Top 6 # Văn Cúng Tứ Phủ Xem Nhiều Nhất, Mới Nhất 3/2023 # Top Trend | Iseeacademy.com

Văn Khấn Tứ Phủ

Đây là 2 đoạn văn khấn tứ phủ: Bản đầy đủ dành cho các thầy và Bản Văn khấn ngắn gọn dành cho các con nhang, đệ tử. Có hướng dẫn cách khấn sao cho linh nghiệm nhất đối với con nhang, đệ tử ở dưới bài viết.

BẢN VĂN KHẤN TỨ PHỦ NGẮN GỌN

Đối với các con nhang, đệ tử đi lễ không thường xuyên thì nên khấn ngắn gọn như sau:

Con lạy chín phương trời, con lạy mười phương đất, con lạy chư phật mười phương, mười phương chư phật.

Con lạy toàn thể chư phật, chư tiên, chư thánh.

Con lạy: ………..( tên thánh chủ bản đền. Ví dụ, đến đền Cô Chín ta khấn: Con lạy Cô Chín tối linh)

Hôm nay, (không cần nói rõ ngày tháng làm gì – Nếu không nói thì nhà thánh không biết hay sao), Chúng con đến đây có chút hương hoa, phẩm quả, lễ mặn ( chú ý dâng gì thì kêu đó nghe – không có lễ mặn mà kêu lễ mặn là phải tội đó, nên nhớ không bày lễ mặn ở cung phật) xin dâng lên các chư tiên, chư thánh để cảm tạ ơn đức của các ngài đã phù hộ độ trì cho chúng con suốt thời gian qua. Vừa qua, được sự lưu tâm độ trì của các ngài mà công việc (Nếu đã xin việc gì cụ thể mà thành công thì xin trình bày ) của con đã hanh thông vẹn tròn. Chúng con xin được cảm tạ và lễ tạ tất cả các Ngài.

Hôm nay, chúng con tới đây với tất cả lòng thành kính xin các ngài phù hộ độ trì cho con các việc sau: ( Nêu cụ thể các việc cần xin, các khó khăn có thể gặp phải và có thể cả hướng định giải quyết ra sao).

Một lần nữa, thay mặt gia chung chúng con, con xin các ngài giang tay cứu giúp cho chúng con. Chúng con xin đa tạ ...( tên vị thánh bản đền) và toàn thể các chư tiên, chư thánh.

– Do các ngôi vị của nhà thánh rất nhiều chúng ta chỉ khấn: Toàn thể chư tiên, chư thánh là đủ hết cả rồi, chả sót một ai. Nên các bác cứ an tâm mà khấn. – Ngôi đền nào cũng có một vị chủ đền nên sau khi khấn các chư tiên, chư thánh rồi thì phải khấn tên của vị thánh chủ đền. Vị thánh chủ đền là vị thánh chủ nhà của ngôi đền, còn các ngôi khác tuy quyền cao hơn cũng chỉ là khách, nên không thể không khấn tên vị thánh chủ đền được. Thử hỏi cõi dương trần mình đến nhà người ta chơi mà chả chào chủ nhà chỉ chào mỗi khách thôi thì chủ nhà sẽ hành xử với chúng ta ra sao? Khấn mà quên vị thánh chủ đền thì coi như các lời xin cầu của chúng ta là vô nghĩa, thậm chí còn nguy hại vì mình vô lễ với vị thánh chủ đền. – Cũng lưu ý khi khấn bên cung phật thì đoạn “chư phật, cư tiên, chư thánh” thì chỉ cần khấn chư phật thôi, còn khấn bên cung thánh thì có thể khấn chư tiên, chư thánh thôi. – Khi bắt đầu khấn thì khấn các ngôi chư phật, chư tiên, chư thánh vì ngôi cao hơn, sau đó mới đến vị thánh chủ nhà. Còn khi ra đi thì phải xin phép chủ nhà rồi mới chào các vị khách mới đúng. Thậm chí, chúng ta khấn vị thánh chủ đền rồi mới đến chư tiên, chư thánh cũng không sao. Bởi vị thánh chủ đền là chủ nhà còn các chư tiên, chư thánh chỉ là khách. – Để khấn khi đến hay khấn chào thì nên khấn ở Ban Công Đồng hoặc ở Ban vị thánh chủ đền là được. Sau đó có thể chỉ đến vái các ban khác là được, nếu không có đủ thời gian. Tất nhiên, nếu có nhiều thời gian chúng ta có thể khấn thêm ở các ban khác.

Một số điểm lưu ý khi khấn để có ứng nghiệm được tốt nhất

– Cần quỳ lạy tốt hơn nếu có điều kiện về vị trí, chỉ đứng khi không có chỗ để ngồi. Nhà thánh không chấp nếu ta không có chỗ quỳ lạy, nhưng sẽ chấp ta nếu có chỗ mà không quỳ. Quỳ là sự thể hiện sự tôn kính mà.

– Khi khấn cần chắp tay cung kính, dồn toàn bộ tâm trí vào câu khấn,. Có thể mở mắt, nhưng phải để hướng mắt vào các tượng thánh. Có thể nhắm mắt để tiện cho dồn tâm trí vào câu khấn thì trong tâm vẫn phải hướng thẳng vào cung thờ.

– Không quá nặng nề về câu chữ để sao cho lời khấn được mạch lạc, để có thể khấn bằng cả cái tâm của mình. Đây là phần quan trọng nhất trong khi khấn. Có làm được như vậy thì cây cầu tâm linh giữa người khấn với cõi tâm linh mới được kết nối. Khi đó lời khấn của mình mới được chứng. Nếu trong khi khấn mà không tâm niệm được điều này thì có khấn hay đến đâu cũng khó được chứng giám. Tuyệt đối không được mang bản in sẵn ra mà đọc. Nếu ta đọc thì cây cầu âm dương không bao giờ được kết nối.

