Top 6 # Thờ Cúng Mẹ Quan Âm Xem Nhiều Nhất, Mới Nhất 5/2023 # Top Trend | Iseeacademy.com

Cách Bài Trí Bàn Thờ Mẹ Quan Âm? Mẫu Bàn Thờ Mẹ Quan Âm Đẹp

Với những người theo Phật, đặc biệt là khi thờ Phật tại gia họ luôn coi trọng việc bài trí trên bàn thờ sao cho đúng phong thủy, tôn nghiêm và đem lại may mắn. Vậy bài trí bàn thờ mẹ Quan Âm như thế nào mới đem lại sự tôn nghiêm và đúng phong thủy? Bài viết sau đây sẽ giúp bạn giải đáp thắc mắc này.

Sự tích xưa kể về mẹ Quan Thế Âm Bồ Tát

Sự tích về Quan Âm Thị Kính

Trong kiếp thứ 10 của Quan Âm Thị Kính, nàng đầu thai làm con gái trong một gia đình họ Mãng ở Cao Ly và được đặt tên là Thị Kính. Lớn lên với xinh đẹp, nàng được gả cho Thiện Sỹ. Một hôm, khi đang ngồi may vá, Thị Kính phát hiện có một sợi râu mọc ngược ở cằm chồng. Nàng liền tiện tay cầm kéo cắt đứt sợi râu. Cùng lúc đó, chồng nàng tỉnh dậy, vì nghĩ rằng Thị Kính muốn giết mình bèn hô hào hàng xóm.

Thị Kính không thể nào kêu oan vì cả chồng và gia đình chồng đều không chịu nghe nàng giải thích. Vì vậy, nàng đành quay trở về nhà bố mẹ đẻ và tu hành. Để được nhận vào chùa, Thị Kính đã cải nam trang, lấy pháp danh Kính Tâm.Tướng mạo tuấn tú của bà khiến nhiều tín nữ mến mộ, trong đó có Thị Mầu.

Thị Mầu là con gái của trưởng giả giàu có trong vùng, mến mộ và trêu ghẹo Kính Tâm nhiều lần nhưng không được đáp trả. Cũng cùng lúc đó, Mầu có thai với một người ở trong nhà. Thị Mầu bị tra hỏi, và khai rằng Kính Tâm là cha đứa bé trong bụng.

Điều này đã khiến Kính Tâm chịu tội oan thêm một lần nữa nhưng cũng không một ai tin nàng. Ít lâu sau, Thị Mầu sinh ra một bé trai và đem bỏ trước cửa chùa. Thị Kính thương người đã nhận đứa bé vào chùa để nuôi dưỡng. Đứa trẻ lên 3, Thị Kính bị bệnh nặng và không thể sống lâu nữa nên bà đã viết 2 bức thư: 1 bức cho ông bà Mãng – cha mẹ của Thị Mầu, còn 1 bức đưa cho sư cụ trong chùa.

Đọc xong thư, sư cụ cho người đi kiểm tra thi thể của Thị Kính và biết rằng nàng là gái giả trai. Biết tin đó, Thị Mầu đã tự tử vì quá xấu hổ. Sau khi chết, Thị Kính được đắc đạo và trở thành Quan Âm Bồ Tát, cứu độ và đem con nuôi về Nam Hải làm người phụng sự bên mình.

Sự tích về Quan Âm Diệu Thiện

Vào thời Nam Bắc Triều, nhà vua sinh được 3 công chúa xinh đẹp tuyệt trần đặt tên là Diệu Nhan, Diệu Âm và Diệu Thiện. Công chúa út là Diệu Thiện thông minh nhất nên được vua cha yêu thương. Diệu Thiện không chỉ xinh đẹp mà còn có tấm lòng lương thiện và tính cách dịu dàng, điềm tĩnh.

Khi đến tuổi kết hôn, vua cha đích thân chọn phò mã là những bậc anh tài tuấn tú trong thiên hạ cho Diệu Thiện. Công chúa lại từ chối nhiều lần bở nàng chỉ 1 lòng hướng về cửa Phật, mong được cứu độ chúng sinh. Vì vậy mà Diệu Thiện bị vua cha hạ lệnh giam ở phía sau hoàng cung. Nhà vua một mặt vờ cho phép nàng tu hành tại chùa Bạch Tước, một mặt ra lệnh cho sư sãi trong chùa thuyết phục nàng hoàn tục. Với ý chí và quyết tâm sắt đá, nàng không bị lung lay trước những lời thuyết phục đó.

Vua cha rất tức giận nên đã ra lệnh đốt chùa để giết nàng. Ngay lúc này, trời đột nhiên đổ mưa làm lửa bị dập tắt. Nhà vua lại ra lệnh xử chém nàng thì giông tố kéo đến, sấm sét đánh văng đao của đao phủ. Vua càng thêm tức giận, ra lệnh xử tử công chúa nhưng cũng đúng lúc đó, một con cọp trắng xuất hiện vad cõng công chúa đi đến chùa hương.

Từ đó về sau, Diệu Thiện tu hành tại chùa Hương, cảm hóa muông thú. Còn ở hoàng cung, nhà vua mắc bệnh nặng, hai bàn tay dần rơi rụng, mắt trở nên mù lòa. Biết tin, nàng cấp tốc về thăm cha và để cứu sống cha, nàng đã hi sinh đôi mắt và 2 cánh tay của mình.Sau khi chết đi, Diệu Thiện đắc đạo và trở thành Bồ Tát.

