【#1】Ví Giặm Đò Đưa, Ẩm Thực Xứ Nghệ
Bài viết của Phlanhoa
Trả lời câu hỏi của bạn [email protected], Tứ Kỳ – Hải Dương
***
Tôi xin nói thêm một chút về đạo thờ cúng. Ngày nay, nhiều người, nhiều nhà cứ nghe thầy cúng nói có bà cô tổ linh thiêng, theo phù hộ, thế là cuống quýt chi tiền nhờ thầy thỉnh cho bát hương, rồi chỉ chăm chắm hương khói vào bát hương này, mà quên rằng thờ cúng cũng phải có trật tự vai vế cao thấp. Nếu các bạn đã tin là ” có thờ có thiêng “, thì cũng nên tin, nếu trật tự trên bàn hương án gia tiên được phân minh rạch ròi, thì trật tự trong gia đình sẽ được duy trì, ông nói cha nghe, cha nói con nghe, đoàn kết và không cãi vã tranh dành quyền lợi lẫn nhau. Bà cô, ông mãnh dù linh thiêng mấy, cũng không thể tôn vinh làm bề trên của những bậc cha chú người lớn khác có công duy trì nòi giống. Đạo thờ cúng này cũng ví như đạo sống làm người của cháu con trên dương thế, dù giỏi giang thành đạt đến đâu, dù là vua một nước đi chăng nữa, khi về với gia đình, cũng phải trút bỏ xiêm y áo mũ để lạy cha, bẩm mẹ cho phải đạo sinh thành. Đó là đạo lý của người Việt, mà trong lịch sử không thiếu những trạng nguyên sau khi ứng thí đỗ đạt quay về đến đầu làng lại có hành động trút bỏ áo xống, rồi tự mình đi bộ chân trần vào làng là vậy.
Tôi cũng nhấn mạnh, tập tục người Việt cho rằng những trường hợp huyết sa (sảy thai) khi chưa thành hình người, thì linh hồn đó chưa có danh phận và nghĩa vụ với gia đình, dòng họ, nên không thờ cúng. Như vậy, bà cô, ông mãnh phải là người đã được sinh ra trên đời (dù sống trên trần gian vài giờ đến môt ngày). Bà cô, ông mãnh nhà nào, thờ trong nhà đó. Chỉ những trường hợp không còn người thờ phụng, mới đưa về nhà thờ họ để thờ phụng chung tại đó.
Sau khi xác định nhà mình thực sự có bà cô ông mãnh, mới được lập bát hương. Những trường hợp sinh ra được vài giờ, vài ngày đã yểu mệnh, chưa kịp đặt tên thì phải bày lễ đặt tên, bá cáo tiên tổ xin gia nhập làm người trong họ mạc, xong rồi lấy tên đó để làm bài vị. Hoặc bài vị ghi chung “Trần (Nguyễn, Lê, Trịnh…) Tiên cô, Tiên cậu”, thì sẽ thơ chung tất cả, phàm những ai là bà cô ông mãnh trong gia tộc đều được hưởng thụ. Trình tự lập bài vị và bát hương giống như bát hương gia tiên. Bát hương và bài vị của bà cô ông mãnh luôn luôn để ở vị trí thấp nhất trên bàn hương án tiên tổ.
Như vậy tôi đã trình bày xong câu hỏi “Bà cô ông mãnh là ai?” Kết bài tôi muốn nhấn mạnh thêm, nhiều người hỏi tôi rằng đi xem bói, thấy nói có bà cô theo, yêu cầu phải lập bát hương. Xin thưa, đó là mẹo vòi tiền của các thầy bói, không phải ai cũng được bà cô ông mãnh theo đâu, mà chỉ có những người mà lá số tử vi có sao ” cô thần” đóng tại cung mệnh, cung thân và cung phúc đức, mới có diễm phúc có bà cô ông mãnh phù hộ độ trì.
Khổng Tử nói: “Đức minh thắng số“, nghĩa là sự tỉnh táo, minh mẫn của một người giúp người đó vượt qua số phận;
Kinh Phật lại dạy “Đức năng thắng số“, nghĩa là năng làm nhiều điều thiện, phúc phần sẽ đến, tuổi thọ sẽ được gia tăng.
