Top 13 # Văn Khấn Cúng Mùng 10 Tháng 10 Xem Nhiều Nhất, Mới Nhất 6/2023 # Top Trend | Iseeacademy.com

Bài Văn Khấn Cúng Thần Tài Mùng 10 Hằng Tháng, Mùng 10 Tết

Ý nghĩa của ngày vía Thần Tài hàng tháng

Theo tín ngưỡng phương Đông, Thần Tài là một vị thần đảm nhiệm việc trông coi tiền tài của gia chủ. Do đó người dân chọn ra ngày vía Thần Tài với mục đích để cúng vị Thần Tài, cầu xin Thần Tài phù hộ độ trị để việc kinh doanh, làm ăn buôn bán được thuận lợi. Công việc được thành công, vẹn toàn và như ý.

Và ngày mùng 10 âm lịch hàng tháng được chọn làm ngày Thần Tài trong đó ngày mùng 10 tháng Giêng âm lịch được xem là ngày quan trọng nhất. Những người làm ăn kinh doanh và buôn bán thường chú tâm sửa soạn lễ vật đầy đủ để dâng lên vị thần này.

Ngày vía Thần Tài không chỉ mang ý nghĩa để tạ ơn và tưởng nhớ đến vị Thần Tài đã luôn phù hộ, bảo vệ giữ gìn tiền bạc của cải cho gia chủ và mang lại tài lộc đến cho gia chủ. Mà ngày này còn là dịp để gia chủ cầu xin một tháng, một năm làm ăn gặp nhiều may mắn, công việc làm ăn được thuận buồm xuôi gió và “tiền vào như nước, tiền ra nhỏ giọt”.

Lễ cúng Thần Tài mùng 10 hàng tháng gồm những gì?

Quan niệm xưa cho rằng, Thần Tài và Thổ Địa là hai vị thần đều ưa thích đồ chay và đồ mặn do đó việc chuẩn bị và sửa soạn lễ cúng trong ngày này cần phải chuẩn bị cẩn thận và chu đáo. Thông thường, lễ cúng Thần tài vào ngày mùng 10 hằng tháng sẽ là đồ chay còn riêng ngày mùng 10 tháng Giêng âm lịch sẽ là đồ mặn.

Trong đó, lễ vật cúng Thần Tài mùng 10 hàng tháng sẽ không thể thiếu được các đồ cúng đó là: nến, hương(nhang), gạo, muối hột, rượu, hoa quả, bánh kẹo, hoa tươi, bộ tiền vàng, gạo và nước. Còn mâm cúng mắn trong ngày Thần tài mùng 10 tháng Giêng âm lịch sẽ bao gồm có: tôm luộc, lợn quay, trứng luộc 3 quả, hoa quả, tiền vàng mã, rượu, nến, nhang…(mâm cúng sẽ có sự khác nhau tùy thuộc vào lòng thành và điều kiện của mỗi gia đình).

Cách đặt bàn thờ Thần Tài

Thần Tài là vị thần mang lại tài lộc, của cải cho gia chủ do đó khi đặt bàn thờ vị thần này phải được tiến hành cẩn thận và tỉ mỉ. Bàn thờ Thần Tài là một chiếc khảm nhỏ có sơn son thiếp vàng, phía trong là bài vị Thần Tài(được đặt ở bên trái) và thần Thổ Địa(được đặt ở bên phải).

Vị trí đặt bàn thờ Thần Tài thường là trong góc nhà, góc cửa hàng hoặc ở vị trí quan sát hết được công ty và cửa hàng- nơi có thể thấy được người ra, người vào. Và sau lưng bàn thờ phải là vách tường chắc chắn, tuyệt đối không được đặt trước cửa sổ hoặc tường có đục lỗ bởi sẽ khiến tài vận không tụ được.

Thông thường, hướng đặt bàn thờ Thần Tài sẽ dựa theo 2 hướng: hướng hợp với tuổi của chủ nhà và hướng đón khí(lộc) ở bên ngoài khi vào nhà. Không nên đặt bàn thờ Thần Tài nhìn ra hướng Đông bắc và Tây Nam bởi theo phong thủy đây là hướng ngũ quỷ không tốt.