Ý nghĩa của bàn thờ Phật bà Quan Âm

Phật Quan Thế Âm Bồ Tát là đại diện của sự từ bi, nhân từ, cứu loài người trong nhân loại khỏi bể khổ. Ngài phù hộ cho con người được khỏe mạnh, tránh khỏi khổ đau, sống một đời hạnh phúc và bình an. Chính vì vậy, việc thờ Phật Quan Thế Âm Bồ Tát khá phổ biến và được nhiều người coi trọng.

Ở Phật Quan Âm, ta luôn thấy hiện lên gương mặt bình thản, không bị muộn phiền cuộc sống làm lo âu. Bởi vậy, mà người thờ Phật Quan Âm thường có mong muốn có một cuộc sống bình an, tự tại, và sống lương thiện. Ngoài ra, Phật Bà Quan Âm còn mang đến may mắn và sức khỏe và hạnh phúc.

Việc thờ tượng Phật Bà Quan Âm cũng phần nào thể hiện được đức tính tốt đẹp của người Việt Nam. Đức tính luôn hướng đến cái thiện, hướng đến những điều tốt đẹp trong cuộc sống.

Cách đặt tượng Phật bà Quan Âm trong nhà theo phong thủy

Vị trí nên lựa chọn đặt tượng Phật bà Quan Âm trong nhà

Tượng Phật Quan Âm cần được đặt tại nơi cao ráo, yên tĩnh, thanh tịnh nhất của ngôi nhà có thể là Bàn thờ Phật bà Quan Âm treo tường hoặc bàn thờ đứng. Gia chủ nên chuẩn bị, sắp xếp không gian thờ cúng trang nghiêm, sạch sẽ trước khi thỉnh tượng Phật Quan Âm về nhà, Kích thước bàn thờ Phật bà quan âm cần được đo đạc chuẩn phong thủy. Tượng Phật thường được đặt ở giữa bàn thờ.

Kiêng kỵ trong cách đặt tượng phật bà quan âm trong nhà:

– Tuyệt đối không đặt tượng Quan Âm hướng về các vị trí: cửa phòng ngủ, nhà vệ sinh, phòng ăn… hoặc quay mặt vào tường.

– Không đặt tượng Phật Quan Âm cùng các tượng Phật khác vì theo quan niệm, điều này là không tốt cho gia đạo.

– Đồ cúng Phật Bà Quan Âm: cúng bằng hoa quả, không cúng đồ mặn.

Hướng tốt đặt bàn thờ Phật bà Quan Âm theo mệnh của gia chủ

Hướng đặt bàn thờ Quan Âm Bồ Tát nên tránh hướng nhìn vào nơi tối tăm, u ám: nhà vệ sinh, nhà bếp, phòng ngủ… Các gia chủ thật cẩn thận khi đặt bàn thờ Phật bà quan âm.

Mệnh Kim: hướng đặt bàn thờ Phật bà quan là hướng Tây tứ trạch và bao gồm: Đông Bắc, Tây, Tây Bắc, Tây Nam.

Mệnh Mộc: Hướng đặt bàn thờ Phật trong nhà theo hướng Đông tứ trạch: Đông, Đông Nam, Nam, Bắc.

Mệnh Thủy: hướng đặt bàn thờ Phật bà quan âm là hướng Đông tứ trạch và tuyệt đối không đặt theo các hướng xấu: Tây, Tây Bắc, Tây Nam, Đông Bắc.

Mệnh Hỏa: hướng Đông, Nam, Bắc và Đông Nam và không chọn đặt bàn thờ Phật bà quan âm theo hướng: Tây Bắc, Tây Nam, Đông Bắc và Tây.

Mệnh Thổ: hướng Tây Bắc, Tây Nam, Đông Bắc và Tây.

Bàn thờ Phật Quan Âm gồm những gì và cách bày trí đúng nhất

Bàn thờ Quan Âm gồm những gì?

Với bàn thờ Quan Âm, những vật thờ cúng không thể thiếu là tượng hoặc tranh Phật Quan Thế Âm Bồ Tát, lư hương, lọ hoa, hoa cúng Phật Quan Âm, nến, đèn. Trong ngày cúng đặc biệt thì cần chuẩn bị thêm hương, hoa tươi, lễ chay: oản, xôi chè… Những loại hoa bàn thờ Quan Âm là hoa huệ, hoa sen, hoa mẫu đơn, hoa ngâu…

Cách thờ Phật bà Quan Âm và Cách bài trí bàn thờ Phật Quan âm

Cách bài trí bàn thờ mẹ Quan Âm tuân thủ theo những nguyên tắc sau:

Đặt bàn thờ ở vị trí cao nhất trong nhà, thường ở vị trí giữa nhà và chính giữa bàn thờ đặt tượng Phật bà quan âm.

Chỉ cần thờ một bát nhang trên bàn thờ.

Những vật phẩm thờ cúng sẽ được bài trí xung quanh bàn thờ để cân đối 2 bên.

Bày trí mâm bồng chính giữa bàn thờ, và sau đó đến kỷ chén thờ.

