Top 14 # Văn Khấn Cúng Ông Táo Ban Thần Linh Xem Nhiều Nhất, Mới Nhất 5/2023 # Top Trend | Iseeacademy.com

Văn Khấn Ông Công Ông Táo Ban Thần Tài Chuẩn Nhất

Văn khấn ông Công ông Táo ban thần tài chuẩn nhất

Bài cúng ông Công ông Táo ở cơ quan đúng phong tục

Vàng mã cúng ông Công ông Táo gồm những gì, hướng dẫn sắm lễ đúng phong tục

Tổng hợp bài văn khấn cúng ông Công ông Táo 2020 chuẩn nhất

Văn khấn ông Công ông Táo ban thần tài chuẩn nhất

Ngày 23 tháng Chạp hàng năm, các gia đình đều sắm mâm lễ dâng cúng ông Công ông Táo để cầu mong những điều tốt đẹp nhất đến với gia đình.

Bên cạnh việc chuẩn bị mâm lễ cúng ông Công ông Táo ở ban thờ Thần linh gia tiên, một số gia đình làm kinh doanh còn chuẩn bị thêm lễ cúng ở ban thờ thần tài.

Một số điều kiêng kỵ khi cúng ông Công ông Táo

– Cúng lễ đúng ngày, không để sau 23 tháng Chạp

– Không dâng cúng các món ăn lạ

– Không cầu tài lộc, tình duyên

– Làm lễ cúng Táo quân đúng nơi, đúng chỗ

– Không rán cá chép cúng ông Công ông Táo

Cúng ông Công ông Táo vào lúc nào là đúng?

Theo truyền thống của người Việt, lễ cúng ông Công ông Táo thường được tiến hành vào ngày 23 tháng Chạp.

Tùy vào điều kiện của mỗi gia đình mà thời gian cúng có thể xê dịch trước tầm 1 – 2 ngày (tức ngày 21, 22 âm lịch).

Tuy nhiên, nên làm lễ cúng trước ngày 23 tháng Chạp bởi theo quan niệm dân gian nếu cúng sau 12 giờ trưa ngày 23 thì ông Công ông Táo không thể lên thiên đình báo cáo Ngọc Hoàng được.

Với người miền Nam thì thời điểm cúng Táo Quân đẹp nhất lại là lúc trời nhập nhẹm tối hoặc thời điểm từ 20 – 23 giờ.

Người miền Nam quan niệm rằng, thời điểm cuối ngày khi cả nhà đã nấu nướng xong, không phiền hà đến các Táo nữa thì mới có thể làm lễ tiến Táo về trời.

Gia chủ có thể tiến hành thắp hương xin phép lau dọn ban thờ tổ tiên vào buổi sáng rồi làm mâm cơm cúng buổi chiều.

Mâm cỗ cúng ông Công ông Táo gồm những gì?

Tùy vào từng vùng miền mà các món ăn trên mâm cỗ cúng lại có sự khác biệt.

Thông thường, mâm cỗ cúng ông Công ông Táo gồm:

– Cá chép đỏ: 3 con

– Ba bộ mã (trong đó có hai bộ đàn ông và một bộ đàn bà), hương, hoa, oản, quả, cau trầu.

– Mâm lễ mặn: Gà luộc, xôi hoặc bánh chưng, giò hoặc chả, nem rán, rau củ luộc, canh miến/canh bóng thả, món xào…

* Lưu ý, thông tin trong bài chỉ mang tính tham khảo

Ban Thần Tài Có Cúng Ông Công Ông Táo Không ?

Cúng Ông Công Ông Táo là lễ tục thường niên được các gia chủ tiến hành tại nhà vào mỗi dịp 23 tháng Chạp. Tuy nhiên, một băn khoăn của không ít bạn có gửi về cho Phong Thủy Phùng Gia đó là: ở địa điểm hay mặt bằng kinh doanh, liệu ban Thần Tài có cúng Ông Công Ông Táo không?

Ban Thần Tài Có Cúng Ông Công Ông Táo Không?

Theo điển tích, Táo Quân vốn quản về bếp núc, chi phối mật thiết đến sức khỏe, tài vận của gia chủ cũng như các thành viên một gia đình. Vì vậy, mỗi gia đình với gian bếp riêng nên nghi thức cúng Ông Công, Ông Táo cũng chỉ tiến hành tại gia, áp dụng riêng cho gia đình ấy.

Các Lưu Ý Với Ban Thần Tài Dịp 23 Tháng Chạp

Theo quan niệm tâm linh, Thần Tài chủ về chiêu tài, đưa lại lộc kinh doanh, may mắn và phát đạt cho chủ nhân. Do đó việc lên hương, cúng ban thờ Thần Tài cần được các gia chủ tiến hành nghiêm túc và cẩn trọng hàng ngày.

