Top 4 # Thờ Ngũ Công Vương Phật Độ Mạng Xem Nhiều Nhất, Mới Nhất 3/2023 # Top Trend | Iseeacademy.com

1.2.2. Thờ Thần Độ Mạng

Trong gia đình cư dân Việt ở Đồng Nai, ngoài việc thờ cúng ông bà để nhớ nguồn cội, còn thờ thần độ mạng để được phù trợ, che chở. Thần độ mạng cho đàn ông phổ biến là Quan Công (Quan Thánh Đế quân), độ mạng cho đàn bà phổ biến là các mẫu còn gọi là mẹ sanh, mẹ độ.

là tên gọi dân gian của Quan Vân Trường, một nhân vật lịch sử đời Tam Quốc, còn được gọi là Quan Thánh Đế quân, Quan Vũ, Xích Đế. Có lẽ tục thờ Quan Công đến Đồng Nai theo con đường nhập cư của lớp người Hoa đến sớm, nó nhanh chóng được Việt hóa, và hiện trở thành phổ biến, khó phân định nguồn gốc Hoa, Việt. Những nhà còn thờ theo lối xưa có khám thờ ở phía sau bên trên bàn thờ họ, giữa là Quan Công, bên trái là Định Phúc Táo quân, bên phải là mẫu (mẹ sanh, mẹ độ). Những nhà không có khám thờ thường lập trang thờ Quan Công treo cao bên trái trong gian chính. Tục xưa thường thờ bằng một bức dán giấy đỏ đề chữ nho “Quan Thánh Đế quân”, gần đây, phổ biến loại tranh thờ vẽ trên gương gồm hai loại: Tranh ba ông(Quan Công mặc giáp phục ngồi giữa hổ trướng một tay vuốt râu đôi khi vẽ thêm tay phải cầm Kinh Xuân Thu, sau lưng có Quan Bình giữ ấn và Châu Thương cầm thanh long đao đứng hầu), Tranh năm ông (như tranh 3 ông, phía sau có thêm Trương Tiên cầm cung và Xương Thiên Quân cầm giản đứng hầu) còn gọi là tranh thờ ngũ công vương Phật.

Vía ông ngày 24 tháng 6 âm lịch, cúng đơn giản bằng nhang, đèn, hoa, trái; có thể cúng mặn hoặc cúng chay, kiêng cúng thịt gà và hoa mồng (mào) gà; cũng kiêng ăn thịt trâu, thịt chó.

Tục thờ Quan Công độ mạng không phải là biểu hiện của sự sùng bái cá nhân mà là “biểu tượng của tinh thần trọng nhân nghĩa, trung tín, hoạn nạn có nhau, bần cùng không biến tâm, giàu sang không đổi chí trong mọi hoàn cảnh vẫn một dạ chẳng hai lòng” ( 1).

Trang thờ Bà thường bằng gỗ như một khám nhỏ treo cao ở bên phải gian chính, có khi Bà được thờ chung cùng Quan Công và Thích Ca hoặc Táo quân trong khám ở sau bàn thờ giữa. Trang thờ Bà được bài trí giản đơn gồm 1 bức tranh tượng (hoặc giấy hồng đơn đề tên Bà), bình bông, nhang, đèn, nước trong. Cúng Bà cũng rất đơn giản: nhang, đèn, nước trong, bánh, trái cây. Bà cũng được mời phối hưởng trong các lễ cúng giỗ, nhưng không bày đồ mặn. Bà độ mạng được gọi nôm na là mẹ sanh, mẹ độ; đó là các nữ thần quen thuộc trong tín ngưỡng dân gian của cư dân Việt ở Nam bộ; tùy theo hằng tâm của người phụ nữ mà chọn nữ thần độ mạng cho mình. Các Bà độ mạng được thờ trong gia đình gồm một trong số: Mẹ Thai Sanh, Chúa Ngọc nương nương, Chúa Tiên nương nương; Chúa Xứ nương nương, Linh Sơn Thánh mẫu; Thiên Hậu, Cửu Thiên Huyền Nữ, Địa mẫu, Quan Âm Bồ tát… Do các mẹ sanh mẹ độ đa dạng cho nên ngày cúng, ngày vía cũng không thống nhất, tùy theo từng gia đình, thông thường là các ngày rằm hoặc ngày cuối tháng âm lịch hoặc ngày vía. Tranh tượng thờ Bà cũng vậy. Trước đây, thường thờ bằng tờ hồng đơn ghi tên Bà, hiện nay đang phổ biến tranh thờ Bà trong khuôn gỗ lồng kiếng.

Tục thờ Bà độ mạng phản ảnh tín ngưỡng thờ nữ thần của Nam bộ; trong đó đan xen, tích hợp nhiều lớp văn hóa, có sự dung hợp các nữ thần gốc Hoa, gốc Chăm, Việt trong niềm tin rộng mở của người địa phương.

Ngũ Công Vương Phật . Tranh Thờ Dân Gian Đức Thánh Trần 25X32Cm

Vị Thánh – Tướng

Nam : Tân Mùi , thờ Phật Thích Ca Mâu Ni . Nữ : thờ Chúa Tiên Nương Nương độ mạng. Nam : Canh Thân, Canh Tuất thờ Phật A-Di-Đà Nữ : thờ Chúa Tiên Nương Nương Nương độ mạng. Nữ : thờ Chúa Tiên Nương Nương độ mạng Nam : Mậu Ngọ, Kỷ Mùi, thờ Cửu Thiên Vũ Đế Đức Thánh Trần Hưng Đạo độ mạng . Nữ : Nữ : thờ Phổ Hiền Bồ TátNữ : thờ Quan Âm Bồ Tát độ mạng Nam : Kỷ Mão, thờ Cửu Thiên Vũ Đế Đức Thánh Trần Hưng Đạo độ mạng . Nữ : thờ Chúa Tiên Nương Nương đô mạng theo phong tục việt nam ngủ công vương phật gồm : Nam : Mậu Tý , Mậu Tuất, Mậu Dần , Kỷ Sửu , Kỷ Dậu, Kỷ Hợi . thờ Cửu Thiên Vũ Đế Đức Thánh Trần Hưng Đạo độ mạng . thờ Quan Âm Đại Thế Chí độ mạng. Nam : Mậu Thìn, Mậu Thân, Kỷ Tỵ thờ , Cửu Thiên Vũ Đế Đức Thánh Trần Hưng Đạo độ mạng .

Nam :Canh Tý, Canh Dần, Canh Thìn, Canh Ngọ, Tân Sửu, Tân Mão, Tân Tỵ, Tân Hợi thờ Cửu Thiên Vũ Đế Đức Thánh Trần Hưng Đạo độ mạng .