Những lưu ý khi bày trí bàn thờ Quan Âm

Điều tối kỵ cần lưu ý trước tiên chính là không nên đặt tượng quan âm cùng các tượng thần khác. Việc đặt tượng Quan Âm cùng với các tượng khác rất không tốt và không gặp may mắn. Đây là Phật đại diện cho sự thanh tịnh, đơn thuần. Đồ dùng của người nên đều là đồ chay. Chính vì vậy, đồ cúng của Ngài nên đơn giản như hoa quả, hoa tươi. Tuyệt đối không được cúng đồ mặn.

Về hướng đặt tượng Quan Âm cần lưu ý. Tránh việc quay tượng Quan Âm vào: nhà vệ sinh, cửa phòng ngủ, bàn ăn. Tại vì những hướng này không được thanh tịnh.

Vị trí hợp lý nhất để đặt bàn thờ chính là ở chính giữa nhà. Cũng là để thể hiện lòng thành kính đối với Phật.

Nên lựa chọn tượng Phật Bà Quan Âm có kích thước phù hợp với bàn thờ để đảm bảo tính cân đối. Khi mua tượng Phật cũng nên lựa chọn kỹ, tránh mua phải Tượng không rõ nguồn gốc. Bàn thờ cần được vệ sinh sạch sẽ thường xuyên, đồ thờ cúng phải luôn luôn đầy đủ.

Việc thờ cúng Phật Bà Quan Âm quan trọng nhất là thể hiện lòng thành kính. thật tâm của người thờ. Đặc biệt chú ý xem ngày tốt thờ mẹ Quan Âm trước khi thỉnh phật quan âm về thờ.

Tuyệt đối không sắm lễ mặn bởi Phật Quan Âm không sát sinh và cũng không nên sắm sửa vàng mã, tiền âm phủ để dâng cúng.

Văn khấn Quan Thế Âm Bồ Tát

Bài khấn nguyện Quan Thế Âm Bồ Tát

Việc khấn nguyện vào mỗi buổi sáng khi mới thức dậy, buổi tối trước khi đi ngủ, đặc biệt là ngày cúng mẹ quan âm, bạn đọc có thể tham khảo bài khấn quan thế âm bồ tát sau:

“Con xin cung kính lễ lạy:

Nam Mô Đại Từ Đại Bi Thập Phương Tam Thế Chư Phật, chư Bồ Tát,

Tam Bảo khắp mười phương.

Tam Bảo khắp mười phương.

Tam Bảo khắp mười phương.

Nam Mô A Di Đà Phật

Nam Mô A Di Đà Phật

Nam Mô A Di Đà Phật

Nam Mô Đại Từ Đại Bi cứu khổ cứu nạn Quan Thế Âm Bồ Tát

Nam Mô Đại Từ Đại Bi cứu khổ cứu nạn Quan Thế Âm Bồ Tát

Tri ân:

Hôm nay lại bước qua một ngày, con tự biết con đã được rất nhiều may mắn, con đã hưởng được tha lực từ bi của chư Phật, chư Bồ Tát. Đức Từ phụ A Di Đà Phật, Đức Mẹ Quán Thế Âm Bồ Tát ban cho, và được chư vị giúp đỡ mà con mới có được ngày hôm nay. Con xin thành tâm thành kính quỳ nơi đây dâng lòng chí thành chí kính tri ân (1 lạy).

Cầu an:

Con xin thành tâm thành kính cầu nguyện sự an lành, an lạc, thanh bình, hạnh phúc cho cha mẹ, anh em, thân bằng quyến thuộc, cùng khắp các chúng sanh hữu tình, vô tình.

Con cầu xin thập phương tam thế chư Phật, chư Bồ Tát, Đức Từ phụ A Di Đà Phật, Đức Quán Thế Âm Bồ Tát, và chư vị từ bi gia hộ, giúp đỡ để chúng con đồng được sự an lành, an lạc, tu hành đến Tri Kiến Giải Thoát, thoát khỏi sanh tử luân hồi, đồng xin nguyện được vãng sanh về Cực Lạc Quốc (1 lạy).

Cầu siêu:

Con cũng thanh tâm cầu siêu cho vong linh cửu huyền thất tổ, cha mẹ, tổ tiên, thân bằng quyến thuộc nhiều đời nhiều kiếp.

Những vong linh liên hệ và không liên hệ đến con,

Những vong linh con đã lỡ gây hại, sát hại trong quá khứ,

Cho những vong linh tên: …………

Cùng những vong linh mất trong chiến tranh, thiên tai, bệnh tật, và vì mọi lý do chưa được vãng sanh.

Con thành tâm cầu nguyện xin tha lực từ bi của mười phương chư Phật, chư Bồ Tát, Đức từ phụ A Di Đà Phật, Đức Mẹ Quan Thế Âm Bồ Tát, Đức Đại Nguyện Địa Tạng Vương Bồ Tát, cùng chư vị giúp đỡ để các vong linh được tiếp dẫn về nơi an lạc, siêu sanh Tịnh Độ (1 lạy)

Sám hối:

Nay con xin chí thành sám hối mọi tội lỗi con đã lỡ gây tạo từ nhiều kiếp cho đến nay, những tội con đã gây tạo trong kiếp sống hiện tại.

Những tội con gây tạo do bởi vô tình hay cố ý, gây hại, sát hại đến nhân mạng, đến giới hữu tình hoặc vô tình, những tội do bởi Tham, Sân, Si, do bởi ngã mạn, vô minh che lấp.

