Top 8 # Văn Khấn Cúng Ông Bà Ngày Tết Xem Nhiều Nhất, Mới Nhất 6/2023 # Top Trend | Iseeacademy.com

Văn Khấn Đưa Ông Bà Ngày Tết

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

……………Thành, ……………..huyện, ………………..xã, ………………….thôn, ……………………xứ chi nguyên.

Tuế thứ……………….niên, ……………ngoạt, ……….Nhựt

Tư nhơn …………………………..cùng toàn gia nam nữ đại tiểu đẳng.

Xuân tiết chánh nhựt, Kính lễ cung tiễn Tiên tổ, ông bà và gia linh quy tại tựu sở chư bổn quận nơi âm cảnh.

Thành tâm cẩn dụng ……………………hương đăng hoa quả, thanh chước, minh y sư, khí dụng, thứ phẩm chi nghi

-Cẩn ủy lễ bái Tự tôn ……………………….cẩn dĩ phỉ nghi

KÍNH CÁO VU

Nay kính tạ tiên tổ ông bà đã quy lai tại gia đường về với con cháu gia đẳng trần gian vui lễ Xuân niên, giờ xin cung tiễn về nơi bổn quận:

-Hiển Tằng tổ khảo tỷ chư tôn linh

-Hiển tổ khảo tỷ chư tôn linh

-Hiển hiển khảo tỷ chư tôn linh

-Hiển bá thúc cô chư tôn linh

-Hiển cập đồng đường, huynh đệ cô di tỷ muội đẳng chư hương hồn chứng kỳ lễ vật.

Cầu mong nơi âm cảnh được an nhàn hưởng lạc.

Phò hộ cho con cháu nơi dương thế khỏe mạnh, học hành đỗ đạt, tiến tăng quan phát đạt kỳ nguyện.

Ngưỡng lại tiên tổ ông bà lưu gia ư huệ phước.

PHỤC TẠ CẨN CÁO

Văn Khấn Cúng Rước Ông Bà Ngày 30 Tết Canh Tý

Nghi lễ cúng rước ông bà 30 Tết là một phong tục, nét văn hóa của người dân Việt Nam nhằm thể hiện chữ Hiếu, lòng biết ơn đối với cội nguồn. Phong tục cúng rước tổ tiên này thường được diễn ra vào ngày cuối cùng của năm âm lịch (tức là vào ngày 30 Tết nếu tháng đủ hoặc ngày 29 Tết nếu tháng thiếu).

Cách cúng rước ông bà ngày 30 Tết

Trước khi làm mâm cúng rước ông bà, mọi gia đình cần dọn dẹp ban thờ và lau dọn nhà cửa sạch sẽ. Đối với người làm lễ cúng nên tắm rửa sạch sẽ và mặc quần áo kín đáo, chỉnh tề đề thể hiện lòng tôn nghiêm và thành kính đến với các bậc bề trên.

Tiếp theo đó, cả gia đình sẽ chuẩn bị mâm cơm cúng rước ông bà. Tùy vào từng vùng miền và điều kiện tài chính, thời gian của gia đình mà mâm cơm cúng sẽ khác nhau. Tuy nhiên đối với mâm cúng rước ông bà, tổ tiên cần đảm bảo có vàng mã, hương hoa, mâm ngũ quả, đèn nến và có lễ mặn.

Sau lễ rước tổ tiên, gia chủ cần chú ý để hương cháy liên tục, nếu bạn hay quên hoặc không có thời gian thì có thể dùng hương vòng, hương sào bởi đây là loại hương có thời gian cháy rất lâu.

Bài văn khấn cúng rước ông bà 30 Tết Canh Tý

Trước khi bái cúng rước ông bà ngày 30 tết, gia chủ cần thắp hương bàn thờ, đèn nến đầy đủ rồi dâng mâm lễ cúng.

Bài thứ nhất:

Nam mô A di đà Phật

Nam mô A di đà Phật

Nam mô A di đà Phật

Nam mô Đại từ đại bi Quán thế âm Bồ tát

Nam mô Đại từ đại bi Quán thế âm Bồ tát

Nam mô Đại từ đại bi Quán thế âm Bồ tát

Hôm nay ngày 30 tháng 12 năm 2019 âm lịch

Tại…

Tên con là….. cùng toàn gia kính bái.