Cạnh đó, dịp 23 tháng Chạp cũng được xem là một trong các dịp đặc biệt phù hợp để các gia chủ có thể tiến hành bao sái ban thờ Thần Tài (bên cạnh các dịp khác như rằm Tháng 7 Âm lịch hay ngày Vía Thần Tài).

Trong phạm vi bài viết này, Phong Thủy Phùng Gia chỉ nhấn vào một số điểm lưu ý khác với ban Thần Tài ngày 23 tháng Chạp để các bạn thêm chu tất cho lễ cúng nơi tư gia.

Vật Phẩm Cúng Ban Thần Tài Ngày 23 Tháng Chạp 

Các vật phẩm các gia chủ cần chuẩn bị cho lễ cúng ban Thần Tài dịp 23 tháng Chạp như:

Gạo, muối

Tiền vàng

Nến

Trầu cau

Hương thắp

Hoa tươi

Đồ cúng (Hoa quả, bánh kẹo…)

Đồ uống (nước, bia, nước ngọt…)

Ngoài ra, gia chủ cần chuẩn bị nước ngũ vị (nước bưởi) hay rượu gừng sạch (dùng củ gừng tươi, rửa sạch giã nát, hòa vào rượu, tốt nhất được ngâm trong 7 ngày, 7 đêm); khăn (chổi chít nhỏ) sạch phục vụ cho việc bao sái ban thờ Thần Tài – Thổ Địa.

Lễ vật cốt ở chân tâm, lòng thành kính. Tùy vào điều kiện mà mỗi gia chủ có thể chuẩn bị lễ chay hay thêm một số đồ mặn (như rượu, thịt gà, giò chả..) cho chu tất.

Các Chú Ý Khi Cúng Ban Thần Tài Ngày 23 Tháng Chạp

Trước khi tiến hành tịnh sái ban thờ, gia chủ nên tịnh thân (

kiêng chuyện nam nữ, tâm thế hoan hỷ, không ăn đồ tanh…)

, vệ sinh sạch sẽ, trang phục chỉn chu.

Về thứ tự tịnh sái trên ban thờ: Nếu ban thờ có bài vị, ta sẽ làm sạch bài vị trước, sau đó mới đến bát hương; sau cùng mới là các đồ thờ khác.  

Khăn lau hay chổi phục vụ việc tịnh sái ban thờ nên là đồ mới hay chuyên dụng, tránh dùng đồ bẩn hay chung đụng. Với khăn hay chổi đã quá cũ, cần thay đồ mới.

Nước phục vụ tịnh sái ban thờ phải tinh khiết. Sử dụng rượu gừng (hoặc nước Ngũ vị) cho việc tịnh sái ban thờ.

Trong quá trình thực hiện tịnh sái ban thờ, tỉa chân nhang,

cần đặc biệt tránh việc kẹp đồ cúng vào chân, nách hay háng.

Hết sức tránh việc bát hương bị xiên lệch hay ập kênh. 

Trường hợp chân nhang, tro của bát hương quá đầy, ta chỉ nên bỏ bớt một phần chân hương và tro đi. Theo quan niệm, tro được xem là tài lộc của gia chủ, do đó, gia chủ chỉ nên tránh, không đổ tro đi quá nhiều. 

Đại kỵ làm đổ vỡ đồ thờ cúng: Theo quan niệm dân gian, việc bất cứ vật phẩm nào vỡ cũng là điềm không hay, nhất là đồ thờ cúng lại gắn với tính thiêng liêng – biểu trưng cho sự an ổn, tôn kính của gia chủ với Chư vị Thần linh.

Không được bỏ qua bước khấn vái, thắp hương trước khi tiến hành tỉa chân nhang.

Sau khi thắp hương, bạn cần chờ hương cháy hết mới được tiến hành tỉa chân nhang.

Khi lau dọn, đồ thờ cúng cần để trên bàn có lót vải sạch. Tuyệt đối không được đặt xuống đất hay những nơi kém vệ sinh.

Đối với các bức tượng bằng đồng không nên lau rửa bằng rượu, cồn, hoặc hóa chất để tránh cho đồng khỏi bị oxy hóa, han gỉ thành màu xanh hoặc nhanh bị xỉn.

Lựa chọn nhang chất lượng cao để thắp hương trong nghi lễ này.

Chỉ dâng hoa, quả tươi để cúng. Hết sức tránh việc dâng cúng hoa, quả giả. Chất liệu bình hoa nên là thủy tinh hay gốm sứ.

Lộc sái sau khi cúng chỉ tán cho người nhà, tránh chia cho người ngoài.

