Top 14 # Văn Khấn Cúng Ngày 23 Tháng Chạp Xem Nhiều Nhất, Mới Nhất 6/2023 # Top Trend | Iseeacademy.com

Văn Khấn Thổ Công Ngày 23 Tháng Chạp

Thổ công thường gọi là ông Táo. Thổ Công là vị thần trông coi, cai quản trong nhà, định sự họa phúc cho mọi gia đình, thường được gọi là Đệ nhất gia chi chủ.

Nhờ có vị thần này nên các hồn ma quỷ không xâm nhập được vào nhà để quấy nhiễu gia đình. Bàn thờ Thổ công không chỉ thờ một vị, mà thờ ba vị thần với ba danh hiệu khác nhau. Vì thế mà ta thường thấy những bộ đồ cúng ông Công thường có 3 mũ, 3 bộ quần áo và 3 đôi hia (giầy) và đặc biệt không thể thiếu những chú cá chép, để đưa ông Táo về chầu trời.

Mỗi gia đình có riêng một Thổ công. Hàng năm các Thổ công này được thay thế vào ngày 23 tháng chạp (gọi là ngày ông Táo lên trời). Vào ngày này gia đình sửa lễ cúng ông Công , rồi đốt bài vị cũ, thay bài vị mới.

Trong ngày lễ này, sau khi cúng xong, Thổ Công lên chầu Thượng Đế để báo cáo những điều tai nghe, mắt thấy ở trần thế mà mình đã ghi chép được. Còn các gia đình sẽ hóa vàng, mũ, áo, hia của năm trước đổ tro ra sông và phóng sinh cho con cá chép để cho ông cưỡi lên trời (quan niệm dân gia cho rằng: cá chép sau khi được phóng sinh sẽ hóa thành rồng để cho ông Táo cưỡi).

2. Cúng thổ công

Cúng vào ngày giỗ, ngày Tết, Mùng 1, Rằm hàng tháng. Có thể cúng chay hoặc mặn.

Trong mùng Một, ngày Rằm, các gia đình thường cúng chay; đồ lễ gồm: giấy vàng, bạc, trầu, nước, hoa quả. Tuy vậy, cũng có gia đình cúng mặn có thêm các đồ: rượu, xôi, gà, chân giò….

Những khi làm lễ cúng Gia tiên, bao giờ cũng cúng Thổ Công trước. Khấn cầu sự phù hộ của Thổ Công cũng giống như khấn Gia tiên. Mặc dù gọi là cúng Thổ Công, nhưng khi cúng phải khấn đủ các Thần linh ghi trong bài vị.

3. Văn khấn Thổ Công

Con kính lạy ngài Hoàng Thiên Hậu Thổ chư vị Tôn thần.

Con kính lạy ngài Đông Trù Tư mệnh Táo phủ Thần quân, Ngũ phương Ngũ thổ, Phúc đức chính Thần.

Con kính lạy các ngài Thần linh cai quản trong xứ này.

Tín chủ là…………………………………Tuổi……………………

Ngụ tại………………………………………………………………

Hôm nay là ngày……….tháng……..năm………………………….

Tín chủ con thành tâm sắm sửa hương, hoa, lễ vật, kim ngân, trà quả, bầy ra trước án. Đốt nén hương thơm kính mời: Ngài Bản gia Đông trù Tư mệnh Táo phủ Thần quân, ngài Bản gia Thổ Địa Long Mạch Tôn thần, ngài Bản gia Ngũ phương Ngũ thổ, Phúc đức chính Thần.

Cúi xin các Ngài thương xót tín chủ, giáng lâm trước án, chứng giám lòng thành, thụ hưởng lễ vật, phù trì tín chủ chúng con tòan gia an ninh khang thái, vạn sự tốt lành, gia đạo hưng long thịnh vượng, sở cầu tất ứng, sở nguyện tòng tâm.

Chúng con lễ bạc tâm thành, trước án kính lễ, cúi xin được phù hộ độ trì.

Phục duy cẩn cáo!

Văn khấn Thổ Công sau đây được dùng cho cả năm tùy theo cúng vào lúc nào mà thay đổi ngày tháng cho phù hợp.

Văn Khấn Khi Cúng Táo Quân Trong Ngày 23 Tháng Chạp

Văn khấn cúng ông Công ông Táo trong những ngày cuối năm là cụm từ được nhiều người tìm kiếm. Có rất nhiều cách khấn khác nhau, tựu chung lại đó là điều mà gia chủ báo cáo một năm qua của gia đình.

