Top 7 # Văn Khấn Bàn Thờ Thần Linh Xem Nhiều Nhất, Mới Nhất 3/2023 # Top Trend | Iseeacademy.com

Cách Đặt Bàn Thờ Thần Linh

(khoahocdoisong.vn) – Đối với người Việt, thờ cúng tổ tiên gần như trở thành tôn giáo, gia đình nào cũng có bàn thờ tổ tiên trong nhà, tượng trưng cho lòng thành kính của người Việt đối với cha mẹ, ông bà, cụ kỵ. Ngoài bàn thờ tổ tiên còn có nhiều bàn thờ khác, phù hợp với tư duy, quan niệm của mỗi người.

Bàn thờ thần linh

Thường được đặt chung với bàn thờ gia tiên. Bát nhang thờ thần linh đặt chính giữa và cao hơn hai bát nhang còn lại. Đằng sau bát nhang có lư đồng sau nữa là bài vị thờ thần. Thường chỉ có một chữ Thần hay chữ Thần Tiên Linh ứng, phía trước có 3 ly nước.

Các bàn thờ Vọng, Thánh, Thần linh cần cao hơn đầu của người cao nhất trong gia đình.

Những người kinh doanh buôn bán thường lập bàn thờ thần Tài, Thổ địa, họ tin rằng “đất có thổ công, sông có hà bá…” nên khi buôn bán, thuê địa điểm kinh doanh đều phải có lập bàn thờ thần tài thổ địa. Trường hợp không kinh doanh buôn bán có thể chỉ thờ thần Tài là đủ, vì có người quan niệm rằng, ông Địa đang ngự chung với thần Táo tại bếp.

Theo quan niệm dân gian Việt Nam, thần Tài là vị thần trông coi tiền tài, vàng bạc, mang đặc trưng của công việc giao thương buôn bán, kinh tế. Còn ông Địa là vị thần hộ mệnh, cai quản vùng trời, đất đai, phù hộ mùa màng bội thu, phù hộ con người và gia súc trong xóm làng. Ông Địa mang đặc trưng của kinh tế nông nghiệp.

Thần Tài – ông Địa giúp cho gia chủ đang kinh doanh buôn bán thuận lợi và phát triển. Bàn thờ thần tài thường thấy có ba vị đó là:

Thần Phát Triệu Công Minh. Theo truyền thuyết xa xưa đời nhà Tần, Triệu Công Minh lánh đời tu tại núi Chung Nam, Thiểm Tây, Trung Quốc. Khi đắc đạo, ông coi việc đuổi trừ ôn dịch, cứu bệnh trừ tà. Hơn nữa, ai bị oan ức đến cầu cứu ông thì được giúp đỡ. Người buôn bán thì cầu ông để làm ăn được phát đạt may mắn.

Ông Địa thông thường có 5 ông: Đông phương Thanh đế, Tây phương Bạch đế, Nam phương Xích đế, Bắc phương Hắc đế và Trung phương Huỳnh đế. Bàn thờ ông Địa tuyệt đối không nên cắm thuốc lá, vì khi tàn thuốc rơi sẽ làm bẩn bàn thờ.

Thần Tài gồm có 5 ông: Hắc thần Tài, Thanh thần Tài, Bạch thần Tài , Xích thần Tài và Hoàng thần Tài là vị chủ chốt để chiêu tài lộc cho ban thờ thần tài.

Cách bài trí: Ở trong cùng trang thờ có bài vị, chính giữa là ông Thần Phát ( nhiều nơi không thờ ông này), ông Địa, thần Tài ở 2 bên, trước có 3 hũ: Gạo (hay trà khô), muối, nước, bên phải có thần Cóc ngậm tiền, bên trái có Long Quy; Phía trước chính giữa là bát hương, bên phải là trái cây, bánh trái, bên trái là bình hoa (thuyết thanh long, bạch hổ là phía trong nhìn ra); phía trước bát hương có 5 ly nước, ngoài ra ở ngoài cùng có thêm một thố, tô nước thả những cánh hoa, tạo thành minh đường tụ thủy chiêu tài.