– Nên dãi bày chi tiết cụ thể các việc mình cần xin thì càng tốt. Có như vậy, cõi âm mới biết mình vướng cái gì, mắc ở đâu, chỗ nào ngăn trở mình thì cõi âm mới có cách giải quyết cho chúng ta được. Không nên khấn chung chung không cụ thể như: Mua một bán mười, tài lắm, nhiều lộc, gặp may gặp mắn…..

– Đi lễ không quá cầu kỳ về đồ lễ vì cõi âm thường: Chứng tâm không chứng lễ. Nếu có lễ thì nên đơn sơ. Chúng ta nên dành bớt phẫn lễ để cung tiến, hay giọt dầu. Việc đó tốt hơn vì góp công của xây dựng nhà đền sẽ được nhà ngài chứng tâm nhiều hơn. Cha mẹ nào chả thương con nghèo. Vì thế, không nên đua đòi sắm lễ, đặc biệt là mã cho tốn kém mà không giúp gì cho hưng thịnh đền nhà ngài. Nhà thánh hàng năm nhận hàng vạn mã, vàng thử hỏi có dùng làm chi ở cõi đó. Lễ mã chẳng qua là thể hiện lòng tôn kính mà thôi. – Hãy tự mình khấn thì tốt hơn vì các thầy chỉ thay mình khấn hộ nên chỉ khấn được chung chung hoặc chỉ là tên sự việc chứ không thể tả được các khúc mắc trong sụ việc như chính bản thân chúng ta. Vì vậy, khi thầy khấn xong ta nên tự khấn một mình sau, nếu không thì có thể khấn thầm ngay khi các thầy khấn chung. Lưu ý, chỉ khấn nhẩm thầm để tránh ảnh hưởng đến người xung quanh. Nếu ta làm ảnh hưởng đến người xung quanh thì chính chúng ta không tôn trọng chính mình thì há chi nhà thánh còn muốn nghe chi lời trình bày của mình nữa.

– Một điểm lưu ý thêm là bà con hay có cái tật đi với thầy, khi thầy lễ cho người khác thì mình không thèm để ý. Tốt nhất là phải lắng tâm để nghe và cùng lạy tạ cho người ta. Mình không tiếp phúc cho người thì há chi người tiếp phúc cho ta. Mà với nhà thánh ai chả là con, nhà thánh không thích những kẻ chỉ biết cho chính mình mà quên đi đồng loại.

– Trong đền có nhiều cung, nếu chúng ta đến từng cung mà khấn đầy đủ, mạch lạc là điều bất khả thi bởi ngay chính chúng ta cũng sẽ mất kiên nhẫn để hướng tâm trí vào lời khấn. Vì vậy, chúng ta chỉ nên chọn một vị trí khấn đầy đủ, tốt nhất là tại Ban Công Đồng, nếu không chúng ta vào chính cung của vị thánh chủ đền, nếu không còn chỗ thì chúng ta ra bên ngoài cửa đền khấn vọng vào, còn hơn phải đứng chen chúc xô đẩy khiến chúng ta không thể nhất tâm trong suốt thời gian khấn. Như bạn đã biết khi khi tâm trí bị đứt mạch thì sợi dây âm dương tiếp nối của chúng ta với cõi âm sẽ bị gián đoạn. Tất nhiên, những điều ta khấn sẽ trở thành vô giá trị. Sau đó, chúng ta sẽ đến các cung khác vái lạy và xin cảm tạ là đủ. Lý do đơn giản là khi ta khấn vừa rồi là đã khấn các vị đó rồi. Tất nhiên, nếu thời gian cho phép chúng ta có thể tóm tắt các điều cần lễ tạ và các điều cần xin. Nên nhớ chỉ tóm tắt thôi nghe.

Bản Văn khấn Tứ Phủ đầy đủ

Bản này dành cho các thanh đồng và đồng thày. Các bác đi lễ không thường xuyên không nên khấn vì khấn ấp úng sẽ không kết nối được âm dương.