Ngoài ra, bàn thờ Thần Tài tuyệt đối không được đặt sát nhà tắm, nhà vệ sinh… Trong trường hợp phải chọn hướng bàn thờ tốt nên không thể đặt vào bàn thờ dựa lưng vào tường thì gia chủ cần phải làm vách để giúp bàn thờ vững chắc cũng như tránh lỗ hổng, góc nhọn…

Bài văn cúng Thần Tài mùng 10 hằng tháng như thế nào?

Nam mô A Di Đà Phật(3 lần, 3 lạy).

Con lạy chín phương trời, mười phương Chư Phật, Chư Phật mười phương.

Kính lạy ngài Hoàng Thiên Hậu Thổ chư vị Tôn thần.

Con kính lạy ngày Đông Trù Tư mệnh Táo phủ Thần quân.

Con kính lạy Thần Tài vị tiền.

Con kính lạy các ngày Thần linh, Thổ Địa cai quản trong xứ này.

Tín chủ con là… Ngụ tại…

Hôm nay là ngày mùng 10 tháng… năm…

Tín chủ con thành tâm sửa biện, hương hoa, lễ vật, kim ngân, trà quả và các thứ cúng dâng, bày ra trước án kính mời ngày Thần Tài vị tiền.

Cúi xin Thần Tài thương xót tín chủ, giáng lâm trước án, chứng giám lòng thành, thụ hưởng lễ vật phù trì tín chủ chúng con an ninh khang thái, vạn sự tốt lành, gia đạo hưng long thịnh vượng, lộc tài tăng tiến, tâm đạo mở mang, sở cầu tất ứng, sở nguyện tòng tâm.

Chúng con lễ bạc tâm thành, trước án kính lễ cúi xin được phù hộ độ trì.

Nam mô A Di Đà Phật(3 lần, 3 lạy).

Bài văn khấn Thần tài Thổ Địa hàng ngày

Nam mô A Di Đà Phật(3 lần, 3 lạy).

Lạy Thành Hoàng bản cảnh, Ông Địa- Thần Tài, ông chủ gia bà chủ đất, các phần hương linh khuất mặt khuất mày, các vị Tiền chủ Hậu chủ.

Con tên là… niên canh…, … tuổi.

Ở tại ngôi gia, số… đường… quận… tỉnh(thành phố)… Việt Nam quốc.

Khấn xin Thành Hoàng bản địa, Ông Địa- Thần Tài chứng minh cho lòng thành tâm khấn vái, xin chư vị cho con được…(xin điều gì thì khấn điều đó).

Mọi việc vuông tròn, con xin được hậu tạ…(hứa hẹn tạ lễ).

Con xin Thành Hoàng bản cảnh, Ông Địa- Thần Tài, ông chủ gia bà chủ đất, các phần hương linh khuất mặt khuất mày, các vị Tiền chủ Hậu chủ chứng giám cho lòng thành khấn vái. Kính bái.

Nam mô A Di Đà Phật(3 lần, 3 lạy).

Những lưu ý khi cúng Thần Tài mùng 10 hằng tháng

– Lau dọn bàn thờ Thần Tài sạch sẽ hàng tháng, tắm cho Thần Tài vào ngày cuối tháng và ngày 14 âm lịch với nước lá bưởi hoặc nước pha với rượu. Tắm xong phải dùng khăn để lau khô, khăn lau cho Thần Tài không được dùng vào việc khác.

– Đồ lễ cúng vừa phải, không quá hời hợt hoặc không cần quá cầu kỳ để tránh lãng phí tuy nhiên phải đảm bảo tươi ngon, an toàn và sạch sẽ.

– Tuyệt đối không được để đồ ăn, hoa và hoa quả thờ bị héo úa hoặc hư hỏng bởi sẽ ảnh hưởng tới việc làm ăn của gia chủ.

– Không được để các con vật nuôi như chó, mèo… quấy phá hoặc làm ô uế bàn thờ Thần Tài.

– Nên chọn giờ tốt(vào buổi sáng) để thắp hương và đọc văn khấn Thần Tài mỗi khi mở cửa kinh doanh.

