Top 7 # Văn Khấn Cúng Mùng 2 Tết Xem Nhiều Nhất, Mới Nhất 6/2023 # Top Trend | Iseeacademy.com

Văn Khấn Mùng 2 Tết Và Bài Cúng Mùng 2 Tết Năm 2022 Tân Sửu

Tại sao phải cúng lễ đọc văn khấn mùng 2 Tết 2021 Tân Sửu

Những ngày Tết là dịp để cho con cháu gần xa được đoàn viên sum họp sau một năm dài. Theo phong tục, vào mùng 2 Tết, mọi người thường đi chúc Tết anh em nội ngoại gần xa. Và việc thờ cúng được thực hiện đầy đủ trong mấy ngày Tết, từ mùng 1 Tết cho đến hôm hóa vàng.

Việc cúng Tết Nguyên Đán nói chung và Tết Tân Sửu 2021 nói riêng là dịp để con cháu thể hiện lòng thành kính, biết ơn tới ông bà tổ tiên, các vị thần linh đã phù hộ độ trì, che chở, bảo vệ các thành viên trong nhà một năm qua bình an vô sự. Cúng mùng 2 Tết cũng nhằm cầu mong tổ tiên, các vị Chư Thần cai quản trong khu đất nhà ở phù hộ cho công việc làm ăn luôn được suôn sẻ, bình an, mọi sự tốt lành.

Theo thì ngoài việc chuẩn bị lễ vật cúng, mâm cỗ cúng thì việc chuẩn bị bài văn khấn ngày mùng 2 Tết 2021 có ý nghĩa vô cùng quan trọng. Một bài văn khấn cúng được chuẩn bị trước vừa thể hiện lòng thành kính tới ông bà tổ tiên, các vị thần linh vừa là để cho mọi thành viên trong nhà được yên tâm về mặt tâm linh, cầu mong các vị sẽ phù hộ, chở che một năm tới bình an vô sự.

Văn khấn cúng mùng 2 tết 2021. Chi tiết bài cùng mùng 2 tết.

Cách chuẩn bị lễ cúng và bài văn khấn ngày mùng 2 Tết năm 2021

Việc chuẩn bị lễ vật cúng mùng 2 Tết năm 2021 đa phần chỉ cần chuẩn bị mới mâm cỗ, cau trầu. Mọi lễ vật cúng khác như hoa, đèn, nến, rượu, trà,… đều đã được chuẩn bị từ hôm cúng tất niên.

Mâm cỗ cúng ngày mùng 2 Tết phải được chuẩn bị mới, có thể nấu thay đổi món ăn để bày mâm cúng, cau trầu thay mới, bánh chưng thay mới. Và lúc khấn đọc cũng cần có bài khấn cúng được chuẩn bị riêng đê khấn cúng được suôn sẻ, thành tâm, cầu an, cầu lộc, cầu tài đón mừng năm mới.

Bài văn khấn mùng 2 tết 2021 đầu năm Tân Sửu

Con kính lạy các cụ Tổ khảo, Tổ tỷ, bá thúc huynh đệ, và các hương hồn nội tộc, ngoại tộc.

Bài văn khấn mùng 2 Tết năm 2021 cúng các vị thần linh

Như ngày mùng 1 Tết, ngoài việc chuẩn bị lễ vật cúng mùng 2 tết thì văn khấn ngày mùng 2 tết 2021 cúng các vị thần linh thì việc chuẩn bị lễ vật, bài cúng ngày mùng 2 tết các vị thần linh cũng cần được chuẩn bị đầy đủ, tươm tất,, nhằm tạ ơn các vị Chư Thần luôn chứng giáng độ trì phù hộ và cầu xin một năm mới mọi việc đều tốt lành..

Bài văn khấn mùng 2 tết 2021 cúng thần linh như sau:

Chúng con xin cúi đầu kính lạy mời các vị Tôn Thần cai quản trong khu đất này về thụ hưởng lễ vật, chứng dáng lòng thành. Cầu mong các vị Chư Thần lu ôn phù hộ, độ trì cho toàn gia chúng con một năm mới bình an vô sự, công việc hanh thông, mọi sự tốt lành.