Đó là một tín ngưỡng văn hóa dân gian có nguồn gốc từ Lão giáo Trung Quốc. Có ba vị thần Thổ Công, thần Thổ Địa, thần Thổ Kỳ. Trong văn hóa người Việt được lưu truyền lại cho đến ngày nay có “2 ông 1 bà”. Bao gồm 3 vị thần Đất, vị thần Nhà, vị thần Bếp núc.

Theo đó, cứ đến ngày 23 tháng Chạp hằng năm Táo quân lên chầu trời để báo cáo với Ngọc Hoàng. Những việc làm tốt, xấu của gia chủ trong năm đều được báo cáo với Ngài.

Đó là một phong tục mang ý nghĩa nhân văn, hướng con người tới những giá trị “Chân – Thiện – Mỹ”. Theo chia sẻ GS Trần Lâm Biền cho rằng: “Theo truyền thống thì lễ cúng Táo quân chỉ cần mâm cơm, chè ngọt, trầu cau, hoa quả đơn giản, không cần quá cầu kỳ…”.

Văn khấn khi cúng ông Công ông Táo theo Văn khấn cổ truyền Việt Nam – NXB Văn hóa Thông tin

Nam mô a di đà Phật!

Nam mô a di đà Phật!

Nam mô a di đà Phật!

Con lạy chín phương Trời, mười phương Chư Phật, Chư Phật mười phương

Con kính lạy Ngài đông trù Tư mệnh Táo phủ Thần quân.

Tín chủ (chúng) con là: ……………

Ngụ tại:…………

Hôm nay, ngày 23 tháng Chạp tín chủ chúng con thành tâm sắp sửa hương hoa phẩm luật, xiêm hài áo mũ, kính dâng tôn thần. Thắp nén tâm hương tín chủ con thành tâm kính bái.

Chúng con kính mời ngài Đông trù Tư mệnh Táo phủ Thần quân hiển linh trước án hưởng thụ lễ vật.

Cúi xin Tôn thần gia ân xá tội cho mọi lỗi lầm trong năm qua gia chủ chúng con sai phạm.

Xin Tôn thần ban phước lộc, phù hộ toàn gia chúng con, trai gái, già trẻ sức khỏe dồi dào, an khang thịnh vượng, vạn sự tốt lành.

Chúng con lễ bạc tâm thành, kính lễ cầu xin, mong Tôn thần phù hộ độ trì.

Nam mô A di đà Phật!

Nam mô A di đà Phật!

Nam mô A di đà Phật!

Sau khi cúng xong thì lại kính lễ 9 lần. Lễ xong đi lùi ba bước mới được quay lưng đi. Khi hương (nhang) đã cháy hết 1/3 thì bạn có thể hóa vàng cho các vị thần. Hóa vàng xong thì gói tro vào giấy đỏ sạch sẽ, rồi mang cá và tro đi thả. Bạn nên thả cá ở sông, suối, hay hồ nước có dòng chảy lưu thông. Không nên thả ở những hồ nước bẩn, ao tù.

Bài Văn Khấn Cúng Ông Công, Ông Táo Ngày 23 Tháng Chạp

Theo tục lệ cổ truyền, người Việt tin rằng, hằng năm, cứ đến ngày 23 tháng Chạp, Táo Quân lại cưỡi cá chép bay về trời để trình báo mọi việc xảy ra trong gia đình với Ngọc Hoàng. Cho đến đêm Giao thừa Táo Quân mới trở lại trần gian để tiếp tục công việc coi sóc bếp lửa của mình.

Lễ cúng thường diễn ra trước 12h trưa ngày 23 tháng Chạp.

Lễ cúng thường diễn ra trước 12h trưa ngày 23 tháng Chạp. Xin giới thiệu bài cúng khấn ông Công ông Táo phổ biến.

Bài 1: Bài cúng khấn Tết ông Táo 23 tháng Chạp theo Văn khấn cổ truyền Việt Nam – (NXB Văn hóa Thông tin)

(23 tháng Chạp)

Nam mô a di đà Phật! Nam mô a di đà Phật! Nam mô a di đà Phật! Con lạy chín phương Trời, mười phương Chư Phật, Chư Phật mười phương Con kính lạy Ngài đông trù Tư mệnh Táo phủ Thần quân. Tín chủ (chúng) con là: …………… Ngụ tại:………… Hôm nay ngày 23 tháng Chạp tín chủ chúng con thành tâm sắp sửa hương hoa phẩm luật, xiêm hài áo mũ, kính dâng tôn thần. Thắp nén tâm hương tín chủ con thành tâm kính bái. Chúng con kính mời ngài Đông trù Tư mệnh Táo phủ Thần quân hiển linh trước án hưởng thụ lễ vật. Cúi xin Tôn thần gia ân xá tội cho mọi lỗi lầm trong năm qua gia chủ chúng con sai phạm. Xin Tôn thần ban phước lộc, phù hộ toàn gia chúng con, trai gái, già trẻ sức khỏe dồi dào, an khang thịnh vượng, vạn sự tốt lành. Chúng con lễ bạn tâm thành, kính lễ cầu xin, mong Tôn thần phù hộ độ trì. Nam mô a di đà Phật! Nam mô a di đà Phật! Nam mô a di đà Phật!

