp bé dễ chịu. Cảm giác như những ngày được sống trong tử cung của mẹ.

Địu bé trên người

Địu bé trên người khiến bé ấm áp, dễ chịu. Đặc biệt bạn có thể cho bé bú bất kì nơi nào. Bé sẽ không còn khóc nhè nữa.

Mang đến tiếng ồn

Bụng mẹ không phải là nơi hoàn toàn im lặng. Bé nghe tiếng tim đập, tiếng dạ dày, tiếng dòng máu lưu thông…Vậy nên với bé, im lặng không phải là tốt nhất.

Bật quạt

Tiếng quạt gió sẽ làm dịu một đứa trẻ đang khóc. Nếu không tin bạn có thể thử ngay.

Tiếng máy hút bụi

Đối với một số bé, tiếng ồn của máy hút bụi làm bé thoải mái.

Tạo ra âm thanh “shush”

Shush là âm thanh bé luôn được nghe trong bụng. Tạo ra âm thanh này bé sẽ thấy quen thuộc và dừng khóc.

Hãy thử với tiếng ồn trắng

Tiếng sóng biển, tiếng mưa, thác nước chảy…đây là những âm thanh giúp làm dịu bé.

Xem xét các vấn đề sức khỏe của bé

Có thể bé khó chịu từ dạ dày . Một số người nghĩ khi trẻ sơ sinh mỉm cười không khí sẽ vào dạ dày gây đau. Nếu bạn nghi ngờ bé của bạn khóc vì đau khí hãy:

Đặt bé xuống qua đầu gối của bạn và nhẹ nhàng xoa lưng bé;

Đạp chân trong khi bé nằm ngửa;

Nói chuyện với bác sĩ của bạn về tình trạng của bé.

Đau bụng

1/5 trẻ sơ sinh hay bị đau bụng. Nghĩa là bé khóc vì đau không phải là khóc nhè. Hãy thử để bé mặt úp vào cẳng tay của bạn, đặt bé sát vào cơ thể bạn. Và di chuyển bé qua lại.

Vấn đề về chế độ ăn uống của bạn

Nếu bạn đang cho con bú thì hãy chú ý bữa ăn của mình. Thử loại bỏ sữa, cà phê, hành tây… và các thực phẩm có thể kích ứng khỏi bữa ăn của bạn.

Nỗ lực làm dịu cơn khóc của bé

Nếu đến đây bé vẫn chưa hết khóc, bạn hãy cố gắng giúp bé hết khóc bằng cách sau:

Một núm vú giả

Núm vú giả khiến bé thoải mái hơn khi ngậm. Thế nhưng bạn đừng nên lạm dụng vì sẽ ảnh hưởng đến hàm của bé.

Đưa bé ra ngoài

Thay đổi môi trường, không khí có thể giúp bé hết khóc.

Massage cho bé

Một số bé thoải mái hơn khi được massage.

Làm mờ đèn, tắt TV

Qúa nhiều ánh sáng khiến bé khó chịu, thử loại bỏ xem thế nào.

Kiểm tra nhiệt độ trong nhà

Qúa nóng hoặc quá lạnh khiến bé khó chịu.

Kiểm tra quần áo của bé

Quần áo quá chật khiến bé khóc vì khó chịu.

Đeo nút bịt tai

Nếu bé khóc mà bạn không thể dỗ thì nên đeo nút bịt tai. Điều này giúp bạn dễ chịu hơn.

Mâm Cơm Cúng Đầy Tháng

Sau khi đứa bé ra đời và để khẳng định sự tồn tại và vai trò của thành viên mới trong gia đình, dòng họ, thì những ông bố bà mẹ sẽ chuẩn bị một mâm cơm cúng đầy tháng cho đứa con mới sinh của mình lúc bé đã tròn 1 tháng tuổi. Đây là một nghi lễ vô cùng có ý nghĩa đối mỗi con người.

Theo cách tính truyền thống của Ông Bà và phương pháp tính truyền thống thì ngày đầy tháng của bé được căn cứ và lịch âm và tùy thuộc vào giới tính (bé trai hay bé gái), nếu như bé gái thì ngày cũng sẽ sụt lại 2 ngày còn bé trai thì sẽ sụt lại 1 ngày, “Gái sụt 2, Trai sụt 1”. Còn giờ cúng thì lễ cúng thường được cúng vào khi sáng sớm hoặc chiều tối.