– Khi khấn lễ, gia chủ phải ăn mặc tươm tất, sạch sẽ và gọn gàng. Gia chủ và các thành viên tuyệt đối không nên có những lời lẽ không hay trước và sau khi thờ cúng.

– Lộc sau khi cúng Thần Tài không được chia cho người ngoài mà chỉ cho người trong nhà ăn.

Ngày Mùng 8 tết 2020 có tốt không, giờ nào đẹp, kiêng kị gì không? Văn khấn vía thần tài, 2020 ngày vía thần tài cúng gì ? Mùng 2 tết 2020 là ngày gì, tốt hay xấu, kiêng kị gì không? Hóa vàng là gì, Ý nghĩa của hóa vàng ngày tết ?

Văn Khấn Cúng Thần Tài Mùng 10 Tháng Giêng

Bàn thờ Thần Tài là một chiếc khảm nhỏ có sơn son thiếp vàng, phía trong là bài vị Thần Tài và thường đặt trong góc nhà hoặc cửa hàng, vị trí quan sát được hết sự ra vào của khách. Sau lưng bàn thờ Thần Tài phải là vách tường chắc chắn.

Cách bài trí bàn thờ Thần Tài

Thường bàn thờ Thần Tài thờ chung với ông Thổ Địa. Từ bên ngoài nhìn vào ông Thần Tài được đặt bên trái, ông Thổ Địa đặt bên phải. Ở giữa hai ông là một hũ gạo, một hũ muối, một hũ nước đầy. Giữa bàn thờ là một bát nhang, đĩa trái cây được đặt bên trái, bên phải là lọ hoa. Ông Cóc được đặt bên trái. Xếp 5 chén nước thành hình chữ thập để tượng trưng cho ngũ phương và ngũ hành phát sinh phát triển.

Chọn tượng Thần Tài, Thổ Địa mặt tươi cười, mặt sáng sủa, tượng không bị nứt, vỡ, nhìn tượng toát lên vẻ phú quý.

Khi thỉnh tượng Thần Tài, Thổ Địa ngoài cửa hàng về, cần gói bọc trong giấy đỏ, hoặc trong hộp sạch sẽ, mang vào chùa nhờ các Sư trong chùa “Chú nguyện nhập Thần”. Chọn ngày tốt đem về nhà để an vị Thần Tài, Thổ Địa.Về nhà dùng nước lá bưởi rửa và đặt lên bàn thờ, mua các đồ cúng về cúng khấn là được, lần sau cúng vái bình thường như vậy Thần Tài, Thổ Địa mới có linh khí.

Lễ cúng Thần Tài, Thổ Địa

Lễ cúng Thần Tài không chỉ diễn ra vào ngày mùng 10 tháng Giêng mà trong tất cả các tháng trong năm.

Thần Tài, Thổ Địa là hai vị thần đặc biệt vừa dùng mặn vừa dùng chay, vì vậy lễ cúng cũng phải chuẩn bị cẩn thận.

Từ tháng 1 âm lịch tới tháng 6 âm lịch cúng mặn.

1 bình bông thọ, 5 cây nhang, 5 thứ trái cây (có trái dừa), 5 chun rượu đế, 2 điếu thuốc, 2 đèn cầy, muối hột, gạo, vàng bạc đại 2 miếng .

Một bộ tam sên gồm: 1 miếng thịt ba rọi, 1 con tôm (hay cua), 1 hột vịt, tất cả đều luộc.

Từ tháng 7 âm lịch đến cuối năm cúng chay.

Lễ vật giống cúng chay chỉ khác là thay bộ tam sên bằng những loại bánh chay như bánh ít, bánh tét, bánh ngọt…

Vào ngày 14 và cuối tháng âm lịch, gia chủ phải lau bàn thờ, tắm cho Thần Tài bằng nước lá bưởi, hay rượu pha nước. Thay nước uống khi đốt nhang, thay nước trong lọ hoa, và chưng thờ nải chuối chín vàng.

Tín chủ con là……………………………………… Ngụ tại……………………………………………… Hôm nay là ngày…….tháng…….năm…………….

