Top 9 # Thuyết Minh Về Cách Bày Mâm Ngũ Quả Ngày Tết Xem Nhiều Nhất, Mới Nhất 3/2023 # Top Trend | Iseeacademy.com

Thuyết Minh Về Mâm Ngũ Quả Ngày Tết

Đề bài: Có 1 đoàn du khách nước ngoài muốn tìm hiểu về mâm ngũ quả trên bàn thờ của người Việt trong những ngày tết cổ truyền, em hãy thay mặt người dân việt Nam giới thiệu về mâm ngũ quả.

Bài làm

Thưa các bạn, theo một tài liệu cho biết trong chiêm thư, đối với cư dân vùng nông nghiệp, người ta chọn cách nhìn “ngũ quả” (tức là năm loại quả khác nhau) để dự đoán được, mất của vụ mùa lương thực. Lâu dần nó trở thành một tập quán, “ngũ quả” biểu trưng cho sự cầu nguyện mùa màng bội thu, nên cuối cùng được chọn để dâng lên ông bà tổ tiên vào dịp Tết. Phong tục này sau dần lan ra cả nước và trở thành một truyền thống khắc sâu trong tâm trí người Việt Nam chúng tôi.

Vậy chắc các bạn cũng có thắc mắc rằng tại sao lại là “ngũ quả” – năm loại trái chứ không phải là sáu loại hoa hay thực phẩm nào khác? Câu trả lời là ở chữ “quả”, ở đây “quả” mang ý nghĩa sung túc nhờ vào cấu tạo của nó” bên trong là hạt tượng trưng cho sao, phần thịt quả bên ngoài bao bọc lấy tượng trưng cho vũ trụ, thể hiện ý nghĩa sinh sôi, sự bất tận và sự tái sinh của sự sống. Những sản vật này là kết tinh của công sức, mồ hôi, nước mắt, là thành quả sau một năm lao động miệt mài. Người nông dân đã lựa dịp tốt lành để kính dâng lên ông bà tổ tiên. Tiếp đến là “ngũ” (tức số năm) là một số lẻ tượng trưng cho sự phát triển không ngừng, sự nảy nở, biểu trưng cho sự sống. Ngày nay, để thể hiện tấm lòng hiếu thảo hơn, cộng với thẩm mĩ mà người ta không còn quan trọng việc phải chọn đúng số quả là năm nữa, tuy nhiên người dân miền Bắc vẫn chọn số quả lẻ để bày lên mâm ngũ quả. Trái lại, người miền Trung và miền Nam thì không quan trọng về việc số quả chẵn hay lẻ nhưng việc bày mâm ngũ quả vẫn giữ một số qui tắc truyền thống dân gian như: mâm ngũ quả chỉ bày quả không bày thực phẩm khác, chỉ tính loại không tính số lượng quả (ví dụ chỉ cần một nải chuối không cần quan tâm là có mấy quả). Và dù cho số lượng có nhiều hơn năm quả đi nữa thì vẫn gọi là “mâm ngũ quả”.

Như các bạn biết đấy, đất nước hình chữu S của chúng tôi cũng giống nước các bạn, chia làm nhiều vùng khác nhau, kéo theo đó là điều kiện tự nhiên cũng có khác biệt dẫn đến có nhiều cách bày mâm ngũ quả với các ý nghĩa khác nhau. Ở miền Bắc, chọn theo năm loại quả với màu sắc khác nhau theo quan niệm xưa là giống ngũ hành, ứng với số mệnh của con người: mệnh Lim (màu trắng), Mộc (màu xanh), Thủy (màu đen), Hỏa (màu đỏ), Thổ (màu vàng). Tuân theo màu sắc năm quả đó ý muốn nói là quả ở năm phương đất nước được mang về dâng lên gia tiên. Ngoài ra, mâm ngũ quả của người miền Bắc còn thể hiện ước vọng của người dân đó là được “ngũ phúc lâm môn”: Phúc-Sang-Thọ-Khang-Ninh nghĩa là cầu mong sự giàu có, sang trọng, sống lâu, sức khỏe, yên bình. Thật ý nghĩa phải không nào?