Bàn thờ thần tài và ông Địa thường được lập chung để cúng hai vị thần này suốt năm, đặc biệt là tại các cửa hàng hoặc những hộ gia đình kinh doanh buôn bán thì việc thờ cúng hai vị thần này luôn được chú trọng, để được phù hộ buôn may bán đắt.

Nơi đặt bàn thờ thần Tài

Bàn thờ thần Tài – ông Địa đặt đúng nguyên tắc là phải kê bàn thờ thần tài tại vị trí quan sát được hết sự vào ra của khách đến cửa hàng. Có 2 hướng nên chú ý để chọn khi đặt bàn thờ. Một là theo hướng tốt của chủ cửa hàng nhưng tránh ngược hướng với cửa chính, hai là theo hướng đón lộc. Khi đặt bàn thờ thần tài nên chọn lấy các cung Thiên lộc, Quý nhân để có thể thu nhận được nhiều tài lộc.

Cung Thiên lộc nằm ở hướng Đông Nam, mang lại những may mắn về tiền bạc, gia sản thăng tiến, nhà cửa hưng vượng. Không những thế, đặt bàn thờ nằm trong cung này sẽ khiến cho chủ shop, cửa hàng, có sức khỏe tốt, thông minh, tuấn tú lại khéo léo, tài năng kinh doanh giỏi, làm ăn tiến phát.

Cung Quý nhân, theo quan niệm dân gian, Quý nhân, Thiên Ất là vị thần linh thiêng, chí tôn đứng đầu trong cát thần nằm ở hướng Tây Bắc – đặt bàn thờ ở hướng kê bàn thờ thần tài này, chủ cửa hàng sẽ nhận được sự giúp đỡ từ những người khác. Đặt bàn thờ ở cung này sẽ được bình an, hỷ khí đầy nhà, làm ăn buôn bán may mắn.

Trong cách bài trí bàn thờ thần Tài nên đặt ở gần cửa chính. Tuy nhiên do đặc tính khu vực này thường xuyên có nhiều người ra vào. Vì vậy gia chủ nên đặt chậu cây cảnh, hay dùng tủ kệ để che chắn. Trường hợp vị trí không thuận tiện, có thể đặt ngang hướng ra cửa chính nhưng phải đón được dòng khí cát lợi từ ngoài vào.

Bàn thờ thiên- ngoài trời

Ở Nam bộ, hình thức thờ Trời được thể hiện bằng bàn Thiên được đặt trước cửa nhà. Bàn Thiên ở Nam Bộ rất đơn giản. Trụ cột cao độ 1,2 – 1,5m (bằng đá, gỗ hoặc gạch), trên có bệ thờ vuông, với một bát hương, một lọ hoa, ba ly nước lã, có nơi thêm vào một hủ gạo và một hũ muối.

Bàn Thiên thường được dựng trước sân nhà. Nếu sân đất, người ta có thể tráng xi măng hoặc lót gạch chung quanh bàn Thiên cho sạch sẽ. Ở vùng thị tứ, chợ búa, bàn Thiên thường đặt trên sân thượng. Mỗi sáng, tối gia chủ thắp hương khấn nguyện trời đất rồi xá bốn phương. Tuy đơn giản là thế, nhưng bàn Thiên ở Nam Bộ chứa biết bao tình cảm thiêng liêng của con người, là nơi con người gửi gắm bao ước mơ cao đẹp, mong muốn có được một cuộc sống bình an, hạnh phúc.

Đối với bàn thiên, do bốn phương tám hướng đều là ngoài trời, cho nên vấn đề hướng không cần câu nệ. Nhưng vẫn cần phải lưu ý đến việc giữ được tính trang nghiêm, không nên đặt ở các góc quá khuất, cũng nên tránh hướng ra những chỗ thiếu quang đãng hoặc góc hẹp để người thắp hương khó hành lễ.

Quan niệm cha ông ta là nên thắp nhang cúng trời đất vào các thời khắc âm dương giao hòa, lúc chạng vạng nhá nhem, tranh tối tranh sáng là giờ Mão (khoảng 5-7 giờ sáng) và vào giờ Dậu (khoảng 5-7 giờ chiều tối).