Tổng kết

Văn Khấn Cúng Mùng 1, Ngày Rằm Tháng 10 Âm Lịch

Tháng 10 âm lịch: Tháng Hợi

Tháng 1- – tháng của dây dưa. Tháng của vương vấn. Tháng của chuyển tiếp. Tháng của tương giao. Tháng của những gì kết thúc và bắt đầu. Tháng của những luyến tiếc cho những gì sắp qua và tháng của những gì ngỡ ngàng sắp đến.

Tháng 10 âm lịch là tháng Hợi, tức là tháng con Heo.

Những người sinh vào tháng 10 là người can đảm, bướng bỉnh và khá cố chấp. Đây có thể vừa là nhược điểm nhưng cũng là ưu điểm của họ.

Một khi họ đã quyết định một điều gì đó thì có long trời lở đất họ cũng không bao giờ đổi ý. Ngoài ra, những người này trời sinh đã được hưởng nhiều phước lành hơn người khác, trong cuộc đời thường nhận được nhiều may mắn bất ngờ.

SẮM LỄ CÚNG MÙNG 1, NGÀY RẰM THÁNG 10 ÂM LỊCH

Lễ cúng vào ngày mùng Một (lễ Sóc) và lễ cúng vào chiều tối ngày Rằm (lễ Vọng) thường là lễ chay: Hương, hoa, trầu cau, quả, tiền vàng. Ngoài lễ chay, các gia đình cũng có thể cúng thêm lễ mặn vào ngày này gồm: Rượu, thịt gà luộc, các món mặn.

Sắm lễ ngày mùng Một và ngày Rằm tháng Mười âm lịch chủ yếu là thành tâm kính lễ, cầu xin lễ vật có thể rất giản dị:

VĂN KHẤN MÙNG 1 THÁNG 10 ÂM LỊCH

Nam mô A Di Đà Phật! (3 lần) Con lạy chín phương Trời, mười phương Chư Phật, Chư phật mười phương Kính lạy ngài Hoàng Thiên Hậu Thổ chư vị Tôn thần Con kính lạy ngài Đông Trù Tư mệnh Táo phủ Thần quân Con kính lạy ngài Bản gia thổ địa Long Mạch Con kính lạy các ngài Ngũ phương Ngũ thổ, Phúc đức chính Thần Con kính lạy ngài tiền hậu địa chủ tài thần Con kính lạy các ngài Tôn thần cai quản trong xứ này Hôm nay là ngày…….. tháng….. năm ……. Tín chủ con là ………………………………………………

Ngụ tại…………………… cùng toàn gia quyến thành tâm sửa biện hương hoa, lễ vật, kim ngân trà quả đốt nén hương thơm dâng lên trước án.

Chúng con thành tâm kính mời: Ngài Kim Niên đương cai Thái Tuế chí đức Tôn thần, ngài Bản cảnh Thành hoàng Chư vị Đại Vương, ngài Đông trù Tư mệnh Táo phủ Thần quân, ngài Bản gia Thổ Địa, Long Mạch, Tôn thần, các ngài Ngũ Phương, Ngũ Thổ, Phúc đức chính thần, các vị Tôn thần cai quản trong xứ này. Cúi xin các Ngài giáng lâm trước án, chứng giám lòng thành, thụ hưởng lễ vật, phù trì tín chủ chúng con toàn gia bình an, công việc hanh thông, lộc tài thăng tiến, tâm đạo mở mang, sở cầu tất ứng, sở nguyện tòng tâm. Giãi tấm lòng thành cúi xin được phù hộ độ trì và chứng giám. Nam Mô A Di Đà Phật! Nam Mô A Di Đà Phật! Nam Mô A Di Đà Phật!