Từ nay, mỗi ngày con xin kiểm soát hành động, từ tưởng để sám hối, sửa sai và xin nguyện giữ mình không tái phạm.

Hết thảy các tội, con xin chí thành quỳ nơi đây dâng lòng sám hối. Xin chư Phật mười phương, chư Bồ Tát, Đức từ phụ A Di Đà Phật, Đức Mẹ Quan Thế Âm Bồ Tát chứng minh cho lòng thành của con (1 lạy).

Hồi Hướng/ Phát Nguyện:

Sám hối rồi, nay con xin nguyện tiếp tục tu học, tu hành, hướng tâm tu để thoát khỏi sanh tử luân hồi. Làm việc lợi mình lợi người.

Con xin hồi hướng, chia sẻ Công Đức đến cha mẹ, thân nhân (tên) …………. Đến chư Thiên, chư Thần, chư Thánh, chư Hộ Pháp và chư vị đã giúp đỡ cho con.

Đến những vong linh mà con đã lỡ gây hại, sát hại. Cùng tất cả các vong linh chưa được vãng sanh và pháp giới chúng sanh.

Con nguyện dâng lòng thành kính tri ân, quy y Tam Bảo. Cầu xin Chư Phật mười phương, chư Bồ Tát, Đức từ phụ A Di Đà Phật, Đức Mẹ Quán thế Âm Bồ Tát từ bi gia hộ để con và chúng sanh đồng được duyên lành tu học thoát khỏi sanh tử luân hồi, trên tri ân chư Phật, dưới cứu độ chúng sanh. Chúng con đồng xin nguyện được vãng sanh về Cực Lạc Quốc (3 lạy).

Văn khấn Quan Thế Âm Bồ Tát tại nhà

Đối với những gia đình thờ quan âm bồ tát tại nhà văn khấn phật bà quan âm tại nhà:

“Con lạy chín phương trời, mười phương Chư Phật, Chư Phật mười phương.

Con Nam mô Đại từ, Đại bi Linh cảm Quán thế Bồ Tát.

Con xin kính lạy đức Viên thông Giáo chủ thủy từ chứng giám.

Tín chủ con là ………………

Ngụ tại ………………

Hôm nay là ngày… tháng… năm…

Tín chủ con thành tâm đến trước Phật đài, nơi điện cửa hoa, kính dâng phẩm vật, hương hoa kim ngân tịnh tài, ngũ thể đầu thành, nhất tâm kính lễ dưới tòa sen hồng.

Cúi xin đước Đại sỹ không rời bạn nguyện, theo Phật phó chúc trên cung trời Đạo lợi, chở che cứu vớt chúng con và cả gia quyến như thể mẹ hiền, phù trì con đỏ. Nhờ nước dương chi, lòng trần cầu ân thanh tịnh, thiện nguyện nêu cao.

Được anh từ quang soi tỏ, khiến cho nghiệp trần nhẹ bớt, tâm đạo khai hoa, độ cho đệ tử con cùng toàn thể gia quyến ba tháng đồng, chín tháng hè luôn được sức khỏe dồi dào, phúc thọ khang ninh, lộc tài vương tiến, công việc hanh thông, vạn sự tốt lành, sở cầu như ý, sở nguyện tòng tâm.

Tín chủ con lễ bạc tâm thành, cúi xin được phù hộ độ trì.”

Những mẫu bàn thờ mẹ quan âm đẹp

Trang Thờ Mẹ Quan Âm Bằng Đá Và Cách Thờ Phật Quan Âm

Trang thờ mẹ quan âm bằng đá và cách thờ phật quan âm

Trang thờ mẹ quan âm bằng đá và cách thờ phật quan âm hay còn gọi là trang thờ phật quan âm được chúng tôi làm bằng đá tự nhiên nguyên khối với các mà đá như đá vàng, đá trắng, đá xanh rêu, đá xanh đen. Xem Thêm : 107 mẫu trang thờ mẹ quan âm bằng đá đẹp

Đã từ lâu, ngoài việc thờ gia tiên, người Việt còn lập bàn thờ quan âm ngay tại nhà của mình. Phật quan âm chính là hiện thân cho sự bao dung, từ bi, cứu rỗi thế giới khỏi những tai ương, đau khổ, bệnh tật cũng như phù hộ cho họ bình an, hạnh phúc và may mắn.

Do vậy, việc lập bàn thờ quan thế âm trong nhà rất được chú trọng và khá phổ biến hiện nay.

Chính vì thế, mọi người thờ phật quan âm đều muốn hướng thiện, cầu mong bình an, tự tại. Đặc biệt việc lập bàn thờ phật quan âm, còn hy vọng mọi việc suôn sẻ, sức khỏe dẻo dai, gia đình hạnh phúc, con cháu đông đủ, ấm no.

Cách thờ phật quan âm

Để thờ phật quan âm đúng cách, chúng ta phải tìm hiểu kỹ từ vị trí, hướng và cách bày trí như thế nào cho đúng khi thờ mẹ quan âm.

1 . Vị trí đặt bàn thờ quan âm không được đặt tùy tiện, muốn đặt như thế nào cũng cũng được mà nó cần đảm bảo đủ các yếu tố:

Đặt ở nơi sạch sẽ, thanh tịnh và trang nghiêm.

Tuyệt đối không được quay mặt về phía có ánh sáng, nên đặt ở những nơi thoáng đãng. Nếu nhà bạn là nhà cao tầng thì tốt nhất nên đặt ở tầng cao nhất.