Theo tín ngưỡng dân gian từ khi bé trong bụng mẹ và đến khi bé sinh ra là được 12 Bà Mụ và một Bà Chúa chăm sóc, do đó trong mâm cúng cần đầy đủ 12 chén chè nhỏ, 12 dĩa xôi nhỏ, 12 chén cháo nhỏ, và một xôi lớn, một chè lớn, 1 cháo lớn. Ngoài ra còn những lễ vật khác để cúng Đức Ông và 3 Đức Thầy như trái cây, hoa, nhang, đèn cầy, gạo muối, trà, rượu, nước, giấy cúng, tràu têm cánh phượng…. Cùng những lễ vật này thì có thêm chén, đũa, muỗng và 1 đôi đũa hoa vì theo quan niệm thì Bà chúa chỉ thích dùng đũa này.

Cũng theo quan niên dân gian từ xưa đến giờ thì mâm cúng được gần theo nguyên tắc “Đông bình Tây quả” nghĩa là ở phía đông đặt bình bông còn phía tây đặt lễ vật. Mâm cúng đầy tháng được chia thành 2 bàn, 1 bàn trên và một bàn dưới cách 10 cm

Người xưa tin rằng, mỗi 1 đứa trẻ khỏe mạnh ra đời là công lao vô cùng to của bà Mụ, người được cho là có công nặn và giúp mẹ tròn con vuông. Trên hết, đây còn là nghi lễ để ra mắt một thành viên mới trong gia đình với họ hàng, bà con trong dòng tộc.

Sau khi đặt hết lễ vật lên trên bàn cúng thì 1 người lớn trong gia đình, cái họ (ông, bà, bố, mẹ) sẽ đại diện một người lên thực hiện lễ thức thắp nhang và khấn.

Nam mô A Di Đà Phật!

Nam mô Đại Bi Quan Thế Âm Bồ tát

– Con lạy Đệ nhất Thiên tỷ đại tiên chúa

– Con kính lạy Đệ nhị Thiên đế đại tiên chúa

– Con kính lạy Đệ tam Thiên Mụ đại tiên chúa

– Con kính lạy Tam thập lục cung chư vị Tiên Nương

Hôm nay là ngày ….. tháng ….. năm ……Vợ chồng con là ……………………………………… sinh được con (trai, gái) đặt tên là……………………………Chúng con ngụ tại ………………………

Nay nhân ngày đầy tháng chúng con thành tâm sửa biện hương hoa lễ vật và các thứ cúng dâng bày lên trước án, trước bàn toạ chư vị Tôn thần kính cẩn tâu trình:

nhờ ơn thập phương chư Phật, chư vị Thánh hiền, chư vị Tiên Bà, các đấng Thần linh, Thổ công địa mạch, Thổ địa chính thần, Tiên tổ nội ngoại, cho con sinh ra cháu,tên………………………….. sinh ngày ………………… được mẹ tròn, con vuông.

Cúi xin chư vị tiên Bà, chư vị Tôn thần giáng lâm trước án, chứng giám lòng thành thụ hưởng lễ vật , phù hộ độ trì, vuốt ve che chở cho cháu được ăn ngon, ngủ yên, hay ăn chóng lớn, vô bệnh vô tật, vô ương, vô hạn, vô ách, phù hộ cho cháu bé được tươi đẹp, thông minh, sáng láng, thân mệnh bình yên, cường tráng, kiếp kiếp được hưởng vinh hoa phú quý. Gia đình con được phúc thọ an khang, nhân lành nảy nở, nghiệp dữ tiêu tan, bốn mùa không hạn ách nghĩ lo.

Xin thành tâm đỉnh lễ, cúi xin được chứng giám lòng thành.

Nam mô A Di Đà Phật!

(Khi đã khấn xong thì bố hoặc mẹ tay bé lại vái trước án 3 vái sau 3 tuần hương thì tạ lễ. sau ấy gia đình hóa vàng mã, váy áo đi hoá, vẩy rượu lúc đang hoá. Các đồ chơi thì giữ lại cho cháu bé lấy khước.

Cuối cùng cả gia đình và bạn bè cùng thụ lộc chúc cho cháu bé mọi điều tốt lành).