Những đồ “vàng mã” sẽ được đốt đi sau lễ cúng ông Táo vào ngày 23 tháng Chạp cùng với bài vị cũ.

Bài 2: Bài văn khấn theo Nguyễn Thị Nhi – Bảo tàng Phụ nữ Việt Nam Hôm nay là ngày… tháng… năm. Tên tôi (hoặc con là)…, cùng toàn gia ở… Kính lạy đức “Đông Trù tư mệnh Táo phủ Thần Quân: (Có thể khấn thêm: Thổ địa Long Mạch Tôn Thần. Ngũ phương ngũ thổ Phúc Đức chính Thần) Hàng năm gặp tiết hết năm, tháng vừa cuối Chạp. Gia đình sửa lễ bạc dâng lên. Cảm tạ phúc dày nhờ Thần phù hộ. Kính mong thần tâu bẩm giúp cho: Bếp trong nếp sống rất hòa, ngoài mặt dám rằng cũng đẹp. Cảm thông xin tấu thực thà. Cầu mong giúp đỡ lợi lạc. Người người lo ấm, cả nhà thêm tiếng tốt lẫy lừng. Việc việc thành công, một cửa ngút khí lành man mác. Muôn trông ơn đức vô cùng. Cẩn cốc (vái 4 vái).

Chú ý: Sau khi bày lễ, thắp hương và khấn xong, đợi hương tàn lại thắp thêm một tuần hương nữa lễ tạ rồi hóa vàng mã và thả cá chép ra ao, hồ, sông, suối… để cá trở ông Táo lên chầu trời.

Bài Văn Cúng Ông Táo Ngày 23 Tháng Chạp

Và truyền thống vào những ngày này cả gia đình đã bắt đầu xum họp gần như đông đủ, các thành viên trong gia đình mỗi người một tay bắt đầu trang hoàng lại nhà cửa cho bố mẹ, trang hoàng lại khoảng sân cả năm không ai dọn dẹp và không khí tết rôm rả khắp nơi. Kể từ 23 Tháng Chạp, ngoài đường bắt đầu ngợp sắc xuân, nụ cười xuân nở trên môi anh công nhân cho đến vẻ mặt hớn hở của cô Hai đi chợ Tết sắm đồ cho gia đình…, tâm hồn mỗi người bắt đầu lân lân thưởng thức hương vị Tết. Và các tục lệ như tục tiễn ông công ông Táo Về trời còn là một bài học để cha mẹ răng dạy con cháu, truyền đạt cho chúng tình yêu gia đình, yêu đất nước, yêu bản sắc văn hóa dân tộc.

♦ Đối với các gia đình Việt, sự tin tưởng và tục lệ lưu truyền về “ tiễn ông Táo, đưa táo chầu trời ” đã duy trì qua nhiều thế hệ. Mỗi năm, cứ đến ngày 23 tháng chạp, nhà nào nhà nấy chuẩn bị để ” đưa Táo về trời”, cho dù có bận rộn hay gặp phải khó khăn gì, mỗi nhà đều cố gắng để kịp đưa ông Táo của gia đình đi chầu trời.

♦ Theo quan niệm của ông cha ta, việc nhớ và thực hiện tục lệ ” cúng ông Táo chầu trời” nhằm thể hiện được suy nghĩ, ý nghĩa và ý thức trách nhiệm chăm lo cho gian bếp, bữa cơm của mỗi nhà.

♦ Ngày giờ thích hợp nhất để ” cúng tiễn ông táo chầu trời ” là vào giờ Ngọ ngày 23 tháng chạp. Tuy nhiên, đối với nhiều gia đình vì điều kiện thời gian không cho phép nên họ có thể cúng ông táo vào sáng sớm hoặc trưa chiều ngày 23 tháng chạp đều được, miễn sao có thể kịp cho ông táo được về trời vào đúng ngày 23 .