VĂN KHẤN NGÀY RẰM THÁNG 10 ÂM LỊCH

– Con kính lạy Hoàng thiên hậu Thổ chư vị Tôn thần. – Con kính lạy ngài Bản cảnh Thành hoàng, ngài Bản xứ Thổ địa, ngài Bản gia Táo quân cùng chư vị Tôn thần. – Con kính lạy Cao Tằng Tổ khảo, Cao Tằng Tổ Tỷ, Thúc Bá, Đệ Huynh, Cô Di, Tỷ Muội họ nội họ ngoại Tín chủ (chúng) con là:………………………………….Tuổi:……………… Ngụ tại:…………………………………………………………………………………. Hôm nay là ngày Rằm tháng 9, tín chủ chúng con thành tâm sắm lễ, hương hoa trà quả, thắp nén tâm hương dâng lên trước án. Chúng con kính mời ngài Bản cảnh Thành hoàng Chư vị Đại Vương, ngài Bản xứ Thần linh Thổ địa, ngài Bản gia Táo quân, Ngũ phương, Long Mạch, Tài Thần. Cúi xin các ngài giáng lâm trước án chứng giám lòng thành thụ hưởng lễ vật. Chúng con kính mời các cụ Tổ Khảo, Tổ Tỷ, chư vị Hương linh gia tiên nội ngoại họ………………, cúi xin thương xót con cháu linh thiêng hiện về, chứng giám tâm thành, thụ hưởng lễ vật. Tín chủ con lại kính mời các vị Tiền chủ, Hậu chủ ngụ tại nhà này, đất này đồng lâm án tiền, đồng lai hâm hưởng. Xin các ngài độ cho chúng con thân cung khang thái, bản mệnh bình an. Bốn mùa không hạn ách, tám tiết hưởng vinh quang thịnh vượng. Chúng con lễ bạc tâm thành, trước án kính lễ, cúi xin được phù hộ độ trì. Phục duy cẩn cáo!

******************************

Các ngày lễ quan trọng trong tháng 10 âm lịch

Tháng 10 âm lịch ngoài cúng mùng một (1/10) và rằm (15/10) thì theo phong tục tập quán truyền thống sẽ có thêm ngày lễ hay Tết Trùng Thập (10/10) và lễ Hạ Nguyên (15/10) theo Phật Giáo thường được người dân tổ chức cúng lễ.

Về nguồn gốc xa xưa thì trong tháng 10 sẽ gồm có:

– Ngày Tết Trùng thập bao gồm: Tết Cơm mới và Tết Thầy thuốc tháng 10 tổ chức cúng lễ vào ngày 10/10.

– Ngày Lễ hay Tết Hạ Nguyên ngày lễ tháng 10 của Phật Giáo và theo phong tục diễn ra vào ngày 15/10 âm lịch hàng năm với mục đích răn dạy các phật tử làm điều thiện, tu tâm dưỡng tính.

Tết Trùng Thập, Hạ Nguyên là các ngày lễ tháng 10 âm âm lịch trọng đại

Do đó, các ngày lễ tháng 10 âm lịch có 3 ngày tết diễn ra trong hai ngày 10 hoặc 15 tháng 10 hàng năm. Tuy nhiên, các ngày lễ tháng 10 âm lịch ngày tương đối gần nhau và vì thế nhà nhiều người vẫn gộp ngày trùng thập vào ngày tết Hạ Nguyên. Hay nói cách khác có sự đồng nhất 2 ngày lễ lớn trong tháng 10 âm và thường hiểu Tết Thập (Tết Song Lập) là tết Hạ Nguyên, Tết cúng cơm mới, Tết các thầy thuốc. Vì thế mà có quan niệm có thể tổ chức các ngày lễ lớn trong tháng 10 âm này vào ngày 10 hoặc 15/10 hàng tháng mà không nhất thiết phải tổ chức vào đúng ngày theo nguồn gốc.

Các lễ hội đặc sắc trong tháng 10 âm lịch

Tháng 10 đang đến, mời du khách cùng tham gia một số Lễ hội đặc sắc như:

Lễ hội cúng trăng (Ook Oom Book)

Lễ hội có truyền thống lâu đời của bà con người dân tộc Khmer ở Đồng bằng sông Cửu Long, diễn ra trong đêm rằm tháng 10 ÂL hằng năm; cầu mong mưa thuận gió hòa, mùa màng ruộng vườn được sinh sôi nẩy nở. Lễ cúng trăng được thực hiện trước sân nhà, trong khuôn viên chùa, hay một nơi rộng rãi trong phum sóc, không có bóng cây che khuất. Lễ vật là các loại sản vật trong mùa vụ tự sản xuất được, đặc biệt không thể thiếu là cốm dẹp.