“Mở miệng ra cho có bông, có hoa,Mở miệng ra cho kẻ thương, người nhớ,Mở miệng ra cho có bạc, có tiền,Mở miệng ra cho xóm giềng quý mến…”

Sau lúc cầu chúc điều tốt lành tới có đứa trẻ, người chủ lễ sẽ tiếp tục nghi tiết Xin Keo. Theo đó, chủ lễ sẽ lấy 2 đồng tiền cổ bằng bạc thật và gieo vào 1 cái đĩa sâu lòng. Nếu có một mặt úp, 1 mặt ngửa thì chứng tỏ mẫu tên đã được tổ tông chứng giám và ưng thuận. Ngược lại, thí dụ đều là 2 mặt úp hoặc 2 mặt ngược thì bắt buộc tiến hành gieo đồng tiền này lại.

Nếu đã 3 lần mà vẫn chưa được thì phải đặt tên khác cho trẻ. Tuy nhiên, 1 số gia đình vẫn còn giữ tục này như một truyền thống gia tộc.Ngoài ra, theo tục xưa, sau Xin Keo người mẹ cũng phải được làm phép để tẩy uế và chấm dứt thời kì ở cữ. Theo đó, mẹ buộc phải bồng trẻ bước qua một nồi nước sôi với đặt đinh nung đỏ rộng rãi lần “trai 7 lần, gái 9 lần” và sau đấy đi vòng quanh nhà.

Trong lúc đi, mẹ cố tình làm rơi tiền để cầu mong cuộc sống của con sau này dư dả, đủ đầy. Dù ngày nay, việc tẩy uế cho người mẹ sau sinh đã được coi là hũ tục và không còn tồn tại nhưng chút sót lại của việc đánh rơi tiền từ tục tẩy uế này vẫn còn được duy trì ở số ít gia đình.

Sau toàn bộ những nghi thức này là lời cầu chúc và lì xì của các người họ hàng trong dòng tộc cũng như những vị khách tham gia tiệc mừng.

Mâm Cúng Giỗ Mấy Chén Cơm

Cúng giỗ là tục lệ từ ngàn đời nay của người dân Việt Nam. Đây là sự thể hiện lòng tôn kính với tổ tiên, với những người đã khuất. Chính vì thế mâm cúng giỗ cũng cần được sắm đầy đủ để dâng lên gia tiên. Trong mâm cúng giỗ mấy chén cơm cũng là mối quan tâm của nhiều người hiện nay. Bởi mỗi nơi, mỗi gia đình đều chuẩn bị mâm cỗ tùy thuộc vào lòng thành và hoàn cảnh của mình.

Mâm cúng giỗ mấy chén cơm?

Đã nói mâm cơm cúng giỗ thì chắc chắn phải có cơm. Tuy nhiên mâm cúng giỗ cần mấy chén cơm thì vẫn là câu hỏi của nhiều người. Theo như phong tục của người Việt ở 3 vùng miền thì mâm cơm cúng có nhiều món khác nhau. Món cơm thì vẫn luôn phải có trong mâm cỗ.

Người miền bắc hay bới cơm vào những bát nhỏ. Cúng giỗ người mất, cúng gia tiên thường dùng 5 chén cơm sắp chung vào mâm cỗ. Khi bới cơm cúng chỉ xới 1 lần, không bới thêm vào bát 2 lần cơm.

Đối với người miền Trung và miền Nam thì xới vào tô hoặc vào đĩa. Cơm được bới đầy dĩa vuông vắn. Cúng giỗ cho ông bà, gia tiên thường có 2 mâm cỗ. Một mâm cúng gia tiên, người mất, còn một mâm thì thần linh, thổ địa.

Bên cạnh đó, lễ cúng giỗ cần có bình hoa, mâm quả, vàng mã, cặp hình nhân và áo quần đầy đủ cho người mất.

Thực đơn chuẩn cho mâm cúng giỗ

Mâm cỗ giỗ chuẩn Việt gồm những món gì?

Vậy là mọi người đã biết mâm cúng giỗ mấy chén cơm qua chia sẻ ở trên. Tuy nhiên tùy vào mỗi gia đình, khi cúng giỗ thường cúng cơm nhiều hay ít. Cũng có thể chỉ dùng một chén cơm úp và một quả trứng.

Mâm cơm cúng giỗ chuẩn của người Việt thường có: 2 món ăn mặn 2 món ăn nhạt, 1 bát canh, và 1 dĩa xôi. Có nhiều gia đình làm nem rán, món đĩa xôi gà lớn. Hoặc có một số gia đình thường làm những món ăn mà lúc còn sống người mất thích ăn để cúng.