Còn miền Trung của nước tôi là vùng đất khô cằn ít hoa trái lại thêm dịp Tết là mùa đông nên trái,qủa lại càng khan hiếm hơn, Người dân quê không câu nệ hình thức, rất giản dị, chủ yếu là có gì cúng nấy. Vì miền Trung (tức ở giữa) nên chịu sự giao thoa của hai nền văn hóa Bắc và Nam vì vậy quan niệm về mâm ngũ quả của người ở đó cũng rất đa dạng,phong ohus. Cuôi cùng là miền Nam, mâm ngũ quả của họ bao gồm mãng cầu xiêm, dừa hay dưa, đu đủ, xoài, sung. Đôi khi còn có cả trái dứa hay còn gọi là thơm để thể hiện sự vững vàng, và không thể thiếu là đôi dưa hấu để riêng trên bàn thờ vì dưa hấu xanh vỏ đỏ lòng biểu tượng cho lòng trung nghĩa của người miền Nam. Đặc biệt hơn cả là họ có cả cách gọi cho mâm ngũ quả theo kiểu gần âm: mẫng cầu là cầu, đu đủ gần âm với chữ đủ, dừa hay dưa gần âm với vừa, xoài gần âm với “xài” (tiếng miền Nam có nghĩa là dùng) sung là “sung túc” đọc thành “cầu vừa đủ xài sung” hay “cầu sung vừa đủ xài”. Thêm nữa người miền Nam khác gần như hoàn toàn với người miền Bắc về việc trưng bày mam ngũ quả. Họ không bao giờ chọn những thứ quả có tên mang ý nghĩa xấu đặt lên mâm ngũ quả của gia đình mình. Như là chuối (có chữ đọc thành “chúi nhủi”, mang ý nghĩa thất bại), quả lê (có ý nghĩa là lê lết), táo (người miền Nam đọc là bom), lựu (lựu đạn), quýt, cam ( vì có câu quýt làm cam chịu) hay ngay cả sầu riêng – thứ quả mà bình thường người miền Nam rất thích ăn cũng không được lựa chọn bày lên mâm ngũ quả bởi vì có ý buồn rầu, là không mang lại may mắn cho năm mới.

Thông thường, một số gia đình Việt Nam vẫn có nhiều băn khoăn khi lựa chọn mâm ngũ quả vào dịp Tết Nguyên Đán mặc dù là một tập tục rất quen thuộc, đó là có nhất tiết phải chọn các loại quả có màu sắc giống trong màu Ngũ Hành hay không? Trong khi vẫn muốn bày thêm các loại quả khác để thể hiện mong ước riêng của gia chủ. Nếu các bạn cũng muốn trưng bày mâm ngũ quả, tiện đây tôi cũng xin nói rằng là theo quan niệm thì Ngũ Hành không có ý nghĩa trên bàn thờ, không mang ý thực tiễn tâm linh cho nên các bạn vẫn có thể lựa chọn các loiaj quả khác để bày lên mâm ngũ quả theo ý muốn của mình. Về việc chọn lực quả, người dân của tôi cũng rất kĩ càng. Khi đi chợ mua quả, thì cần chọn những quả chắc khoogn trầy và còn nguyên cành lá để mâm ngũ quả được nhìn xum xuê, đẹp mắt. Muốn chọn dưa hấu ngon cần lấy tay búng vào vỏ quả dưa, nếu âm thanh nghe trầm, kêu bịch bịch có nghĩa là quả ngon. Còn khi chọn quýt nên chọn những quả lõm phía dưới vì thường là những quả ngọt. Về phần bưởi nếu là quả tươi ngon thì cầm sẽ thấy nặng và chắc. Thông thường việc bày mâm ngũ quả được các gia đình thiến hành vào ngày ba mươi Tết, chọn buổi sáng hoặc chiều để dâng lên ông bà tổ tiên. Tuy nhiên, việc mua quả đã được tiến hành sớm hơn nhiều. Do công việc, có thể chúng tôi đã đi mau quả từ ngày hai bảy, hai tám Tết thậm chí là sớm hơn nữa. Nếu khi mua mà không chú ý đến việc mâm ngũ quả sẽ để đến sau ngày ba mươi Tết vài ngày nữa mà chọn mua những quả chín dẹp, nhìn vừa mắt thì khi đến ngày ba mươi Tết bày quả lên mâm chúng sẽ bị chín quá, héo là và mềm vỏ. Cho nên khi chọn mua cần lữa những quả còn xanh, hoặc gần chín đế trưng được lâu. Đặc biệt là chuối phải xanh để đủ cứng cáp đỡ được sức nặng của các loại quả khác được đặt trong lòng nó (người dân thường đặt những loại quả nhỏ vào lòng nải chuối để ngụ ý được bao bọc, ấm áp). Ngoài ra, các loại quả khác như hồng, xoài, măng cụt,…nên chọn những quả đang chín tới để khỏi bị thối vào ngày ba mươi Tết. Cho dù có nhiều loại quả thì có nhiều gia đình vẫn mau thêm quả phật thủ có hình dáng giống bàn tay Phật mong mang lại điều an lành. Điều cuối cùng là khi mau về chúng tôi sẽ không rửa quả để tránh quả nhanh bị hỏng.