1/ CỬU THIÊN VŨ ĐẾ ĐỨC THÁNH TRẦN HƯNG ĐẠO2/ ĐỨC TẢN VIÊN SƠN THÁNH 3/ TIÊN ÔNG CHỮ ĐỒNG TỬ 4/ THÁNH MẪU BẢO VƯƠNG .[ MẸ PHỦ ĐỔNG THIÊN VƯƠNG THÁNH GIÓNG ]5/ LIỄU HẠNH CÔNG CHÚA

Tứ bất tử : là tên gọi chung của bốn vị thánh bất tử trong tín ngưỡng Việt Nam, đó là Tản Viên Sơn Thần, Phù Đổng Thiên Vương, Chử Đồng Tử, và Liểu Hạnh Công Chúa.

Tản Viên Sơn Thần , hay gọi là Sơn Tinh, là vị thần Núi Tản Viên (Ba Vì), núi tổ của các núi nước Việt Nam. Tản Viên tượng trưng cho ước vọng chinh phục tự nhiên, chiến thắng thiên tai

Phù Đổng Thiên Vương. hay còn gọi Thánh Gióng, tượng trưng cho tinh thần chống ngoại xâm và sức mạnh tuổi trẻ.

Người Nhà Thanh nói: Tản Viên Đại Vương đi từ biển lên núi, Phù Đổng Thiên Vương cưỡi ngựa bay lên không trung, Đồng tử nhà họ Chử gậy nón lên trời; Ninh Sơn (nay là Sài Sơn) Thánh Mẫu Bảo Vương . Ướm vào dấu chân lớn để thụ thai . Ấy là An Nam Tứ bất tử vậy.

Tiên Ông Chử Đồng Tử . còn được gọi là Chử Đạo Tổ, tượng trưng cho tình yêu, hôn nhân, và sự sung túc giàu có.

Tên các vị Tứ bất tử của nước ta, người đời Minh cho là: TẢN VIÊN, PHÙ ĐỔNG, CHỮ ĐỒNG TỬ, NGUYỂN MINH KHÔNG. Đúng là như vậy. Vì bấy giờ Tiên chúa (Liễu Hạnh) chưa giáng sinh nên người đời chưa thể lưu truyền, sách vở chưa thể ghi chép. Nay chép tiếp vào.

Liểu Hạnh Công Chúa., hay Mẫu Thượng Thiên, Mẫu Liễu Hạnh, tượng trưng cho cuộc sống tinh thần, phúc đức, sự thịnh vượng, văn thơ.

Trong 4 vị trên thì 3 vị nam thần đầu tiên theo truyền thuyết có từ thời Hùng Vương, và đã được thờ ở rất nhiều nơi từ rất lâu. Riêng Mẫu Liễu Hạnh là phụ nữ duy nhất, mới được đưa vào hệ thống thần thánh từ đời Hậu Lê.

TỪ TRẦN HƯNG ĐẠO ĐẾN ĐỨC THÁNH TRẦN TRONG ĐẠO MẪU

Do Mẫu Liễu Hạnh xuất hiện khá muộn so với 3 vị kia nên có ý kiến cho rằng bên cạnh 4 vị thánh kia, Tứ bất tử trong tín ngưỡng dân tộc Việt còn có 2 vị thánh khác là Đạo Hạnh và Nguyển Minh Không.

Ghi chép

Tài liệu xưa nhất về thuật ngữ Tứ bất tử là bản Dư địa chí, in trong bộ Ức Trai di tập. Nuyển Tông Quai ở thế kỷ XVII là người đầu tiên giải thích thuật ngữ Tứ bất tử, khi ông chú giải điều 32 trong sách Dư địa chí của Nguyễn Trãi. Lời chú ấy như sau:

Kiều Oánh Mậu người làng Đường Lâm là nhà học giả cuối thế kỷ 19 đầu thế kỷ 20, trong lời Án sách Tiên phả dịch lục có viết:

Những thông tin về Tứ bất tử trong thư tịch Hán Nôm, hiện đang lưu trữ tại Viện Nghiên cứu Hán Nôm. Các tài liệu tiếng Việt hiện đại về Tứ bất tử thì phong phú hơn và thường khẳng định tứ bất tử gồm: Tản Viên Sơn thần, Phù Đổng Thiên vương, Chử Đồng Tử, và Liễu Hạnh Công chúa. Ví dụ như Nguyễn Tuân (1910-1987), trong thiên truyện Trên đỉnh non Tản in trong tập Vang bóng một

Đức Thánh Trần trở thành đạo sĩ?

CHẦU VĂN ĐỨC THÁNH TRẦN

Công cứu quốc cao dày đã rõ

Ơn chúng sinh tế độ còn dài

Đại vương từ ngự thiên đài

Ngọc hoàng giáng chỉ cứu người dương gian

Ngôi vạn kiếp bốn phương chầu lại

Đức uy linh bát hải lan ra

Nam tào bắc đẩu hai tòa

Xa ba thiên tướng hằng hà thiên binh

Việc nội ngoại ngụ dinh tuần thú

Khắp thiên đình địa phủ dương gian

Bên ngai tả hữu hai ban

Kiếm thần cờ lệnh ấn vàng trong tay

Trên ngọc bệ tàn mây ngũ sắc

Trước long đình hổ phục rồng chầu

Thần thông biến hóa phép màu

Nghìn tai nghìn mắt đâu đâu tỏ tường

Đạo đức cao bốn phương bái phục

Phép uy linh quỷ khóc thần kinh

Triệt dịch lệ giải đao binh

Phò nguy cứu khố tà tinh tiêu trừ

Suốt nam bắc phụng thờ thành kính

Cả muôn dân cửa thánh đội ân

Tâm thành cầu khấn phép thần

Phút đầu hiện ứng mười phân vẹn mười

Non nước nhược ngự chơi ngày tháng

Chốn non bồng thăng giáng hôm mai

Trần gian bao cửa đền đài

Đăng vân giá vụ khắp nơi đi về

Từ sơn cước suối khe rừng nội

Đèn phồn hoa cát bụi chẳng nề

Một tay che chở phù trì

công ơn tế thế sánh bì trời cao

chúng tôi

Sau khi đại phá quân Nguyên, Mông (1258 – 1288), Hưng Đạo Vương Trần Quốc Tuấn được dân chúng khắp nơi coi như vị thánh giúp dân thoát kiếp lầm than. Nhưng tại sao Đức Thánh Trần lại gia nhập vào hàng Tứ Phủ trong Đạo Mẫu? Đó là vấn đề được người dân và cả giới nghiên cứu đặc biệt quan tâm.

Trong hệ thống biểu tượng tâm linh Việt, không ít nhân vật có thật được dân chúng huyền thoại hóa, tôn làm thánh và trở thành đấng quyền năng siêu việt, có ảnh hưởng đến đời sống sinh hoạt và tâm linh của mỗi người. Trong số đó, Đức Thánh Trần (Trần Quốc Tuấn) là nhân vật đã gia nhập Tứ Phủ và trở thành chư vị thần thánh giúp dân thoát khổ, thoát nạn.