Lễ vía bà Phi Yến

Vào trung tuần tháng 10 ÂL, nhân dân huyện Côn Đảo (tỉnh Bà Rịa- Vũng Tàu) lại long trọng tổ chức lễ giỗ bà Phi Yến – là vợ thứ của Vua Nguyễn Ánh. Lễ hội bắt đầu từ đêm 17/10; Ban tổ chức bày cúng các loại hoa quả, xôi, chè và đãi khách thập phương. Người dân cũng thành tâm cầu xin những điều tốt lành, sau đó tham gia các hoạt động văn nghệ, vui chơi được tổ chức ở đây.

Ngày 18/10, lễ giỗ chính thức bắt đầu. Lễ vật là hương hoa, bánh và ngũ quả được xếp thành từng mâm đẹp mắt. Sau phần tế lễ, nhân dân dự lễ và du khách sẽ được thưởng thức những món chay do nhân dân các khu dân cư quyên góp và thực hiện; cũng là để tưởng nhớ Bà đã bỏ mình trong một dịp lễ đàng chay tại làng An Hải.

Lễ giỗ bà Phi Yến mang ý nghĩa đặc biệt về văn hóa tinh thần của nhiều người dân Côn Đảo. Đây là một hoạt động văn hóa gắn với di tích, để những giá trị văn hóa của di tích An Sơn miếu cũng như những truyền thống tốt đẹp trong dân gian được lưu truyền mãi mãi.

Hội làng Nhị Khê

Hội diễn ra tại làng Nhị Khê, xã Nhị Khê, huyện Thường Tín, Hà Nội; nhằm tưởng nhớ tới công ơn ông tổ nghề tiện gỗ thế kỷ 16 Doãn Văn Tài.

Vào ngày hội, thợ tiện ở các tỉnh kéo về rất đông. Tương truyền, dưới thời Vua Lê Chúa Trịnh, có một người tên là Đoàn Tài, từ nơi khác đến truyền nghề tiện cho dân làng. Từ đó dân chúng suy tôn cụ là tổ nghề tiện Nhị Khê và lấy ngày 25/10 ÂL hằng năm – ngày mất của cụ để tổ chức hội làng. Trong ngày hội, dân làng tổ chức tế tổ, cúng tế, dâng lễ vật lên tổ sư, đánh cờ, hát chèo.

Lễ hội đền Nguyễn Trung Trực

Lễ hội mở ngày 18-19 tháng 10 ÂL hằng năm ở xã Long Kiên, huyện Chợ Mới (An Giang) để tưởng niệm và ghi nhớ công lao của anh hùng dân tộc Nguyễn Trung Trực.

Phần lễ cơ bản có các nghi thức cổ truyền bao gồm: lễ tế đàn cả, lễ tế cụ Nguyễn, lễ dâng hương… Phần hội với sự tham gia của các đoàn nghệ thuật với những tiết mục biểu diễn góp phần làm không khí lễ hội trở nên sôi động. Ngoài ra còn có các trò chơi dân gian, biểu diễn võ thuật, chơi cờ người, thi múa lân sư rồng, thi cộ hoa, thả hoa đăng trên dòng sông Kiên…

Kể từ năm 2003 trở đi, lễ hội đền Nguyễn Trung Trực được xem là một trong những sự kiện văn hóa lớn mang tầm cỡ quốc gia với nhiều hoạt động vui chơi giải trí đặc sắc, thu hút đông đảo du khách đến tham gia. Trước hội khoảng một tuần, hàng trăm người từ các tỉnh Đồng bằng sông Cửu Long đã kéo về đền cùng nhau sửa sang, lau chùi lại đền thờ, dựng trại, đắp lò nấu cơm… thành tâm như con cháu lo cúng giỗ cho ông bà.

Tổng hợp

Văn Khấn Thần Tài Mùng 1, Mùng 10, Ngày Rằm Hàng Tháng

Theo tín ngưỡng của người phương Đông xưa thì Thần Tài là một vị thần đảm nhiệm việc trông coi tiền tài, và mang lại tài lộc cho chủ nhà. Do đó, bạn có thể thấy mọi nhà, cửa hàng hoặc công ty… đều thờ vị thần này với mong muốn cầu xin người phù hộ độ trì, và đồng hành cùng gia chủ trên con đường thăng tiến, hướng đến mọi sự thành công như ý. Vậy chủ nhà cần khấn thần tài như thế nào cho đúng? Trong bài viết hôm nay, Đồ Cúng Tâm Linh sẽ chia sẻ đến bạn một số bài văn khấn thần tài mùng 1, ngày rằm và mùng 10 hằng tháng. Mời các bạn cùng tham khảo!