Ngoài ý nghãi tâm linh ra, mâm ngũ quả làm cho không khí ngày Tết cũng như bàn thờ gia tiên thêm phần rực rỡ tươi vui, ấm áp. Mâm ngũ quả thể hiện triết lí, ý nghĩa cao về tâm hồn người Việt chúng tôi cũng như thể hiện tính thẩm mĩ. Tìm hiểu về mâm ngũ quả cũng là các bạn đã tìm hiểu về lịch sử, truyền thống tốt đẹp của dân tộc tôi. Mặc dù mỗi miền mỗi khác nhưng dù sao mâm ngũ quả cũng là thứ hội tụ đầy đủ hồn quả, hương cây của khắp mọi miền đất nước chúng tôi. Cho dù đi xa quê hương các Việt kiều cũng vẫn nhớ nét văn hóa này, vẫn không quên chuẩn bị mâm ngũ quả tươm tất để đón Tết.

Như vậy, các bạn đã cùng tôi tìm hiểu về mâm ngũ quả – một nét đẹp văn háo lâu đời của đất nước tôi. Hi vọng những kiến thức này giúp các bạn hiểu thêm về đất nước con người tôi, qua đó tôi cũng mong nếu yêu thích phong tục này, các bạn cũng sẽ trưng bày mâm ngũ quả vào ngày Tết của đất nước mình. Xin chào các bạn và hẹn gặp lại vào một ngày không xa để tôi lại có thể vinh dự được giới thiệu về quê hương yếu dấu của mình.

Bài viết gợi ý:

Thuyết Minh Về Mâm Ngũ Quả Trong Ngày Tết

Giống như bánh chứng, bánh giầy của Lang Liêu, thì mâm ngũ quả là một thứ đồ không thể thiếu trên bàn thờ gia tiên của mỗi gia đình người Việt ta. Không biết tự bao giờ mà mâm ngũ quả lại trở lên quan trọng trong ngày tết cổ truyền. Từ Bắc vào Nam cứ vào ngày tết âm lịch hàng năm thì nhà nhà lại có một mâm ngũ quả với đủ thức quả để dâng lên ông ba, tổ tiên. Với một ý nghĩa mong những điều tốt đẹp sẽ đến trong năm mới. Đây làm một nết đẹp truyền thống của nhân dân ta được truyền từ ngàn đời.

Cũng giống như mọi gia đình trên đất nước Việt Nam. Cứ vào ngày tết cổ truyền gia đình em lại bày một mâm ngũ quả để kính dâng lên tổ tiên để tỏ lòng thành kính. Vào ngày hai tám tết âm lịch hàng năm, dù tấp lập đủ việc để chuẩn bị đón tết, mẹ em vẫn dành phần lớn thời gian để bầy mâm ngũ quả. Bao nhiêu năm nay mẹ vẫn là người được cả gia đình em tin tưởng để bầy mâm ngũ quả. Dù người khó tính nhất trong gia đình là bà nội em cũng gật đầu với mâm ngũ quả của mẹ. Mẹ em là người đảm đang quán xuyến mọi việc trong gia đình. Không phải ai cũng bày được mâm ngũ quả toát lên được ý nghĩa mong muốn của gia đình.