Không được thờ phật quan âm chung với những người khác trên cùng một ban thờ. Nên trang trí bằng hoa tươi có màu sắc, mùi hương nhẹ nhàng và chỉ dâng cúng hoa quả, bánh kẹo, đồ chay và thường xuyên quét dọn.

Không đặt ở phòng ngủ

Tuyệt đối không được đặt bàn thờ quan âm trong phòng bếp, cạnh nhà vệ sinh hay những nơi bẩn thỉu, ẩm thấp.

2 . Hướng đặt bàn thờ quan âm

Không được đặt bàn thờ quay mặt vào tường, hay hướng vào nơi không thanh tịnh, ẩm thấp như phòng ngủ, nhà vệ sinh,….

Bên cạnh đó, để có chọn được hướng đặt bàn thờ phật quan âm tốt với bản mệnh của gia chủ để đem lại may mắn thì bạn lưu ý:

Mệnh Kim: Đây là người thuộc tây tứ mệnh. Vì thế, bạn nên đặt về các hướng như: Tây, tay Nam, Tây Bắc và Đông Bắc là tốt nhất.

Mệnh Thổ: Người này thuộc tây tứ mệnh. Để phù hợp với mệnh của mình, gia chủ nên chọn đặt hướng Tây, Tây Nam, Tây Bắc và Tây Nam.

Mệnh Mộc: Người này thuộc đông tứ mệnh. Bạn nên đặt theo hướng Bắc, Nam, Đông Nam và hướng Đông để đón lộc vào nhà.

Mệnh Hỏa: Gia chủ mệnh Hỏa sẽ thuộc đông tứ mệnh. Để đảm bảo mọi việc suôn sẻ, sức khỏe dồi dào, bạn nên đặt theo hướng Đông Nam, Đông, Bắc, Nam.

Mẫu trang thờ mẹ quan âm

Mẫu trang thờ mẹ quan âm được làm bằng nhiều chất liệu khác nhau như bằng gỗ, gạch xi măng hay bằng đá. Mỗi chất liệu đều có một ưu nhược điểm khác nhau, tuy nhiên làm bằng chất liệu đá tự nhiên như xưởng chúng tôi đang chế tác thì có độ bền rất cao, lại có thể để được ngoài trời mà lại không bị hư hại gì.

Như đã nói ở trên, vị trí và hướng đặt ban thờ mẹ quan âm phải có sự thoáng đãng, sạch sẽ, yên tĩnh và đặc biệt phải ở không gian riêng, không thờ chung với ai.

Hôm nay chúng tôi xin giới thiệu hai mẫu trang thờ mẹ quan âm bằng đá đẹp đó là lọai có mái và loại không mái.

Trang thờ phật không mái

Loại không mái rất thích hợp dành cho những gia chủ có diện tích đất hẹp có ý định lập trang thờ mẹ quan âm trên tầng cao nhất.

Trang thờ phật có mái

Loại có mái thích hợp với những gia đình có khuôn viên nhà ở rộng rãi thoáng mát, gia chủ có ý định lập trang thờ mẹ quan âm ở nơi cây cối thoáng mát khung cảnh thanh tịnh.

Mẫu trang thờ phật quan âm có mái che được thiết kế có mái che bên trên, nó giống như một ngôi nhà thu nhỏ, có tác dụng che nắng che mưa cho nơi thờ cúng

Quý khách có nhu cầu thiết kế lắp đặt trang thờ mẹ quan âm bằng đá trên toàn quốc liên hệ trực tiếp:

Tìm Hiểu Chung Về Bàn Thờ Mẹ Quan Âm

Như chúng ta đã biết thờ mẹ Quan Âm cũng phải biết cách, không phải ai thờ mẹ Quan Âm cũng được, vị trí nào cũng ổn và thờ như nào cũng đúng. Thờ mẹ Quan Âm tại gia phải đúng cách, vậy cách thờ cúng Quan Âm tại nhà như nào mới được coi là đúng?

Xin thưa thờ cúng phật mẹ Quan Âm không phải để cầu tiền tài danh lợi. Thờ cúng phật để tâm sáng, mắt sáng từ đó mở tấm lòng với mọi người. Từ đó cuộc sống tươi sáng, sức khỏe dồi dào. Có sức khỏe sẽ có tiền tài, có tâm sáng trí tuệ sẽ khai thông, danh lợi tự sát thăng tiến. Đấy chính là mục đích của việc cầu nguyện phật, thờ cúng phật mẹ Quan Âm.

Tìm hiểu chung về bàn thờ mẹ Quan Âm

Thờ cúng Gia Tiên hay thờ cúng Thần Tài – Ông Địa là 2 trong số những nghi lễ thờ cúng khá phổ biến tại Việt Nam hiện nay. Ngoài những lễ thờ đó thì thờ Phật mẹ Quan Âm cũng là một nghi lễ không thể thiếu. Phật có rất nhiều vị Phật và có một vị Phật được người ta thờ cúng ngày một nhiều đó là Phật Bà Quan Âm.

Lịch sử, nguồn gốc – ý nghĩa của bàn thờ mẹ Quan Âm

Trải qua nhiều thăng trầm cho đến ngày nay, bàn thờ là một thứ không thể thiếu trong mỗi gia đình. Nhất là những người hướng Phật họ thường rất quan tâm về việc thờ Quan Âm.