Ý nghĩa của việc thờ cúng Thần Tài – Thổ Địa

Theo như phong tục xưa để lại, cứ vào ngày mồng 1 và chiều tối ngày rằm hàng tháng. Gia đình người Việt Nam ta thường làm lễ cúng gia thần và tổ tiên để cầu mong cho mọi người trong gia đình được khoẻ mạnh, may mắn, thành đạt và bình an. Đặc biệt với những gia đình làm ăn kinh doanh thì đây là một nghi thức không thể thiếu để cầu mong tài lộc hàng tháng.

Theo dân gian, Thần Tài mang lại sự may mắn trong làm ăn, kinh doanh, công việc hay nói theo cách khác mang lại tiền bạc và của cải cho gia chủ. Do đó, những cơ sở kinh doanh thường có một bàn thờ thần tài ngay ở vị trí đắc địa nhất. Ngoài ngày mùng 1, thì ngày 10 tháng Giêng hàng năm những người làm ăn kinh doanh sẽ cúng thật linh đình (1 bình bông tươi, 1 con tôm, 1 con cua, và 1 miếng thịt lợn luộc, 1 con cá lóc nướng, 1 bộ tiền vàng, 1 đĩa trái cây tươi, 1 bình rượu). Mong được nhiều điều may mắn trong ngày Vía Thần Tài – ngày thần tài bay về trời.

Bên cạnh đó, ngoài Thần Tài ra thì Thổ Địa cũng được dân gian xưa tin rằng sẽ đem đến nhiều tài lộc. Thổ địa là một vị thần cai quản một vùng đất, do đó để làm ăn thuận lợi trên mảnh đất hiện tại hay những việc đụng chạm đến đất đai như cất nhà, đào huyệt, hay mở vườn đều phải cúng ông địa.

Vị trí đặt bàn thờ cần phải thông thoáng, khu vực mà mọi người đi ra đi vào đều có thể dễ dàng quan sát được, bàn thờ cũng cần phải đặt tại chỗ tọa vững chắc.

Khi cúng cần phải đọc văn khấn thật tập trung & thành tâm khấn vái, bày biện cúng tế thật chỉnh chu. Hiện tại văn khấn Thần Tài chuẩn không cần quá dài, cố gắng học thuộc để có thể thể hiện sự chân thành.

Lưu ý khi thắp nhang cho Thần Tài – Thổ Địa

Nên chăm sóc thường xuyên cho bàn thờ Thần Tài – Thổ Địa

Bàn thờ Thần Tài – Thổ Địa tuy để dưới mặt đất, nhưng những vị này rất ưa chuộng sự sạch sẽ và sáng sủa. Do đó trong quá trình thờ cúng, ta nên giữ cho những vị này luôn được sạch sẽ bằng cách tắm rửa thường xuyên bằng nước sạch.

Khi trời mưa to, nên bê Thần Tài, Thổ Địa và Ông Cóc cho vào một cái thau sạch và để tắm mưa ngoài trời trong tầm 15 phút. Sau đó mang vào lau khô, xịt nước thơm và thắp nhang xin.

Thắp hương liên tục trong vòng 100 ngày sau khi lập ban thờ Thần Tài – Thổ Địa

Khi mới lập bàn thờ Thần Tài – Thổ Địa, ta nên thắp nhang liên tục trong vòng 100 ngày để bàn thờ được tụ khí.

Tuyệt đối không vì do sợ tốn điện mà tắt đèn trên bàn thờ. Do những ngọn đèn đó giống như những ngọn Hải Đăng nhằm dẫn đường cho các vị giáng xuống dương trần.