Con niệm Nam Mô A Di Đà Phật(3 lần) – Con lạy chín phương Trời, con lạy mười phương Đất, con lạy mười phương chư Phật ,chư Phật mười phương, – Nam Mô Bản sư Thích Ca Mâu Ni Phật. – Nam Mô Tiếp Dẫn Đạo Sư A Di Đà Phật. – Nam Mô Đương Lai Hạ Sinh Di Lặc Tôn Phật. – Nam Mô Đại Bi Quán Thế Âm Bồ Tát. Con Lạy Chư Đại Bồ Tát, Chư Hiền Thánh Tăng .Hộ Pháp Chư Thiên, Thiện Thần Bồ Tát. – Con lạy Tam Vị Đức Vua Cha Đức Tam Thập Tam Thiên Thiên Chúa Đế Thích Đề Hoàn Nhân Thánh Đế Ngọc Bệ Hạ Con Lạy Hiệu Thiên chí tôn Kim Quyết Ngọc Hoàng Huyền Cung Đại Đế Ngọc Điện Hạ. Con lạy Đức Phật Mẫu Hoàng Thiên Con Lạy Đức Vua Cha Bát Hải Động Đình Thủy Quốc Long Vương. -Con lạy Tam Tòa Thánh Mẫu: Con Lạy Mẫu Đệ Nhất Thượng Thiên Con Lạy Mẫu Đệ Nhị Thượng Ngàn Con Lạy Mẫu Đệ Tam Thoải Phủ Con Lạy Mẫu Đệ Tứ Khâm Sai Con Lạy Hội Đồng Quan Tứ Trụ Triều Đình Con Lạy Tam Phủ Công Đồng, Tứ Phủ Vạn Linh hội Đồng Tiên Thánh Đông A Phủ. -Con lạy Trần Triều Hiển Thánh Nhân Vũ Hưng Đạo Đại Vương. Con lạy Trần Triều Khải Thánh Vương Phụ, Vương Mẫu, Vương Phi Phu Nhân, Trần Triều Vương Huynh, Vương Đệ.Vương Tử ,Vương Tế, Vương Nữ Vương Tôn Con Lạy văn võ bá quan quân thần trần triều Con lạy Tam Tòa chúa bói -Hội đồng Chúa bói Chúa chữa Chúa Mán Chúa Mường Con Lạy Chúa Đệ Nhất Tây Thiên Chúa Đệ Nhị Nguyệt Hồ Chúa Đệ Tam Lâm Thao Tiên Chúa Thác Bờ Con Lạy Ngũ Phương Bản Cảnh Vũ Quận Bạch Hoa -Năm Phương Chúa Bà -Con lạy Ngũ Vị Vương Quan, Tôn Quan Đệ Nhất Thượng Thiên , Tôn quan Đệ Nhị Giám Sát, Tôn Quan Đệ Tam Thoải Phủ, Tôn quan Đệ Tứ Khâm Sai, Tôn Quan Đệ Ngũ Tuần Tranh. Con lạy Tôn Quan Điều Thất . -Con cung thỉnh mời Tứ Phủ Chầu Bà: Chầu Đệ Nhất Thượng Thiên Chầu Đệ Nhị Thượng Ngàn Đông Cuông Chầu Đệ Tam Thoải Phủ Chầu Đệ Tứ Khâm Sai Chầu Năm Suối Lân Chầu Lục Cung Nương Chầu Bảy Tiên La Chầu Bát Nàn Đông Nhung Đại Tướng Quân Chầu Cửu Sòng Sơn Chầu Mười Đồng Mỏ Con lạy Hội Đồng Chầu Bé-Con Lạy Chầu Bé Thượng Ngàn Quyền Cai Bắc Lệ -Con cung thỉnh mời Tứ Phủ Thánh Hoàng, thập vị quan Hoàng: Quan Hoàng Quận, Quan Hoàng Đôi Triệu Tường, Quan Hoàng Bơ Thoải Cung, Quan Hoàng Tư Thủy Phủ, Quan Hoàng Năm, Quan Hoàng Sáu , Quan Hoàng Bảy Bảo Hà, Quan Hoàng Tám, Quan Hoàng Chín, Quan Hoàng Mười. Con lạy 36 tòa Sơn Trang , Tám Tướng Thập Nhị Tiên Nàng -Con lạy Tứ Phủ Thánh Cô Con xin kính lạy Cô Nhất Thượng Thiên- Cô Cả đền Dùm Con lạy Cô đôi Thượng Ngàn Cô bơ Thoải, con lạy Cô Tư Ỷ La, Cô Năm Suối Lân, Cô Sáu Lục Cung, Cô bảy Tân La, cô Tám Đồi Chè, Cô chín Sòng Sơn, Cô Mười Đổng Mỏ, Hội đồng cô bé, Con Lạy Cô Bé Thượng ngàn, cô bé Thoải .con lạy cô Bé Bản Đền (bản điện), Con lạy Tứ Phủ Thánh Cậu trên Ngàn dưới Thoải, Con lạy Cậu đệ nhất Hoàng Thiên , Cậu Hoàng Đôi Thượng Ngàn, Cậu Hoàng Ba Thoải, Cậu Hoàng Tư Long Thành , Con Lạy Cậu Bé Hoàng Thiên , Cậu Bé Thượng Ngàn, Cậu Quận Phủ Dầy, Cậu Đồi Ngang Phố Cát .Con lạy cậu bé bản Đền (Bản Điện). – Con Lạy Hội Đồng Quan Ngũ Dinh, Đôi quan Thanh Xà Bạch Xà, Sơn Thần Bản Thổ Ngũ Hổ Thần Tướng- – Con cung thỉnh mời chư vị Chúa Chầu các Quan thủ Đền thủ Điện, Chư vị Thành Hoàng Bản Thổ , Chư vị Thần thổ cư đồng ngự dải đất này. -Đệ tử con tên là:…………. tuổi:………. Ngụ tại:…………………………… Kim niên kim nguyệt cát nhật lương thời. Hôm nay ngày:… Tháng:… Năm:… ( Dâng gì cầu gì khấn nấy hoặc theo bài bên dưới) Nhân ………….. Đệ tử con nhất tâm 1 lòng, nhất tòng 1 đạo, nhất tâm trí thiết, nhất dạ chí thành, đêm tưởng ngày mong, tu thiết hương, hoa, đăng, trà, quả, thực (mang miệng về tâu, mang đầu về bái), trên con tấu thượng thiên, dưới con đệ trình long cung thuỷ phủ cùng đồng gia quyến đăng cung phụng cửa đình thần tam tứ phủ ……………(tên đền) linh từ. Mong trên cha độ, dưới mẫu thương, đèn trời đuốc biển soi đường dẫn lối, phù hộ độ trì cho quốc thái dân an, mưa thuận gió hoà , vuốt ve che trở cho gia chung chúng con trong 3 tháng hè, 9 tháng đông, tai qua nạn khỏi- Đầu năm chí giữa, nửa năm chí cuối được bình an vô sự, cửa nhà khang ninh, cầu danh đắc danh , cầu phúc đắc phúc, đắc tài sai lộc…… Dãi tấm lòng thành cúi xin Phật Thánh Chúa Tiên anh linh chứng giám!!! -Cung thỉnh công đồng Lục Cung Tiên Tổ dòng họ….. nguyên quán…..,Tổ Cô Mãnh Tướng,cậu bé cô bé tại gia, chư vị tiên linh trong dòng họ theo hầu Phật Thánh cửa Đình Thần Tam Tứ Phủ, trên tấu tòa vàng Thượng Thiên , dưới tấu Thủy Cung Địa Phủ ,cho con cháu nhất một lòng, tòng một đạo Sở cầu tất ứng, sở nguyện tòng tâm… – Đệ tử con tên là:…………. tuổi:………. Ngụ tại:…………………………… Kim niên kim nguyệt cát nhật lương thời. Hôm nay ngày:… Tháng:… Năm:… Đệ tử con nhất tâm 1 lòng, nhất tòng 1 đạo, nhất tâm trí thiết, nhất dạ chí thành, đêm tưởng ngày mong, tu thiết hương, hoa, đăng, trà, quả, thực mang miệng về tâu, mang đầu về bái, trên con tấu thượng thiên, dưới con đệ trình long cung thuỷ phủ cùng đồng gia quyến đăng bái yết cửa đình thần tam tứ phủ ……………(tên đền) linh từ. Mong trên cha độ, dưới mẫu thương, đèn trời đuốc biển soi đường dẫn lối, phù hộ độ trì cho quốc thái dân an, mưa thuận gió hoà cung như vuốt ve che trở cho gia chung chúng con trong 3 tháng hè, trong 9 tháng đông, đầu năm chí giữa, nửa năm chí cuối được bình an vô sự, vạn sự như ý, có bệnh thì tan, có nạn thì qua, tai quan nạn khỏi …… Dãi tấm lòng thành cúi xin Phật Thánh Chúa Tiên anh linh chứng giám!!! – Cung thỉnh công đồng Lục Cung Tiên Tổ dòng họ….. nguyên quán…..,Tổ Cô Mãnh Tướng,cậu bé cô bé tại gia, chư vị vong linh trong dòng họ đang hầu hạ phật thánh, làm đầy tôi kẻ tớ tại các bản đền bản phủ tấu đối phụng đình cho con cháu nhất tâm một lòng nhất tòng một đạo cầu được ước thấy, cầu sao được vậy…