Theo GIA ĐÌNH LÀ VÔ GIÁ (* Phong thủy là một bộ môn từ khoa học phương Đông có tính chất huyền bí, vì vậy những thông tin trên mang tính chất tham khảo!)

Bài Văn Khấn Mùng 2 Tết Và Mâm Cúng Mùng 2 Nên Biết

Trong những dịp Tết đến xuân về thì tìm hiểu văn khấn mùng 2 Tết để cúng bái, thể hiện lòng thành kính của con cháu đến những bậc thần Phật và ông bà tổ tiên vô cùng quan trọng. Nếu bạn không biết rõ bài văn khấn cúng mùng 2 Tết như thế nào, việc dọn mâm cúng ra sao thì một vài thông tin sau đây chúng tôi xin được lý giải cụ thể nhất.

Ý nghĩa của việc chuẩn bị lễ cúng mùng 2 Tết

Chúng ta đều biết rằng Tết chính là dịp mà con cháu xa gần tụ họp về sau một năm dài bon chen làm ăn học tập. Theo phong tục xưa này thì vào ngày mùng 2 Tết mọi người sẽ đến anh em nội ngoại gần xa chúc Tết.

Việc cúng Tết Nguyên Đán trong ngày mùng 2 là dịp để con cháu bày tỏ lòng thành kính và sự biết ơn với ông bà tổ tiên cùng những vị thần phù hộ độ trì, bảo vệ, chở che các thành viên trong gia đình. Thông qua mâm cúng, văn khấn mùng 2 Tết chính là lời cầu mong tổ tiên cùng các vị Chư Thần phù hộ cho cả gia đình có được sự bình an, tốt lành, mọi việc hanh thông.

Văn khấn mùng 2 Tết và cách dọn mâm cúng mùng 2

Như đã nói tìm hiểu kỹ về bài văn khấn cùng với việc dọn mâm cúng trong ngày mùng 2 hợp lễ nghi và phong thủy sẽ giúp con cháu thể hiện được tấm lòng của mình đến với thần linh và tổ tiên. Do không phải bất cứ ai cũng nắm rõ được bài văn khấn ngày mùng 2 Tết, vì vậy chúng tôi xin chia sẻ như sau:

1. Bài văn khấn trong ngày mùng 2 Tết

Với văn khấn trong ngày mùng 2 sẽ bao gồm bài văn khấn dành cho thần linh và bài văn khấn cho tổ tiên:

Bài văn khấn mùng 2 Tết cúng thần linh

Bài cúng khấn các vị thần linh trong ngày mùng 2 Tết chúng ta cần phải chuẩn bị kỹ càng. Mục đích tạ ơn các vị chư thần luôn chứng giáng và độ trì phù hộ cũng như cầu mong một năm mới với nhiều tốt lành. Cụ thể bài văn khấn cúng các vị thần linh như sau:

Đọc 3 lần “Nam Mô A Di Đà Phật!

Con xin kính lạy chín phương trời, mười phương chư Phật và chư Phật ở mười phương

Con xin kính lạy ngài Hoàng Thiên, ngàn Hậu Thổ cùng chư vị Tôn Thần

Con thành tâm kính lạy ngài Kim niên

Con thành tâm kính lạy ngài Đông trù, ngày Tư mệnh, ngày Táo phủ và ngài Thần quân

Con thành tâm kính lạy ngài Thổ địa tôn thành

Con thành tâm kính lạy ngài Địa chỉ tài thần

Con thành tâm kính lạy các ngài Ngũ phương, ngài Ngũ thổ, ngài Long mạch, ngày Bản gia Táo quân cùng các vị thần linh cai quản khu vực.

