Top 3 # Mâm Cơm Cúng Ngon Xem Nhiều Nhất, Mới Nhất 3/2023 # Top Trend | Iseeacademy.com

Cách Luộc Gà Ngon Nhất, Cho Mâm Cơm Cúng Đẹp Mắt

Cách luộc gà ngon nhất, đẹp mắt và hấp dẫn nhất

* Lưu ý: Không chọn những con mào tím tái, mắt lờ đờ, chân lạnh, ủ rũ, dáng vẻ mệt mỏi, đầu lúc nào cũng chúi xuống dưới, chảy nước dãi, hậu môn to, phân trắng loãng… Đó là gà bị ốm, có bệnh.

– Gia vị: nghệ, gừng, hành, mỡ gà.

– Dây lạt.

II. Chi tiết cách luộc gà ngon nhất, đẹp mắt nhất

– Bước 1: Để có con gà cúng đẹp, bạn cần phải mổ moi, làm sạch. Sau khi làm gà xong cần rửa sạch tiết để nước không bị đục. Khi luộc gà cần điều chỉnh sao cho đầu gà ngửa ra phía lưng, chân quặp vào phía sau bụng, hai cánh co tự nhiên (tốt nhất là dùng lạt buộc dáng trước khi bỏ vào nồi).

Bạn cần chuẩn bị một nồi to, lòng sâu, sau đó cho gà vào nồi, đổ nước lạnh ngập thân gà (Chú ý: không cho gà vào nước nóng vì da gà bị nóng đột ngột sẽ co lại, dễ bị rách), khi luộc để vung mở hé, đun lửa tới khi sôi lăn tăn (không để đến lúc sôi sùng sục) thì hớt bỏ bọt ra cho tiết vào luộc và cứ để thế khoảng 7- 8 phút. Nếu bạn để lửa to trong suốt quá trình luộc sẽ làm phần thịt ở đùi gà co tụt lên, khiến gà rất xấu.

– Bước 2: Gừng cạo vỏ, hành bóc vỏ đập dập sau đó bỏ vào nồi nước luộc gà rồi luộc tiếp (5 phút nếu là gà non để cúng Giao thừa, 10 phút với gà luộc để ăn hoặc gà già hơn).

Tắt bếp, đậy vung, ngâm gà trong nước thêm 5 phút (để kiểm tra xem gà chín chưa có thể dùng đầu đũa chọc vào gà, nếu đũa đâm xuyên dễ dàng, nước ứa ra không có màu đỏ là đã chín).

Gà nguội hoàn toàn mới chặt mỏng và dài bằng dao sắc và nặng, nhát chặt dứt khoát.

Mẹo để gà sau khi luộc trông ngon, bắt mắt – Cách luộc gà ngon nhất, đẹp mắt nhất!

– Muốn da gà giòn, khi vớt ra bạn thả ngay vào nước thật lạnh, khi nguội hẳn thì vớt ra, để ráo. Tùy thuộc vào gà to hay nhỏ mà bạn có thể tăng hoặc giảm thời gian luộc sao cho phù hợp.

– Muốn gà sau khi luộc vàng ươm nhìn hấp dẫn thì bạn chỉ cần giã nát củ nghệ rồi vắt lấy nước trộn với mỡ gà đã rán vàng. Khi thấy gà đã ráo nước thì quét một lớp hỗn hợp này dàn đều lên phần da gà. Đảm bảo gà luộc sẽ trông thật bóng bẩy và căng mượt nhìn rất hấp dẫn.

Cách pha nước chấm thịt gà luộc ngon nhất

– Nguyên liệu không thể thiếu bao gồm: lá chanh, bột canh, mì chính, hành khô, tiết gà đã luộc, hạt tiêu (nếu có hạt mắc khén thì càng tốt), ớt tươi, chanh.

Nhiều người nghĩ rằng hành tây cho vào sẽ không hợp, tuy nhiên hãy thử một lần đảm bảo bạn sẽ phải bất ngờ về vị ngon của nó khi chấm với thịt gà luộc đấy.

Bí Quyết Cho Mâm Cơm Tết Ngon, Khỏe

Theo lời khuyên của chuyên gia trong lĩnh vực vệ sinh an toàn thực phẩm, để có bữa ăn đảm bảo vệ sinh và an toàn cần đặc biệt chú ý các khâu lựa chọn và bảo quản thực phẩm.

Chọn thực phẩm tươi, sạch

Để lựa chọn được các loại thực phẩm tươi và sạch, trước hết người nội trợ cần dùng cảm quan về màu sắc, mùi vị của từng loại thực phẩm. Ngoài ra, chị em nên chọn mua thực phẩm nguồn gốc xuất xứ rõ ràng, uy tín, có chứng nhận đảm bảo an toàn vệ sinh.