Gạo, muối sau khi cúng nên giữ lại, nước hoặc rượu nên đứng ở ngoài cửa tưới vào trong nhà ý nghĩa đem lại lộc và may mắn.

Tránh để thú cưng, vật nuôi (chó, mèo…) quậy phá hay làm ô uế ban thờ.

Kết Luận

Với các thông tin như trên, hi vọng các bạn sẽ không chỉ hồi đáp được băn khoăn ban Thần Tài có cúng Ông Công, Ông Táo không một cách tường minh mà còn có thêm các tri thức phong thủy thực tiễn, hữu ích.

Văn Khấn Ban Thần Tài

Theo tín ngưỡng dân gian, Thần Tài mang lại tiền bạc hay của cải cho mỗi gia đình, nên mỗi gia đình, nhất là những gia đình buôn bán, kinh doanh đều có bàn thờ Thần Tài để cầu xin thần tài cho mua may bán đắt, đem lại nhiều tiền bạc sung túc.

THẦN TÀI – ÔNG ĐỊA

Theo tín ngưỡng dân gian, Thần Tài mang lại tiền bạc hay của cải cho mỗi gia đình, nên mỗi gia đình, nhất là những gia đình buôn bán, kinh doanh đều có bàn thờ Thần Tài để cầu xin thần tài cho mua may bán đắt, đem lại nhiều tiền bạc sung túc. Người đời quý trọng tiền bạc nên tôn sùng thần tài. Những nhà kinh doanh đều lập bàn thờ thần tài, đặc biệt, bàn thờ thần tài không được đặt trên cao mà phải đặt ngay trên nền nhà.

Thần Tài – Ông Địa là một cặp 2 ông thần được thờ trong một cái khám thờ, đặt ở dưới đất. Khám thường làm bằng gỗ đặt hướng thẳng hoặc vuông góc ra phía cửa nhà. Sau lưng khám thờ Thần Tài cần phải là vách tường chắc chắn, không được trổ cửa sổ hay đục lỗ vì làm như vậy thì tài vận không tụ được. Trong những trường hợp không thể đặt khám thờ dựa lưng vào tường do phải chọn hướng thì cần tạo vách để tránh góc nhọn sau lưng bàn thờ và giúp bàn thờ nằm vững chắc.

Người ta không chỉ cúng 2 ông vào ngày Tết, mà cúng quanh năm, nhất là những gia đình chuyên nghề buôn bán, kinh doanh thì người ta tin rằng chỉ khi nào lo cho các vị thần này chu đáo hàng ngày thì mới được các Thần phù hộ làm ăn thuận lợi “tiền vào như nước”.

Thần Tài – Ông Địa là một cặp thờ tuy về hình chỉ có 1 Ông Địa và 1 Thần Tài, nhưng Mỗi một vị như vậy là đại diện cho 5 người. Về Thần Tài có: Hắc Thần Tài, Thanh Thần Tài, Bạch Thần Tài, Xích Thần Tài và Hoàng Thần tài là vị chủ chốt. Còn Ông Địa cũng có 5 ông: Đông phương Thanh Đế, Tây phương Bạch Đế, Nam phương Xích Đế, Bắc phương Hắc Đế và Trung ương Huỳnh Đế.

Về hình thức bên ngoài thì Ông Địa thường bụng phệ, người trắng nõn, để ngực trần, đầu quấn khăn, tay cầm quạt và hay có con cọp đi theo. Thần Tài thường tay cầm cục vàng (kim ngân lượng) hoặc bạc, đội mũ mão, trang phục nghiêm chỉnh hơn Ông Địa.

Nhìn vào cấu trúc bàn thờ Thần Tài – Ông Địa đúng cách, từ ngoài nhìn vào ta thấy dán trên vách 1 tấm Bài vị là 1 tấm màu đỏ được viết bằng mực nhũ kim với nội dung “Ngũ phương Ngũ thổ Long thần, Tiền hậu địa Chủ Tài thần”.

五方五土龍神 : NGŨ PHƯƠNG NGŨ THỔ LONG THẦN 前後地主財神 : TIỀN HẬU ĐỊA CHỦ TÀI THẦN

Cách thắp nhang : Khi mới lập bàn thờ, ta nên thắp nhang liên tục trong 100 ngày để bàn thờ tụ Khí. Tuyệt đối không vì sợ tốn điện mà tắt đèn trên bàn thờ, vì những ngọn đèn đó giống như những ngọn Hải Đăng dẫn đường cho các vị giáng xuống trần. Trong 100 ngày đó mỗi sáng chỉ cần thay nước và thắp một nén nhang. Những lúc cần cầu xin điều gì thì thắp 3 nén cắm theo hàng ngang ( – ). Những ngày rằm, mùng một, lễ, tết thắp 5 nén theo hình chữ thập ( + ). Nên chọn loại nhang cuốn tàn (giữ được tàn), sau một thời gian sẽ có bát nhang rất đẹp và tụ Khí rất tốt. Chỉ đến ngày 23 tháng Chạp mới rút chân nhang (khi bát nhang quá đầy chân nhang) và đem hóa cùng tiền giấy. Khi hóa xong nhớ đổ một chút rượu vào đám tro.