Tín chủ con tên: (Nói rõ họ tên của mình), tuổi (bao nhiêu), ngụ tại (ở đâu)

Hôm nay là ngày mùng 2 Tết Tân Sửu năm 2021

Nhân dịp tiết thanh minh, nhân dịp đầu xuân năm mới

Tín chủ con cùng toàn gia xin được chuẩn bị lễ vật cúng mùng 2 Tết 2021 gồm có hương hoa, cơm canh lễ vật tạm gọi lễ bạc lòng thành. Xin được dâng trước án, dâng cúng các vị Thiên Địa Tôn Thần.

Chúng con cúi đầu kính lạy mời các vị Tôn Thần cai quản khu đất này về thụ hưởng lễ vật và chứng cho lòng thành kính. Cầu mong các vị Chư Thần luôn phù hộ độ trì cho toàn gia chúng con có một năm mới bình an, công việc hanh thông và mọi điều như ý.

Toàn gia chúng con xin được kính lễ, cúi xin chư vị tôn thần hãy chứng giám và phù hộ độ trì cho chúng con.

(Đọc 3 lần và lạy 3 lạy) Nam Mô A Di Đà Phật.

Bài văn khấn mùng 2 Tết cúng gia tiên

(Vái và khấn đọc 3 lần) Nam Mô A Di Đà Phật.

(Vái và khấn đọc 3 lần) Nam Mô Đại Từ Đại Bi Quán Thế Âm Bồ Tát.

Hôm nay ngày mùng 2 tháng giêng năm Tân Sửu 2021

Tại (địa chỉ nhà ở), tín con tên (họ tên đầy đủ) cùng toàn gia kính bái.

Con thành tâm kính lạy các cụ Tổ khảo, Tổ tỷ, bá thúc huynh đệ cùng các hương hồn nội tộc, ngoại tộc.

Con thành tâm kính lạy các vị tổ bá, tổ thúc, tổ cô cùng các vong linh phụ thờ theo tổ tiên.

Nay nhân ngày đầu năm mới toàn gia chúng con xin được chuẩn bị hương hoa, cơm bạc lòng thành tạ dâng trước án. Chúng con xin cảm tạ ân đức trời cao biển rộng tổ tiên đã độ trì phù hộ cho toàn gia chúng con một năm tai qua nạn khỏi.

Chúng con thành tâm kính lạy mời vong linh tổ tiên về thụ hưởng lễ vật. Nguyện cầu chúng con có một năm mới bình an, công việc hanh thông và mọi điều tốt lành.

Con xin kính cáo.

2. Hướng dẫn dọn mâm cúng ngày mùng 2

Bên cạnh tìm hiểu văn khấn mùng 2 Tết gia chủ cũng cần lưu ý về cách dọn mâm cúng. Ở đây sự khác biệt lớn nhất trong cỗ cúng ngày mùng 2 Tết thường so sánh với ngày Tất niên 30 cuối năm hoặc ngày Hóa vàng mùng 3 và mùng 4. Về cơ bản mọi thứ đều được chuẩn bị gần giống như ngày mùng 1 và tùy vào từng vùng miền sẽ có sự thay đổi món ăn cùng đồ lễ cúng riêng.

Hương, hoa, nước và ngũ quả.

Trầu cau, đèn, nến và rượu.

Lễ ngọt có bánh kẹo.

Mâm cỗ mặn có xôi, bánh chưng, gà, các món Tết đảm bảo đầy đủ và tinh khiết.

Bài Cúng Mùng 2 Tết, Mùng 3 Tết, Văn Khấn Cúng Hóa Vàng Ngày Tết

Theo phong tục Việt Nam ngày tết thường kéo dài khoảng 3 ngày. Sau lễ cúng gia thừa ngày 30 mời tổ tiên về ăn Tết cùng gia đình, các gia đình sẽ thắp hương đèn trong suốt những ngày Tết. Ngày mùng 1, mùng 2 làm cơm cúng mời tổ tiên, việc chọn ngày làm lễ hóa vàng tùy thuộc vào mỗi gia đình, chủ yếu từ mùng 3 đến khoảng mùng 10 Tết Nguyên đán nhưng vì một số lí do đặc biệt mà có gia đình đã hóa vàng từ ngày mùng 2.

