Top 4 # Mâm Cúng Táo Quân Gồm Những Gì Xem Nhiều Nhất, Mới Nhất 3/2023 # Top Trend | Iseeacademy.com

Mâm Cỗ Cúng Táo Quân Gồm Những Gì?

Mâm cỗ cúng Táo quân thường gồm hai mũ Ông Táo có hai cánh chuồn và một mũ dành cho Táo Bà không có cánh chuồn, ba cái áo bằng giấy và một con cá chép. Vì sao cúng Táo quân?

Ngày 23 tháng Chạp hàng năm, người dân lại làm mâm cỗ cúng táo quân để tiễn ông Táo về trời, trình báo mọi việc xảy ra trong gia đình với Ngọc Hoàng. Như nhiều nước châu Á, người Việt thường cúng Táo Quân rất cẩn thận và chu đáo, song không phải ai cũng hiểu chuẩn bị mâm cỗ cúng táo quân gồm những gì.

Mâm cỗ cúng táo quân xuất phát từ câu chuyện cảm động về tấm lòng thủy chung của 3 vị thần, gồm thần Đất, thần Nhà, thần Bếp, thường được gọi chung là Táo Quân. Việc thờ cúng ông Táo hay Táo Quân là thể hiện mong muốn Táo Quân sẽ giúp họ giữ “bếp lửa” trong gia đình luôn nồng ấm và hạnh phúc.

Lễ vật cúng táo quân

Lễ vật cúng Táo Quân thường gồm hai mũ Ông Táo có hai cánh chuồn và một mũ dành cho Táo Bà không có cánh chuồn, ba cái áo bằng giấy và một con cá chép (còn sống hoặc bằng giấy) để làm phương tiện Táo Quân về trời. Để giản tiện, có người chỉ cúng tượng trưng một cỗ mũ Ông Công (có hai cánh chuồn) đi kèm với một chiếc áo và một đôi hia bằng giấy.

Chuẩn bị 3 bộ mũ, áo và hia Táo Quân.

Khi mua đồ vàng mã, cần lưu ý màu sắc của mũ, áo hay hia Táo Quân thay đổi hàng năm theo ngũ hành:

Năm hành kim thì dùng màu vàng; Năm hành mộc thì dùng màu trắng; Năm hành thủy thì dùng màu xanh;

Năm hành hỏa thì dùng màu đỏ; Năm hành thổ thì dùng màu đen.

Mâm cỗ cúng táo quân

Tùy theo gia cảnh mỗi nhà, mâm cúng Táo Quân thường có: cỗ mặn, bánh kẹo, trầu cau, rượu. Hương, đèn nến, lọ hoa tươi, đĩa ngũ quả tươi.

Mâm cỗ mặn cúng Táo Quân nên được đặt ở trong bếp với các món:

1 đĩa gạo; 1 đĩa muối; 5 lạng thịt vai luộc; 1 bát canh măng; 1 đĩa xào thập cẩm; 1 đĩa giò; 1 con cá chép rán (hoặc cá chép sống); 1 đĩa xôi gấc, 1 đĩa hoa quả; 3 chén rượu; 1 quả cau, lá trầu; 1 lọ hoa cúc; 1 tập giấy tiền, vàng mã.

Cũng có thể thay thịt vai luộc bằng một con gà luộc ngậm hoa hồng hoặc thay đổi các món canh như canh măng, canh mọc, canh bóng… và chuẩn bị những món hơi khác nhưng cũng vẫn giữ được truyền thống và bản sắc như: bánh chưng, xôi vò, thịt đông, nem rán, cá kho,thịt kho tàu, giò xào, hành muối, trà, rượu…

Lễ cúng táo quân thường diễn ra trước 12h trưa ngày 23 tháng Chạp (tức ngày 23 tháng 12 âm lịch), sau khi bày lễ, thắp hương và khấn vái xong, đợi hương tàn lại thắp thêm một tuần hương nữa, lễ tạ rồi hóa vàng mã và thả cá chép ra ao, hồ, sông, suối… để thả cá chở ông Táo lên chầu Trời.