Với các loại thịt, bà nội trợ nên chọn thịt gia súc màu đỏ tươi, thịt gia cầm màu trắng ngà hoặc vàng tươi. Các loại thịt cá phải có độ săn chắc, đàn hồi khi sờ vào, không chọn những loại có mùi hôi hoặc bị nhớt. Riêng cá và thủy hải sản cần lưu ý phân biệt giữa mùi tanh tự nhiên và hiện tượng hôi tanh do phân hủy.

Đối với rau củ quả, cần chọn các loại có màu sắc tươi sáng, không héo úa, giập nát hay có mùi hôi, lên men. Đặc biệt không chọn loại rau ăn lá có bề mặt quá nhẵn bóng và xanh mướt vì có thể vẫn còn tồn dư nhiều loại thuốc bảo vệ thực vật. Bà nội trợ cũng nên chọn các loại củ quả trơn nhẵn, màu sắc đồng nhất, không nên chọn rau củ quả đã cắt thái sẵn vì không thể quan sát được tình trạng ban đầu và lượng vitamin và khoáng chất trong thực phẩm có thể đã bị hao hụt.

Bảo quản thực phẩm đúng cách

Việc lưu trữ, bảo quản thực phẩm xuyên suốt những ngày Tết sao cho tươi ngon và giữ được giá trị dinh dưỡng luôn là vấn đề khiến các bà nội trợ đau đầu. Nguyên tắc đầu tiên là thực phẩm tươi sống và thức ăn đã nấu chín cần được để riêng biệt và bọc bảo quản cẩn thận trong tủ lạnh để tránh nguy cơ nhiễm khuẩn chéo.

Những thực phẩm đã chế biến nên được ăn ngay, không nên để ở nhiệt độ thường quá hai giờ. Thức ăn còn dư sau mỗi bữa nên được hâm nóng lại, để nguội rồi cho vào ngăn mát tủ lạnh, trước khi ăn phải nấu chín để phòng ngừa và tiêu diệt vi khuẩn gây ngộ độc.

Các thực phẩm đã nấu chín đặc trưng ngày Tết như thịt đông, giò chả và cả bánh chưng, bánh tét (nếu thời tiết nóng) nên được bảo quản trong ngăn mát tủ lạnh để tránh hư hỏng. Khi dùng có thể lấy bánh chưng, bánh tét ra khỏi tủ lạnh và luộc, hấp hoặc rán lại trước khi ăn. Với dưa hành, củ kiệu đã ngâm sẵn, cần bảo quản nơi thoáng mát hoặc trong ngăn mát tủ lạnh.

Thức ăn sống cũng cần được sơ chế sạch, loại bỏ các phần giập nát trước khi cho vào tủ lạnh, bảo quản trong bao hoặc hộp kín để tránh ảnh hưởng mùi vị và độ tươi. Có thể dự trữ thức ăn ở ngăn đông trong 2 tháng nhưng phải dùng hết khi rã đông để tránh bị hư hỏng khi trữ đông trở lại. Tốt nhất, các bà nội trợ nên chia nhỏ thực phẩm đủ dùng cho mỗi bữa, đựng trong hộp hoặc túi bảo quản thực phẩm chuyên dụng, có thể dán hoặc viết thêm ghi chú để tiện rã đông và sử dụng.

Chọn dầu ăn tốt cho sức khỏe

Dù là các món ăn hiện đại mang tính chất “chống ngán” như gỏi (nộm) hay các món truyền thống Tết đặc trưng vùng miền như chả giò (nem rán), canh măng, cá kho, canh khổ qua thì dầu ăn luôn là sản phẩm có mặt trong hầu hết công thức chế biến với vai trò giúp tăng thêm hương vị hoặc gia nhiệt làm chín thực phẩm. Với nhiều ưu điểm trong thành phần dinh dưỡng và quy trình sản xuất, dầu ăn tinh luyện từ cá là là một trong những lựa chọn để chế biến các món ăn Tết hấp dẫn, có lợi cho sức khỏe.

Tinh luyện từ cá trên dây chuyền sản xuất nhập khẩu từ châu Âu (Bỉ), Ranee là sản phẩm dầu ăn cao cấp được nhiều bà nội trợ tin dùng. Công nghệ tinh luyện bằng phương pháp vật lý giúp Ranee lưu giữ các dưỡng chất từ cá như Omega 3, DHA/EPA và vitamin E tự nhiên tốt cho sức khỏe tim mạch, trí não và chống lão hóa, bổ sung vitamin A giúp sáng mắt.