Lịch sử và nguồn gốc của bàn thờ mẹ Quan Âm

Tục thờ mẹ Quan âm bồ tát từ khi nào? là câu hỏi mà rất nhiều người đặt ra. Trên thực tế thì việc thờ cúng Quan Âm đã trải qua một quá trình hình thành và phát triển lâu dài. Qua mỗi giai đoạn lại có những biến đổi nhất định, có thể nói thờ Quan Âm luôn phát triển không ngừng.

Vì sao mọi người thường gọi mẹ Quan Thế Âm

Quan Thế Âm hay còn được gọi là Quán Thế Tự Tại, Quán Tự Tại. Trong tiếng Phạn thì Quan Thế Âm là Avalokitesvara, mang ý nghĩa nghe tiếng kêu than của chúng sinh và tìm cách độ cho họ bớt thống khổ. Vào thời nhà Đường, vì kiêng kỵ tên của Đường Thái Tông Lý Thế Dân nên chữa “Thế” bị bỏ đi và chỉ còn lại là Quan Âm.

Nhờ có công đức cùng hạnh nguyên vô lượng mà dân gian khi nhắc đến Quan Âm đều kính trọng và nể phục. Ai cũng biết rằng Ngài chính là vị Bồ Tát đại từ đại bi, cứu khổ cứu nạn. Và người cũng là một bậc từ mẫu có một tình yêu thương vô bờ bến với các chúng sinh.

Cũng chính vì những điều trên mà trải qua bao nhiêu thăng trầm của lịch sử cũng như sự thịnh suy Phật giáo Trung Quốc, Quan Âm vẫn được người dân một mực sùng kính, tôn thờ. Ngày nay hình tượng của Ngài xuất hiện ở rất nhiều nơi như ở các chùa, miếu, điện… hay trong những gia đình, cửa hàng.

Ý nghĩa của bàn thờ mẹ Quan Âm

Trong văn hóa Trung Hoa và Phật giáo Việt Nam thì Quan Âm được biết đến dưới hình tượng mộ nữ nhân mang khuôn mặt nhân hậu, từ bi. Tuy nhiên, Phật mẹ Quan Âm luôn hiện thân dưới rất nhiều hình dạng khác nhau để phổ độ chúng sinh, nhất là trong những nạn lửa, nước, quỷ dữ hay đao kiếm.

Phật mẹ Quan Âm luôn bên cạnh chúng sinh, an ủi, khuyên lơn và nhắc nhở. Ở đâu có lầm than, thống khổ thì Phật mẹ đều nhanh chóng ra tay để cứu vớt. Thường thì Quan Âm có tay trái cầm bình cam lộ còn tay phải cầm cành dương liễu. Trong đó, nước cam lộ chảy tới đâu thì tình thương đi theo tới đó.

Tại Sao phải thờ mẹ Quan Thế Âm Bồ Tát

Thờ Quan Âm thì Ngài sẽ phổ độ chúng sanh và mang đến sự yên vui cho gia đạo.

Người cũng cứu vớt kẻ gặp nạn và mang đến may mắn cho gia đạo trong tất cả mọi việc.

Lập bàn thờ Ngài trong nhà cũng khiến cho tâm tính mọi thành viên trong gia đình thay đổi và hướng đến những điều thiện lành.

Phật Mẹ còn thể hiện được sự tinh khiết, nhẫn nhục và từ bi nên sẽ giúp cho gia chủ tu hành thành tựu viên mãn.

Vị trí đặt bàn thờ mẹ Quan Âm trong nhà

Bàn thờ mẹ Quan Âm không thể tùy tiện mà bạn nên chọn những nơi cao hoặc đặt ở giữa nhà. Hướng đặt bàn thờ cũng cần chú ý và không để mắc sai lầm. Cần tránh những hướng về nhà vệ sinh, cửa phòng ngủ, bàn ăn. Bởi theo quan niệm từ xưa thì các hướng này không được thanh tịnh.

Điều tối kỵ là bạn không nên đặt bàn thờ chung. Thực tế thì rất nhiều gia đình, cửa hàng hoặc nhà hàng thường đặt tượng Quan Âm chung một bàn với những vị khác như Quan đế, Thổ địa. Như thế thì gia chủ không thể hiện được tấm lòng thành kính và chắc chắn sẽ không gặp may mắn.

Đó là bởi Quan Âm đại diện cho sự thuần khiết và thanh tịnh nên đồ cúng khá đặc biệt. Nếu bạn để chung bàn thờ thì việc cũng lễ vật không được thực hiện đúng dẫn đến việc phạm phải những điều kiêng kỵ. Nếu bạn đang thờ chung thì nên thay đổi để tránh gặp phải những việc không mấy tốt lành.

Bên cạnh đó, bạn cũng nên chú ý đến việc đặt tượng Quan Âm trên bàn thờ. Cụ thể như sau:

Đặt tượng Quan Âm trong nhà, gia chủ nên đặt trên bàn thờ, tránh đặt tùy tiện dẫn đến những điều không may.

Nên đặt bàn thờ Quan Âm ở phòng khách hay đặt ngay trong phòng thờ riêng là tốt nhất.