Ý nghĩa món ăn trong mâm cỗ giỗ

Mỗi một món ăn được sắp xếp trên mâm cỗ cúng giỗ mang ý nghĩa khác nhau. Vì vậy không phải tự nhiên mà nó lại được đưa vào menu cỗ.

Đĩa xôi là món ăn luôn có trong mâm cúng giỗ, nó là tinh hoa từ đất trời. Sự có mặt của món ăn thể hiện mong muốn của gia đình luôn bình an, đầy đủ.

Một dĩa gà món ăn mặn cũng không thể thiếu ở mâm cỗ giỗ. Đây là con vật gần gũi với con người, thể hiện sự oai phong.

Một bát canh cho thực đơn cỗ giỗ, có thể nấu từ nhiều loại rau củ khác nhau. Nó tùy thuộc vào sở thích người mất hoặc khẩu vị của mỗi gia đình. Hoặc có bát canh ngũ sắc, đó là bát canh rau củ có 5 màu. Năm màu này là tượng trưng cho 5 ngũ hành: Kim -Mộc-Thủy-Hỏa-Thổ.

Một đĩa nem rán, món ăn truyền thống mà người Việt ai cũng yêu thích. Món ăn được tạo nên từ nhiều thực phẩm khác nhau thể hiện sự trọn vẹn, đầy đủ.

Có thể làm thêm món rau xào, món rau trộn tạo sự tươi mát.

Hiện nay có nhiều gia đình đặt dịch vụ nấu cỗ giỗ thuê vì lý do bận rộn trong công việc. Cuộc sống ngày càng phát triển, dịch vụ hỗ trợ và phục vụ ngày càng nhiều. Nấu cỗ thuê cũng vì thế mà xuất hiện nhiều hơn. Vì vậy, nếu bạn quá bận rộn với công việc thì đây là giải pháp lý tưởng nhất.

Mâm Cơm Cúng Lễ Vu Lan Khác Mâm Cơm Cúng Ngày Xá Tội Vong Nhân Như Thế Nào?

Mỗi dịp Rằm tháng 7 âm lịch, theo quan niệm dân gian, người Việt Nam lại sửa soạn mâm cơm cúng nhằm báo hiếu cha mẹ, ông bà tổ tiên (hay Lễ Vu Lan).

Rằm tháng 7 cũng là ngày Xá tội vong nhân (cúng cô hồn), đề cao sự ban phước cho các cô hồn chưa được siêu thoát, còn lảng vảng trên trần gian.

Do trùng khoảng thời gian nên nhiều người thường bị nhầm hai ngày lễ này. Tuy nhiên, có sự khác nhau khá lớn giữa ngày Lễ Vu Lan và ngày Xá tội vong nhân.

Ở miền Bắc, nhiều người nghĩ rằng đó là ngày xá tội vong nhân, còn ở miền Trung và miền Nam là ngày lễ báo hiếu. Tuy vậy, có nhiều nơi cũng sửa soạn để cúng cả hai ngày lễ trong Rằm tháng 7 theo tín ngưỡng.

Vậy mâm cơm cúng ngày Lễ Vu Lan khác mâm cơm cúng ngày Xá tội vong nhân như thế nào?

Mâm cơm cúng ngày lễ Vu Lan

* Mâm cơm cúng ngày lễ Vu Lan có thể là một mâm cơm chay hoặc đơn giản hơn là mâm ngũ quả để cúng Phật rồi thụ lộc tại nhà. Có một điểm cần được chú ý, đó là mâm cúng Phật nên làm vào ban ngày.

* Ngoài ra, để cúng thần linh và tổ tiên, theo quan niệm dân gian, các gia đình cũng thường chuẩn bị một mâm cơm nữa gồm có những món được chế biến như sau:

– Chọn gà trống từ 1,3 đến 1,5 kg/ con.

– Để gà có lớp da căng bóng hấp dẫn, chuẩn bị chút mỡ gà sống, hấp hoặc cho vào chảo đun lửa nhỏ để mỡ gà chảy ra. Sau khi để gà ráo nước, thoa mỡ lên mình gà rồi bày lên mâm cúng. Cũng có thể dùng nghệ tươi đập dập cho vào nước luộc gà để có được màu vàng đẹp mắt.