Chuyên gia phong thủy Đỗ Ngọc Tám (TT Tư vấn ứng dụng tiềm năng con người TPHCM)

Trái cây là thứ không thể thiếu trên bàn thờ vào những ngày Tết. Tuy nhiên, không phải loại quả nào cũng có thể dùng để trưng.

Cách Lập Bàn Thờ Thần Tài, Văn Khấn Lập Bàn Thờ Thần Tài

1Bàn thờ Thần Tài gồm những gì?

Bàn thờ thần tài cần có những đồ vật cần thiết như: khám thờ bằng Gỗ, tượng 2 ông Thần Tài và Thổ Địa, Bài vị, 1 bát hương, 3 nậm đựng gạo – muối – nước, khay gồm 5 chén, mâm hồng và lọ hoa.

Ngoài ra để bàn thờ thêm linh thiêng, bạn cũng có thể tham khảo một số vật phẩm sau: tượng Long Quy – Rùa đầu rồng, Cóc Thiềm Thừ, Tỳ hưu, Dây Ngũ Phúc Hoa Mai, 5 đồng hoa mai, Cốt thất bảo

2Cách lập bàn thờ Thần Tài đúng phong thủy

Chọn đúng ngày mua bộ bàn thờ

Mục đích của việc thờ Thần Tài và ông Địa là luôn mong nhận được sự phù hộ và nhận được nhiều may mắn, tài lộc cho công việc kinh doanh của mình. Do đó, nếu muốn gia tăng sự may mắn và linh thiêng thì bạn nên xem ngày tốt để mua bàn thờ về.

Việc chọn đúng ngày mua bộ bàn thờ còn giúp mang lại sự may mắn cho bản thân và gia đình, mọi chuyện sẽ diễn ra như mình mong muốn. Nhưng việc xem ngày mua bàn thờ cũng phụ thuộc vào tuổi và mệnh của gia chủ. Bạn nên kiểm tra kỹ để có thể chọn mua phù hợp.

Lưu ý bạn không nên sử dụng bàn thờ Thần Tài của người khác đem về nhà mình hoặc nơi mình kinh doanh.

Chọn đúng vị trí – hướng đặt bàn thờ Thần Tài

Một yếu tố vô cùng quan trọng giúp bàn thờ Thần Tài của bạn phát huy hết tác dụng đó chính là đặt đúng hướng Thần Tài. Với việc đặt sai hướng, bạn có thể gặp những khó khăn, bất lợi trong việc làm ăn, kinh doanh và cả về sức khỏe gia đình, nếu không may có thể bạn sẽ phải dính vào những vụ kiện tụng không đáng có.

Vị trí đắc địa khi đặt bàn thờ Thần Tài – Thổ Địa chính là đặt đối diện với cửa chính. Bàn thờ đặt theo hướng 2 cung là Tài Lộc và Quý Nhân.

Một số lưu ý thêm khi đặt bàn thờ Thần Tài và Ông Địa:

Tránh đặt bàn thờ Thần Tài bị hướng vào những nơi coi là không sạch, không nghiêm như nhà vệ sinh, nhà tắm hoặc chuồng chăn nuôi gia súc, gia cầm,…

Bàn thờ Thần Tài phải được đặt theo nguyên lý “Tọa Sơn Hướng Thủy” – tức là phải được tựa vào những nơi chắc chắn và hướng vào nơi sạch sẽ, nghiêm trang.

Không được đặt bàn thờ ở những vị trí động, hay chỗ phải lên xuống như có cầu thang.

Không nên đặt bàn thờ ở những chỗ có cạnh góc nhọn, sắc bén vì chỗ đó sẽ rất nhiều sát khí, làm ảnh hưởng tới bàn thờ của bạn.

3Bày trí bàn thờ

Lập bàn thờ bạn cũng phải chú ý đến cách bố trí bàn thờ, tức là bạn phải sắp xếp các vật phẩm lên bàn thờ đúng cách, đúng chỗ theo quy luật của phong thuỷ.

Bạn sẽ bố trí bàn thờ theo lối trong cao ngoài thấp và ông Thần Tài Thổ Địa chính là vị trí cao nhất, rồi từ từ thấp dần với các vật phẩm ở bên ngoài. Cụ thể là:

Trong cùng thông thường là được dán trên vách một tấm bài vị. Xong bạn sẽ xếp thêm tượng ông Thần Tài bên trái và Thổ Địa hướng từ ngoài vào.