Ngũ là năm năm thức quả tượng trương cho trời đất, cho may mắn theo thuyết duy vật thì chúng ta cũng có thể hiện ngũ quả tượng trưng cho năm yếu tố cấu thành vũ trụ chính là kim, thủy, mộc, hỏa,thổ. Năm yếu tố cốt lõi của trời đất, vạn vật. Ngoài ra mâm ngũ quả còn mang ý nghĩa tượng trưng cho thành quả lao động miệt mài của gia đình trong một năm nhằm báo hiếu với tổ tiên. Mong an lành hạnh phúc. Không chỉ mang ý nghĩa báo hiếm cho gia tiên mà còn thể hiện ý chí, quyết tâm để có được cuộc sống ấm no, sung túc hoa trái phát triển quanh năm.

Vì vậy, mẹ em luôn chăm chút cho mâm ngũ quả sao cho thật đẹp mắt mà còn đầy ý nghĩa. Dù ngày tết năm nào trên bàn thờ tổ tiên cũng nào là bánh, kẹo, mứt, bánh chưng… nhưng mâm ngũ quả vẫn được đặt ở trung tâm, đặt ở vị trí cao nhất, trịnh trọng nhất trên ban thờ thể hiện tầm quan trọng của mâm ngũ quả. Mọi năm mẹ em luôn để dành những buồng chuối ngoài vườn to, đẹp nhất để bày lên mâm ngũ quả. Nhà có nhiều loại chuối nhưng mẹ luôn chọn những buồng chuối lùn vì chuối này to, cong rất đẹp, sẽ ôm được được chọn những loại quả khác. Mẹ rất quan tâm đến chuối dù mưa bão, chuối mọi nhà đổ gãy mẹ em vẫn giữ được chuội để thờ ngày tết. Mẹ lấy cái đĩa nhựa to nhất rửa sạch sẽ rồi đặt hai nải chuối to đẹp mới chọn ghép vào như một cái lớn ôm chọn các loại quả khác. Tiếp đến là quả bưởi, bưởi phải chọn là quả bưởi to, óng còn cuống và có ba chiếc lá nhỏ xinh bên trên được đặt ở giữa hai nải chuối xinh bên trên được đặt ở giữa hai nải chuối. Những năm mà không có bưởi thì mẹ thường lựa chọn đu đủ hoặc dưa hấu để thay thế. Để mâm ngũ quả ngày tết được sinh động và đẹp mắt mẹ em lựa chọn những quả quất vàng gài vào những khe của chuối, mẹ em nói đây là thể hiện sự đoàn tự, khăng khít. Rồi mẹ thêm những chùm sung mà em chảy ở sau vườn rửa sạch thể hiện sự sung túc ấm no cho năm mới. Và quả thứ năm trong mâm ngũ quả đó là quả trúng gà, những quả trứng gà to, vàng ở cây trước nhà được mẹ sử dụng. Nói là ngũ quả nhưng có thể là hơn năm loại quả có thể là bảy chín … hay nhiều hơn nhưng phải toát lên được vẻ đẹp của mâm ngũ quả. Từ ngày còn bế năm sáu tuổi em đã rất thích ngắm mẹ bày mâm ngũ quả. Sao nó lại thiên liêng và cao đẹp đến thế. Mẹ nói ở miền bắc chúng ta thì năm loại quả có thể khác nhau ở mỗi nhà nhưng ở miền nam thì luôn giữ truyền thống với năm loại quả chính là quả mãng cầu, sung, dừa xiêm, đu đủ, xoài mà theo quan niệm ngày xưa thì ta độc lái các từ sẽ thành cầu- sung – vừa -đủ -xài. Dù những loài quả ở hai miền Nam bắc có khác nhau nhưng vẫn mang ý nghĩa mong sung túc, no đủ, an lành và hành phúc. Khí hậu hai miền khác nhau nên hoa trái mỗi miền cũng khách nhau.