♦ Các bó Mía được bày bán tại nhiều nơi, nhiều chỗ, mức giá của các bó mía bán ngày cúng ông Táo Về Trời tùy nơi giao động từ 15 đến 20 nghìn một cây. Mỗi gia đình thường mua hai cây mía để cúng cho Ông Công Ông Táo trong dịp này.

Tại Sao Lại Cúng ông Công ông Táo Vào Giờ Ngọ Là đẹp Nhất

♦ Điều quan trọng nhất đối với tục cúng ông Táo chính là tiền vàng mã và cá chép dùng làm phương tiện đi lại của ông Táo về chầu trời. Hiện nay, một số nơi trong miền Nam có thay cá chép bằng ” tàu bay giấy“, tuy nhiên chỉ rất ít.

Giá bộ đồ cúng ông Táo từ đơn giản đến cầu kì cũng giao động, Bộ hai món cả đưa đi và rước về giao động từ mức giá cài chục nghìn đến trên dưới 100 nghìn, Tại chợ Lớn, chúng tôi cá biệt có combo lên đến vài Trăm Nghìn cũng có sẳn cho các đại gia chịu Chi.

Đối Với Các Khách Hàng ở Khu Vực chúng tôi gần các địa chỉ cửa hàng Không Gian Gốm Bát Tràng của chúng tôi :

+ 21 Nguyễn Văn Linh, Tân Phong, Quận 7, chúng tôi

+ 6 Chế Lan Viên, Tây Thạnh, Tân Phú, chúng tôi

Bài văn khấn cúng ông Táo ngày 23 tháng chạp

♦ Món Bánh Cúng đặc trưng để tiển Ông Táo Về Trời mà bọn trẻ con quê như chúng tôi cách đây tầm chục năm luôn mong ngóng và Háo Hức. Tết Nay khác tết xưa, người người nhà nhà bắt đầu hối hả hơn trong cuộc sống mưu sinh, dẫu biết rằng xã hội luôn Phát Triển, tiến bộ nhưng thực sự những tục lệ như thế này cần phải gìn giữ như là một món quà quý của Dân Tộc để lại cho thế hệ mai sau. Bật làm cha làm mẹ cũng nên cho con cái mình biết ý nghĩa của những tục lệ như thế này mà còn lưu giữ lại những gì gọi là hồn tết xưa.

Có nên cúng Cá Chép thật cho ông Táo Về Trời Không ?

Theo tục cúng Ông táo trong ngày 23 tháng chạp dân gian thì ” cá chép” là vật phẩm không thể nào thiếu trong mâm dâng cúng để tiễn Ông táo nhà mình gặp Ngọc Hoàng Đại Đế. Trong khi cá chép được xem là linh vật , là phương tiện di chuyển của Táo Quân nếu không có cá chép, Táo Quân sẽ không thể về trời. Tuy nhiên, điều đặt ra ở đây là chúng ta nên cúng ông táo về trời bằng cá chép thật hay bằng cá chép giả ( hình những con cá chép được làm bằng giấy bìa tượng trưng).

Mặc dù không đặt nặng hay quan niệm buộc phải cá chép thật hay cá chép giả nhưng chúng ta cũng nên biết một số ý sau đây :

♦ Đối với những gia đình có điều kiện thì nên dùng cá chép thật sau đó phóng sanh ( phóng sinh) nó còn mang ý nghĩa công ăn việc làm thuận tiện, cuộc sống no đủ. Bên cạnh đó, xưa nay cá chép vốn dĩ đang mang trong mình ý nghĩa về sự trường thọ ( sống lâu) nên để phục vụ nhu cầu này của người dùng, người ta nuôi cá chép để phục vụ nhu cầu cao vào những ngày đưa ông táo như thế này.

Ngay cả khi còn nhỏ sống dưới sự chở che của gia đình nhiều người đã chứng kiến ” ngày đưa ông Táo về trời”, thể nào trên mâm cúng ông bà cha mẹ mình cũng chuẩn bị linh vật cá chép. Sau này khi có gia đình, ra ở riêng bản thân chúng ta cũng đưa ông Táo về trời ở chính gian bếp của mình. Tuy nhiên, có nhiều người vẫn chỉ biết đó là truyền thống, đó là quy tắc khi ” tiễn táo” đó là xưa kia ông bà truyền lại nhưng thực chất nguồn gốc cá chép bắt nguồn từ việc ” cá chép vượt Vũ Môn để biến thành Rồng”. Rồng sẽ đưa ông Táo cùng bay lên trời.

Nguồn gốc phong tục thờ cúng Ông Công Ông táo có từ khi nào ?