Phía dưới 2 ông là bạn đặt 3 chóe thờ để rượu nước và gạo, cúng cho tới cuối năm mới được thay.

Đặt bát hương ở giữa bàn thờ và nên thắp hương hàng ngày để bàn thờ luôn được ấm cúng. Bạn không nên làm xê dịch bát hương khi lau chùi vệ sinh.

Bạn đặt lọ hoa và mâm quả theo nguyên lý Đông Bình Tây Quả. Bạn nên chọn cúng những loại ngũ quả và hoa thì ưu tiên hoa hồng, hoa cúc và hoa đồng tiền,…

Bạn xếp 5 chén nước để tượng trưng cho ngũ phương và ngũ hành.

Nếu có Cóc Thiềm Thừ thì bạn nên đặt ở phía bên trái. Ngày thì quay ra để kiếm tiền và tối quay vào để giữ tiền lại cho gia chủ.

Cuối cùng là bạn nên đặt một bát nước lòng không sâu và rải thêm các cánh hoá hồng trên mặt đặt ở phía ngoài cùng trên mặt đất.

4Đồ lễ cúng lập bàn thờ Thần tài

Bạn có thể chọn đồ cúng dựa theo phong tục của gia đình hoặc theo gợi ý sau: 10 bông hồng vàng, đĩa xôi, con gà trống luộc, cá lóc nướng, 1 đĩa ngũ quả và 5 quả cau 5 lá trầu, 5 củ tỏi, 1 chum rượu nhỏ, 1 bao thuốc lá mở nắp và rút ra một điếu, 1 bộ quần áo mũ thần linh 1 ông ngựa đỏ to, 5 ông ngựa nhỏ, 5 mũ ngũ phương long mạch, 5 bộ quần áo với 5 màu được xếp theo thứ tự từ trái qua phải là trắng tím vàng đỏ xanh, 5 bó hương và 10 lễ tiền vàng lá, tiền thần tài, 1000 vàng đại thiếc.

5Văn khấn lập bàn thờ Thần tài

Văn khấn này bạn phải điền rõ thông tin họ tên gia chủ, vợ chồng hoặc gia quyến. Sau đó đọc chú đại bi 3 lần để tăng thêm sự thành tâm và linh thiêng.

“Nam mô A Di đà Phật (lặp lại 3 lần, vái lạy 3 cái).

– Con Kính lạy ngài Hoàng Thiên Hậu Thổ chư vị Tôn thần.

– Con kính lạy ngài Đông Trù Tư mệnh Táo phủ Thần quân.

– Con kính lạy Thần Tài vị tiền.

– Con kính lạy các ngài Thần linh, Thổ địa cai quản trong xứ này.

Tín chủ con tên là: ………………Tuổi:…………………..

Ngụ tại địa chỉ: ………………………………………………..

Hôm nay, là ngày … … tháng ……. Năm ……………… (theo âm lịch).

Tín chủ con thành tâm sửa biện, hương hoa, lễ vật, kim ngân, trà quả và các thứ cúng dâng, bầy ra trước án kính mời ngài Thần Tài tiền vị và chư vị tôn Thần.

Cúi xin Thần Tài, Thổ Địa thương xót tín chủ, giáng lâm trước án, chứng giám lòng thành, thụ hưởng lễ vật phù trì tín chủ chúng con: an ninh khang thái, vạn sự tốt lành, gia đạo hưng long thịnh vượng, lộc tài tăng tiến, tâm đạo mở mang, sở cầu tất ứng, sở nguyện tòng tâm (Đoạn này tùy ý gia chủ mong muốn điều gì thì vái xin điều đó).

Chúng con lễ bạc tâm thành, trước án kính lễ cúi xin được phù hộ độ trì.

Nam mô A Di đà Phật (lặp lại 3 lần, vái lạy 3 cái)”

Kinh nghiệm hay Bách Hóa XANH

Văn Khấn Giao Thừa Bàn Thờ Thần Tài

Địa chỉ xây mộ đá giá rẻ uy tín nhất Việt Nam

Việc xây dựng mộ phần, sửa chữa mộ phần cho người thân đã mất rất quan trọng. Vì vậy, nếu quý khách muốn xây dựng mộ đá đẹp cho người thân hay khu lăng mộ đá dòng họ, hãy liên hệ với chúng tôi theo HOTLINE: 0912.957.222 để được hỗ trợ và báo giá nhanh nhất.