Đến nay, giới nghiên cứu văn hóa vẫn chưa tìm ra được dấu mốc thời gian cụ thể trong việc gia nhập Đạo Mẫu của vị tướng thời nhà Trần. Trong sách “Đạo Mẫu Việt Nam”, tập I, GS Ngô Đức Thịnh chủ biên có nói: “Trong đạo Mẫu Tứ Phủ đây đó người ta còn nhắc tới Phủ Trần Triều, một phủ thuần tuý mang tính chất nhân Thần. Bởi thế cần xem xét Đức Thánh Trần cùng với các thuộc hạ của Ông trong hệ thống điện thần Tứ Phủ cũng như trong thực hành tín ngưỡng”. Như vậy, việc chỉ ra thời gian cụ thể khi Đức Thánh Trần đi vào Đạo Mẫu là chưa chắc chắn. Tuy nhiên, có người cho rằng không nên đặt ra vấn đề như trên. Bởi lẽ việc thần thánh hóa một nhân vật lịch sử phải trải qua thời gian nhất định. Có thể nhân vật lịch sử đó được nhân dân yêu quý, người này nói tốt, người kia nói tốt… thì tự trong tâm tưởng người dân đã coi nhân vật đó như một vị thần rồi. Cái sự yêu quý ấy cứ ngày một lan ra, thấm sâu vào quần chúng và dần dần, người ta lập đền thờ ở nhiều nơi. Nơi thờ chính, nơi thờ vọng… Cứ như thế Trần Quốc Tuấn đã đi vào đạo Mẫu Tứ Phủ một cách tự nhiên nhất, hợp lòng người nhất.

Theo truyền thuyết về Đức Thánh Trần thì ông là con của Đức Long vương Bát Hải Đại Vương cai quản vùng sông nước. Do dân chúng gặp kiếp nạn mà đầu thai vào Trần Quốc Tuấn để cứu dân khỏi nạn giặc ngoại xâm, giết người, cướp của.

Đức Thánh Trần “được đặt riêng một phủ Trần Triều. Về hàng bậc, ông được Vua Trần phong là THƯỢNG PHỤ QUỐC CÔNG TIẾT CHÊ HƯNG ĐẠO ĐẠI VƯƠNG còn cao hơn cả cha Vua, có lúc Ông được đồng nhất với Vua Cha trong đối sánh với Thần Mẹ, ngày giỗ và lễ hội kèm theo của Ông cũng đồng nhất với ngày giỗ Cha “tháng Tám giỗ Cha” cùng với Bát Hải Đại Vương. Nơi thờ Ông ở Kiếp Bạc, có ngọn núi xèo rộng ra ôm lấy thung lũng trước mặt ngôi đền là núi Nam Tào và Bắc Đẩu. Như vậy trong tâm thức dân gian, nghiễm nhiên Ông được coi như là Ngọc Hoàng, một Vua Cha cao hơn, bên trên cả Thánh Mẫu. Tuy nhiên, không giống như Vua Cha Ngọc Hoàng hay Vua Cha Bát Hải, các vị chỉ ngự trên điện thần chứ không giáng đồng, các Thánh hàng Mẫu cũng chỉ giáng chứ không nhập đồng, còn Đức Thánh Trần và một số thuộc hạ của Ông thì lại giáng đồng chuyên để trừ tà, cứu chữa con bệnh, tạo nên hẳn một dòng Thanh đồng phân khác với hình thức hầu đồng của dòng đồng cốt thờ Mẫu. Trong thứ tự giáng đồng của những người có căn Trần Triều thì thường là sau khi Mẫu giáng, và trước các vị Thánh hàng Quan. Đấy là chưa kể hình thức lên đồng để trừ tà thường diễn ra trong dịp lễ tiết của Đức Thánh Trần ở những nơi thờ tự chính của Ông” – theo sách “Đạo Mẫu Việt Nam”.

Việc Đức Thánh Trần được người dân đặt vai trò như một đạo sĩ đã gây ra sự khó hiểu trong cộng đồng. Bởi ông xuất thân từ một gia đình danh gia vọng tộc, thân làm tướng, thống lĩnh ba quân, đánh Đông, dẹp Bắc, phong thái uy nghi và chỉ tương xứng với những việc cao quý, hợp với đấng quân vương. Còn công việc xua đuổi ma tà, quỷ quái thuộc về các đạo sĩ, những nhân vật thường có thân phận thấp bé trong xã hội. Nhưng ở đây, Đức Thánh Trần lại đóng vai của một bậc hạ lưu. Tại sao vậy?

Trước đây, cố GS Trần Quốc Vượng đã nghiên cứu và chỉ ra rằng: “Thời nhà Trần, bên cạnh đạo Phật, Đạo giáo khá thịnh hành, nhiều người thuộc giới quý tộc, hoàng thân cũng là những đạo sĩ, tín đồ đạo giáo, trong đó có Trần Hưng Đạo. Từ sau khi chiến thắng giặc Nguyên, Mông, được phong vương, Ông quay trở về sống ở Kiếp Bạc, vui thú với cảnh sắc thiên thiên, làm thuốc chữa bệnh cứu người. Huyền thoại về việc Ông dùng ma thuật để trừ tà Phạm Nhan chỉ là sự lịch sử hóa, huyền thoại hóa một thực tế Ông là một thầy thuốc có tài chữa bệnh hậu sản, bệnh của phụ nữ. Với lại, trong dân gian, việc chữa bệnh bằng thuốc luôn đi liền với các hành động có tính ma thuật. Bởi vậy, sau khi Trần Hưng Đạo qua đời, danh tiếng và uy tín của Ông đã được huyền thoại hóa, khoác ra ngoài cái vỏ tín ngưỡng và lưu truyền mãi về sau, cho tận tới ngày nay”.

Không những thế, cố GS Trần Quốc Vượng còn giải mã luôn những điều kỳ lạ khi đặt Đức Thánh Trần ngang hàng với vua cha là Bát Hải Đại Vương. Đó là bởi cuộc đời của Trần Quốc Tuấn gắn liền với những chiến công oanh liệt ở sông nước, ba lần đánh tan giặc Nguyên Mông thu phục giang sơn về một mối… Cho nên, người dân coi ông như một vị thần cai quản miền sông nước là điều dễ hiểu.