Trong bài viết này, chúng tôi xin gửi đến bạn đọc tham khảo bài để lễ tạ năm mới(lễ hóa vàng).

Lễ hóa vàng ngày tết ngoài ý nghĩa tiễn tổ tiên “hồi hướng” đến các chư vị trên (Đức Phật, thần linh, gia tiên) đã hết những ngày Tết thì còn bày tỏ sự biết ơn của gia chủ đến chư Phật, gia thần và gia tiên đã luôn yểm trợ, phù hộ cho gia đình gia chủ trong 1 năm đã qua và cầu xin những ước vọng cho năm sắp tới như lễ giao thừa.

Tục hoá vàng dựa trên tín ngưỡng thờ cúng tổ tiên từ ngàn đời xưa của dân tộc ta, vật hoá vàng thường gắn với đời sống thường nhật, để thấy con người ở thế giới bên kia vẫn luôn hiện hữu bên cạnh và che chở cho con cháu của mình.

Tục này nhằm cung cấp cho người đã khuất tiền, quần áo (giấy), gậy đi đường (cây mía) vì người xưa cho rằng đây là đòn gánh để các linh hồn dùng làm gậy chống, hay mang hàng hóa.

– Đối với những gia đình có bàn thờ chung cho cả gia thần và gia tiên thì khấn gia thần trước, gia tiên sau. Nếu thờ gia thần riêng thì tách riêng ra hoặc thắp hương trước, rồi mới khấn chung một lượt ở gian chính thờ gia tiên.

– Trước khi hạ mỗi lễ đều vái ba vái và khấn:”Gia chủ xin hóa tiền vàng, gậy đi đường để thỉnh vong linh gia tiên nhận chút lễ bạc, tâm thành. Kính cáo tôn thần, xin rước vong linh gia tiên lại về âm giới”.

– Sau khi lễ gần hết 1 tuần hương thì bắt đầu hóa vàng tiền mã. Các gia chủ sẽ hóa vàng phần tiền, vàng của gia thần phải hóa trước, tiền vàng, đồ dùng của gia tiên hóa sau. Khi hóa vàng mã thì cần phải nhớ đọc bài khấn hay còn gọi là bài thần chú để hóa cho số vàng mã đó thành tiền mã thật dùng được ở cõi âm và cũng đồng thời nhờ Mục liên Tôn giả và thần linh giúp số tiền đó không bị ngã quỷ cướp đi.

– Khi hóa vàng xong thì người ta vẩy vào mấy giọt rượu cúng trên bàn vì tục cho rằng làm như thế ở cõi âm các cụ mới nhận được và vàng mã và mới tiêu được ở âm phủ. Hai cây mía cũng được đem đốt cùng tiền vàng.

– Cuối cùng lễ 3 vái, xin gia tiên phù hộ cho con cháu mạnh khỏe, bình an rồi xin phép hạ lễ cho con cháu chia vật phẩm hưởng lộc.

Theo các nhà sư thì trong Phật giáo không đốt vàng mã vào bất cứ dịp nào, cũng không dạy đốt vàng mã để cúng gia tiên. Nhưng việc này cần có thời gian để người dân có thể hiểu và từ bỏ thói quen này.

2. Chuẩn bị lễ vật dâng cúng trong lễ hóa vàng

– Hương, hoa, tiền vàng, 3 chén nước, mâm ngũ quả, trầu cau

– Rượu, đèn dầu, nến, bánh kẹo, chè, thuốc

– Mâm cỗ mặn (có thể dùng cỗ chay) sẽ phải bao gồm những món ăn đặc trưng ngày Tết, chế biến sạch sẽ, thơm ngon và tinh khiết, gia chủ cũng phải bày biện đẹp gọn đầy đặn và trang trọng để thể hiện lòng thành trong lễ cúng hóa vàng tiễn tổ tiên.