Trước linh vị của…

Cùng các vị tổ bá, tổ thúc, tổ cô, và các vong linh phụ thờ theo tiên tổ.

Nay nhân ngày 30 tháng Chạp, sắp sửa bước sang năm mới Canh Tý

Kính cẩn sắm mâm lễ gọi là lễ bạc lòng thành. Kính mời vong linh tổ tiên về với gia đình đón mừng năm mới để cháu con phụng sự.

Con xin kính cáo!

A Di đà Phật!

A Di đà Phật!

A Di đà Phật!

Hôm nay, ngày…. tháng…. năm…

Tại: ….

Tín chủ con là….. cùng với toàn gia kính bái..

Nay nhân ngày….

Kính cẩn sắm một lễ gồm… gọi là lễ mọn lòng thành, kính dâng lên:

Đông trù Tư mệnh Táo phủ thần quân, bản gia tiên sư, bản viên thổ công, liệt vị tôn thần.

Trước linh vị của….

Và các vị tổ bá, tổ thúc, tổ cô, cùng các vong linh phụ thờ theo tiên tổ.

Kính cẩn thưa rằng: Năm cũ sắp hết, ngày Tết tới gần, chuẩn bị mừng xuân.

Kính cáo: thô, địa, chư vị linh thần.

Kính mời: Vong linh tiên tổ về với gia đình để cháu con phụng sự.

Cẩn cáo!

Sau khi bái cúng rước ông bà 30 tết, đón tổ tiên xong, chờ cháy xong một tuần hương thì vái cúng, hạ mâm lễ, cả nhà cùng nhau ăn Tết, quây quần bên nhau, đón mừng năm mới.

* Bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, chiêm nghiệm!

Bài Văn Khấn Cúng Tạ Mộ, Rước Ông Bà Ngày 30 Tết

Hướng Dẫn Văn Khấn Tễ Tạ Mộ, Rước Ông Bà Ngày 30 Tết

Lễ tạ mộ hay còn gọi là lễ Chạp, là lễ rước ông bà, tổ tiên về ăn Tết. Lễ thường được làm vào ngày 29 hoặc 30 tháng Chạp.

Theo truyền thống uống nước nhớ nguồn của người Việt Nam, hàng năm vào dịp 29 hoặc 30 Tết là thời điểm các gia đình tất bật trang hoàng nhà cửa, chuẩn bị cùng nhau đón năm mới, con cháu đều không quên việc tỏ lòng thành kính, tưởng nhớ tới tổ tiên, ông bà. Người dân thường ra mộ phần của người đã khuất, mang theo hương hoa, lễ vật, thắp hương thành khẩn mời hương hồn các cụ về ăn tết, chung vui với gia đình.

Đây là tục lệ rất nhân văn, có đạo lý tình người mà hàng nghìn năm qua người dân Việt Nam đã giữ gìn và phát huy.

Làm lễ

Đại diện là con cháu trong gia đình cùng nhau ra mộ phần của ông bà, làm vệ sinh, thu dọn rác, cắt cỏ, đắp thêm đất rồi dâng lễ. Lễ vật tùy vào văn hóa vùng miền có đôi chút khác biệt, nhưng thông thường sẽ bao gồm:

Nhang thơm, nến, đèn,

Hoa tươi,

Rượu trắng, (có thể thêm chè, thuốc lá, trầu, cau)

Ngũ quả,

Mâm cỗ mặn hoặc cỗ chay, (có thể mang ra ngoài mộ hoặc bày trên bàn thờ gia tiên)

Tiền vàng mã, vật phẩm hóa vàng.

Lễ vật bày biện sạch sẽ, trang nghiêm, không cần quá hào nhoáng mà quan trọng là tấm lòng thành để người âm chứng giám.