========================================
Trần Hữu Kiều
Phlanhoa phản hồi
Tiên Mãnh / Tiên Cô ở ngôi ông / bà thì gọi là Tổ mãnh / Tổ cô. Trường hợp cụ thể của nhà ta thì đề là :
Nguyễn văn hòa
Đỗ Minh Hiệu
Đặng Thế Huy
Nguyễn Thị Hằng
Coi ở đây
Bùi Mạnh Hùng
Con có một việc mong cô bót tý thời gian dúp con. Hiên nay con đang tu bổ lại phần mộ của dòng họ. Nhưng có một băn khoăn là. Có hai ngôi mộ của hai bà cô ngang hàng với bố con. Vậy xin cô dúp con nên khắc trên tấm bia như thế nào cho đúng. Nên ghi là Tiên cô Bùi Thị A hay ghi cô Bùi Thị A. Con mong cô chỉ dúp con để làm bia cho đúng. Rất chân thành cám ơn cô. Chúc cô khõe mạnh.
Phlanhoa phản hồi
Ghi giống như bia mộ của bố con. Tất cả họ đều là tiên, chứ không riêng gì hai bà cô mới là tiên. Xưa nay trên bia mộ không ghi tiên cô bao giờ.
Hoàng quang khang
Nguyễn Trọng Thái
Thanh ng
TRAN DAC HUNG
ONG MANH LA BE TREN CUA BA CO THI GOI NHU THE NAO?
Phlanhoa hồi đáp
Bát hương thì gọi chung là bà cô ông mãnh. Khi khấn, nữ thì gọi là Tiên cô, nam thì gọi là Tiên mãnh, vì không có gia đình nên quan niệm của nhân dân ta xưa không được coi là người lớn, cao thấp đều gọi tiên cô, tiên mãnh như nhau hết.
Trần quang Trụ
Xin hỏi em bố tôi không chồng chết có phải gọi là bà cô tổ không , có người nói phải hàng trên mới gọi là bà cô tổ . Cảm ơn
Phlanhoa phản hồi
tức là ông, Tổ nội tổ là ông nội, ngoại tổ là ông ngoại. Tổ cô tức là em gái, hoặc chị gái của ông nội mất khi chưa lập gia đình. Như vậy em của bố thì không phải tổ cô của bạn, nhưng là tổ cô của con bạn.
Trần Xuân Thành
Cháu xin chào cô ạ! Trước tiên, năm mới xin chúc cô và gia đình một năm mới an khang và thịnh vượng. Thưa cô! số là nhà cháu, là con trưởng trong chi họ nhà mình, trước nhà con có thờ 3 bát hương, một bên là bà cô, một bên là ông mãnh và bát hương thổ công ở giữa, đọc xong bài của cô con như được nhìn thấy ánh sáng mà trước nay con cảm thấy có gì đó không ổn, bây giờ con mới hiểu là nhà mình chưa có thờ gia tiên như vậy là sai quá phải không ạ? nay con có ý định bốc lại bát hương, theo đúng cô chỉ dẫn. Tuy nhiên trong hoàn cảnh gia đình nhà con thì con có một thắc mắc, mong cô chỉ bảo cho ạ. – Nhà con có một người con gái chết trẻ (con gọi bằng bà), tuy nhiên thực tế thì bà đã đi lấy chồng nhưng chỉ được duy nhất một ngày thì hôm sau bà mất vì bị đánh bom. con còn nghe bà nội con nói lại thì bà cô cũng chưa kịp động phòng, như vậy thì có được tính là bà cô không ạ? thứ nữa đã đi lấy chồng thì theo con hiểu thì cũng không nhất thiết mình phải thờ đúng không ạ? Con cảm ơn cô ạ.
Phlanhoa hồi đáp
Xin chào năm mới. Chúc mọi điều an lành!
Bà cô ấy của bạn thờ bên nhà chồng bà ấy, bởi họ đã cưới bà về thì bà đã là dâu con chính thức nhà bên ấy. Nếu bên ấy không thờ thì mình mới liệt vào hàng bà cô bên mình để thờ phụng. Bát hương bà cô và ông mãnh nên nhập vào làm một, bao nhiêu người cũng chỉ một bát thôi.