(Theo báo Đầu tư)

Tết Ông Công, Ông Táo: Mâm Cúng Táo Quân Gồm Những Gì?

Lễ cúng Táo quân thường diễn ra trước 12h trưa

Đồ cúng tùy thuộc vào từng vùng, miền

Việc c huẩn bị đồ cúng ông Công ông Táo tùy thuộc vào phong tục của từng vùng miền, hoàn cảnh của từng gia đình. Mâm cỗ không cần cầu kỳ nhưng cần sự trang trọng, chu đáo, thể hiện tấm lòng thành của gia chủ trước bàn thờ vị thần cai quản đất đai và vị thần cai quản bếp núc.

Phương tiện để Táo Quân lên trời là cá chép vàng. Tết ông Công ông Táo làm to nhỏ, chay hay mặn tùy từng gia đình nhưng dứt khoát phải có bộ mã Táo Quân mới. Mỗi gia đình cần sắm lễ bao gồm: Một mâm cỗ mặn hoặc cỗ chay, bánh kẹo, trầu cau, rượu, hương thơm, hoa quả, ba bộ mũ áo, hia hài Táo Quân cùng vàng nén và ba con cá chép sống để Táo Quân cưỡi bay lên trời. Việc sắm lễ này phải đầy đủ và chu đáo, tuy nhiên phải tránh lãng phí tiền bạc và không nhất thiết phải mua sắm nhiều lễ, đặc biệt là mua vàng mã. Mọi việc là do thành tâm, chứ không phải do mâm cao cỗ đầy mới tỏ lòng thành của con cháu.

Mâm cỗ cúng Táo Quân không cần cầu kỳ nhưng cần sự trang trọng, chu đáo

Ba bộ mũ áo, hia (hài) Táo Quân cùng một số thoi vàng bằng giấy. Người ta thường mua hai mũ Ông Táo có hai cánh chuồn và một mũ dành cho Táo Bà không có cánh chuồn. Để giản tiện, cũng có khi người ta chỉ cúng tượng trưng một cỗ mũ ông Công (có hai cánh chuồn) kèm theo một chiếc áo và một đôi hia bằng giấy… Những đồ này sẽ được đốt đi sau lễ cúng ông Táo vào ngày 23 tháng Chạp cùng với bài vị cũ. Sau đó lập bài vị mới cho Táo Công.

Nên đọc

Cá chép sống, ngụ ý “cá hóa long” nghĩa là cá sẽ biến thành Rồng đưa ông Táo về trời. Theo tục xưa, những nhà có trẻ con còn cúng thêm một con gà luộc. Gà này phải là loại gà cồ mới tập gáy. Mâm cúng ông Táo thường được đặt ở trong bếp, khi cúng nên nổi lửa trên bếp.

Thời điểm cúng ông Công, ông Táo

Lễ cúng ông Táo cần phải được tiến hành trước khi ông Táo bay về trời báo cáo Ngọc hoàng, tức là trước 12h trưa ngày 23 tháng Chạp.

Sau khi bày lễ, thắp hương và khấn vái xong, đợi hương tàn lại thắp thêm một tuần hương nữa, lễ tạ rồi hóa vàng mã và thả cá chép ra ao, hồ, sông, suối… để thả cá chở ông Táo lên chầu Trời. Cá chép được coi là linh vật đưa Táo quân lên trời, vì vậy khi cúng lễ nên đặt cá chép ở gần khu vực thờ cúng. Nếu có ban thờ trong bếp thì đặt ở khu bếp, còn chưa có thì đặt gần ban thờ thần linh trong nhà.