Khi bày biện xong xuôi mâm ngũ quả mẹ gọi bố nhờ bố đặt lên ban thờ, lúc này cả nhà em đều lên đầy đủ để xem thành quả của mẹ. Ngày tết là ngày mọi người sum họp quây quần,cả nhà bên nhau vui vẻ. Mâm ngũ quả cũng mang một ý nghĩa sum vầy hạnh phúc gắn kết mọi người xua tan mệt mỏi, âu lo của cuộc sống.

Mâm ngũ quả thật thiêng liêng và mang nhiều ý nghĩa nhân văn sâu sắc. Đây chính là sự kế thừa và phát huy truyền thống tổ tiên của dân tộc ta. Dù xã hội đang bước vào thời kỳ công nghiệp hóa, hiện đại hóa nhưng truyền thống cha ông vẫn được tiếp nối, đây là một điều đáng mừng cho đất nước. Giống mâm ngũ quả cửa gia đình em mong rằng ngày tết sum vầy, nhà nhà bên nhau.

Thuyết Minh Về Mâm Ngũ Quả Trong Ngày Tết Của Người Việt Nam

Thuyết minh về mâm ngũ quả

Theo thuyết duy vật cổ đại, tất cả mọi vật chất đều được tạo nên bởi năm yếu tố ban đầu gồm: kim loại (kim), gỗ (mộc), nước (thủy), lửa (hỏa) và đất (thổ) – gọi là ngũ hành. Tư tưởng này-xâm nhập sâu sắc vào đời sống văn hóa của các dân tộc phương Đông. Tục lệ bầy mâm ngũ quả trên bàn thờ ngày Tết của người Việt Nam là một trong những biểu hiện của tư tưởng này. Mâm ngũ quả là mâm trái cây có năm loại quả khác nhau. Tùy theo đặc điểm tự nhiên, phong tục tập quán và quan niệm, người dân mỗi vùng, miền có cách chọn các loại quả đặc trưng mang ý nghĩa riêng. Nếu căn cứ theo màu sắc trong triết lí phương Đông thì mâm ngũ quả phải có năm loại quả với năm màu khác nhau gồm: Đầu tiên là chuối xanh – ứng với mùa xuân (hành mộc). Nải chuối như bàn tay ngửa, hứng lấy những gì tinh túy nhất của mùa xuân để đọng thành quả ngọt; nó còn có ý nghĩa che chở, bao bọc. Thứ hai là quả Phật thủ màu vang – tượng trưng hành thồ nên được đặt ở giữa, trong lòng nải chuối. Phật thủ là loại quả có mười cánh múi chụm lên như mười ngón tay nên dân gian gọi là tay Phật. Phật thủ được bày lên bàn thờ với niềm cầu mong được bàn tay Phật trời ban phúc lộc. Nếu không tìm được Phật thủ, có thể thay bằng quả bưởi chín vàng, cũng mang ý nghĩa tương tự. Tiếp theo, ba loại quả khác có các màu đỏ (ứng với mùa hạ – hành hỏa) như ớt sừng, cam – quýt chín, trứng gà, hồng…; màu trắng (ứng với mùa thu – hành kim) như roi, đào; màu đen (ứng với mùa đông – hành thủy) như mận, hồng xiêm… Tuy nhiên, dù là loại quả gì, mâm ngũ quả vẫn mang một ý nghĩa chung: dâng cúng tổ tiên thể hiện lòng hiếu thảo và ước mong những điều tốt lành trong gia sự. Mỗi loại quả đều có mùi vị, màu sắc riêng và cũng mang những ý nghĩa nhất định.

Mâm ngũ quả của người Nam thường có các loại quả mãng cầu, dừa, đu đủ, xoài, sung (theo câu “cầu vừa đủ xài sung”), thêm “chân đế” là ba trái thơm (dứa) thể hiện sự vững vàng. Mâm ngũ quả của người miền Nam không bao giờ có chuối, vì loại quả này tên gọi có âm giống từ “chúi”, thể hiện sự nguy khó. Quả cam cũng không được có mặt trong mâm ngũ quả ngày Tết, vì câu “quýt làm cam chịu”… Trong khi với người Bắc, hầu như tất cả các loại quả đều có thể bày trên mâm ngũ quả, không kiêng cả quả ớt (cay đắng), miễn sao đẹp mắt là được. Nải chuối được đặt dưới cùng, ở giữa để đỡ lấy toàn bộ các trái cây khác. Quả bưởi đặt giữa nải chuối, xung quanh là hồng, quýt…bày đan xen vào nhau.