Đối với con cháu ở xa, không có điều kiện về quê, ra mộ phần có thể làm lễ rước gia tiên tại nhà, bày lễ vật, hương hoa, thắp hương khấn vái vào giờ ngọ ngày 30 Tết, vái lạy mời tổ tiên về ăn tết với gia đình.

Bài Văn Khấn Cúng Tạ Mộ

Nam mô a di đà phật, (lạy) Nam mô a di đà phật, (lạy) Nam mô a di đà phật, (lạy)

– Con lạy chín phương Trời, mười phương Chư Phật, Chư Phật mười phương. – Con kính lạy ngài Kim Niên Đương cai Thái Tuế Chí đức Tôn thần, Kim niên hành binh, Công tào Phán quan. – Con kính lạy ngài Bản cảnh Thành Hoàng Chư vị Đại Vương. – Con kính lạy Ngài Bản xứ Thần linh Thổ địa Tôn thần. – Con kính lạy các ngài Ngũ phương, Ngũ thổ Long Mạch Tôn thần, các ngài Tiền Chu tước, Hậu Huyền vũ, Tả Thanh Long, Hữu Bạch Hổ cùng liệt vị Tôn Thần cai quản trong xứ này.

– Con kính lạy hương linh:…………………..

Hôm nay là ngày …… tháng Chạp, năm cũ sắp qua, năm mới sắp đến.

Tín chủ (chúng) con là: …..Ngụ tại: …..

Chúng con sắm sanh phẩm vật, hương hoa nước quả,kim ngân bạc vàng, trình cáo Tôn thần, kính rước vong linh bản gia tiên tổ chúng con là :………. có phần mộ táng tại ……………… về với gia đình đón mừng năm mới, để cho cháu con được phụng sự trong tiết xuân thiện, báo đáp ân thâm, tỏ lòng hiếu kính. Cúi xin Tôn thần, Phủ thùy doãn hứa.

Âm dương cách trở,

Chén nước nén hương,

Thành tâm kính lễ,

Cúi xin chứng giám,

Phù hộ độ trì,

Nam mô a di đà phật, (lạy) Nam mô a di đà phật, (lạy) Nam mô a di đà phật, (lạy)

Sau khi thắp hương, bái lạy, người trong gia đình đốt vàng mã, thắp thêm vài nén hương ở các mộ kế bên, là những người làm bạn với ông bà ở thế giới bên kia

Nguồn: baicung.vn

Lễ Cúng Ông Bà: Rước, Tiễn Ông Bà Ngày 30 Tết Và Mùng 3 Tết

Trong văn hóa cổ truyền người Việt, lễ cúng ông bà vào ngày Tết là một trong những nghi thức cực kỳ quan trọng. Bởi Tết vừa là ngày sum họp gia đình, vừa là ngày con cháu tưởng nhớ và hướng về ông bà, tổ tiên. Vì thế, vào buổi chiều cuối năm, con cái cái làm lễ cúng rước ông bà về sum vầy, đến ngày mùng 3 làm lễ cúng tiễn đưa ông bà.

Lễ cúng ông bà ngày 30 Tết

Nghi thức này được gọi là lễ cúng rước ông bà về ăn Tết cùng con cháu. Ở mỗi một vùng miền, mỗi một gia đình sẽ có những biến tấu khác nhau, tùy văn hóa tập tục, quan niệm phong thủy và tùy vào điều kiện gia đình đó. Tuy nhiên, về cơ bản vẫn giống lễ vật và văn khấn rước ông bà vẫn giống nhau.

Cúng mời ông bà về ăn Tết diễn ra ở đâu?

Để cúng rước ông bà tổ tiên về ăn Tết năm 2021, con cháu có thể thực hiện cúng ông bà bằng hai cách. Vào chiều 30 Tết, khoảng 2 – 4h, có thể trực tiếp ra phần mộ gia tiền để sửa sang, dọn dẹp sạch sẽ phần mộ. Tiếp đến thắp hương cúng vái mời tổ tiên, nếu có nhiều phần mộ, thì mỗi phần mộ thắp 3 nén hương, 5 nén hương hoặc 7 nén hương. Lưu ý không nên thắp 1 nén hương cho mộ gia tiên. Tuy nhiên, nhiều gia đình ở xa hoặc vì lý do gì đó không thể trực tiếp ra thăm mộ để cúng mời ông bà về ăn Tết thì có thể làm mâm cơm dâng cúng vào trưa hoặc chiều ngày 30 Tết.