Bộ đồ gốm sứ cho bàn thờ mẹ Quan Âm

Bạn cần suy nghĩ trước khi đưa ra quyết định cuối cùng để tránh mang nhầm phải bức tượng không rõ nguồn gốc xuất xứ về thờ cúng. Thậm chí việc làm này còn ảnh hưởng rất lớn đến ý nghĩa tâm linh, làm cho gia đạo xáo trộn. Trên thị trường đang có rất nhiều đơn vị bán tượng Phật vì thế bạn có thể mua rất dễ dàng.

Tuy nhiên lời khuyên dành cho bạn là nên chọn tượng làm bằng gốm sứ. Bởi chất liệu này sẽ làm cho tượng Quan Âm giống thật hơn. Nhất là những bức tượng có xuất thân từ làng gốm Bát Tràng. Từng đường nét được người thợ tạo tác hoàn toàn thủ công tạo nên sự tinh tế và sang trọng hơn rất nhiều.

Ngoài ra, tuy khi đem so sánh thì bàn thờ phật quan âm không cần bài trí quá cầu kỳ như những bàn thờ khác. Tuy nhiên bạn cũng cần phải chuẩn bị những món đồ cơ bản như bát nhang, lọ hoa, bát nước. Nếu có điều kiện thì bạn có thể trang bị thêm những món như: đèn thờ, chân nến, chóe thờ, mâm bồng, ống hương. Để không tốn quá nhiều công sức chùi rửa và tạo nên sự sang trọng thì bạn nên chọn những món đồ được làm bằng gốm sứ.

Cách trang trí đúng chuẩn cho bàn thờ mẹ Quan Âm

Cách trang trí chuẩn nhất cho bàn thờ mẹ Quan Âm cần tuân thủ: chính giữa là tượng Phật, sau đó là bát hương thờ dưới chân Phật. Hai bên đặt hai cây đèn, còn bên cạnh đèn là hai ly nước. Hai bên nhưng về phía sau là 2 bình hoa và 2 đĩa hoa quả. Đây là cách bài trí chuẩn nhất và bạn nên ghi nhớ để bày cho bàn thờ mẹ Quan Âm nhà mình.

Tuy nhiên trong quá trình thờ phụng thì bạn cũng cần phải tuân thủ những điều sau để thể hiện được tấm lòng của mình và Phật phù hộ độ trì cho. Cụ thể như sau:

Hai ly nước cần phải được thay thường xuyên và nên đảm bảo là nước tinh khiết, nước đã được thanh lọc. Tránh dùng nước lã làm mất đi giá trị vốn có.

Nên lấy tàn nhang mỗi ngày để bàn thờ được sạch sẽ nhất có thể và không bị vướng bụi bẩn.

Không vì muốn ở cạnh mà mang tượng Phật đang thờ theo bên mình, nhất là đi ngủ.

Nên cúng Mẹ Quan âm lễ chay hay lễ mặn?

Nhiều người không quan tâm đến vấn đề này, với quan niệm đồ lễ cúng càng lớn, càng giá trị thì càng thể hiện được tấm lòng nhưng thực ra lại đang mắc sai lầm. Mẹ Quan âm đức độ, từ bi, thanh tịnh nên chỉ nên thờ cúng đồ chay, như: hương, hoa tươi, quả chín, oản phẩm, xôi chè,… Tránh các loại lễ mặn: các loại thịt (gà, lợn,…), giò chả,… Cũng không nên bày lên bàn thờ mẹ quan âm tiền âm phủ các loại, phúc đâu chưa thấy lại có thể phạm lỗi với Phật.

Ngoài ra, gia chủ có thờ cúng Phật Quan âm tại nhà cũng nên ăn uống, sinh hoạt chay tịnh hơn, ăn chay ngày rằm và mùng một, làm nhiều việc thiện, tích đức cho mình và cho gia đình.

Hoa cúng Phật Quan âm

Hoa cúng bàn thờ mẹ Quan Âm Bồ tát nên là hoa tươi, không cần lúc nào cũng có nhưng nên chuẩn bị vào ngày lễ, ngày rằm và mùng một hàng tháng. Một số loại hoa thanh tịnh phù hợp làm hoa cúng bàn thờ mẹ Quan Âm bồ tát : hoa sen, hoa mẫu đơn, hoa huệ, hoa cúc vàng,… đặc biệt là hoa sen tượng trưng cho Phật.

Hướng đặt bàn thờ Phật Bà Quan Âm trong nhà theo mệnh

Với những chia sẻ về Bàn thờ mẹ quan âm của chúng tôi thì hi vọng quý khách hàng sẽ có những lựa chọn đúng đắn trong việc sắp xếp, bài trí bàn thờ mẹ quan âm đúng cách nhất và đem lại nhiều may mắn cho gia chủ nhất. Nếu quý khách đang mong muốn tìm một bộ sản phẩm bàn thờ mẹ quan âm, bàn thờ bồ tát thì hãy đến với Cát Tường chúng tôi để được tư vấn và chăm sóc tốt nhất. Đối với Cát Tường khách hàng luôn là tiêu chí đặt lên hàng đầu.

Hướng Dẫn Chi Tiết Cách Bày Bàn Thờ Quan Âm Tại Nhà Và Đồ Cúng Lễ Mẹ Quan Âm

Trong kinh phật, Phật bà Quan âm được biết đến như một đấng trên cao, phổ độ chúng sinh, luôn hướng mọi người đến sự từ bi, độ lượng, nhân từ. Cảm phục đức độ của người, nhiều phật tử, người có lòng muốn thỉnh và lập bàn thờ Mẹ Quan âm tại gia. Tuy nhiên, ngoài tấm lòng hiếu kính ra, cũng cần có những lưu ý, sắp đặt nho nhỏ trong cách bày trí ban tho phat quan am để đem lại sự phù hộ, may mắn cho gia chủ.