Lưu ý khi đi thả cá chép:Khi thả cá chép, nhiều gia đình cũng thả cả tro cúng Táo quân xuống nước, nhưng để bảo vệ môi trường, hành động này không nên thực hiện. Dù thả cá chép ở đâu, hãy nhớ bảo về môi trường nước, tuyệt đối không vứt túi nilon, chân, tàn hương hay các vật dụng thờ cúng khác xuống sông hồ.

Thanh Tú H+ (Tổng hợp)

Lễ Vật Cúng Táo Quân 23 Tháng Chạp Bao Gồm Những Thứ Gì Cần Thiết Nhất?

Lễ vật cúng ông Công ông Táo ngày 23 tháng Chạp bao gồm những gì?

Tại sao lại cúng Táo Quân vào ngày 23 tháng Chạp hằng năm?

Xưa có hai vợ chồng son, nhà nghèo sống bằng nghề làm mướn. Một năm trời làm đói kém khắp nơi, người chồng từ biệt vợ đi kiếm ăn nơi khác, hẹn sau 3 năm không về thì vợ đi lấy chồng khác.

Người vợ ở nhà may mắn được một nhà giàu cưu mang nên thoát khỏi trận đói. 3 năm qua chồng nàng vẫn không về. Vợ người chủ qua đời. Sau 3 năm đoạn tang, nàng chờ thêm 1 năm nữa mới nối duyên với ông chủ tốt bụng. Được 3 tháng thì chồng cũ trở về, tìm đến an ủi và từ biệt. Người vợ nài nỉ và người chồng mới xin trả lại vợ, nhưng chàng nhất quyết ra đi. Rồi chàng treo cổ tự vẫn. Người vợ cảm thấy vì mình mà chồng cũ chết nên trầm mình xuống ao. Người chồng mới cũng tự dằn vặt mình nên uống thuốc độc tự tử.

Chuyện tình của họ làm Diêm vương cảm động, ngài đã hóa phép cho họ thành ba ông đầu rau để ngọn lửa luôn đốt nóng tình yêu và họ được sống gần nhau mãi mãi. Đồng thời phong cho 3 người chức Táo Quân trông nom bếp núc của từng nhà trên trần thế… coi sóc cuộc sống. Và cứ 23 tháng Chạp hàng năm thì cưỡi cá chép lên thiên đình bẩm tấu với Ngọc Hoàng mọi việc tốt xấu của gia chủ. Từ đó người dân Việt Nam lấy ngày này làm Tết Táo Quân.

Mâm cỗ cúng lễ tiễn ông Táo về trời chay hay mặn?

Theo Đại đức Thích Minh Sơn (trụ trì chùa Kim Cổ 73 Đường Thành và Đền Hỏa thần 30 Hàng Điếu – Hà Nội), lễ vật cúng Táo Quân là do Tâm tạo nên. Thông thường, những người theo đạo Phật giữ giới không sát sinh thì cúng chay, còn người bình thường hay cúng lễ mặn.

Theo dân gian, lễ mặn cúng Táo Quân thường có 1 con gà trống luộc, hoặc 1 miếng thịt luộc (thịt vai, hoặc 1 khoanh giò), 1 đĩa xôi, 1 đĩa xào, 1 bát canh). Hoa quả (nên là ngũ quả, hoặc 1 loại có 5 quả), 5 bông hoa nhiều màu, trầu cau, rượu. Nếu có thể, mua 1 con cá chép sống để bên cạnh làm lễ để tiễn Táo công. Ngoài ra còn có hương đăng trà quả, 5 lễ tiền vàng, bánh kẹo tùy tâm.

Theo ông Nguyễn Đức Thiêm, CLB tâm linh Phương Đông (Trung tâm nghiên cứu tiềm năng con người), sau khi bày lễ thì thắp 1 nén hương và khấn thỉnh (bài khấn Tết Táo Quân được in trong sách, bán ở các chùa).