Ban thờ thần tài cần được đặt vị trí hợp phong thủy, hợp tuổi gia chủ và được gắn bùa cầu tài, có cốt và nhãn bát hương thần tài, cốt và nhãn ông thần tài, ông thổ địa đúng quy chuẩn bằng chữ nho cổ và được lễ thỉnh thần tài, thổ địa mới linh nghiệm và mang lại nhiều tài lộc cho gia chủ

VĂN KHẤN BAN THỜ THẦN TÀI HÀNG NGÀY

Nam mô A Di Đà Phật!

Nam mô A Di Đà Phật!

Nam mô A Di Đà Phật!

Con kính lạy Hoàng thiên, Hậu thổ chư vị Tôn thần

Con kính lạy ngài Đông trù Tư mệnh táo phủ Thần quân

Con kính lạy các ngài Thần Tài vị tiền

Con kính lạy các ngài Thần linh, Thổ địa cai quản trong khu vực này.

Tín chủ chúng con là: ………………………………………

Ngụ tại: ………………………………………………

Hôm nay là ngày …. tháng …. năm …. âm lịch, tín chủ con thành tâm sửa biện, hương hoa, lễ vật, kim ngân, trà quả và các thứ cúng dâng, bầy ra trước án kính mời ngài Thần Tài tiền vị và chư vị tôn Thần.

Cúi xin Thần Tài thương xót tín chủ, giáng lâm trước án, chứng giám lòng thành, thụ hưởng lễ vật phù trì tín chủ chúng con an ninh khang thái, vạn sự tốt lành, gia đạo hưng long thịnh vượng, lộc tài tăng tiến, tâm đạo mở mang, sở cầu tất ứng, sở nguyện tòng tâm.

Chúng con lễ bạc tâm thành, trước án kính lễ, cúi xin được phù hộ độ trì.

Nam mô A Di Đà Phật!

Nam mô A Di Đà Phật!

Nam mô A Di Đà Phật!

Văn Khấn Cúng Ông Công Ông Táo

Sắm lễ

Ngày nay, mâm cúng ông Công ông Táo dường như đơn giản hơn nhiều, do các bà nội trợ không có thời gian.

Theo phong tục, mâm cúng ông Công ông Táo gồm có:

– Gà luộc

– Đĩa xào thập cẩm

– Xôi (hoặc bánh chưng)

– Giò

– Canh măng, nấm, mọc

Ngoài ra, mâm cúng ông Công ông Táo còn có cỗ mũ ông Công ông Táo, hoa quả, 3 chén rượu, quả bưởi, quả cau, lá trầu… Trong đó, không thể thiếu cá chép, vì theo quan niệm, cá chép chính là phương tiện để đưa ông Táo về trời.

Văn khấn cúng ông Công ông Táo

Hiện nay đang lưu truyền rất nhiều bài văn khấn khác nhau về nghi lễ cúng ông Công ông Táo. Tuy nhiên, không phải ai cũng biết bài khấn nào là đúng, là chuẩn xác nhất.

Nam mô a di đà Phật! Nam mô a di đà Phật! Nam mô a di đà Phật! Con lạy chín phương Trời, mười phương Chư Phật, Chư Phật mười phương Con kính lạy Ngài đông trù Tư mệnh Táo phủ Thần quân. Tín chủ (chúng) con là: …………… Ngụ tại:………… Hôm nay, ngày 23 tháng Chạp năm Kỷ Hợi tín chủ chúng con thành tâm sắp sửa hương hoa phẩm luật, xiêm hài áo mũ, kính dâng tôn thần. Thắp nén tâm hương tín chủ con thành tâm kính bái. Chúng con kính mời ngài Đông trù Tư mệnh Táo phủ Thần quân hiển linh trước án hưởng thụ lễ vật. Cúi xin Tôn thần gia ân xá tội cho mọi lỗi lầm trong năm qua gia chủ chúng con sai phạm. Xin Tôn thần ban phước lộc, phù hộ toàn gia chúng con, trai gái, già trẻ sức khỏe dồi dào, an khang thịnh vượng, vạn sự tốt lành. Chúng con lễ bạc tâm thành, kính lễ cầu xin, mong Tôn thần phù hộ độ trì. Nam mô A di đà Phật! Nam mô A di đà Phật! Nam mô A di đà Phật!