– Có cây mía (cây nêu) để các cụ gánh hàng hóa về trời

– Con kính lạy chín phương trời, mười phương chư Phật, chư Phật mười phương

– Con kính lạy Hoàng Thiên, Hậu Thổ, Long Mạch, Táo Quân, chư vị tôn thần

– Con kính lạy Hoàng thiên Hậu thổ. Chư vị Tôn thần

– Con kính lạy Ngài Đương niên hành khiển, ngài Bản cảnh Thành Hoàng, các ngài Thổ địa, Táo quân, Long mạch Tôn thần.

– Con kính lạy các cụ Tổ khảo, Tổ tỷ, nội ngoại tiên linh.

Hôm nay là ngày mùng 3 tháng giêng(hoặc ngày mà gia chủ chọn để hóa vàng) năm …………………

Thành tâm sửa biện hương hoa phẩm vật, phù tửu lễ nghi, cung bày trước án. Kính cẩn thưa trình: tiệc xuân đã mãn, Nguyên đán đã qua, nay xin thiêu hóa kim ngân, lễ tạ Tôn thần, rước tiễn âm linh trở về âm cảnh.

Kính xin lưu phúc, lưu ân, phù hộ độ trì dương cơ âm trạch, mọi chỗ tốt lành, con cháu được bách sự như ý, vạn sự bình an, tài lộc song toàn, gia đạo hưng vượng.

Lòng thành kính cẩn, lễ bạc tiến dâng, lượng cả xét soi, cúi xin chứng giám.

– Con kính lạy chín phương trời, mười phương chư Phật, chư Phật mười phương

– Con kính lạy Hoàng Thiên, Hậu Thổ, Long Mạch, Táo Quân, chư vị tôn thần

– Con kính lạy Hoàng thiên Hậu thổ. Chư vị Tôn thần

– Con kính lạy Ngài Đương niên hành khiển, ngài Bản cảnh Thành Hoàng, các ngài Thổ địa, Táo quân, Long mạch Tôn thần.

– Con kính lạy các cụ Tổ khảo, Tổ tỷ, nội ngoại tiên linh.

Hôm nay là ngày mùng 3 tháng Giêng (hoặc ngày mà gia chủ chọn để hóa vàng) năm …………………

Kính cẩn sắm một lễ gồm…. gọi là lễ mọn lòng thành, kính dâng lên:

Đông trù Tư mệnh Táo phủ thần quân, bản gia tiên sư, bản viên thổ công, liệt vị tôn thần.

Trước linh vị của gia tiên dòng họ ….

Và các vị tổ bá, tổ thúc, tổ cô, cùng các vong linh phụng thờ theo tiên tổ.

Bài Văn Khấn Mùng 2 Tết Nguyên Đán

Phần lớn, mâm cỗ ngày mùng 2 Tết cổ truyền cũng không khác so với ngày mùng 1 hay 30 Tết. Tuy nhiên, bạn có thể thêm thắt một vài món mới cho khác lạ, khiến mâm cỗ hấp dẫn hơn.

Bánh chưng: Nhắc đến ngày Tết là nhắc đến bánh chưng, món ăn thể hiện sự kết tinh của đất trời, mang đến khát vọng cho một năm mới đầy đủ và sung túc. Một chiếc bánh chưng ngon cần đòi hỏi sự tinh tế, tỉ mỉ và khéo léo từ vị thơm từ gạo, vị ngọt bùi của đổ kết hợp với vị béo của thịt mỡ, vị cay nhẹ của hạt tiêu sẽ mang đến những ngày Tết trọn vị.

Dưa hành: Trong ngày tết cổ truyền làm sao có thể thiếu được món dưa hành – một món ăn truyền thống, dân dã và bình dị trong mâm cỗ Tết của người miền Bắc. Trong những ngày tết, dưa hành thường được ăn kèm với bánh chưng, thịt đông sẽ mang đến cảm giác ngon miệng và là món chống ngán rất hữu hiệu trong ngày Tết.