Mâm lễ cúng ông bà ngày 30 Tết

Tại Việt Nam, mỗi vùng miền có thể có những bài cúng ông bà hoặc phong tục khác nhau trong việc chuẩn bị mâm lễ ngày 30 Tết. Tuy nhiên, đa phần mỗi gia đình sau khi dọn dẹp, sửa sang nhà cửa, cần chuẩn bị những đồ, bài cúng đón gia tiên gồm những thứ thiết yếu như sau: bó hoa cúc vàng, mâm ngũ quả (mỗi loại quả có thể thay đổi tùy từng vùng), giấy vàng mã, hương cây và hương vòng, nến hoặc đèn, trầu cau, trà, rượu, nước ngọt, bánh chưng. Cỗ cúng có thể là cỗ mặn hoặc cỗ chay với đầy đủ các món ăn ngày Tết được bày biện trang nghiêm. Nếu gia đình cúng cỗ mặn thì bắt buộc phải có gà trống luộc và xôi đồ.

Bài văn khấn cúng ông bà ngày 30 Tết

Bài văn khấn cúng rước ông bà về ăn Tết như sau: Hôm nay, ngày… tháng… năm… Tại… Tín chủ con là… cùng với toàn gia kính bái. Hôm nay nhân ngày… Toàn gia kính cẩn sắm một lễ gồm… gọi là lễ mọn lòng thành, kính dâng lên ông bà. Đông trù Tư mệnh Táo phủ thần, bản gia tiên sư, bản viên thổ công, liệt vị tôn thần. Trước linh vị của… (liệt kê vị tổ tiên cao nhất) và các vị tổ thúc, tổ bá, tổ cô cùng các vong linh phụ thờ tổ tiên. Kính cẩn thưa rằng: Năm cũ sắp qua, ngày Tết đến gần, chuẩn bị mừng xuân. Kính cáo các vị: Thổ, địa, chư vị linh thần. Kính mời vong linh tổ tiên về với đình cho con cháu phụng sự. Cẩn cáo!

Văn khấn rước ông bài tổ tiên về ăn Tết

Bên cạnh bài khấn thì văn khấn trong lễ cúng rước ông bà ngày 30 Tết cũng vô cùng quan trọng. Để rước ông bà, con cháu cần đốt nhang 2 bên cổng và 2 bên cửa. Khi rước về đèn dầu phải được đốt cháy suốt cho đến khi đưa thì tắt. Ngoài ra, cần đốt áo quần, vàng bạn khi rước để ông bài có xài Tết. Tiếp đến là đọc văn khấn cúng ông bà như bên dưới:

Nam mô A di đà Phật (khấn 3 lần, khấn nhỏ) Nam mô Đại từ đại bi Quán thế âm Bồ tát (khấn 3 lần, khấn nhỏ)

Hôm nay, vào ngày tháng năm. Số nhà, đường phố… Con cháu họ… (đọc tên họ) tâm thành lễ bạc để cúng ông bà. Tối 30 Tết bước qua mồng 1 Tết, đêm giao thừa con chẳng có gì, trước thời cúng Phật trong nhà, sau thì cúng chư vị thần linh nơi này. Kính cáo tôn thần cho vong linh tổ tiên, con cháu họ… ở xa gần, chết nơi hoang lạnh, không nhà không cửa, mả mồ không an, 30 Tết con rước tổ tiên dòng họ… về nơi dương thế vui xuân trên cõi trần. Tổ tiên nhà họ… lớn nhỏ xa gần, ông bà tổ tiên xin mời về đây, vui xuân đón tết ở chốn trần gian, đói khát hôm nay cúng cấp, lớn nhỏ đầy đủ con xin kính cáo. A Di đà Phật.