Xin chúc bà con đi lễ vui vẻ và gặp may nhiều may mắn. Với sự thành tâm của mình, người viết hy vọng các điều cầu xin của bà con đều được cõi trên lưu ân, giáng phú c.

Văn Khấn Công Đồng Tứ Phủ

Văn khấn Công Đồng Tứ Phủ

Nam mô A Di Đà Phật(5 lễ)

Nhất thiết cung kính, nhất tâm kính lễ thập phương pháp giới thường trụ Tam Bảo(3 lần)

Nam mô Phật, Nam mô Pháp, Nam mô Tăng

Nam Mô Bản Sư Thích Ca Mâu Ni Phật(3 lần)

Nam mô đại từ, đại bi tầm thanh cứu khổ cứu nạn quảng đại linh cảm Quán Thế Âm Bồ Tát(3 lần)

Con sám hối con lạy chín phương trời 10 phương chư phật, chư đại Bồ Tát, chư Thánh Hiền Tăng.

Đệ tử con muôn trung bách bái, nhất tâm cung thỉnh:

-Tam Phủ công đồng, Tứ Phủ Vạn linh

-Tam vị đức Vua cha, Đức tam thập tam thiên thiên chúa Đế Thích Đế hoàn nhân tiên Thánh đế cung duy Hiệu Thiên Trí Tôn Kim Quyết Ngọc Hoàng Huyền cung cao thượng đế tối linh ngọc bệ hạ, Đức Vua cha Bát Hải Động Đình Thủy quốc Long Vương: Trấn Tây An Nam Tam Kì Linh Ứng Vĩnh Công đại vương Thượng đẳng tối linh thần.

-Thiên tiên Cửu Trùng Vương Mẫu, Cửu thiên huyền nữ Phạm Thị Chân Nhân bán thiên Mão Dậu công chúa cập thị tòng bộ chúng

-Tam Tòa Thánh Mẫu tối tú anh linh: Đệ Nhất thiên tiên Quỳnh Hoa Liễu Hạnh công chúa, đệ nhị thượng ngàn, Lê Mại Đại Vương, Diệu Tín, Diệu Nghĩa thiền sư Bạch Anh Quản trưởng sơn trang công chúa, Đệ Tam Thoải Phủ Xích Lân Long Nữ công chúa.

-Trần triều hiển thánh nhân vũ Hưng Đạo Đại Vương Quốc Công Tiết Chế Thượng đẳng phúc thần ngọc bệ hạ.

Trần triều vương phụ, vương mẫu, vương phi phu nhân, vương huynh, vương đệ, vương tử, vương hôn, vương nữ, vương tế, vương tôn chư vị tướng tá bộ hạ các quan công đồng Trần Triều uy phong lẫm liệt.