Trần Bình Sơn
Cảm ơn Bác Phlanhoa đã hồi âm cho cháu cũng như nhiều độc giả khác. Cháu nghĩ Bác là nam chứ không phải nữ, hìhì. Sau khi được Bác hồi âm, cháu quyết định nhờ Thầy chùa ở quê nhà cháu, bốc 3 bát hương. Chính giữa thờ thần linh, bên trái nhìn ra thờ gia tiên (ông nội cháu không phải là trưởng), bên phải nhìn ra thờ ông mãnh (không xác định được bà cô). Ngày rằm 15 tháng chạp này , từ 7_9 giờ sáng cháu làm lễ đặt bát hương (vì thầy chùa bốc từ trước để ngoài chùa). Giờ cháu chỉ hơi gợn là không xác định được bà cô. Cháu làm vậy, nếu có gì không đúng mong Bác cho lời khuyên. Cháu cảm ơn Bác, chúc Bác sức khỏe!
Phlanhoa phản hồi
Cháu phải tự tay bốc bát hương mới biết chắc là mình thờ ai chứ sao đích tôn lại đi nhờ thầy chùa, biết thầy bỏ gì vào trong đó mà thờ?
Bát hương bà cô ông mãnh không đặt ngang hàng với các bậc gia tiên khác được, mà phải đặt thấp hơn. Bà cô ông mãnh thờ chung một bát cháu à. Không có tên thì cứ đề bài vị là :” Trần Tiên cô, Trần tiên cậu” thì sẽ thờ chung được tất thảy những ai phàm là bà cô ông mãnh trong gia tộc đều được hưởng thụ.
Trần Bình Sơn
Cháu chào cô, mong cô giúp cháu vấn đề sau: Cháu cảm ơn cô! Cháu sinh năm 1983, Quý Hợi, là “đít nhôm” của ông bà nội, 2 ông bà và bố cháu đã mất, tất cả đã sang cát, bốc mộ rồi. Cháu được thông tin chính xác có 1 Bác trên bố cháu, sinh ra được mấy tháng thì mất. Nhưng không nhớ được mất khoảng tháng nào. Giờ cháu đã có ý định lập lại bàn thờ, nhưng rất băn khoăn về số bát hương, thờ những ai cho đúng chuẩn mực. Cháu rất mong cô giúp đỡ hồi âm sớm để cháu làm trong tháng này. Cháu chân thành cảm ơn cô, chúc cô sức khỏe!
Phlanhoa phản hồi
– Dù là bác, nhưng chưa có gia đình thì vẫn là ông Mãnh, nên vị trí thờ là bát hương ” bà cô ông mãnh ”
Trần Minh Phương
Chị giúp gia đình em một việc ạ: Bố em đi lễ ở một đền ở hà nội và có một người nói với bố em rằng nhà bố em đang ở có ông mãnh,ở trên đất nhà người ta mà ko biết đên người ta và ko cúng ông mãnh nên bao nhiêu năm qua ko làm ăn gì được,em cũng hiểu mong chị chỉ giúp cho gia đình em,người ta bảo bố em cúng vào ngày rằm tháng 7 này là tốt nhất.Ông mãnh đấy ko phải của dòng họ nhà em mà là ở tại đất bố mẹ em đang ở
Phlanhoa phản hồi
Chào bạn.
Tôi cũng xin lưu ý, gọi thầy đo cảm xạ học cũng chỉ nên nói với họ là nhờ đo trường khí xem thấp cao hay thôi, đừng nói với họ thầy nói thế này, thầy nói thế kia, dễ bị người ta dựa vào lời phán tiếp tục dọa dẫm để kiếm chác.
Việc cúng cô hồn, thì dù nhà không có vong cũng cứ nên cúng. Bởi đó là truyền thống làm việc thiện của nhân dân ta từ trước tới nay. Đồng thời cúng cô hồn để cầu xin sự bảo vệ cho ta khi lưu thông ngoài đường sá.
Việc cúng được làm như sau: mua âm binh, vàng mã, gạo muối, chè, cháo, bánh kẹo, xôi thịt, vv… Tóm lại là theo thành tâm của gia đình, có gì cúng nấy. Cúng ở ngoài ngõ (tuyệt đối không cúng cô hồn trong nhà), trong khoảng từ giờ dậu đến giờ tý ngày rằm tháng 7, là giờ mở cửa âm ti của Diêm Vương thì cô hồn mới được hưởng thụ.
Phan Văn Anh
Kính gửi chị phlanhoa! Xin cảm ơn chị và mong chờ bài viết của chị lắm!. Cá nhân tôi bây giờ rất lên án ba chuyện gọi hồn và các nhà ngoại cảm, rất u mê lộn xộn. Chuyện này nó tồn tại do dân mình bây giờ sống mất niềm tin mà trở nên mê tín. Rất cần nhiều người như chị để chỉ lối cho mọi người. Cảm ơn chị lần nữa! Mong rằng từ bài viết của chị chúng tôi sẽ biết nên thờ cúng Tổ cô thế nào cho quy củ và hợp đạo lý. Kính chúc chị và gia đình luôn bình an!