Nén hương cháy được 1/3 thì thắp 3 nén hương nữa. Đợi 3 nén hương này cháy 2/3 thì tạ lễ, hóa vàng mã và thả cá chép ra ao, hồ… phóng sinh để cá chép hoá rồng, làm phương tiện để các Táo Quân lên chầu trời. Xưa, những nhà có trẻ con còn cúng một con gà luộc thuộc loại gà cồ (tức gà mới lớn, đang tập gáy), ngụ ý nhờ Táo Quân xin Ngọc Hoàng cho đứa trẻ có nhiều nghị lực và sinh khí hiên ngang như con gà cồ. Ở miền Trung, miền Nam, lễ vật đơn giản hơn. Người dân thường cúng mũ, áo và đôi hia bằng giấy.

Cũng theo Đại đức Thích Minh Sơn, không nên đốt nhiều tiền vàng mã trong ngày cúng Táo Quân. Tục đốt vàng mã không phải của Phật giáo, mà theo quan niệm dân gian của Trung Quốc. Người Việt cũng bị ảnh hưởng bởi quan niệm này. Đốt mã nhiều trong ngày cúng Táo Quân không chỉ lãng phí mà còn ảnh hưởng xấu đến môi trường, không có lợi cho sức khỏe. “Nếu mọi người mang tiền đốt mã đi làm từ thiện sẽ quý hơn rất nhiều”- Đại đức Thích Minh Sơn chia sẻ.

Nên cúng tiễn ông Táo về trời bằng cá chép giấy hay cá sống?

Xưa kia mâm cúng Táo Quân ở Bắc Bộ thường có cá chép kho, rán, hoặc làm gỏi với gửi gắm sang năm mới có cuộc sống no đủ, may mắn hơn. Tục này dần chuyển thành cá chép sống, sau khi làm lễ cúng sẽ mang ra ao, hồ phóng sinh. Những năm trở lại đây, để thuận lợi, nhiều người chuyển sang dùng cá giấy, cúng xong là hoá vàng.

Theo Đại đức Thích Minh Sơn, cá giấy hay cá chép sống đều được cả, tùy vào sự tiện lợi của gia chủ. Nhà Phật có câu Nhất thiết do tâm tạo (cái gì cũng do con người tạo nên). Người dân bày tỏ lòng thành với các bậc tiền nhân theo quan niệm và cái Tâm chứ Phật thánh không bảo phải cúng cái này, cái kia. Việc cúng cá chép sống hay giấy chỉ là do con người mượn để gửi tâm tư tình cảm, quan niệm sống vào đấy. Nếu cúng cá chép sống, gia chủ nên thả ở sông hay hồ lớn. Lưu ý nên bắt cá ra tay rồi thả xuống nước chứ không vứt cả túi nilon xuống sông, hồ rất mất vệ sinh, ô nhiễm môi trường.

Mâm Cỗ Cúng Ông Công Ông Táo Gồm Những Gì?

BNEWS Cứ đến ngày 23 tháng Chạp hàng năm các gia đình lại sửa biện lễ vật, mâm cỗ cúng tiễn ông Công ông Táo chầu trời.