Đại diện thương hiệu cho biết thêm, dầu ăn cao cấp Ranee từ cá có độ bền nhiệt cao giúp thực phẩm không dễ bị cháy khét và hạn chế sản sinh các chất gây hại khi chiên xào ở nhiệt độ cao. Nhờ chứa các axit béo chưa no nhiều nối đôi, Ranee giúp các món ăn Tết vốn nhiều đạm và tinh bột trở nên dễ thơm ngon hơn, giúp cơ thể dễ hấp thu các chất dinh dưỡng – đặc biệt là các vitamin tan trong dầu.

Nguyễn Phượng

Gợi Ý Mâm Cơm Ngon Suýt Xoa Ngày Mưa Gió

Thịt ếch ngon nhất khi được xào ngấm gia vị, vừa đủ chín, không bị tái hoặc bị chín khô. Đặc biệt lưu ý, ếch phải ăn khi còn nóng hổi mới không bị tanh.

Nguyên liệu làm ếch xào măng gồm: Ếch, măng củ, bột ớt, bột nghệ, tỏi băm, ớt tươi, sa tế, hành lá, dầu hào, các loại gia vị.

Cách làm ếch xào măng cay như sau:

– Bắc nồi nước lên bếp, cho tý muối và luộc sơ măng trong 15 phút, sau đó xả qua nước lạnh rồi để thật ráo. Khi măng khô, cắt măng thành những khúc dài mỏng, vừa ăn.

– Ếch sơ chế sạch, lọc da, bóp sạch thịt ếch với muối vài lần, sau đó chặt thành miếng vừa ăn. Ếch sau khi sơ chế ướp với tỏi băm, bột nghệ, hạt nêm khoảng 25-30 phút cho ngấm gia vị.

– Bắc chảo lên bếp, làm nóng dầu, cho tỏi băm vào phi thơm rồi trút ếch vào chiên vàng, da giòn thì gắp ra dĩa, để ráo dầu.

– Tiếp tục cho tỏi vào chảo, đổ măng vào xào, nêm gia vị cho ngấm. Sau khi thấy măng ngấm thì cho thịt ếch vào xào chung, nêm thêm ớt, gia vị và 1 muỗng cafe dầu hào, sa tế vào cho đậm đà, kích thích khẩu vị.

– Trước khi cho ếch ra đĩa bạn rắc hành, ngò gai vào cho thơm ngon và đẹp mắt hơn.

2. Cải thảo xào nấm

Nguyên liệu làm cải thảo xào nấm gồm: Cải thảo, nấm hương, tỏi, hành tím, dầu hào, hạt nêm.

Cách làm cải thảo xào nấm như sau:

– Cải thảo rửa sạch, cắt khúc nhỏ vừa ăn.

– Nấm hương ngâm nở, vớt ra rửa sạch, để ráo.

– Bắc chảo lên bếp, khi dầu nóng cho tỏi, hành tím băm nhỏ vào phi thơm, sau đó cho cải thảo vào xào, nêm thêm chút hạt nêm, khi cải thảo hơi se thì cho nấm hương vào đảo cùng, thêm dầu hào cho đậm đà, xào khoảng 3 phút thì tắt bếp.

3. Nộm dứa dưa chuột

Nguyên liệu làm nộm dứa dưa chuột gồm: Dưa chuột, dứa, tỏi, ớt băm, nước mắm, đường, chanh, rau mùi, đậu phộng giã dập.

Cách làm nộm dứa dưa chuột như sau:

– Dưa chuột rửa sạch, ngâm muối, nên để nguyên vỏ mới giòn ngon. Sau khi ngâm muối thì cắt lát mỏng 1cm.

– Dứa gọt vỏ, bỏ mắt, cũng đem thái lát mỏng.

– Trộn dứa với dưa chuột vào nhau, thêm xíu muối rồi xóc đều cho ngấm khoảng 3- 5 phút.

– Pha hỗn hợp nước mắm trộn nộm theo tỉ lệ: 1 muỗng nước mắm, 2 thìa đường, 1 thìa tỏi băm, 1 thìa ớt băm, 1,5 thìa nước cốt chanh. Hòa tan vào nhau.

– Trộn hỗn hợp dưa chuột với nước mắm đường, để 5 – 7 phút cho ngấm, sau đó rắc rau mùi thái nhỏ lên trên, thêm đậu phộng cuối cùng.