Theo các nhà nghiên cứu Văn hóa thì Đức Thánh Trần hiện đang được nhân dân tứ phương phụng thờ dưới 3 hình thức hoàn toàn khác nhau. Hình thức thứ nhất, người dân thờ Trần Quốc Tuấn với vai trò là một anh hùng dân tộc, người đã góp công lớn vào sự kiện 3 lần đánh thắng quân Nguyên Mông, bảo vệ lãnh thổ Quốc gia. Hình thức thứ hai là người dân coi Trần Quốc Tuấn như vị vua cha, ngang hàng với Bát Hải Đại Vương. Cách phân biệt hai hình thức này dựa vào điện thờ. Hình thức thứ nhất thì ngoài điện thờ Hưng Đạo Vương Trần Quốc Tuấn ra không có điện thờ Mẫu và điện thần thờ Mẫu. Hình thức thứ hai thì ngược lại. Hình thức thứ 3 là thờ Ông là vị Thần Độ Mạng cho tuổi Nam có can là Canh và Tân . Còn tuổi Nam can Mậu và Kỷ thì thờ ông trong bộ NGỦ CÔNG VƯƠNG PHẬT.Gồm Trần Hưng Đạo, Tản Viên Sơn Thánh, Tiên Ông Chử Đồng Tử, Bảo Vương Thánh Mẫu Mẹ Phù Đổng Thiên Vương Thánh Gióng và Liểu Hạnh Công Chúa

Tìm Hiểu Xem Bà Cửu Thiên Huyền Nữ Độ Mạng Là Gì?

Trong giới Huyền Thuật Cửu Thiên Huyền Nữ là ai? Được coi là 1 trong 3 vị Thánh Tổ gồm có Thái Thượng Lão Quân, Nguyên Thuỷ Thiên Tôn và Cửu Thiên Huyền Nữ. Trong tín ngưỡng thờ Mẫu của Việt Nam Cửu Thiên Huyền Nữ cũng rất được kính trọng. Vậy cụ thể chi tiết như thế nào? Chúng ta cùng tìm hiểu như sau.

Nhân loại được biết Ðức Phật Mẫu qua danh hiệu Cửu Thiên Huyền Nữ vào thời thượng cổ, đời vua Hiên Viên Huỳnh Ðế bên Tàu. Sử ký chép như sau:

Sau đời vua Thần Nông, các bộ lạc đều tự tách ra hùng cứ mỗi nơi. Có một bộ lạc hùng mạnh mà vị thủ lãnh là Xuy Vưu muốn thôn tính các bộ lạc khác để lên làm bá chủ, nhưng Xuy Vưu lại quá độc ác, ai không thuận theo thì bị giết chết rất tàn nhẫn. Các bộ lạc liền liên kết nhau, tôn vị thủ lãnh Hữu Hùng Thị (nay ở huyện Tân Trịnh tỉnh Hà Nam) lên chỉ huy chống lại Xuy Vưu. Trận đánh dữ dội quyết định sự thắng bại với Xuy Vưu xảy ra ở Trác Lộc.

Sương mù dày đặc, quân Hữu Hùng Thị bị Xuy Vưu vây chặt, không nhận định được phương hướng đánh ra giải vây, nên thường bị Xuy Vưu đánh bại phải tháo lui. Sự thảm bại của Hữu Hùng Thị thấy rõ trước mắt.

Trong lúc nguy cấp như thế, Ðấng Cửu Thiên Huyền Nữ hiện ra dạy Hữu Hùng Thị chế ra xe hai bánh chỉ Nam, có bộ phận chỉ rõ hướng Nam, để phân định phương hướng và vị trí tiến quân, lại dạy cho binh pháp. Nhờ vậy, Hữu Hùng Thị củng cố binh mã, từ trong đánh ra bất ngờ, làm cho binh đội Xuy Vưu thảm bại, bắt sống được thủ lãnh Xuy Vưu đem giết chết.

Thế là yên giặc, tất cả dân chúng các bộ lạc đều hoan nghinh Hữu Hùng Thị, tôn Hữu Hùng Thị lên ngôi Minh chủ, lấy hiệu là Hoàng Ðế hay Huỳnh Ðế. Nguyên Hữu Hùng Thị được sanh ra tại gò Hiên Viên, nên về sau gọi là Hiên Viên Huỳnh Ðế.

Sau đó, Ðấng Cửu Thiên Huyền Nữ cũng thường ứng hiện giúp vua Huỳnh Ðế và những người hiền tài trong nước, như giúp Hoàng Hậu Nguyên Phi chế ra nghề nuôi tằm lấy tơ dệt lụa, giúp ông Dung Thành chế ra máy Cai Thiên để xem Thiên tượng, giúp ông Thương Hiệt chế ra chữ viết tượng hình để thay cho việc thắt nút ghi nhớ các sự việc.

Ngoài ra Ðấng Cửu Thiên Huyền Nữ truyền khoa Lục Nhâm Ðộn Giáp, và phép bói 64 quẻ Dịch mà đoán kiết hung.

Trong buổi Lễ Hội Yến DTC lần đầu tiên tổ chức tại nhà Ngài Cao Quỳnh Cư ở số 134 đường Bourdais Sài Gòn vào Trung Thu năm Ất Sửu (1925), Ðức Phật Mẫu cùng Cửu Vị Tiên Nương giáng cơ, mỗi vị cho một bài thi, mà bài thi của Ðức Phật Mẫu khoán thủ bốn chữ: Cửu Thiên Huyền Nữ, chép ra như sau:

CỬU kiếp Hiên Viên thọ sắc Thiên THIÊN Thiên cửu phẩm đắc cao huyền HUYỀN hư tác thế Thần Tiên Nữ NỮ hảo thiện căn đoạt cửu Thiên.

Nghĩa là: Ðức Phật Mẫu thọ sắc lịnh của Ðức Chí Tôn giáng trần kiếp thứ 9 vào thời vua Hiên Viên Huỳnh Ðế bên Tàu

Nơi cõi Trời, Cửu phẩm Thần Tiên đều cao siêu và huyền diệu

Ðức Phật Mẫu huyền diệu nơi cõi Hư Vô tạo ra các cõi trần và các Ðấng Thần Tiên Nữ phái

Người phụ nữ nào có lòng tốt và có căn lành thì đoạt đặng phẩm vị trong 9 trời.

Bà Cửu Thiên Huyền Nữ độ mạng

Sự hiển linh của Thần Nữ

Trong 《Vân Cấp Thất Thiêm 》và 《Cửu Thiên Huyền Nữ truyện》có chép: Cửu Thiên Huyền Nữ là thầy của Huỳnh Đế, và là học trò của Tây Vương Mẫu. Khi Huỳnh Đế trừ giặc Xi Vưu , Huyền Nữ đã hạ phàm, mang binh phù ấn kiếm giao cho Huỳnh Đế. Đồng thời lại còn dạy Huỳnh Đế cách chế tạo “Trống Qùy Ngưu 80 mặt” để đánh bại Xi Vưu.