– Khi bày ra đĩa, cắm thêm bông hoa hồng vào mỏ gà cho đẹp.

– Cho 0,2 kg hạt sen vào ninh nhỏ lửa đến khi hạt sen chín bở thì vớt ra, đừng ninh quá lâu, hạt sen dễ bị nát.

-Đậu xanh 0.8 kg,ngâm nở rồi đem đồ chín. Nếu các bạn nấu đậu xanh bằng nồi cơm điện thì không cần phải ngâm từ trước. Hạt đậu xanh khi chín phải khô, bở, không bị nát hoặc còn ướt. Sau đó, cho đậu xanh vào cối giã thật nhuyễn.

-Ngâm nở 0.5 kg gạo nếp, đãi sạch, xóc qua với chút muối rồi để thật ráo nước. Sau đó trộn gạo thật đều với khoảng 1 thìa canh dầu ăn.

– Tiếp đó là trộn gạo với 1/2 số đậu xanh đã giã.

– Thịt ba chỉ rửa sạch, cắt miếng mỏng vừa ăn, ướp với 1 ít gia vị, dầu ăn cho ngấm.

– Nấm mèo ngâm nở, rửa sạch, cắt sợi. Nấm đông cô, nấm rơm, nấm bào ngư rửa sạch, cắt mỏng. Hành tây bóc vỏ, cắt múi cau. Hành lá cắt khúc.

– Gừng, hành củ, tỏi bằm nhuyễn, phi thơm, sau đó cho thịt vào xào sơ. Cho tiếp dầu hào vào và đảo đều, thêm các loại nấm vào xào đến khi nấm chín, thêm hành tây, hành lá đảo đều rồi tắt bếp.

– 200g sườn non rửa sạch, chặt miếng vừa ăn, để ráo.

– 1 trái bí ngòi cắt miếng vừa ăn. Cà rốt tỉa hoa, cắt lát mỏng. Nấm đông cô cắt 4. Đậu hũ non cắt khối vuông. Hành ngò cắt nhỏ.

– Nấu sườn non với 1,5 lít nước khoảng 10 phút, sau đó cho cà rốt, nấm đông cô, bí ngòi vào nấu, nêm hạt nêm. Cuối cùng cho đậu hũ, hành ngò, tiêu rồi tắt bếp.

+ Nguyên liệu làm nem rán:

– 500g thịt sấn vai xay

– 1 củ hành tây

– 1 củ đậu, 1 củ cà rốt

– Hành tươi, rau mùi

– 10 tai mộc nhĩ, 10 cái nấm hương, 1 quả trứng gà

– 30g miến khô

– Gia vị, hạt tiêu

– Bánh đa nem

+ Cách làm nem rán:

. Chuẩn bị nguyên liệu làm nhân nem: Thịt lợn sấn mua về băm nhỏ, hành tây thái nhỏ, cà rốt thái sợi hoặc thái hạt lựu thật bé. Mộc nhĩ, nấm hương ngâm nước nóng, bỏ chân, rửa sạch lại rồi thái sợi bé.

Miến ngâm nước ấm cho mềm ra rồi dùng kéo cắt nhỏ. Tất cả những nguyên liệu này được dùng để trộn với nhau làm nhân nem. Hành lá rửa sạch, thái nhỏ phần lá hành.

Phần củ còn lại bạn đập dập, bằm nhỏ. Cho hành lá vào trộn cùng nguyên liệu làm nem sẽ giúp món nem ngon hơn. Hành tây lột vỏ, thái mỏng rồi bằm nhỏ. Củ đậu và cà rốt bào sợi. Rau mùi thái nhỏ. Mộc nhĩ, nấm hương ngâm nở, bằm nhỏ. Miến ngâm nở, cắt ngắn.

. Trộn nhân nem: Trộn đều các loại nguyên liệu đã băm với gia vị, hạt tiêu vừa khẩu vị, ta đã có nhân nem. Để món nem rán ngon, nên ướp nhân nem trong vòng 5-7 phút cho ngấm đều.

Đập trứng vào, trộn đều. Nhớ cho một quả trứng trước, sau khi đảo đều nhân nem, nếu thấy nhân khô có thể cho thêm quả nữa, tuy nhiên không nên cho trứng quá nhiều khiến nhân bị ướt, khó quấn thành nem.