Cơ sở Đá mỹ nghệ Thái Vinh cung cấp các sản phẩm mộ phần bằng đá tự nhiên như đá xanh đen Thanh Hoá, mộ đá xanh Ninh Bình, đá vàng, đá trắng, đá hoa cương granite… đảm bảo chất lượng, làm mộ chuẩn kích thước theo yêu cầu của quý khách hàng.

Thông tin liên hệ Đá mỹ nghệ Thái Vinh

Bài văn khấn giao thừa bàn thờ thần tài

Nam mô a di Đà Phật!

Nam mô a di Đà Phật!

Nam mô a di Đà Phật!

Con lạy chín phương Trời, mười phương Chư Phật, Chư phật mười phương.

Kính lạy ngài Hoàng Thiên Hậu Thổ chư vị Tôn thần.Con kính lạy ngày Đông Trù Tư mệnh Táo phủ Thần quân.

Con kính lạy Thần tài vị tiền. Con kính lạy các ngài Thần linh, Thổ địa cai quản trong xứ này.

Tín chủ con là:………………..

Ngụ tại:……………….

Hôm nay là đêm giao thừa 30 tháng Chạp, cũng là ngày mồng 1 tháng Giêng năm……….., nhằm ngày Tết Nguyên Đán đầu xuân, giải trừ gió đông lạnh lẽo, hung nghiệt tiêu tan, đón mừng Nguyên Đán xuân thiên, mưa móc thấm nhuần, muôn vật tưng bừng đổi mới. Nơi nơi lễ tiết, chốn chốn tường trình.

Nhân ngày năm mới, tín chủ con sắm sửa hương hoa, cơm canh lễ vật bày ra trước án, dâng cúng Thần Tài, cúi xin đức tôn thần, giáng lâm trước án, chứng giám lòng thành thụ hưởng lễ vật. Nguyện cho gia chủ chúng con mọi người sức khỏe dồi dào, an khang thịnh vượng. Mong ơn Đương cảnh Thành hoàng, đội đức Tôn thần bản xứ phù hộ độ trì cho gia chủ năm tới tấn tài tấn lộc, gặp nhiều may mắn, tai qua nạn khỏi. Đầu năm chí giữa, nửa năm chí cuối, sự nghiệp hanh thông, sở cầu như ý, sở nguyện lòng tâm.

Chúng con lễ bạc tâm thành, trước án kính lễ, cúi xin chứng giám, phù hộ độ trì.

Nam mô a di Đà Phật!

Nam mô a di Đà Phật!

Nam mô a di Đà Phật!

Bàn Thờ Thần Tài, Ông Địa, Văn Khấn Thần Tài

Cho đến nay vẫn chưa có một tài liệu nào khẳng quyết rõ ràng về lai lịch của hai vị thần này, chỉ biết thần tài là một vị tần tín ngưỡng trong văn hóa Việt Nam và một số nước phương Đông. Theo truyền thuyết, thần tài có tên là Triệu Công Minh, người đời nhà Tần. Ông lánh đời và đi tu tại núi Chung Nam. Về sau tu hành đắc đạo ông được phong làm Chính Nhất Huyền Đàn Nguyên Soái trông coi việc đuổi trừ ôn dịch, cứu bệnh trừ tà. Hơn nữa người bị oan ức đến cầu cứu ông thì được giúp đỡ. Người kinh doanh buôn bán thì cầu cúng ông để được may mắn, đắc lộc.

Người ta thường vẽ ông hình một người mặt đen, râu rậm, tay cầm roi, cưỡi cọp đen. Dân gian còn gọi ông là Tài Bạch Tinh Quân hay Triệu Công Nguyên Soái. Người đời vẽ về ông trên một cái đĩa làm bằng kim loại, để trên bàn thờ để cúng.

Ông địa là ai.