XEM THÊM: Bàn thờ Thần Phật kiểu đứng mới nhất 2018 cho chung cư hiện đại đẹp trang nghiêm: BTD20

1. Bàn thờ Quan âm gồm những gì?

Phật bà Quan âm luôn coi trọng sự chay tịnh, những vật thờ cúng bày trên bàn thờ Quan âm không cần quá cầu kỳ, sang trọng nhưng cũng cần có một số đồ cơ bản không thể thiếu, đó là: lư hương, nến, lọ hoa, quan trọng nhất là tượng hoặc ảnh Phật bà Quan âm và vào những ngày đặc biệt có thêm lễ vật cúng.

Cách đặt, hướng đặt bàn thờ Mẹ Quan âm cũng cần lưu ý: đặt trên cao, cao hơn cả bàn thờ tổ tiên, càng thanh tịnh, sạch sẽ càng tốt. Hướng đặt không nên đối diện phòng ngủ, phòng bếp, nhà vệ sinh,… thể hiện sự tôn kính của gia chủ với Phật.

2. Nên cúng Mẹ Quan âm lễ chay hay lễ mặn?

Nhiều người không quan tâm đến vấn đề này, với quan niệm đồ lễ cúng càng lớn, càng giá trị thì càng thể hiện được tấm lòng nhưng thực ra lại đang mắc sai lầm. Mẹ Quan âm đức độ, từ bi, thanh tịnh nên chỉ nên thờ cúng đồ chay, như: hương, hoa tươi, quả chín, oản phẩm, xôi chè,… Tránh các loại lễ mặn: các loại thịt (gà, lợn,…), giò chả,… Cũng không nên bày lên ban tho quan the am vàng mã, tiền âm phủ các loại, phúc đâu chưa thấy lại có thể phạm lỗi với Phật.

Ngoài ra, gia chủ có thờ cúng Phật Quan âm tại nhà cũng nên ăn uống, sinh hoạt chay tịnh hơn, ăn chay ngày rằm và mùng một, làm nhiều việc thiện, tích đức cho mình và cho gia đình.

Hoa cung Me Quan am nên là hoa tươi, không cần lúc nào cũng có nhưng nên chuẩn bị vào ngày lễ, ngày rằm và mùng một hàng tháng. Một số loại hoa thanh tịnh phù hợp làm hoa cung Phat Quan am: hoa sen, hoa mẫu đơn, hoa huệ, hoa cúc vàng,… đặc biệt là hoa sen tượng trưng cho Phật.

4. Nên thờ Phật Quan âm đứng hay ngồi?

Tượng Phật Quân âm chúng ta thường thấy có nhiều tư thế khác nhau, đứng, ngồi, nằm. Mỗi tư thế trong Phật giáo lại có nội dung tôn giáo phong phú khác nhau. Tuy nhiên, thường thì, tượng Quan âm đứng đặt ngoài trời, trên đỉnh núi, trong sân, vườn. Còn để thờ cúng trên bàn thờ, trong nhà thì nên đặt tượng Quan âm ngồi.

5. Gợi ý một số mẫu bàn thờ Mẹ Quan âm đẹp trang nhã

Tùy vào điều kiện không gian nhà bạn, cách bố trí đồ nội thất, cả sở thích và khả năng tài chính của gia chủ, hiện nay trên thị trường có rất nhiều mẫu bàn thờ Mẹ Quan âm khác nhau phong phú về kiểu dáng, mẫu mã, chất liệu lẫn giá cả.

Bàn thờ đứng Phật Quan âm có nhiều mẫu mã, kích thước khác nhau, được nhiều người lựa chọn.

Bàn thờ Phật bà Quan âm treo tuong phù hợp với những gia đình có không gian nhỏ, muốn tiết kiệm diện tích thờ cúng. Hơn nữa, bàn thờ treo tường có đặc điểm là nhỏ gọn, có thể đặt ở vị trí cao quan đầu người, phù hợp với bàn thờ thần phật, tạo sự yên tĩnh, thanh tịnh, sạch sẽ.

XEM NGAY TẠI ĐÂY 101+ MẪU BÀN THỜ THẦN PHẬT CHUẨN PHONG THỦY

6. Vietnamarch – đơn vị chuyên sản xuất và phân phối bàn thờ Phật Quan âm các loại

Vietnamarch đã chính thức ra mắt và phân phối sản phẩm bàn thờ tại các showroom và cửa hàng thuộc các hệ thống trên toàn quốc với hàng ngàn các mẫu bàn thờ Phật bà Quan âm đẹp chất lượng cao cấp: bàn thờ đứng, bàn thờ treo, bàn thờ truyền thống, ban thờ hiện đại, tủ thờ cao cấp…để quý khách hàng thoải mái lựa chọn. Đừng quên gọi cho chúng tôi để được đội ngũ nhân viên giàu kinh nghiệm tư vấn cho quý vị về màu sắc, kích thước phù hợp phong thủy với từng cung mệnh của gia chủ.

Vietnamarch – Chuyên gia phòng thờ! Hotline: 0918.248.297