Quan niệm dân gian cho rằng mâm cúng ông Công ông Táo là lễ tiễn các vị quan cai quản đất đai và bếp núc lên báo cáo với Ngọc Hoàng về việc làm tốt xấu của gia chủ. Phong tục này đã được người Việt Nam truyền từ thế hệ này sang thế hệ khác như một nét bản sắc văn hóa độc đáo của nước ta.Mâm cỗ cúng ông Công ông Táo không cần cầu kỳ nhưng lại cần sự trang trọng, chu đáo, thể hiện được tấm lòng thành của gia chủ trước bàn thờ vị thần cai quản đất đai và vị thần cai quản bếp núc. Tùy thuộc vào điều kiện và gia cảnh, mỗi gia đình có thể chuẩn bị lễ cúng ông Công, ông Táo phù hợp.Theo dân gian, lễ vật cúng Táo quân chắc chắn không thể thiếu 3 chiếc mũ ông Công, ông Táo: hai chiếc mũ ông Táo có cánh chuồn, một chiếc mũ bà Táo không có cánh chuồn. Cả ba mũ đều được trang trí lóng lánh và sặc sỡ. Ở nhiều nơi người ta chỉ sử dụng một chiếc mũ có cánh chuồn để tượng trưng kèm theo áo và đôi hia giấy. Màu sắc áo mũ của ông Công ông Táo thay đổi theo ngũ hành.Để đơn giản, cũng có khi người ta chỉ cúng tượng trưng một cỗ mũ ông Công (có hai cánh chuồn) lại kèm theo một chiếc áo và một đôi hia bằng giấy.Những đồ vàng mã như mũ, áo, hia và một số vàng thoi bằng giấy sẽ được đốt đi sau lễ cúng ông Táo vào ngày 23 tháng Chạp cùng với bài vị cũ. Sau đó người ta sẽ lập bài vị mới cho Táo Công.Ngoài ra, một tập tục nữa vẫn được nhiều người miền Bắc duy trì là cúng một con cá chép sau đó “phóng sinh” (thả ra sông hồ) với ngụ ý “cá chép hóa rồng”, làm phương tiện đưa ông Táo về chầu Trời.Ở miền Trung, người ta cúng một con ngựa bằng giấy với yên, cương đầy đủ. Còn ở miền Nam thì đơn giản hơn, chỉ cúng mũ, áo và đôi hia bằng giấy là đủ.Bên cạnh những lễ vật vàng mã, các gia đình còn chuẩn bị một mâm cỗ đủ đầy để tiễn Táo quân. Tùy theo từng gia cảnh, ngoài các lễ vật chính kể trên, người ta hoặc làm mâm cỗ mặn (với xôi gà, chân giò luộc, các món nấu nấm, măng…) hay lễ chay (với trầu cau, hoa, quả, giấy vàng, giấy bạc…) để tiễn Táo Quân.Một mâm cỗ mặn cúng ông Táo thường bao gồm: đĩa gạo- muối, thịt vai luộc hoặc gà luộc ngậm hoa hồng, cá chép rán hoặc cá chép sống, bát canh mọc hoặc canh măng, đĩa xào thập cẩm, đĩa giò, đĩa xôi gấc hoặc bánh chưng, đĩa chè kho, đĩa hoa quả, ấm trà sen, 3 chén rượu, quả bưởi, quả cau, lá trầu, 1 lọ hoa đào nhỏ, 1 lọ hoa cúc, 1 tập giấy tiền, vàng mã…Theo các chuyên gia phong thuỷ, lễ cúng ông Táo cần phải được tiến hành trước khi ông Táo bay về trời báo cáo Ngọc hoàng, tức là trước 12h trưa ngày 23 tháng Chạp. Vì vậy, tùy theo điều kiện thời gian của từng nhà có thể cúng ông Táo vào trưa, tối ngày 22 tháng Chạp hoặc sáng ngày 23 tháng Chạp.

Ngày 23 tháng Chạp năm nay sẽ rơi vào ngày thứ 5 tuần tới (tức 8/2/2018 dương lịch).

Sau khi bày lễ, thắp hương và khấn vái xong, đợi hương tàn lại thắp thêm một tuần hương nữa, lễ tạ rồi hóa vàng mã và thả cá chép ra ao, hồ, sông, suối… để thả cá chở ông Táo lên chầu Trời.

BNEWS Cứ đến ngày 23 tháng Chạp hàng năm các gia đình lại sửa biện lễ vật, mâm cỗ cúng tiễn ông Công ông Táo chầu trời.