-Cung thỉnh Tam vị Chúa Mường: đệ nhất Tây Thiên, đệ nhị Nguyệt Hồ, đệ tam Lâm Thao

-Chúa Bà Cà Phê, Tiên Chúa Thác Bờ-Hòa Bình công chúa, Ngũ Phương Bản Cảnh Chúa bà bạch hoa công chúa tối tú tối linh, hội đồng chúa bói, hội đồng chúa chữa, hội đồng chúa Mán, hội đồng chúa Mường, lục cung chúa chầu các bộ sơn trang, sơn lâm công chúa, tam thập lục cung công chúa, lục thập hoa giáp thần nương.

-Cung thỉnh tứ phủ chầu bà, Năm tòa quan lớn, 10 dinh các quan. Bát bộ sơn trang thập nhị tiên cô trên ngàn dưới thoải, Thủ điện công chúa tối tú tối linh. Con kính lạy tứ phủ quan hoàng. Kim niên đương cai Thái Tuế Chí đức tôn thần, đương cảnh thành hoàng bản thổ liệt vị đại vương. Đức hoàng triều đức hoàng quận. Thượng Thanh Bản Mệnh nguyên thần chân quân, Thiên Tào Hoa Giáp thủ mệnh công chúa, Ông thủ đầu đồng chầu bà quyền cai bản mệnh giáng phúc lưu ân trừ tai giải ách. Tứ phủ thánh cô, tứ phủ thánh cậu, cậu bé bản đền, cô bé bản đền. Ngũ lôi thiên tướng, ngũ hổ đại thần chư vị các quan, thiên thiên lực sĩ, vạn vạn tinh binh, binh hùng tướng mạnh, chư tư quan tướng, giáng đền giáng phủ, tế thế cứu dân. Thanh Xà đại tướng, Bạch Xà đại quan. Thổ công chúa đất chư vị tôn thần bản sứ.

Con kính lạy công đồng các giá, hội đồng các quan, trên ngàn dưới thoải, 18 cửa rừng, 12 cửa bể, cửa đình thần tam tứ phủ tối tú anh linh, tối cao, tối sáng, tận thương tận độ!

Hôm nay là ngày. . . tháng. . . năm. . .

Đệ tử con là. . . . . (tuổi) thê. . . . . . . . (tuổi) sinh nam tử. . . . . (tuổi) nữ tử. . . . . . . . . . . . . v. v. . . . . . . . . . . . .

đồng gia quyến đẳng

Ngụ tại địa chỉ: . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . .

Ngày hôm nay cát nhật đương thời, đệ tử con tâm thành chí nguyện 1 dạ 1 lòng mộ đạo ân cần, đường xa không quản mưa nắng không nề, nhất tâm về bái yết cửa cha cửa mẹ của đình thần tam tứ phủ. Cúi xin Phật thánh thương xót giáng đền giáng phủ, xe loan giá ngự, chấp lễ chấp bái, chứng minh công đức, giáng phúc lưu ân cho quốc thái dân an, mưa thuận gió hòa, thiên hạ thái bình, muôn nhà được hưởng ấm no hạnh phúc, phù hộ độ trì cho gia đình con được toàn gia an lạc công việc hanh thông, người người được chữ bình an, tám tiết hưởng vinh quang thịnh vượng, lộc tài tăng tiến, tâm đạo mở mang sở cầu tất ứng sở nguyện tòng tâm, ngũ phúc lâm môn, thân tâm an lạc, quả đạo viên thành, đầy thuyền mãn quả, gia đạo hưng thịnh. Có lộc có tài có ngân có xuyến để trên lo được việc thánh dưới gánh được việc trần, thần hôn phụng sự cửa đình thần tam tứ phủ được mãn chiều xế bóng. Xin các Ngài thương lời con kêu nhận lời con khấn, nhất tội ngài nhất xá, vạn tội ngài vạn thương!

Dãi tấm lòng thành cúi xin Phật Thánh Chúa Tiên anh linh chứng giám!!!

Cung thỉnh công đồng Tổ tiên nội ngoại, Tổ Cô Mãnh Tướng, cậu bé cô bé tại gia đẳng đẳng chư vị chân linh sống vi anh tử vi linh về hầu cửa Phật cửa Thánh trên tấu thượng thiên, dưới tấu tòa vàng thoải phủ, kêu thay lạy đỡ cho con cháu cháu chắt của Tổ được kêu thấu, tấu nổi, đắc lễ đắc bái đắc yêu đắc cầu. Đức Tổ cao minh tận thương tận độ!!!

Sưu tầm./.

Tam Phủ Công Đồng Tứ Phủ Vạn Linh

(Lichngaytot.com) Tam Phủ Công Đồng Tứ Phủ Vạn Linh là một tín ngưỡng nằm trong của tín ngưỡng thờ Mẫu Việt Nam phổ biến và có từ lâu đời nhưng không phải ai cũng hiểu đầy đủ về khái niệm này.

Tín ngưỡng thờ Mẫu là tập tục thờ các vị nữ thần có từ thời nguyên thuỷ với các nữ thần đại diện cho thiên nhiên như Mẹ Đất, Mẹ Nước, Mẹ Lúa… Các vị nữ thần thường được nhân gian suy tôn là Thánh Mẫu. Đó vừa là vị thần có quyền năng màu nhiệm vừa là người mẹ bao dung che chở cho đàn con thơ, vừa huyền bí lại vừa gần gũi.

Tuy nhiên, trong đạo thờ Mẫu người ta không chỉ thờ riêng các vị Mẫu mà còn tôn thờ cả một hệ thống các vị Thánh (mà người ta thường gọi là: Tam Phủ Công Đồng Tứ Phủ Vạn Linh với một trật tự chặt chẽ mà trật tự này được thể hiện trong các giá hầu đồng người ta thỉnh các vị Thánh Mẫu, Chúa Bà, Quan Lớn, Chầu Bà, Quan Hoàng, Tiên Cô, Thánh Cậu theo trật tự nhất định.