Trong “Truyện Thủy Hử”, sau khi Tống Giang được cứu ở Giang Châu. Đi đón cha lên núi, chẳng dè bị quan binh phát hiện ở Thương Huỳnh, chạy trốn lại đến chỗ Miếu Thờ Cửu Thiên Huyền Nữ ở địa phương. Cửu Thiên Huyền Nữ đã hiển linh cứu thoát Tống Giang, lại còn cho y ba quyển thiên thư bảo y hãy “thế thiên hành đạo” (thay trời hành đạo). Về sau nầy, Tống Giang quy thuận triều đình, lãnh binh đi chinh phạt nước Liêu, bị quân Liêu vây hãm trong trận “Thái Dĩ Hỗn Thiên Tượng”. Đem đến, Tống Giang nằm mộng thấy Huyền Nữ chỉ bày cách phá trận, từ đó thắng lớn quân Liêu.

*Theo sách vở hiện nay thì Cửu Thiên Huyền Nữ là một vị Nữ Tiên lộng lẫy. Nhưng hình tượng gốc của Ngài lại là một quái vật đầu người mình chim, gọi là “Huyền Điểu” ngày xưa. Trong Kinh Thi, ghi rằng “huyền điểu” chính là tổ tiên của người Thương (nhà Thương trước nhà Châu) . Trong “Sử Ký”thì nói rằng, từ xưa có một bà mẹ thuộc hàng tổ tiên của họ Ân – Thương đã ăn một cái trứng của huyền điểu, có thai mà sanh ra con. Điều nầy nói lên sự sùng bái huyền điểu của tộc họ nhà Thương vậy.

*Chính hình tượng huyền điểu nầy về sau hóa thân thành Huyền Nữ. Thâm nhập vào truyện thần thoại về Huỳnh Đế và trở thành sư phụ của Huỳnh Đế là vì thế.

*Truyện chép:

Sau đời vua Thần Nông, các bộ lạc đều tự tách ra hùng cứ mỗi nơi. Có một bộ lạc hùng mạnh mà vị thủ lãnh là Xuy Vưu muốn thôn tính các bộ lạc khác để lên làm bá chủ. Nhưng Xuy Vưu lại quá độc ác, ai không thuận theo thì bị giết chết rất tàn nhẫn. Các bộ lạc liền liên kết nhau, tôn vị thủ lãnh Hữu Hùng Thị (nay ở huyện Tân Trịnh tỉnh Hà Nam) lên chỉ huy chống lại Xuy Vưu. Trận đánh dữ dội quyết định sự thắng bại với Xuy Vưu xảy ra ở Trác Lộc.

Sương mù dày đặc, quân Hữu Hùng Thị bị Xuy Vưu vây chặt, không nhận định được phương hướng đánh ra giải vây. Nên thường bị Xuy Vưu đánh bại phải tháo lui. Sự thảm bại của Hữu Hùng Thị thấy rõ trước mắt.

Trong lúc nguy cấp như thế, Ðấng Cửu Thiên Huyền Nữ hiện ra dạy Hữu Hùng Thị chế ra xe hai bánh chỉ Nam. Trong đó bộ phận chỉ rõ hướng Nam, để phân định phương hướng và vị trí tiến quân, lại dạy cho binh pháp. Nhờ vậy, Hữu Hùng Thị củng cố binh mã, từ trong đánh ra bất ngờ. Từ đó làm cho binh đội Xuy Vưu thảm bại, bắt sống được thủ lãnh Xuy Vưu đem giết chết.

Thế là yên giặc, tất cả dân chúng các bộ lạc đều hoan nghinh Hữu Hùng Thị, tôn Hữu Hùng Thị lên ngôi Minh chủ, lấy hiệu là Hoàng Ðế hay Huỳnh Ðế. Nguyên Hữu Hùng Thị được sanh ra tại gò Hiên Viên, nên về sau gọi là Hiên Viên Huỳnh Ðế.

Sau đó, Ðấng Cửu Thiên Huyền Nữ cũng thường ứng hiện giúp vua Huỳnh Ðế và những người hiền tài trong nước. Giúp Hoàng Hậu Nguyên Phi chế ra nghề nuôi tằm lấy tơ dệt lụa. Cũng như hướng dẫn cho ông Dung Thành chế ra máy Cai Thiên để xem Thiên tượng, . Còn ông Thương chế ra chữ viết tượng hình để thay cho việc thắt nút ghi nhớ các sự việc.

Ngoài ra Ðấng Cửu Thiên Huyền Nữ truyền khoa Lục Nhâm Ðộn Giáp, và phép bói 64 quẻ Dịch mà đoán kiết hung.

*Thưở ấy thì Huyền Nữ chưa thoát khỏi hình tượng chim. Nhưng đã tiến thêm một bước là trở thành người cứu nạn gấp, là một vị Nữ Thần nửa người nửa chim chứa đựng nhiều tài năng mưu lược vậy.

*Đến đời Tống, trong “Vân Cấp Thất Thiêm” thì Cửu Thiên Huyền Nữ đã hoàn toàn được “nhân thần hóa”. Xóa bỏ tất cả dấu vết động vật trong hình tượng. Trong quyển sách đặc biệt tên ” Cửu Thiên Huyền Nữ truyện” đã diễn tả bà cỡi chim phượng, trên đám mây ngũ sắc, mặc áo chín sắc “Thái Thúy Hoa”. Ngài là vị chuyên môn phù trì cứu giúp anh hùng, dạy thiên thư binh pháp cho các nữ tiên trên trời và chính thức trở thành ” Cửu Thiên Huyền Nữ Nương Nương “.

Nhân vật Cửu Thiên Huyền Nữ đã xuất hiện rất nhiều trong các tiểu thuyết cổ điển Trung Quốc. Tạo ra ảnh hưởng rất lớn về niềm tin của quần chúng. Những sách được biên soạn như là : Đời nhà Tống có Nguyên Gian viết “Đại Tống Tuyên Hòa Khiển Sự”; đời Minh có truyện “Tam Toại Bình Yêu” gồm bốn mươi bốn cuốn. Đời Thanh có “Nữ Tiên Ngoại Sử” và “Tiết Nhân Quí Chinh Đông” …đã tốn rất nhiều bút mực ca tụng sự anh linh của Cửu Thiên Huyền Nữ .

Tứ Phước Tứ Tử: (Ban phước-ban cho con trai)

“Thời viễn cổ, gia đình Cửu Thiên Huyền Nữ may mắn có được “Nửa miếng Vãy Lân” được trong họ tộc thờ phụng nghiêm chỉnh. Trong làng, ai không có con trai hoặc nghèo khổ đến lễ lạy cầu xin đều được như ý. Từ đó, người đời sau tin rằng , cứ thành tâm cầu khẩn với Ngài là cũng được toại nguyện. Còn chuyện Tây Vương Mẫu “đặc phái” Cửu Thiên Huyền Nữ đến giúp Huỳnh Đế thì có vẽ mơ hồ một chút. Tuy nhiên, nhiều đời đã qua, mỗi thời đề cao thêm một chút thành ra ngày nay Ngài trở thành một vị Nữ Thần tối cao, có khả năng “Ban bố phước lộc, ban bố con trai” cho tất cả những ai thành kính tin tưởng Ngài.