. Gói nem: Pha 1 thìa giấm, 1 thìa đường với chút nước lọc dùng để nhúng bánh đa nem trước khi gói. Công đoạn này sẽ giúp bánh đa mềm ra, khi rán nem giúp nem giòn và vàng hơn.

Trải bánh đa nem ra mặt phẳng, múc 1 thìa nhân nem vào khoảng 1/3 diện tích tấm bánh đa nem. Gấp 2 mép bánh lại và cuộn kín. Quá trình này bạn không cần cuộn quá chặt tay vì nhân có độ nở, nếu cuộn chặt tay khi rán nem dễ bị bục.

. Rán nem: Làm nóng dầu trong chảo, cho nem vào rán ngập dầu hoặc rán bằng chiều cao nửa miếng nem rồi tiến hành lật. Rán đến khi nem vàng, giòn là được.

. Pha nước chấm nem: Trong khi đợi nem rán chín, có thể tranh thủ pha nước chấm nem. Người miền Bắc quen ăn nem với nước chấm chua ngọt, món nem có ngon hay không phụ thuộc phần nhiều vào nước chấm. Chính vì vậy, cần khéo léo khi pha. Cách pha nước chấm nem như sau, đầu tiên đập dập tỏi, ớt cho vào bát nhỏ. Thêm lần lượt dấm, nước mắm, đường và nước ấm theo tỉ lệ vàng: 1 chua – 1 ngọt – 1 mắm – 4 nước. tùy thuộc vào khẩu vị ăn của gia đình bạn có thể điều chỉnh độ mặn, ngọt của nước chấm nem rán cho phù hợp.

Trong mâm cỗ truyền thống, ai ai cũng không thể quên đặt 1 đĩa giò lụa được tỉa khéo léo hoặc xếp thật ngay ngắn, giản đơn bên các món gà luộc, đĩa xôi.

Đĩa giò, đĩa chả luôn giữ vị trí mỹ vị và đã trở thành món ăn không thể thiếu nhất là trong mâm cỗ cúng Rằm tháng 7.

Mâm cơm cúng ngày Xá tội vong nhân

Trong ngày xá tội vong nhân, theo quan niệm dân gian, các gia đình thường làm hai mâm:

* Mâm cúng thần linh và gia tiên: Có thể là đồ chay hoặc đồ mặn

Mâm lễ này chính là đại diện tấm lòng thành kính của gia đình gửi đến các bậc tổ tiên – đặc trưng cho ngày lễ Vu Lan báo hiếu và nên được thực hiện vào ban ngày.

Mâm cúng gia tiên bao gồm các món mặn (như những món ở mâm cúng thần linh và tổ tiên trong ngày lễ Vu Lan ở trên) và đồ vàng mã theo nhu cầu sinh thời của người đã khuất. Gia đình cũng có thể chọn mâm cơm chay thay thế nhưng phải đảm bảo đủ món.

* Mâm cỗ cúng cô hồn: Bắt buộc là mâm đồ chay

Mâm cỗ cúng cô hồn bắt buộc là mâm đồ chay với những đồ như sau:

+ Tiền vàng từ 15 lễ trở lên, quần áo chúng sinh từ 20 đến 50 bộ. Khi rải tiền vàng ra mâm để cúng cô hồn, chúng ta cũng nên để 4 hướng Đông, Tây, Nam, Bắc, mỗi hướng từ 3-5-7 cây hương.

+ Tiền chúng sinh (tiền trinh), hoa, quả 5 loại 5 màu (ngũ sắc).

+ Bỏng ngô, khoai lang luộc, ngô luộc, sắn luộc.

+ Kẹo bánh, tiền mặt (tiền thật, các loại mệnh giá).

+ Nếu cúng thêm cháo thì thêm mâm gạo muối (5 bát, 5 đôi đũa hoặc thìa).

+ Cháo loãng được coi là món không thể thiếu khi cúng cô hồn. Người ta tin rằng món này dành cho những linh hồn bị đày đọa phải mang một thực quản nhỏ hẹp không thể nuốt được thức ăn thông thường.

Nếu không muốn cúng chúng sinh tại nhà thì các gia đình có thể cúng tại chùa, tất cả các chùa dịp này đều làm lễ cúng chúng sinh.

Nên cúng rằm tháng 7 vào ngày nào, giờ nào?

Theo xu hướng chung các gia đình thường cúng Rằm tháng Bảy từ ngày mùng 10 tháng bảy âm lịch đến trước ngày chính rằm …