Tam Phủ:

– Tam: Là ba, Phủ: Là nơi làm việc của các quan

– Tam phủ: Là nơi làm việc của các quan âm, chư vị thần linh của ba miền: Thiên Phủ, địa phủ, thoải phủ.

Thiên phủ (Màu Xanh – Vua cha Ngọc Hoàng): Bao gồm các chư vị thần linh cai quản bầu trời.

Địa phủ (Màu Vàng – Vua cha Diêm Vương): Bao gồm các chư vị thần linh cai quản vùng đất đai.

Thủy Phủ (Màu Trắng – Vua cha Bát Hải): Bao gồm các chư vị thần linh cai quản miền sông nước.

Theo lịch sử phát triển của Tín ngưỡng Tam tứ phủ, thì khái niệm Tam phủ có trước, Tứ phủ có sau.

Vào Thời kỳ khởi nguyên của Tam phủ người ta cho rằng Tam phủ gồm ba miền: Thiên, Địa, Thoải. Lúc đó Nhạc Phủ chưa có.

Tứ phủ

Là nơi làm việc của các quan âm, chư vị thần linh của bốn Miền: Thiên Phủ, địa phủ, thoải phủ, Nhạc phủ.

Thiên phủ (Màu Đỏ – Mẫu Cửu): Bao gồm các chư vị thần linh cai quản bầu trời.

Địa phủ (Màu Vàng – Mẫu Liễu): Bao gồm các chư vị thần linh cai quản vùng đất đai.

Thủy Phủ (Màu Trắng – Mẫu Thoải): Bao gồm các chư vị thần linh cai quản miền sông nước.

Nhạc Phủ (Màu Xanh – Mẫu Thượng ngàn): Bao gồm các chư vị thần linh cai quản miền rừng, sơn lâm.

Theo sắp xếp thứ tự ngày xưa là: Thiên, địa, thoải, nhạc (vì nhạc xuất hiện sau).

4. Đệ tứ khâm sai (Đệ tứ địa phủ)

Như vậy Tứ phủ vạn linh là chỉ toàn bộ chư thánh của tín ngưỡng thờ mẫu mà đứng đầu là Thánh Mẫu.

Như chúng ta biết các Chư linh của Tứ phủ được phân chia theo vị trí sau đây:

Cùng tìm hiểu Tam phủ công đồng Tứ phủ vạn linh là gì?

1. Bảo hộ dân quốc thánh mẫu:

– Mẫu đệ nhất (Thiên phủ) danh hiệu Thanh Vân công chúa

– Mẫu đệ nhị (Nhạc phủ) danh hiệu Lê Mại đại vương

– Mẫu đệ tam (Thoải phủ) danh hiệu Xích Lân công chúa

– Mẫu đệ tứ (Địa phủ) danh hiệu Liễu Hạnh công chúa

Trong các đền, điện thờ Tứ phủ, tam toà thánh mẫu được xếp theo thứ tự:

– Mẫu đệ nhị: Mẫu thượng ngàn

– Mẫu đệ tam: Mẫu thoải.

2. Phụ vương đại thánh (Phối thờ)

– Ngọc Hoàng thượng đế (Thiên phủ)

– Bát hải long vương (Thoải phủ)

– Tản viên Sơn thánh (Nhạc phủ)

– Thập diện minh vương (địa phủ)

3. Hội đồng chúa (Phối thờ)

– Chúa Đệ Nhất Tây Thiên:

– Chúa Đệ Nhị Nguyệt Hồ (Chúa Nguyệt Hồ):

* Chúa Cà Phê (Địa Phủ) & (Nhạc Phủ)

* Chúa Long Giao (Nhạc Phủ)

* Chúa Ngũ Hành Ngũ Phương (Nhạc Phủ)

* Chúa Thác Bờ (Thoải Phủ) & (Nhạc Phủ)

– Quan lớn đệ nhất thượng thiên: quyền cai Thiên phủ trên trời, là thần làm mưa làm gió, là quan trong cung điện Ngọc hoàng, mặc áo màu đỏ.

– Quan Lớn đệ nhị Thượng ngàn: Quyền cai rừng núi Lâm cung, lên rừng xuống biển tâu về Bát Hải long vương, ông là vị giám sát trước để đánh trận xông pha, ông mặc áo màu xanh.

– Quan Lớn đệ tam thoải phủ: Là con vua Bát hải long vương, ông mặc áo bào màu trắng, cầm đôi bạch kiếm đi xông pha quỷ thế tà giới.

– Quan lớn đệ Tứ Khâm Sai: Là quan Địa linh quyền cai đất bằng, ông có trách nhiệm đi khâm sai các vùng dân, giữ an lành nước Việt, ông mặc áo màu vàng.

– Quan lớn đệ Ngũ Tuần Tranh: Là quan lớn, mặc áo bào màu xanh biển, cầm thanh long đao to.

– Đệ nhất vương quan. Danh hiệu Quan điều thất.

– Đệ thập vương quan. Danh hiệu Quan Hoàng triệu.

– Chầu Đệ Nhất (hóa thân thánh mẫu Thượng Thiên) : Thiên phủ

– Chầu Đệ Nhị (Nhạc phủ): Danh hiệu Ngôi kiều công chúa.

– Chầu Đệ Tam (hóa thân Mẫu Thoải) Thoải phủ: Danh hiệu Thủy Điện công chúa.