♦ Nguồn gốc phong tục thờ cúng Ông Công Ông Táo có tự bao giờ , chính xác vào thời gian nào, ngày nào tháng nào năm nào lại không ai biết nhưng nó được duy trì và phát huy thành truyền thống từ rất lâu rất lâu trước đây của người Việt ta. Tuy nhiên, việc thờ cúng Táo Quân chính xác là là thờ 3 vị Táo : Thổ Công, Thổ Địa và Thổ Kỳ.

Câu chuyện nguồn gốc thờ cúng Ông Công Táo được bắt nguồn từ nhiều câu chuyện kể, sự tích khác nhau, mặc dù là nhân vật, hoàn cảnh khác nhau nhưng chung cuộc của mọi thứ vẫn là ” tấm lòng thủy chung, nghĩa tình phu thê nặng sâu giữa con người với con người”.

Trong dân gian thường có câu nói ” thế gian một vợ một chồng, không như vua bếp hai Ông một bà”.

♦ câu chuyện kể về Táo quân như sau : Ngày xưa, có hai vợ chồng sống với nhau rất mực hạnh phúc, họ yêu thương nhau vô cùng. Tuy nhiên, vì những ảnh hưởng của cuộc sống khó khăn và rất nhiều điều khác. Người vợ suốt ngày bán mặt cho đất bán lưng cho trời còn người chồng thì vì mưu sinh phải đi làm ăn xa, một năm chỉ về được vài lần.

Một ngày nọ, người chồng đột nhiên biền biệt bặt âm vô tín, người vợ sau thời gian mỏi mòn chờ đợi thì cũng gặp một người đàn ông khác làm nghề thợ săn, họ lấy nhau và có một người đầy tớ trung thành sống cùng. Vào đúng ngày 23 tháng chạp lúc người chồng mới đi săn bắn, người chồng cũ trở về và cho biết rằng ” ông bị giặc bắt đi đày”. Vì nghĩa vì tình, người vợ dọn cơm nước đoàn hoàng mời chồng cũ ăn sau đó kêu ông ra tạm đống rơm sau vườn mà nghỉ đỡ vì người chồng mới sắp về. Nào ngờ, khi người chồng mới cùng đầy tớ trở về, trên tay mang theo một con cầy. Trong lúc người vợ đi chợ sắm đồ về làm bữa nhậu, ở nhà người chồng mới đã vô tình đốt đống rơm thui cầy và thui luôn người chồng cũ của vợ đang ngủ say trong đó.

Khi ng ười vợ về thấy chồng cũ đã chết đau đớn, tự cảm thấy như thể vì mình mà chồng cũ chết, nên nhảy vào đống lửa chết theo.

Người chồng mới thấy vợ chết cũng đâm đầu vào lửa. Người đầy tớ vừa thương chủ vừa hối hận vì chính tay mình châm lửa thiêu chết người cũng nhảy nốt vào lửa chết theo. Ngọc Hoàng chứng kiến cảnh đó, liền phong cho ba người trở thành Vị Táo canh giữ chăm lo cho gian bếp.

Bởi gì gian bếp trong mỗi nhà chính là nơi duy trì ngọn lửa hạnh phúc của bữa cơm gia đình. Từ đó, cứ đến đúng ngày 23 tháng chạp, người tiễn ông táo về trời để bẩm báo sự việc một năm trong gian bếp của mỗi nhà.

Nước nào có tục thờ cúng Ông Công Ông Táo Giống Việt Nam không ?

Tục cúng ông Táo của người Trung Quốc có gì ? Người Trung Quốc cũng đưa ông Táo đúng ngày 23 tháng chạp, tuy nhiên lễ vật của người Trung Quốc quan trọng là keo, bởi họ tin rằng, cho ông Táo ngậm kẹo sẽ giữ chặt miệng ông lại, không bẩm báo những điều xấu đối với ngọc Hoàng được. Các loại kẹo thường được làm từ mạch nha, hạt kê và lúa mạch

Ngày nay ở Trung Quốc, tục cúng ông Táo đang dần phai nhạt hơn hẳn. Cùng với sự phát triển của sự hiện đại bếp lò đã dần trở nên ít xuất hiện trong mỗi gian nhà của người Trung Quốc , một số người chỉ còn dùng kẹo và giấy gián tường đỏ là xong việc cúng bái tiễn ông Táo.

⇒ Bạn có biết : đối với người Trung Quốc, việc cúng ông Táo về trời được diễn ra tận 3 ngày chứ không phải chỉ 1 ngày 23 như của người Việt. Đối với những gia đình quan chức sẽ đưa ông Táo vào ngày 23 tháng chạp còn đối với những gia đình bình thường thì đưa ông táo vào ngày 24 hoặc 25 tháng chạp.