4. Canh rau ngót nấu thịt băm

Nguyên liệu cần chuẩn bị: Rau ngót, thịt băm, hạt nêm, dầu ăn, muối gia vị, hành tím.

Cách làm rau ngót nấu thịt băm như sau:

– Rau ngót rửa sạch, để ráo nước.

– Thịt băm đem ướp với 1 chút muối cho ngấm gia vị.

– Bắc nồi lên bếp, đảo qua thịt băm với hành tím cho se lại. Thêm nước lạnh vào nồi thịt đun sôi lên thì thả rau ngót vào. Sau cùng bạn thêm hạt nêm cho vừa miệng rồi tắt bếp.

Quỳnh Nguyễn (Tổng hợp)

Mâm Cơm 4 Món Ngon Lành Cho Ngày Mưa Gió

Bữa cơm hôm nay gồm các món ăn sau:– Cá chim trắng chiên muối ớt– Canh bí xanh nấu tôm khô– Da heo xào giá– Thơm (dứa) ngọt tráng miệng

Cách nấu các món ăn này như sau:

1. Cá chim trắng chiên muối ớt Nguyên liệu:– 500 gram cá chim hồng (22.000 đồng)

– Gia vị (2.000 đồng) gồm:+ 2 muỗng cà phê muối ớt+ 100 ml dầu ăn+ 1 muỗng canh nước tương+ ½ muỗng cà phê đườngCách làm: – Cá chim hồng cắt bỏ mang, đuôi và vây cá, rửa sạch, để ráo.– Dùng dao khứa 4 đường trên mình cá, xát muối ớt vào để ngấm 15 phút.– Bắc chảo dầu lên bếp, dầu nóng, cho cá vào chiên trên lửa vừa.– Khi cá chín vàng 2 mặt thì hòa tan nước tương và đường cát đổ lên trên mặt cá. – Con cá lúc này ngấm đều gia vị, béo bùi và thơm lừng, rất hấp dẫn.

2. Canh bí xanh nấu tôm khôNguyên liệu: – 500 gram bí xanh (7.000 đồng)

Lưu ý: Chọn loại bí đỏ còn non, sẽ giúp món canh có vị thanh ngọt.– 50 gram tôm khô (4.000 đồng)

– Gia vị (2.000 đồng) gồm:

+ 3 tép hành lá+ 1 muỗng canh dầu ăn+ Muối, bột nêm, tiêuCách làm:– Bí xanh rửa sạch với nước muối, không gọt vỏ, không bỏ ruột và hạt bí (vì vỏ bí, ruột bí non rất mềm, thơm và nhiều dưỡng chất). Thái bí thành từng lát nhỏ.– Tôm khô ngâm nước, rồi vớt ra giã dập.– Bắc nồi lên bếp, cho tí dầu ăn vào phi thơm đầu hành, cho tiếp bí vào xào nhanh, rồi đến tôm khô và gia vị, đảo nhanh tay. Tiếp đó cho nước nóng vào nồi, đun sôi, nêm nếm lại gia vị cho vừa ăn là được. – Múc canh bí ra tô dùng nóng, tô canh thanh ngọt, mát lành, cả nhà đều thích.

3. Da heo xào giáNguyên liệu: – 200 gram da heo (4.000 đồng)– 150 gram giá (5.000 đồng)– ½ củ cà rốt (2.000 đồng)

– Gia vị (2.000 đồng) gồm:+ 2 tép hành lá+ Muối, bột nêm, tiêuCách làm:– Da heo rửa sạch với nước muối và chanh, đem luộc khoảng 7 phút. Vớt da heo ra để ráo, cắt cọng nhỏ dài bằng nửa ngón tay.– Cà rốt gọt vỏ, rửa sạch, cắt khúc dài. Rửa giá thật sạch với nước muối loãng, để ráo.– Đặt chảo lên bếp, cho dầu ăn vào phi thơm đầu hành, cho cà rốt vào xào nhanh tay trên lửa vừa, tiếp tục cho lần lượt da heo và giá vào xào, cho gia vị rồi nêm nếm vừa ăn, cuối cùng cho hành lá vào rồi tắt bếp.– Cho món xào ra đĩa, rắc thêm tí hạt tiêu. Vị béo giòn của da heo kết hợp với vị ngọt tự nhiên của giá, cà rốt tạo nên món xào rất hấp dẫn.

4. Thơm (dứa) ngọt tráng miệngMua 6.000 đồng trái dứa, để ngăn mát tủ lạnh. Vị chua chua, ngọt ngọt của dứa rất hợp mới bữa cơm này.

Chủ bếp Thúy Nguyễn