Lễ cúng ông bà ngày mùng 3

Nghi lễ này được gọi là lễ cúng đưa ông bà hoặc lễ hóa vàng, diễn ra vào ngày mùng 3. Sau khi rước ông bà tổ tiên về sum họp thì đây là lúc để tiên đưa họ về với âm cảnh. Lễ cúng này cũng vô cùng quan trọng nhằm thể hiện sự thành khẩn, kính trọng của con cháu đối với ông bà, đồng thời cầu mong một năm bình yên, làm ăn phát tài phát lộc.

Ý nghĩa lễ hóa vàng ngày mùng 3

Lễ cúng ông bà ngày Tết còn gọi là lễ hóa vàng, nghĩa là hóa quần áo, hương vang, vàng mã tiễn ông bà tổ tiên về nơi âm cảnh sau 3 ngày sum họp gia đình. Ở một vài nơi khác, còn có tên gọi là ngày “tạ âm cảnh” hoặc gọi “ngày hóa vàng”. Lễ cúng, bài cúng hóa vàng hết Tết có ý nghĩa quan trọng, bởi nó thể hiện tấm lòng thành kính của người sống và cầu mong được tổ tiên, ông bà cùng các chư vị phù hộ cho một năm mới vạn sự tốt lành.

Lễ vật và mâm cúng đưa ông bà ngày Tết

Lễ cúng đưa ông bà không thể thiếu những lễ vật và mâm cúng. Mặc dù mỗi nơi có những tập tục khác nhau, lễ cúng cũng đôi chút khác nhau, nhưng đa phần phải có đèn nến, hương hoa, vàng mã. Đây là những thứ được chuẩn bị từ trước Tết, chỉ có mâm cỗ cúng ông bài là phải chuẩn bị mới. Mâm cỗ cúng gồm những món mặn chủ yếu như: gà luộc, thịt đông, giò, canh, rau xào… Ngoài ra, mỗi gia đình trước khi cúng cần chuẩn bị một bát gạo, bát muối sau đó dùng để rải từ nhà ra ngõ. Khi đốt hóa vàng cần hóa vàng bên bàn thờ thổ công trước, sau đó mới đến bàn thờ gia tiên.

Văn khấn cúng đưa ông bà ngày Tết

Bài văn khấn cúng ông bà vào ngày mùng 3 Tết này dùng để khấn trong lúc đốt vàng mã, làm lễ hóa vàng. Nội dung của văn khấn như sau:

Nam mô A di đà Phật (khấn 3 lần, khấn nhỏ).

Chúng con kính lạy chín phương trời, kính lạy mười phương chư Phật, chư Phật mười phương trời.

Chúng con kính lạy Hoàng Thiên, Hậu Thổ, Táo Quân, Long Mạch, chư vị tôn thần.

Chúng con xin kính lạy Hoàng thiên Hậu thổ cùng các chư vị Tôn thần.

Chúng con kính lạy Ngài Đương niên hành khiển, kính lạy ngài Bản cảnh Thành Hoàng, kính lạy các ngài Thổ địa, Long mạch Tôn thần, Táo quân.

Chúng con kính lạy các cụ Tổ khảo, Tổ tỷ, các nội ngoại tiên linh.

Hôm nay là ngày mùng 3 tháng giêng năm 2021.

Chúng con là:.. (tên gia chủ) tuổi (nêu tuổi).

Hiện cư ngụ tại… (nơi ở).

Thành tâm sửa biện phẩm vật hương hoa, phù tửu lễ nghi và cung bày trước án để thực hiện cúng ông bà. Kính cẩn thưa trình: tiệc xuân nay đã mãn, nguyên đán nay đã qua, nay xin thiêu hóa kim ngân, làm lễ tạ Tôn thần, đưa tiễn âm linh trở về với âm cảnh. Kính xin lưu ân, lưu phúc, phù hộ độ trì dương cơ âm trạch, mọi chỗ đều tốt lành, con cháu bách sự như ý, vạn sự bình an, gia đạo hưng thịnh, tài lộc song toàn. Lòng thành kính cẩn, lễ bạc xin tiến dâng, lượng cả xin xét soi, cúi xin chứng giám. Nam mô A-di-đà Phật (khấn 3 lần, đọc nhỏ).