Quan niệm dân gian cho rằng mâm cúng ông Công ông Táo là lễ tiễn các vị quan cai quản đất đai và bếp núc lên báo cáo với Ngọc Hoàng về việc làm tốt xấu của gia chủ. Phong tục này đã được người Việt Nam truyền từ thế hệ này sang thế hệ khác như một nét bản sắc văn hóa độc đáo của nước ta.Mâm cỗ cúng ông Công ông Táo không cần cầu kỳ nhưng lại cần sự trang trọng, chu đáo, thể hiện được tấm lòng thành của gia chủ trước bàn thờ vị thần cai quản đất đai và vị thần cai quản bếp núc. Tùy thuộc vào điều kiện và gia cảnh, mỗi gia đình có thể chuẩn bị lễ cúng ông Công, ông Táo phù hợp.Theo dân gian, lễ vật cúng Táo quân chắc chắn không thể thiếu 3 chiếc mũ ông Công, ông Táo: hai chiếc mũ ông Táo có cánh chuồn, một chiếc mũ bà Táo không có cánh chuồn. Cả ba mũ đều được trang trí lóng lánh và sặc sỡ. Ở nhiều nơi người ta chỉ sử dụng một chiếc mũ có cánh chuồn để tượng trưng kèm theo áo và đôi hia giấy. Màu sắc áo mũ của ông Công ông Táo thay đổi theo ngũ hành.Để đơn giản, cũng có khi người ta chỉ cúng tượng trưng một cỗ mũ ông Công (có hai cánh chuồn) lại kèm theo một chiếc áo và một đôi hia bằng giấy.Những đồ vàng mã như mũ, áo, hia và một số vàng thoi bằng giấy sẽ được đốt đi sau lễ cúng ông Táo vào ngày 23 tháng Chạp cùng với bài vị cũ. Sau đó người ta sẽ lập bài vị mới cho Táo Công.Ngoài ra, một tập tục nữa vẫn được nhiều người miền Bắc duy trì là cúng một con cá chép sau đó “phóng sinh” (thả ra sông hồ) với ngụ ý “cá chép hóa rồng”, làm phương tiện đưa ông Táo về chầu Trời.Ở miền Trung, người ta cúng một con ngựa bằng giấy với yên, cương đầy đủ. Còn ở miền Nam thì đơn giản hơn, chỉ cúng mũ, áo và đôi hia bằng giấy là đủ.Bên cạnh những lễ vật vàng mã, các gia đình còn chuẩn bị một mâm cỗ đủ đầy để tiễn Táo quân. Tùy theo từng gia cảnh, ngoài các lễ vật chính kể trên, người ta hoặc làm mâm cỗ mặn (với xôi gà, chân giò luộc, các món nấu nấm, măng…) hay lễ chay (với trầu cau, hoa, quả, giấy vàng, giấy bạc…) để tiễn Táo Quân.Một mâm cỗ mặn cúng ông Táo thường bao gồm: đĩa gạo- muối, thịt vai luộc hoặc gà luộc ngậm hoa hồng, cá chép rán hoặc cá chép sống, bát canh mọc hoặc canh măng, đĩa xào thập cẩm, đĩa giò, đĩa xôi gấc hoặc bánh chưng, đĩa chè kho, đĩa hoa quả, ấm trà sen, 3 chén rượu, quả bưởi, quả cau, lá trầu, 1 lọ hoa đào nhỏ, 1 lọ hoa cúc, 1 tập giấy tiền, vàng mã…Theo các chuyên gia phong thuỷ, lễ cúng ông Táo cần phải được tiến hành trước khi ông Táo bay về trời báo cáo Ngọc hoàng, tức là trước 12h trưa ngày 23 tháng Chạp. Vì vậy, tùy theo điều kiện thời gian của từng nhà có thể cúng ông Táo vào trưa, tối ngày 22 tháng Chạp hoặc sáng ngày 23 tháng Chạp.

Ngày 23 tháng Chạp năm nay sẽ rơi vào ngày thứ 5 tuần tới (tức 8/2/2018 dương lịch).

Sau khi bày lễ, thắp hương và khấn vái xong, đợi hương tàn lại thắp thêm một tuần hương nữa, lễ tạ rồi hóa vàng mã và thả cá chép ra ao, hồ, sông, suối… để thả cá chở ông Táo lên chầu Trời.