*Ngày cúng tế Cửu Thiên Huyền Nữ là ngày mùng chín tháng chín. Khắp nơi đều có Miếu Thờ, tôn xưng là “Tổ Sư”, khói hương thờ phụng Ngài không dứt.

Vãng Sinh Ðông Phương Tịnh Độ Của Phật Dược Sư

NGUYÊN KHANH, lamduong….@yahoo.com.vn

Người Phật tử được khuyến khích ăn chay ít nhất một tháng hai ngày, khá hơn là bốn ngày, nhiều hơn thì càng tốt. Vì không bắt buộc phải trường trai, nên bạn dù chưa ăn chay trường vẫn trì chú Dược Sư bình thường và được lợi ích vô lượng.

Muốn vãng sinh về Đông phương Tịnh độ của Phật Dược Sư, ngoài trì chú miên mật bạn cần sám hối, giữ giới, phát nguyện sinh về, thực hành theo bản nguyện của Ngài.

Khi chưa thể thờ hình tượng Phật Dược Sư, bạn nên tìm cách như: Ép nhựa một tấm ảnh nhỏ Phật Dược Sư để trong kinh hoặc trên kệ sách (nơi nào đó thích hợp), lưu giữ hình tượng Ngài trong máy tính hay điện thoại để tiện thường đem ra chiêm ngưỡng, quán tưởng và vận tâm kính lễ. Phụng thờ kinh Dược Sư cũng là một cách tôn kính Ngài, được phước báo vô lượng.

Dược Sư Như Lai tiếng Phạm gọi là: Bhaisajya-guru Vaidurya-prabharajyah, gọi đủ là Dược Sư Lưu Ly Quang Vương Như Lai, người ta thường gọi là Dược Sư Lưu Ly Quang Như Lai, gọi tắt là Dược Sư Phật. Theo Dược Sư Như Lai Bổn Nguyện Kinh chép: “về phương Đông cách thế giới Ta Bà khoảng 10 hằng hà sa Phật độ có cõi Phật tên là Tịnh Lưu Ly, tên của Đức Phật đó là Dược Sư Lưu Ly Quang Như Lai”.

Vì sao có tên gọi là Dược Sư Lưu Ly Quang Như Lai? Theo kinh Dược Sư Như Lai Bản Nguyện Công Đức, nhờ trong khi tu hành Bồ tát đạo phát 12 đại nguyện giải trừ hết thảy bệnh khổ cho chúng sanh, khiến họ đầy đủ căn lành và hướng về giải thoát nên khi thành Phật, Ngài trụ ở thế giới Tịnh lưu ly, trang nghiêm như thế giới Cực lạc, cùng với 2 vị Đại Bồ tát là Nhật Quang Biến Chiếu và Nguyệt Quang Biến Chiếu làm quyến thuộc để giáo hóa chúng sanh.

Bổn nguyện của Dược Sư Như Lai là trị tất cả trọng bệnh phiền não vè thân và tâm của chúng sanh, cứu độ chúng sanh ra khỏi sanh tử khổ đau. Vì Dược Sư Như Lai có bổn nguyện thanh tịnh như vậy nên ánh sáng trong suốt hoàn toàn thanh tịnh (Lưu Ly Quang) như lưu ly vô ngại hiển hiện trên thân của Ngài, và quốc độ của Ngài cũng như vậy nên gọi là Dược Sư Lưu Ly Quang.

Cũng như các Đức Phật trong mười phương, Đức Dược Sư có đầy đủ thập hiệu Dược Sư Lưu Ly Quang Như Lai, Ứng Cúng, Chánh Biến Tri, Minh Hạnh Túc, Thiện Thệ, Thế Gian Giải, Vô Thượng Sĩ, Điều Ngự Trượng Phu, Thiên Nhơn Sư, Phật-Thế Tôn.

12 đại nguyện của Đức Dược Sư Như Lai

1. Nguyện khi Ta thành đạo Bồ-đề, thân đầy đủ ba mươi hai tướng tốt, hào quang sáng khắp vô lượng thế giới, khiến các chúng sinh cũng được như Ta.

2. Nguyện khi Ta thành Phật, trong ngoài sáng chói hơn ánh sáng mặt trời, tự tại làm Phật, khiến các chúng sinh ở chỗ tối tăm đều nhờ ơn khai thị.

3. Nguyện khi Ta thành Phật, đầy đủ vô lượng phương tiện trí tuệ, làm cho chúng sinh đầy đủ các món thọ dụng nơi thân tâm.

4. Nguyện khi Ta thành Phật, nếu các chúng sinh tu theo tà đạo đều xoay về chánh đạo, hàng Nhị thừa thì đều hướng về Nhất thừa.

5. Nguyện khi Ta thành Phật, nếu có chúng sinh theo giáp pháp của Ta mà tu hành, thì đều được hoàn hảo, dù có phạm giới mà nghe đến tên Ta thì cũng trở thành thanh tịnh giới khỏi phải sa vào ác đạo.

6. Nguyện khi Ta thành Phật, nếu chúng sinh nào có thân thể hèn yếu hay xấu sa, đui điếc hay câm ngọng, một phen nghe tên Ta, niệm tên Ta thì được khỏi bệnh, lại được tốt đẹp khôn ngoan

7. Nguyện khi Ta thành Phật, nếu có chúng sinh không bà con thân thuộc, nghèo thiếu ốm đau, không ai giúp đỡ, mà nghe được tên Ta thì thân tâm yên lành quyến thuộc giúp đỡ cho, đến chứng đạo Bồ-đề.

8. Nguyện khi Ta thành Phật, các nữ nhân thường bị khinh dể thấp kém, nếu nghe được tên Ta thì bỏ thân nữ nhân, thành tướng trượng phu cho đến chứng quả.

9. Nguyện khi Ta thành Phật, thì các chúng sinh thoát vòng ma đạo ác kiến, về nơi chánh đạo, tu Bồ-tát hạnh mau chứng đạo Bồ-đề.

10. Nguyện khi Ta thành Phật, nếu chúng sinh bị pháp vua trừng trị, trói buộc đánh đập, giam vào ngục tối, cắt xẻ v.v. mà nghe tên Ta thì đều thoát khỏi.

11. Nguyện khi Ta thành Phật, những chúng sinh bị đói khát, cầu ăn mà tạo nghiệp dữ, nếu nghe tên Ta, chuyên niệm thọ trì, thì Ta trước hết cấp cho món ăn được no đủ, sau nói pháp khiến họ tu hành được hoàn toàn an vui.

12. Nguyện khi Ta thành Phật, những chúng sinh nghèo không có áo mặc, muỗi mòng chích đốt, nóng lạnh, ngày đêm khổ sở, nếu nghe tên Ta chuyên niệm thọ trì, thì Ta theo tâm mong cầu ấy khiến được đầy đủ y phục hoa hương.

