Chiếc xe nói chung là vật dụng gắn liền với người chủ, tại Việt Nam nó còn là tài sản và có khi là cả một cơ nghiệp. Nên thông thường khi mua mới một chiếc xe (ngay cả với xe máy), với mong muốn luôn được bình an và may mắn thì chủ xe thường chọn ngày lành rồi sắm lễ vật để . Ngoài ra người kinh doanh dịch vụ thông qua phương tiện xe thường tổ chức định kỳ : Người miền Nam, miền Trung vào ngày mùng 2 và 16 hàng tháng, còn người Bắc cúng xe vào mùng 1 và 15 âm lịch.
Cách cúng xe lúc mới mua xe và cúng xe hàng tháng thông thường không khác nhau, là tâm thành của chủ xe với chốn đất đai, các chư vị bề trên (mang ý nghĩa tâm linh).
Nhang khói cầu an cúng xe đã thành tục lệ của nhiều chủ xe.
1 bình bông (hoa) đặt bên phải lư hương (nhang)
1 đĩa trái cây
1 đĩa đồ mặn (thịt heo quay, thịt heo luộc, gà trống luộc..) hoặc 1 đĩa đồ chay (nếu chủ xe là người theo đạo Phật, Cao Đài..)
1 xấp giấy tiền vàng bạc (càng nhiều càng tốt)
1 đĩa gạo muối (muối hột)
3 hoặc 5 chung rượu
3 hoặc 5 chung trà
1 ly nước trắng
3 hoặc cây nhang ( nhang thơm)
2 cây đèn cầy đỏ bằng ngón tay cái.
” Hôm nay, Ngày… Tháng… Năm…
Tên họ người chủ cúng xe:…
Cung Thỉnh:
Chư vị thần linh, Thần hoàng bổn cảnh, Thổ Địa, chư thánh chư thần cư ngụ và cai quản nơi đây, những vong linh ở quanh đây
Mời chư vị giá đáo đàng tràng thọ hưởng phẩm vật, hộ trì cho con là… và chiếc xe mang biển số… xuất hành được bình an, làm ăn luôn thuận lợi, mọi việc tất thành, cầu tài được tài, cầu lợi đắc lợi.
Con xin tạ ơn !!! “
(rót 3 lần rượu, châm một lần trà, khấn 3 lần, sau cùng là mời nhận phẩm vật cúng xe).
“Tài” Nam chia xẻ chuyện cúng xe
” Cúng xe” có thể là khái niệm xa lạ đối với các lái xe miền Bắc, nhưng với những “bác tài” miền Trung và đặc biệt ở Nam bộ, cúng xe vào ngày mùng 2 và 16 âm lịch hằng tháng đã trở thành một tục lệ.
Cũng như hầu hết các lái xe tải và xe khách đường dài ở khu vực Nam bộ, anh Minh, quê ở Bến Tre, đang chạy xe khách tuyến chúng tôi – Bến Tre thường cúng đồ chay trước xe vào ngày mùng 2 và 16 âm lịch. Còn ngày thường thì thắp hương hoa quả trên bàn thờ bên trong xe.
Bàn thờ trong xe là miếng sắt sơn hoặc inox nhỏ bày chính giữa, ngay sau kính xe. Trên bàn thờ có bình hoa, ống cắm hương và tùy người, có thêm cả tượng Phật bà Quan Âm, Thần tài… Đồ cúng xe ngày thường là hoa và một đĩa hoa quả.
Theo anh Minh, mùng 2 và 16, sau khi chạy xe về bến, rửa xe sạch sẽ, anh thường bày đồ trước xe cúng. Đồ chay gồm cháo, đường táng, bánh ngọt và thêm cả xấp tiền, đô la âm phủ. Người cúng đơn giản là cúng chay như anh Minh, nhưng nhiều người còn cúng xe bằng heo quay, bánh mì, bánh hỏi, xôi gà… cùng đầy đủ hương hoa.
Cũng không rõ ngọn ngành vì sao cánh tài xế miền Nam lại chọn ngày 2 và 16 âm lịch để cúng xe nhưng tục này cứ truyền từ thế hệ tài này sang thế hệ tài khác từ khá lâu rồi.
Anh Nguyễn Văn Sang, lái xe tải ở Cần Thơ cho rằng: “Theo quan điểm của tôi, có rất nhiều người khuất mặt trong thế giới tâm linh đang tồn tại quanh ta, họ có thể phù hộ, giúp đỡ ta bằng cách này hay cách khác để ta đi đến nơi về đến chốn, thượng lộ bình an”.
Cứ vào ngày mùng 2 và 16, các tài xế xe tải Tây Nam (Tp.HCM) lại làm lễ cúng xe khấn vái cho mọi người bình an chứ không riêng gì mình. Ở đây ai cũng làm như vậy, cúng xe xong gom lại cụng vài ly rồi việc ai nấy làm.
“Nhiều khi chẳng cần chúc thượng lộ bình an, nhưng ai cũng hiểu là ngầm chúc nhau rồi. Nghề nào cũng phải cúng, người cúng tổ, mình cúng xe để cầu an lành. Vừa bước vào nghề thì tự hiểu cúng xe là chuyện không ai bảo, nhưng cứ làm. Vì có hại tới ai đâu. Nhiều cha cầu đừng gặp công an bắn tốc độ, nhưng làm sao không gặp chứ. Nếu chạy ẩu, chở quá tải thì thế nào cũng gặp”, một tài xế nói.
Bài khấn trong phong tục cúng xe đa số được “dân ôm vô-lăng” truyền miệng nhau và thường là những lời khấn nôm. Anh Lân, lái xe khách ở bến xe Long An chia sẻ: “Làm tài xế mà, xe lăn bánh là trong lòng thầm van vái cho mọi sự an toàn. Có khi đưa xe về nhà cúng nhưng cũng có khi dừng trên đường ra trước đầu xe vái lầm thầm. Lời vái đâu có ai dạy, nghe người này người kia vái, thấy đúng trong tâm linh của mình thì vái theo chứ có bài bản gì”.
Chuyện cúng xe là chuyện không sai. Đó âu cũng là để người tài xế bình tâm trên đường và tin vào những điều tốt đẹp. Song, hơn hết, vẫn cần ở người lái xe việc chấp hành đúng luật, chạy cẩn thận. Không gì bằng ý thức bảo vệ tính mạng cho chính mình và người tham gia giao thông trong thực tế.