Theo một số nguồn tư liệu trên internet thì ông địa chính là thần Thổ Công ( hay còn được gọi là thổ thần, thổ địa).Thổ Công là một vị thần tín ngưỡng trong văn hóa Á Đông, ông cai quản một vùng đất nào đó. Người ta cho rằng Thổ Công rất thích đùa nghịch với trẻ con và rất thích ăn tỏi. Nếu ai đã từng xem bộ phim “Tây Du Ký” của Trung Quốc thì sẽ thấy Tôn Ngộ Không mỗi khi đi đến đâu muôn biết địa hình, và người cai quản vùng đất đó thì thường đập gậy như ý gọi “Thổ Địa’ lên mà tra

Trong văn hóa người việt Thổ Công là vị thần quan trọng nhất trong nhà vì ” Đất có Thổ Công, sông có Hà Bá”, vị thần này trông coi gia đình, phò hộ cho gia đình bình an, sung túc, mọi họa phúc đêu do thần Thổ Công dự định. Còn thần tài là một vị thần đem lại tài lộc cho mọi người. Vì vậy trong kinh doanh, thương mại, người ta rất quý trọng thờ vị thần này. Bàn thờ của Thần Tài – Ông Địa thường được lập ở góc nhà, xó xỉnh hay góc khuất nào đó trong shop, cửa hàng..chứ không phải nơi cao ráo như bàn thờ tổ tiên ( Chú ý, khi thờ riêng Thổ Công trong nhà người ta đặt ở nơi cao ráo, bát hương đặt chính giữa bàn thờ, mỗi khi cúng lễ đều phải xin phép thổ công trước rồi mới mời tổ tiên về. nhưng khi thờ thổ công đi cùng thần tài thì lại được gọi là ông địa và thờ dưới đất theo quan niệm ” đấp phải trở về đất” và mọi thứ từ đất mà ra. Theo tìm hiểu của chúng tôi thì vẫn chưa tìm thấy điều lý giải rõ ràng về vị trí thờ của vị thần Đất này tại sao lại có 2 vị trí khác nhau và ở mỗi vị trí lại có một tên khác )

Vật cúng Ông địa – Thần Tài

Thông thường cúng Thần Tài – Ông Địa người ta cúng hoa quả, tỏi, chuối xiêm, thuốc lá, cà phê. Người việt còn có cấu ” Lạy ông địa cúng nải chuối” …Bàn thờ thần tài được cúng quanh năm kể cả ngày thường…

Văn khấn Thần Tài

“Nam mô a di đà phật! Nam mô a di đà phật ! Nam mô a đi đà phật!

Con lạy chín phương Trời, mười phương chư Phật, chư Phật mười phương.

Kính lạy ngài Hoàng Thiên Hậu Thổ chư vị Tôn thần

Con kính lạy ngài Đông Trù Tư Mệnh, Táo Phủ Thần Quân

Con kính lạy Thần Tài vị tiền

Con kính lạy các ngài thần linh thổ địa cai quan xứ này

Tín chủ con là ………………………….

Hôm nay ngày…. tháng… năm………

Con chủ thành sửa biện, hương hoa, lễ vật, kim ngân, trà quả và các thứ cúng dâng, bày ra trước án kính mời các ngài Thần tài tiền vị, cúi xin thần tài thương xót tín chủ, giáng lâm trước án, chứng giám lòng thành, thụ hưởng lễ vật phù trì tín chủ chúng con AN NINH KHANG THÁI, vạn sự tốt lành, gia đạo hưng long thịnh vượng, lộc tài tăng tiến, tâm đạo sở mang, sở cầu tất ứng, sở nguyện tòng tâm. Chúng con lễ bạc tâm thành, trước án kính lễ cúi xin được phù hộ độ trì. Nam mô a di đà phật! Nam mô a di đà phật ! Nam mô a đi đà phật!”

Thờ cúng Thần Tài – Ông Địa là tập quán tín vọng, là thành tâm của người xưa, nay cứ thế theo thờ, chủ yếu là thành tâm cầu mong của gia chủ, còn việc linh ứng có không thì tùy ở nơi người tin. Đây là một nét văn hóa chứ không phải là mê tín dị đoan.

Xem các mẫu đỉnh đồng thờ cúng

Nguồn: sưu tầm