Tranh tượng của Phật Dược sư hay được vẽ với tay trái cầm thuốc chữa bệnh và tay mặt giữ Ấn thí nguyện. Phật Dược Sư thường được thờ chung với Phật Thích Ca Mâu Ni và A Di Đà, trong đó phật Dược Sư đứng bên trái còn Phật A Di Đà đứng bên mặt Thích Ca.

Trong kinh Dược Sư, hiện nay chỉ còn bản chữ Hán và chữ Tây Tạng, người ta đọc thấy 12 lời nguyện của Ngài, thệ cứu độ chúng sinh, với sự giúp đỡ của chư Phật, Bồ Tát và 12 vị Hộ Pháp và Thiên vương.

Tại Trung Quốc, Tây Tạng, Nhật Bản và Việt Nam, Phật Dược Sư được thờ cúng rộng rãi.

Về công phu trì niệm hồng danh Đức Dược Sư, mặc dù Ngài có nhiều danh hiệu nhưng trì niệm hồng danh thường là Nam mô Dược Sư Lưu Ly Quang Phật hay Nam mô Dược Sư Lưu Ly Quang Vương Phật. Theo sách Dược Sư kinh sám (HT.Trí Quang dịch), phần Niệm Phật ghi rõ niệm Nam mô Dược Sư Lưu Ly Quang Phật.

Các hành giả tu tập pháp môn Tịnh độ, niệm danh hiệu Phật A Di Đà, phải đầy đủ Tín-Nguyện-Hạnh và niệm đến nhất tâm.

Cũng vậy, khi tu tập pháp môn Dược Sư, hành giả niệm danh hiệu Phật Dược Sư cũng phải đầy đủ Tín-Nguyện-Hạnh. Có thể niệm thầm, niệm ra tiếng, lần tràng hạt v.v… và niệm cho đến nhất tâm giống như các phương thức niệm Phật A Di Đà.

Về ý nghĩa Thánh hiệu: Dược sư, nghĩa đen là thầy thuốc chữa bệnh. Lưu ly là một loại ngọc màu xanh trong suốt. Quang là ánh sáng. Lưu ly quang là ánh sáng ngọc lưu ly. Dược Sư Lưu Ly Quang Phật là vị Phật có danh hiệu Thầy thuốc chữa bịnh, ánh sáng như ngọc lưu ly (HT.Trí Quang, sđd, tr.203).

Đức Dược Sư hiểu biết và thông suốt tất cả y dược của thế gian và xuất thế gian, Ngài có thể chữa trị hết tất cả những thứ bệnh khổ của chúng sanh, những điên đảo vọng tưởng do tham, sân, si phiền não gây ra.

Ánh sáng của Phật Dược Sư thật không nghĩ bàn “Trong ngoài sáng suốt, tinh sạch hoàn toàn, không có chút nhơ bợn, ánh quang minh chói lọi khắp nơi”. Ánh sáng ấy chiếu đến đâu đều phá hết tăm tối vô minh của chúng sanh, đem lợi lạc và diệt tất cả những bệnh khổ thân tâm của chúng sanh, khiến cho họ xa lìa mê vọng mà hướng đến giác ngộ, giải thoát.

Về công năng của việc trì niệm danh hiệu Phật Dược Sư, có thể nói là không thể nghĩ bàn. Theo kinh Dược Sư Như Lai Bản Nguyện Công Đức, đại dụng của danh hiệu Phật Dược Sư, điển hình có năm vấn đề sau:

Diệt sự tham lam mà phát tâm bố thí: Nhờ trì niệm danh hiệu Đức Dược Sư mà mở rộng tấm lòng, không còn tham lam, ích kỷ chỉ lo tích cóp cho riêng mình đồng thời luôn chia sẻ, ca ngợi và thực hành bố thí.

Diệt sự phạm tội mà được sự giữ giới: Đối với những tội lỗi, lầm lỡ đã gây tạo, nhờ niệm danh hiệu Ngài mà được chuyển hóa đồng thời phát nguyện sống đạo đức, lương thiện theo Chính pháp.

Diệt sự ganh ghét mà được sự giải thoát: Do nghiệp lực ganh ghét, đố kỵ người khác nên chịu quả báo hèn hạ, thống khổ. Niệm Phật Dược Sư sẽ khiến cho hành giả phát tâm tu học, diệt trừ khổ não, thành tựu giải thoát.

Diệt sự hại nhau mà được sự thương nhau: Những ý niệm oán kết, thù hận dẫn đến hành động tiêu diệt lẫn nhau, nhờ niệm danh hiệu Đức Dược Sư mà được hóa giải. Không những không còn làm hại nhau mà còn hiểu biết, thương yêu và tôn trọng lẫn nhau.

Được sanh Cực lạc hay các sự chuyển sanh khác: Đối với những hành giả phát tâm niệm Phật A Di Đà, cầu vãng sanh Cực lạc thì niệm Phật Dược Sư là một sự trợ duyên rất quan trọng. Chư Phật, các Đại Bồ tát trong pháp hội Dược Sư luôn trợ hóa cùng Phật A Di Đà, tiếp dẫn chúng sanh về Cực lạc. Ngoài ra, nhờ công đức tu tập Thánh hiệu Phật Dược Sư mà hành giả được đầy đủ phước báo, sanh về các thế giới an lành.

Ngoài ra, nhờ năng lực bổn nguyện của Phật Dược Sư, những chúng sanh thọ trì danh hiệu Ngài được tiêu trừ tất cả bệnh khổ và thành tựu mọi sở nguyện, sở cầu.

Thông thường, “chúng sinh” là chỉ cho bất cứ sinh thể nào cảm nhận được cảm giác (có cảm thọ) – dễ chịu, khó chịu và trung tính. Như thế, chúng ta là những chúng sinh, và các loài sinh vật khác cũng là những chúng sinh; nhưng nhà cửa và cây cỏ thì không phải là chúng sinh bởi vì chúng không có cảm giác.

Có hai loại chúng sinh: hàm thức và giác ngộ. Một chúng sinh hàm thức, hay là một sinh thể đang sống, là chúng sinh mà tâm của nó đang bị bóng tối vô minh bao phủ. Một chúng sinh giác ngộ là một chúng sinh đã hoàn toàn thoát khỏi bóng tối của vô minh.

Cũng như các loài hàm thức có nhiều khía cạnh sai biệt, các vị đã giác ngộ cũng thế. Các vị đã giác ngộ biến hóa ra vô số hình thức sai khác để lợi lạc muôn loài sinh linh.

Có khi họ xuất hiện dưới dạng những thiên thần, có khi như loài người, đôi khi lại như những loài phi nhân.

Có khi họ xuất hiện như những vị Tỳ kheo, có khi lại như những vị ngoại đạo sư, có khi như một người điên hoặc xấu ác, và thậm chí có khi như những vật thể vô tri giác. Các hóa thân của những đấng giác ngộ biến mãn khắp các thế giới, nhưng vì tâm chúng ta bị bao phủ bởi vô minh nên chúng ta không nhận ra được.