Trong 100 ngày đó mỗi sáng chỉ cần thay nước & thắp một nén nhang thơm Ấn Độ. Những lúc cần cầu xin điều gì thì thắp 3 nén hương và cắm theo hàng ngang. Riêng vào ngày rằm, mùng 1 hay những dịp lễ tết thì nên thắp 5 nén hương theo hình chữ thập.

Lưu ý, chỉ đến ngày 23 tháng Chạp mới rút chân nhang (khi bát nhang quá đầy chân nhang) và đem hóa vàng cùng tiền giấy. Khi hóa xong nhớ đổ thêm một chút rượu vào đám tro.

Đồ cúng Thổ Địa – Thần Tài

Chủ nhà nên chọn lựa đồ ngọt như bánh hỏi, chuối hay bưởi,… để dâng Thần Tài – Thổ Địa vào những dịp ngày rằm, mùng một. Ngoài ra, gia chủ cũng nên mua tiền giấy cúng riêng Thần Tài – Thổ Địa, trong đó có tiền Quý Nhân (Âm và Dương – Tức là những tờ giấy gập đôi màu đỏ có đục các hình tượng Thần Tài khắp bề mặt).

Không để hoa, lá già úa trên bàn thờ Thần Tài – Thổ Địa

Không nên để hoa, lá héo úa trên bàn thờ Thần Tài – Thổ Địa vì khi đó sẽ dẫn đến việc làm ăn khó khăn. Hoa trên bàn thờ Thần Tài – Thổ Địa nên luôn là hoa tươi và có hương thơm lâu.

Những loại hoa nên đặt trên bàn thờ Thổ Địa – Thần Tài hàng ngày và trong các ngày cúng:

Hoa Anh Đào: biểu tượng cho sự khởi đầu mới tràn đầy năng lượng, tinh khôi và tươi mới dự báo tài lộc thăng hoa.

Hoa Mẫu Đơn: thịnh vượng, phồn vinh và quý phái là những gì loài hoa này biểu tượng (có thể thay thế bằng nhưnngx loại hoa Hồng, hoa Cúc hay hoa Đồng Tiền)

Hoa Thủy Tiên: mang ý nghĩa thúc đẩy sự nghiệp, tài năng của một người, giúp chủ nhà nhận được những thành quả xứng đáng với sự nỗ lực, chăm chỉ trong công việc.

Lưu ý: nên dùng các loại hoa có màu đỏ & vàng, chọn bông có nhiều nụ, lá còn xanh tươi. Tránh các loại hoa như: hoa Nhài, Cúc Vạn Thọ, hoa Ly, Phong Lan, hoa Râm bụt…

Bài cúng Thần Tài, Thổ Địa vào ngày Mùng một và ngày Rằm hàng tháng

Nam mô A Di Đà Phật!

Nam mô A Di Đà Phật!

Nam mô A Di Đà Phật!

Con kính lạy chín phương Trời, mười phương Chư Phật, Chư phật mười phương.

Kính lạy ngài Hoàng Thiên Hậu Thổ chư vị Tôn thần.

Con kính lạy ngày Đông Trù Tư mệnh Táo phủ Thần quân.

Con kính lạy Thần tài vị tiền.

Con kính lạy các ngài Thần linh, Thổ Địa cai quản ở xứ này.

Tín chủ con tên là………….. Ngụ tại………

Hôm nay là ngày……… tháng……….. năm……………

Chủ nhà chúng con thành tâm sửa biện hương hoa, lễ vật, kim ngân, trà quả cùng các thứ cúng dâng, bầy ra trước án kính mời ngài Thần Tài tiền vị, Thổ Địa và chư vị Tôn Thần chứng giám.

Cúi xin Thần Tài thương xót tín chủ, giáng lâm trước án, chứng giám lòng thành, thụ hưởng lễ vật, phù trì cho tín chủ chúng con an ninh khang thái, vạn sự tốt lành, gia đạo hưng long thịnh vượng, lộc tài thăng tiến, tâm đạo mở mang, sở cầu tất ứng, sở nguyện tòng tâm.

Chúng con lễ bạc tâm thành, trước án kính lễ cúi xin mong được phù hộ độ trì.

Nam mô a di Đà Phật!

Nam mô A Di Đà Phật!

Nam mô A Di Đà Phật!