Phan Văn Anh
Khổng Mạc Thanh
Vũ Thị Thắng
Kính gửi Bác Phalanhoa
Cháu là Vũ Thị Thắng, hiện tại cháu đang sống ở Hà Nội. Cháu có một băn khoăn không hiểu về việc thờ bà cô, mong bác giải đáp giúp cháu. Cháu xin trân thành cảm ơn. Bố cháu có 2 người vợ (bố cháu đồng thời có cả 2 vợ chứ không bỏ người thứ nhất, lấy người thứ 2). Với vợ cả bố cháu có 6 người con, 1 trai và 5 gái, trong đó có 1 con gái bị mất từ khi 7 tuổi. Mẹ cháu là vợ thứ 2, có 2 con gái. Cháu là con út trong toàn bộ các con của bố cháu. Hiện tại tất cả các anh chị cháu đã lập gia đình và mọi người đều đã có con, có người có cả cháu, nói chung là đại gia đình cháu khá đông đúc. Chỉ có cháu là chưa lập gia đình. Bố cháu và vợ cả đều đã mất. Căn nhà của tổ tiên ông bà truyền lại cho bố cháu, và đến giờ là anh trai cháu ở quê là nơi thờ cúng. Anh trai cháu cũng đã có con trai và cháu trai. Hiện tại cháu đang sống cùng mẹ cháu ở Hà Nội. Khi còn sống thì bố cháu vẫn sống ở cả 2 nơi là nhà cháu ở Hà Nội và cả nhà ở quê. Gần đây cháu xem bói thì người ta nói rằng có bà cô trẻ (là chị em với cháu) hợp với cháu và cháu phải thờ cúng bà cô trẻ tại căn nhà ở Hà Nội nơi cháu đang sống thì mọi việc sẽ tốt. Cháu biết ngay bà cô trẻ này là chị gái con của bố cháu và vợ cả, tuy nhiên cháu cũng thấy rất băn khoăn như sau: – Bà cô trẻ theo như cháu đọc giải thích của bác trên trang vidamantinh thì “bà cô, ông mãnh nhà nào, thờ trong nhà đó. Chỉ những trường hợp không còn người thờ phụng, mới đưa về nhà thờ họ để thờ phụng chung tại đó”. Ở căn nhà thờ tổ tiên ông bà, bố cháu, vợ cả ở quê cũng có bàn thờ cho chị gái chết trẻ năm 7 tuổi của cháu (do vợ cả của bố cháu làm từ hồi chị ấy mất) và cháu thiết nghĩ việc thờ cúng chị ấy đầu tiên là phải do anh trai cháu đảm nhận, kế đến là con trai của anh ấy, rồi lại cháu trai của anh ấy. Cháu là con gái, lại chưa lập gia đình mà thờ chị cháu như vậy thì có bất hợp lý không ạ ? – Việc thờ chị ấy phải được thờ tại căn nhà ở quê là nơi chị ấy đã sinh ra và sống ở đó như bác đã giải thích ở trên chứ thờ tại ngôi nhà cháu đang sống ở Hà Nội thì có bất hợp lý không ạ ? Hơn nữa tại ngôi nhà cháu đang sống ở Hà Nội thì mẹ cháu mới là chủ gia đình và đang là người thờ cúng ông bà, cháu còn ít tuổi, đang sống phụ thuộc vào mẹ cháu thì thờ cúng bà cô trẻ (chị gái cháu) như vậy cũng có là việc bất hợp lý không ạ ? – Có người nói rằng cháu không được thờ như vậy, chỉ có thể đốt quần áo giấy cho chị ấy thôi và phải mang về quê, cúng ở bàn thờ chị ấy mới được chứ không thể cúng rồi đốt ở Hà Nội được. Cháu thấy ý kiến này có vẻ hợp lý hơn. Việc thờ cúng rất quan trọng, nếu thất thố hoặc làm không đúng đều rất không tốt cả, cháu không có hiểu biết về lĩnh vực này nên rất băn khoăn, kính mong bác giải đáp giúp cháu để cháu không bị sai lầm, cháu xin cảm ơn bác rất nhiều.
Để gửi ý kiến nhấp vào đây