Đức Phật Dược sư là một đấng giác ngộ có lòng bi mẫn vô biên đối với hết thảy chúng sinh. Ngài hộ trì chúng sinh tránh khỏi những đớn đau về tâm hồn và thể xác, khỏi những hiểm nguy và chướng ngại, và giúp họ trừ diệt ba độc tố – tham trước, sân hận và si mê – cội nguồn của mọi bệnh tật và nguy hại. Ngài là đấng Y vương Toàn giác.

Theo các Kinh điển Phật Giáo thì Đức Dược Sư Như Lai có 7 tôn tượng. Có thuyết cho là mỗi vị có mỗi đại nguyện và ứng thân riêng từng vị. Có thuyết cho là các Ngài từ nhất thể là Đức Dược Sư Như Lai mà phân thân ứng hiện (ứng thân), danh hiệu của các Ngài là: Thiện Danh Xưng Cát Tường Như Lai; Bảo Nguyệt Trí Nghiêm Quang Âm Tự Tại Vương Như Lai; Kim Sắc Bảo Quang Diệu Hạnh Thành Tựu Như Lai; Vô Ưu Tối Thắng Cát Tường Như Lai; Pháp Hải Lôi Âm Như Lai; Pháp Hải Thắng Huệ Du Hý Thần Thông Như lai; Dược Sư Lưu Ly Quang Như Lai.

Sự tích Đức Phật Thích Ca kể chuyện Đức Phật Dược sư

Một thuở nọ, đức Thế Tôn đang trú tại thành Tỳ-xá-li với 36 ngàn vị Đệ tử Bồ tát. Lúc bấy giờ, ngài Văn thù hiện thân là một vị đệ tử ở địa vị tu Bồ tát đạo. Với lòng từ bi của mình, bồ tát Văn thù nhận thấy rằng, trong tương lai, Phật pháp sẽ suy giảm, và chúng sinh ở thế giới này sẽ rất khó tu học giáo pháp thanh tịnh cũng như chứng đạt các loại trí huệ thanh tịnh. Ngài hiểu rằng sẽ rất khó khăn cho những chúng sinh này để điều phục được tâm, và như thế, họ sẽ thuận theo tâm tánh mà làm các việc xấu ác như giết hại, trộm cắp, chấp thủ tà kiến. Kết quả là họ sẽ nhận lấy những bệnh tật khủng khiếp và những nỗi đau tinh thần không sao chịu nổi. Thế gian sẽ tràn ngập chướng ngại, hiểm nguy và nghịch duyên. Cảm thấy những khổ đau này khó có thể chịu nối, Văn thù bạch Phật:

Trong tương lai, khi giáo pháp của ngài và sự tu tập các thiện pháp khác suy giảm; khi nhân loại trong thế giới này cạn kiệt về tinh thần; khi sự tham ái, sân hận và si mê của chúng mạnh mẽ và khó chế ngự đến độ chúng phải hứng chịu những khổ đau liên tục về mặt vật lý cũng như tâm lý, những nỗi sợ hãi, những mối nguy hại, và đặc biệt là nhiều bệnh tật không thể trị liệu; ai sẽ là người làm cho chúng vơi đi những đau khổ này và bảo vệ chúng khỏi những nguy hại? Ai sẽ giúp đỡ chúng chiến thắng ba thứ độc tố tinh thần?

Để trả lời cho câu hỏi của bồ tát Văn thù, đức Phật đã giảng kinh Tám ngàn kệ tụng chủ yếu trình bày những giáo huấn về đức Phật Dược sư (Sutra of Eight Thousand Verses Principally Revealing the Instructions on Medicine Buddha). Nhiều chúng sinh đã nghe được giáo pháp này.

Trong khi đức Phật giảng giải nghĩa lý này, bằng tha tâm thông, bồ tát Văn thù đã nhận thấy nhiều người và trời trong thính chúng đang khởi lên những nghi hoặc, hoang mang đối với lời dạy của đức Phật về sự hiện hữu của đức Phật Dược sư. Vì thế, ngài lại rời chỗ ngồi đứng lên cung kính nhiễu quanh đức Phật ba vòng, đảnh lễ dưới chân ba lần, xong rồi quỳ gối trái xuống đất theo truyền thống và thưa với đức Phật:

Để trừ mối nghi hoặc trong tâm của các đệ tử, kính mong đức Thế Tôn chỉ rõ đức Phật kia tồn tại như thế nào, ngài đang hiện diện ở đâu và công hạnh của ngài như thế nào.

Đức Phật liền nhập vào đại định, từ ngực ngài hóa hiện vô số tia sáng mời bảy đức Phật Dược sư đến thành Tỳ-xá-li để mọi người có thể nhìn thấy. Đức Dược sư đã đến với hai vị đại đệ tử – Nhật Quang Biến Chiếu và Nguyệt Quang Biến Chiếu – cùng với hội chúng đông đảo gồm hàng ngàn vị đệ tử khác nữa. Sáu đức Phật Dược sư còn lại cũng đến cùng với hội chúng của mình.

Mọi người khi ấy nhìn thấy rõ ràng bảy đức Phật Dược sư cùng với hội chúng của các ngài, mối nghi ngờ của họ lập tức tan biến. Đức Thế Tôn giới thiệu từng đức Phật, như nói: “Đây là đức Phật Dược sư. Ngài đến từ cõi Tịnh độ phía đông có tên gọi là Lưu ly. Cõi nước của đức Phật này là bản tánh của trí tuệ với ánh sáng của ngọc lưu ly. Toàn mặt đất của cõi ấy được trang nghiêm bởi ánh sáng của vị Phật này”, và những lời tương tự như vậy.

Thế rồi, đức Phật dạy về cách thức tụng thần chú cho chính bản thân và người khác, cho người bệnh và người sắp chết… và cách thức thực hành nhiều nghi thức chữa trị khác. Mọi người hoan hỉ và phát khởi đức tin bất hoại.

Nghe xong bài pháp này, bảy triệu thần Dạ-xoa đã đạt được chánh kiến đối với chân lý cao tột và phát nguyện hộ trì những ai tin nhận pháp môn tu tập của đức Phật Dược sư. Mười hai đại thần tướng Dạ-xoa đã được thọ ký quả vị Chánh giác, và đã được liệt vào số 51 thiên thần trong mạn đà la của đức Phật Dược sư.

Thực hành theo đức Phật Dược sư là một pháp môn rất hiệu nghiệm để trị liệu cho bản thân và những người khác, và để chiến thắng những căn bệnh trong tâm như tham trước, sân hận và si mê. Nếu chúng ta tín phụng đức Phật Dược sư với đức tin thanh tịnh thì nhất định chúng ta sẽ nhận được hạnh phúc từ những thành tựu này.