– Chầu Thác Bờ (Thoải phủ, Nhạc phủ): có người hầu giá thứ 3, tức là chầu đệ tam, bà chúa Thác bờ.

– Chầu Đệ Tứ khâm sai Tứ phủ ( địa phủ): danh hiệu Chiêu dung công chúa. Đình Cốc thượng là nơi tôn thờ Chiêu dung công chúa Lý Ngọc Ba.

– Chầu Ngũ thờ ở Suối Lân, Lạng Sơn (Nhạc phủ): Danh hiệu Suối Lân công chúa.

– Chầu Lục (Nhạc phủ) Danh hiệu Lục cung công chúa.

– Chầu Bảy (Nhạc phủ) Danh hiệu Tân la công chúa.

– Chầu Bát thờ ở Tiên La Thái Bình (Nhạc phủ) : Danh hiệu nữ tướng Bát nàn.

– Chầu Cửu (Cửu Huyền Thiên Nữ – Bỉm sơn – Thanh Hóa).

– Chầu Mười ở Mỏ Ba (Đồng Mỏ – Chi Lăng ) Nhạc phủ: Danh hiệu nữ tướng Đồng mỏ Chi lăng.

– Chầu bé ở Bắc Lệ (Nhạc phủ): Danh hiệu Chầu bé Bắc lệ.

– Chầu bà Bản đền: Danh hiệu thủ điện công chúa.

– Ông Hoàng Cả (Thiên phủ): Danh hiệu ông Hoàng quận, Lê Lợi.

– Ông Hoàng Đôi (Người Mán ): Nhạc phủ.

– Ông Hoàng Bơ thoải cung.

– Ông Hoàng Tư (Thoải phủ) Danh hiệu ông Hoàng khâm sai.

– Ông Hoàng Năm.

– Ông Hoàng Lục Thanh Hà.

– Ông Hoàng Bảy (Nhạc phủ) danh hiệu ông Hoàng Bảo Hà.

– Ông Hoàng Bát quốc (Thoải phủ) danh hiệu Ông Đệ bát đồng bằng sông diêm.

– Ông Chín Cờn (Thiên phủ) danh hiệu ông Cờn môn.

– Cô cả Thượng Thiên (Thiên phủ)

– Cô Đôi Thượng Ngàn (Nhạc phủ)

– Cô đôi cam đường (Nhạc phủ)

– Cô Bơ Hàn Sơn (Thoải phủ) tức là cô bơ bông, cô bơ Tây hồ

– Cô Năm Suối Lân (Nhạc phủ)

– Cô Sáu Lục cung (Nhạc phủ)

– Cô Bảy Kim Giao (Nhạc phủ)

– Cô Tám Đồi Chè (Nhạc phủ)

– Cô Chín Giếng (Cô 9 Sòng)

– Cô Mười Đông mỏ (Nhạc phủ)

Cô bé Đông Cuông (Nhạc phủ)

Cô Bé Suối Ngang (Hữu lũng). Nhạc phủ

Cô bé Đèo Kẻng (Thất Khê)

Cô bé Cây xanh (Bắc Giang )

Cô bé Nguyệt hồ (Bắc Giang )

Cô bé Minh Lương (Tuyên Quang)

Cô bé Cây xanh (Tuyên Quang)

cô bé Thác Bờ (Hòa Bình) Thoải phủ

Cô bé Thoải phủ (Thoải phủ)

Cô bé Den (Cô bé Sóc): Nhạc phủ

Cậu Hoàng Cả Phủ Giầy (Thiên phủ)

Cậu Hoàng Bé Đồi Ngang (Cậu Hoàng Quận). Nhạc phủ

Ngoài ra ở mỗi bản đền lại có một cậu bé coi giữ gọi là cậu bé bản đền, trong đó thường hay ngự đồng như: Cậu Bé Phủ Bóng, Cậu Bé Đông Cuông ….

Hắc Hổ trấn giữ phương Bắc

Bạch Hổ trấn giữ phương Tây

Hoàng Hổ trấn giữ trung tâm

Thanh Hổ trấn giữ phương Đông

Xích Hổ trấn giữ phương Nam

Bài Văn Khấn Công Đồng Tam Phủ, Tứ Phủ Đầy Đủ Nhất 2022

Sơ đồ của ban Công Đồng Tam Phủ, Tứ Phủ và bài văn khấn Công Đồng khi dâng lễ lên ban Công Đồng là điều mà không phải ai cũng hiểu rõ. Vị trí và vai trò của các vị thánh trong ban công đồng Tam phủ, Tứ phủ là khác nhau. Hãy cùng làm rõ những điều còn đang thắc mắc đó sau bài viết dưới đây.

Sơ đồ Tam Phủ Công Đồng

Tam Phủ Công Đồng gồm 3 hàng từ trên cao xuống thấp theo thứ tự như sau:

– Hàng thứ nhất: Phía trên cùng là Quán m Bồ Tát ( dân gian hay gọi là Phật Bà Quán m), hai bên có kim đồng ngọc nữ hầu cận

– Hàng thứ hai: là tam phủ ba vua ( tam vị đức vua, ba vị vua cha..) gồm:

+ Thiên Phủ Thần Vương ( áo đỏ)

+ Nhạc Phủ Thần Vương ( áo xanh)

+ Thoải phủ long vương ( áo trắng) và hai vị quan hầu cận

– Hàng thứ ba: là tam tòa Thánh Mẫu:

+ Mẫu Đệ Nhất Thượng Thiên ( áo đỏ)

+ Mẫu Đệ Nhị Thượng Ngàn ( áo xanh)

+ Mẫu Đệ Tam Thoải Cung ( áo trắng)

Tam phủ gồm ba phủ (thượng thiên – thượng ngàn – thoải phủ).