Xôi gấc: Theo quan niệm của người Việt, màu đỏ là màu của hạnh phúc, màu thắm của sắc xuân, là biểu tượng cho sự may mắn, tốt lành. Trong khi đó, màu đỏ của gấc là màu tự nhiên của đất nên sẽ tạo ra sự dung hòa, thuận lợi cho năm mới.

Thịt gà: Ngoài những nguồn sinh dưỡng mà thịt gà đem lại thì theo quan niệm của người Việt ta tin rằng món gà luộc vàng mềm óng ả sẽ mang đến một khởi đầu thuận lợi, vạn phúc đong đầy.

Nam mô A Di Đà Phật (Ba lần).

– Con kính lạy Chín phương Trời, mười phương Chư Phật, Chư Phật mười phương.

– Con kính lạy Đức Đương lai hạ sinh Di Lặc Tôn Phật.

– Con kính lạy Phật Trời, Hoàng thiên, Hậu Thổ, chư vị Tôn thần.

– Con kính lạy Tổ tiên, chư vị Hương linh gia tiên nội ngoại họ…..

Hôm nay là ngày mùng 2 tháng Giêng, nhằm ngày Tết Nguyên Đán đầu Xuân, giải trừ gió Đông lạnh lẽo, hung nghiệt tiêu tan, đón mừng Nguyên đán Xuân Thiên, mưa móc thấm nhuần, muôn vật tưng bừng đổi mới, nơi nơi lễ tiết, chốn chốn tường trình.

Tín chủ (chúng) con là: ………………………………………….. …………..

Ngụ tại: ………………………………………….. ……………………………………

Nhân tiết minh niên, sắm sửa hương hoa, cơm canh lễ vật bày ra trước Án, dâng cúng Thiên Địa Tôn Thần. Thiết nghĩ Tôn Thần hào khí sáng lòa, ân đức rộng lớn. Ngôi cao vạn trượng uy nghi, vị chính mười Phương biến hiện. Lòng thành vừa khởi, Tôn đức cảm thông. Cúi xin giáng lâm trước Án, chứng giám lòng thành, thụ hưởng lễ vật. Nguyện cho con cháu mọi người hoan hỷ vinh xương, con cháu cát tường khang kiện. Mong ơn Đương Cảnh Thành Hoàng, đội đức Tôn Thần bản xứ. Hộ trì chúng con, gia Lộc gia Ân, xả quái trừ tai. Đầu năm chí giữa, nửa năm chí cuối, sự nghiệp hanh thông, sở cầu như ý, sở nguyện tòng tâm.

Nay theo Tuế luật, Âm Dương vận hành, tới tuần Nguyên Đán. Mùng Một ( mùng hai, mùng ba) đầu Xuân, đón mừng năm mới. Con cháu tưởng niệm ân đức của Tổ tiên như Trời cao Biển rộng, khôn đem tấc cỏ báo ba xuân. Do đó chúng con cùng toàn thể con cháu trong nhà sửa biện hương hoa vật phẩm, nghi lễ cung trần, dâng lên trước Án. Kính mời Các cụ Tổ tiên, chư vị Hương linh gia tiên nội ngoại. Cúi xin giáng về Linh sàng thụ hưởng lễ vật.

Nguyện cho chúng con: Minh niên khang thái, trú dạ cát tường. Độ cho chúng con mọi duyên thuận lợi, công việc hanh thông. Người người được chữ bình an, tháng ngày được hưởng phần lợi lộc. Âm phù – Dương trợ, sở nguyện tòng tâm. Bốn mùa không hạn ách nào xâm, tám tiết có điềm lành tiếp ứng.

Tín chủ chúng con lại kính mời các vị vong linh tiền chủ, hậu chủ, y thảo phụ mộc ngụ tại đất này, nhà này cùng về hâm hưởng lễ vật.

Dãi tấm lòng thành, Cúi xin chứng giám.

Nam Mô A Di Đà Phật! (3 lần)