Theo các nhà dược liệu và thầy thuốc Đông y thì mâm ngũ quả cũng là một tập hợp của nhiêu vị thuốc. Lá bưởi có tác dụng chữa cảm (dùng cùng một số lá khác để nấu nồi thuốc xông chữa cảm sốt), vỏ bưởi dùng chữa đầy chướng bụng, bí tiểu, múi bưởi giúp giải khát, dùng tốt cho người tiểu đường, hoa bươi có hương thơm đặc biệt, dùng ướp trà và một số thực phẩm… Đu đủ chín có tác dụng bổ dưỡng, rất tốt cho trẻ em và người cao tuổi, người mới khỏi bệnh, đủ xanh chứa chất papain có tác dụng phân giải tế bào, giúp nấu thịt chóng mềm. Rễ đu đủ dùng làm thuốc cầm máu. Hoa đu đủ hấp đường phèn làm thuốc chữa ho cho trẻ em khàn tiếng… Chuối là loại quả giàu dinh dưỡng, tốt cho người cao tuổi và trẻ em bị táo bón. Chuối hương phối hợp bột lòng đỏ trứng gà dùng chữa trẻ suy dinh dưỡng… Quả hồng dùng chữa khí nghịch – nấc, chữa đau rát họng, khô họng, dân gian dùng chữa cao huyết áp. Hồng xiêm kích thích tiêu hóa, vỏ quả chữa tiêu chảy…

Ngày nay do trái cây nhiều, loại nào cũng ngon, bồ và để thể hiện cao nhất lòng hiếu thảo đối với tồ tiên, đồng thời cũng nhằm thể hiện tính mĩ thuật trong con mắt thẩm mĩ độc đáo của nhân dân, nên mâm ngũ quả ngày càng phong phú hơn. Người ta cũng không câu kệ cứng nhắc “ngũ quả” nữa mà có thể là bát, cửu, thập quả. Nhiều hơn, nhưng người ta vẫn gọi là “mâm ngũ quả” và, dù đựng trong đĩa cũng vẫn gọi theo xưa là “mâm”. Bởi đó là một “sản phẩm văn hóa” đã xác lập trong quá trình lịch sử lâu dài được khuôn đúc theo quan niệm về “bộ ngũ hoàn hảo”. Bày mâm ngũ quả trong những ngày thiêng liêng đầu năm mang ý nghĩa giữ gìn bản sắc văn hóa cội nguồn cực kì độc đáo của dân Việt ta.

Như vậy, mâm ngũ quả là tâm sự gửi gắm của mỗi gia đình, nói lên lòng biết ơn trời đất, tổ tiên, ước muốn đầy đủ và sung túc, hòa hợp như năm sắc màu của thiên nhiên trong ngũ hành. Mâm ngũ quả làm cho quang cảnh Tết và không gian thờ cúng trong mỗi gia đình Việt thêm ấm áp, rực rỡ mà hài hòa; thể hiện sinh động ý nghĩa triết học – tín ngưỡng – thẩm mĩ, đồng thời cũng chứa đựng ước vọng của con người.

+ Thuyết minh về món quà của lúa non – cốm làng Vòng Hà Nội – Bài văn chọn lọc lớp 8