Sơ đồ Tứ Phủ Công Đồng

Tứ Phủ Công Đồng là bức tranh thờ chung tất cả các vị thánh tứ phủ (công là chung, đồng là cùng)

– Hàng thứ nhất: Trên cùng là đức Quan Thế m Bồ Tát, ngài đại diện cho Tam bảo : Phật, Pháp, Tăng trong đạo Phật. Theo huyền tích lưu lại thì Vân Hương Thánh Mẫu ( Mẫu Liễu Hạnh) quy y tam bảo và là đệ tử của đức Phật sau này ngài nên chính quả được tương truyền là Mã Hoàng Bồ Tát. Trong các đền thờ có thể thờ phật mẫu chuẩn đề, Phật Thích Ca, hay tam thế Phật… làm đại diện

– Hàng thứ hai: là Đức Ngọc Hoàng Thượng Đế (ngồi giữa), hai bên là hai quan hầu cận (thường là quan nam tào, bắc đẩu). Có nhiều nơi thờ “Tam vị đức vua Cha” ứng với tam phủ thiên, địa, thoải là Vua Cha Ngọc Hoàng Thượng Đế (thiên phủ – trời), Vua Cha Diêm Vương (địa phủ – đất), Vua Cha Bát Hải (thoải phủ – nước). Do chịu ảnh hưởng của văn hóa tín ngưỡng Trung Hoa nên vị Ngọc Hoàng được cấy dần vào thần điện Mẫu. Các vị Vua Cha tuy có thứ bậc cao hơn Thánh Mẫu nhưng lại không có sức ảnh hưởng và ngôi vị thực sự trong tâm linh người Việt.

– Hàng thứ ba: là tam tòa Thánh Mẫu: Mẫu Đệ Nhất (áo đỏ), Mẫu Đệ Nhị (áo xanh), Mẫu Đệ Tam (áo trắng).

– Hàng thứ tư: là ngũ vị tôn quan: Quan Đệ Nhất (áo đỏ), Quan Đệ Nhị (áo xanh), Quan Đệ Tam (áo Trắng), Quan Đệ Tứ (áo vàng), Quan Đệ Ngũ (áo xanh da trời đậm)

– Hàng thứ năm: là tứ phủ thánh Chầu với các vị đại diện là Chầu Đệ Nhất (áo đỏ), Chầu Đệ Nhị (áo xanh), Chầu Đệ Tam (áo trắng), Chầu Đệ Tứ (áo vàng), Chầu Lục ( phía ngoài cùng bên phải), Chầu Bé (phía ngoài cùng bên trái)

– Hàng thứ sáu: là tứ phủ thánh hoàng với đại diện là ông Hoàng Cả (áo đỏ), Hoàng Bơ (áo trắng), Hoàng Bảy (áo xanh lam đậm). Hoàng Mười (áo vàng)

– Hàng thứ bảy: là tứ phủ thánh cô (bên trái) và tứ phủ thánh cậu (bên phải).

+ Phía bên trái có các vị đại diện là Cô Bơ (áo trắng), Cô Tư (áo vàng), Cô Chín (áo hồng) và Cô Bé Thượng Ngàn (áo chàm xanh).

+ Phía bên phải có các vị đại diện là Cậu Cả (áo đỏ), Cậu Bơ (áo trắng), Cậu Tư (áo vàng), và Cậu Bé (áo xanh)

Qua bức tranh ta thấy các vị thánh đại diện ở mỗi hàng đều tương ứng với tứ phủ (một cách tương đối) :

Thiên phủ (màu đỏ hoặc hồng)

Nhạc Phủ (màu xanh lá cây, xanh chàm..)

Thoải Phủ (màu trắng)

Địa Phủ (màu vàng)

Bài văn khấn ban Công Đồng

– Con lạy chín phương trời, mười phương Chư phật, Chư phật mười phương

– Con lạy đức Vua cha Ngọc Hoàng Thượng Đế

– Con lạy Tam Toà Thánh Mẫu

– Con lạy Tam phủ Công Đồng, Tứ phủ Vạn linh

– Con lạy Tứ phủ Khâm sai

– Con lạy Chầu bà Thủ Mệnh

– Con lạy Tứ phủ Đức Thánh Hoàng

– Con lạy Tứ phủ Đức Thánh Cô

– Con lạy Tứ phủ Đức Thánh Cậu

– Con lạy cộng đồng các Giá, các Quan, mười tám cửa rừng, mười hai cửa bể.

– Con lạy quan Chầu gia.

Hương tử con là:…………………………………….Tuổi………………….. Cùng đồng gia đại tiểu đẳng, nam nữ tử tôn.

Ngụ tại:……………………………………………………….

Hôm nay là ngày…… tháng…… năm………………( âm lịch). Tín chủ con về Đền…………… thành tâm kính lễ, xin các vị thần linh phù hộ độ trì cho gia đình chúng con sức khoẻ dồi dào, phúc thọ khang ninh, cầu tài đắc tài, cầu lộc đắc lộc, cầu bình an đắc bình an, vạn sự hanh thông, gặp nhiều may mắn. Phục duy cẩn cáo!

Nam mô a di Đà Phật! (3 lần)

Trên đây là bài văn khấn công đồng tam phủ, tứ phủ dành cho ai đang có muốn dâng lễ ban công đồng mà chưa biết khấn lễ ra sao. Mong bài viết này sẽ giúp ích cho bạn.

Tham khảo bài văn khấn thay bát hương chuẩn nhất, chính xác nhất.