Tết Thuyết Minh Về Mâm Cỗ Ngày

Vào chiều 30, mọi gia đình đều gác lại mọi công việc tất bật thường ngày, quây quần với nhau cùng làm mâm cỗ tất niên ngày tết. Từ thời bao cấp khó khăn, thiếu thốn trăm bề nhưng bữa cơm tất niên ngày tết, nhà nào cũng phải có một mâm cơm với đầy đủ các món ăn truyền thống. Trên mâm cỗ cúng mỗi nơi một khác, nhưng không thể thiếu những món thực đơn mâm cơm ngày tết như bánh chưng, bánh tét, gà luộc, xôi, …. Ngoài mâm cơm cúng thì không thể thiếu mâm ngũ quả, những loại quả thường được sử dụng là chuối, bưởi, sung, táo,… Cả gia đình quân quần vào chiều 30 tết, cùng nhau chuẩn bị mâm cơm tất niên. Hình ảnh mâm cơm ngày tết đã trở nên thân thuộc và không thể thiếu trong đời sống tinh thần người Việt. Không khí tết ngập tràn trong niềm vui và ánh mắt chính là ý nghĩa đặc biệt của mâm cơm cúng ngày tết. Mâm cơm ngày tết có những món gì Cách làm và trang trí mâm cơm ngày tết miền Bắc Mâm cơm cúng ngày 30 tết của miền Bắc rất tinh tế, là sự phối hợp hài hòa của các món ăn, giữa món nước và món khô, giữa thịt và rau. Thuyết minh mâm cơm ngày tết: Đầu tiên là bánh chưng xanh được gói bằng thứ gạo nếp thơm dẻo với màu xanh mướt mắt. Bánh chưng xanh thường ăn với dưa hành, vừa làm tăng hương vị, lại “chống” ngán. Kế đến là thịt đông – món ăn khá lạ lùng: Vốn nguội lạnh, lại ăn trong tiết trời lạnh giá và kèm với dưa cải chua mới ngon. Ngoài ra, còn có đĩa xôi ăn với gà luộc rắc lá chanh, giò lụa, giò xào, nem rán, kèm đĩa nộm nhiều rau củ để bữa cỗ thêm ngon miệng. Mâm cơm gia đình ngày tết không thể thiếu món nước. Món nước trong mâm cơm ngày tết của người Hà Nội gồm: Giò heo hầm với măng lưỡi lợn, bóng nấu thập cẩm, miến nấu lòng gà, rồi bát mọc nước. Mâm cơm cúng gia tiên ngày tết phải thật trang trọng, đầy đủ. Với Huế, mâm cơm cúng ngày mùng một tết có phần đặc sắc và công phu hơn, mang hơi hướng cung đình xưa. Bên cạnh các món gỏi vả, gà bóp rau răm, cơm bò nấu thưng, chả ram, nem, tré…cầu kỳ thì các món bánh mứt mới là điểm nhấn tạo nên sự tinh tế cho mâm cỗ. Có thể kể món bánh đậu xanh nặn hình trái cây, bánh bó mứt hoặc món mứt quất làm thành nguyên quả và các món mứt gừng xăm, gừng khô, mứt sen, mứt bát bửu vừa đẹp lại vừa ngon. Cách làm mâm cơm ngày tết của miền Trung vừa tinh tế, vừa nhã nhặn, đẹp mắt. Làm mâm cơm cúng ngày tết Canh khổ qua là món ăn không thể thiếu trong mâm cỗ Nam bộ bởi theo dân gian thì khổ qua là món ăn mong muốn sự khổ cực trong năm cũ qua đi, để tiếp đón điều tốt đẹp trong năm mới. Bánh tét của người miền Nam có đôi phần khác biệt so với bánh tét miền Trung. Bánh tét miền Trung gói chặt, nhân đậu xanh ít và chú ý đến yếu tố bảo quản cho được lâu thì bánh tét miền Nam đa dạng hơn về cả phần vỏ lẫn phần nhân. Phần nếp bên ngoài có khi được trộn lẫn với dừa nạo, có khi với đậu đen, hoặc là hạt điều, là cẩm, lá dứa tạo ra nhiều màu sắc khác nhau. Mâm cơm cúng ngày mùng 1 tết Phần nhân thì ngoài nhân đậu xanh với mỡ, còn có nhân chuối, nhân thập cẩm, nhân đậu xanh trứng muối. Các bạn cũng có thể làm mâm cơm chay ngày tết để cúng đêm 30. Dù cho bây giờ hay mãi mãi về sau thì con cháu vẫn không thể nào quên được truyền thống làm mâm cơm khi xuân về dâng lên bàn thờ tổ.