Top 14 # Văn Khấn Cúng Ông Táo Đơn Giản Xem Nhiều Nhất, Mới Nhất 6/2023 # Top Trend | Iseeacademy.com

Cách Cúng Ông Táo Đơn Giản

Hướng dẫn chuẩn bị lễ cúng ông công ông táo

Cuộc sống hiện đại khiến cho con người luôn bị cuốn đi bởi công việc bận rộn. Vậy làm sao để chuẩn bị lễ cúng Táo quân vừa đầy đủ lại đúng phong tục truyền thống với quỹ thời gian eo hẹp. Nhằm giúp các bạn tiết kiệm thời gian cho việc chuẩn bị lễ cúng tiễn Táo quân ngày 23 tháng Chạp, VnDoc xin chia sẻ cách cúng ông Táo đơn giản mà vẫn đúng nghi thức truyền thống. Mời các bạn cùng tham khảo.

Hướng dẫn làm lễ cúng Táo quân đơn giản

1. Tục lệ cúng Táo quân

Theo tục lệ cổ truyền của người Việt, cứ ngày 23 tháng Chạp âm lịch hàng năm, Táo quân lại cưỡi cá chép bay về thiên đình để trình báo mọi việc của gia đình dưới hạ giới xảy ra trong một năm với Ngọc hoàng. Vì thế mà có lễ cúng ông Công, ông Táo về chầu trời.

Trước đây, nhiều người cho rằng việc cúng ông Công, ông Táo phải được làm trước 12h ngày 23 tháng Chạp để ông Táo kịp báo cáo.

Tuy nhiên, điều này không hoàn toàn chính xác bởi theo truyền thuyết thì chỉ đến tối ông Táo mới về chầu trời. Vì vậy, nếu bận công việc, các gia đình có thể cúng Táo quân trong ngày 23 hoặc có thể làm sớm hơn từ 21 đến 23 tháng Chạp.

Theo các chuyên gia phong thủy, trong tháng Chạp năm 2018 có 3 ngày đẹp để cúng Táo quân.

Ngày tốt nhất để làm lễ cúng ông Táo là ngày 22 tháng Chạp (ngày Canh Ngọ) vì ngày đó vừa vào tiết Lập xuân, rất phù hợp để làm lễ cúng.

Giờ cúng tốt nhất trong ngày này là giờ Ngọ (11 – 13h) hoặc giờ Mùi (13 – 15h). Tuy nhiên, những người tuổi Tý tuyệt đối không nên cúng ông Táo vào ngày này.

Ngày tốt thứ hai để cúng ông Táo là 20 tháng Chạp (ngày Mậu Thìn). Vào ngày này, gia chủ nên cúng vào khoảng 9 – 11h (giờ Tỵ) hoặc từ 13 – 15h (giờ Mùi).

Những người sinh năm Tuất không nên cúng vào ngày này.

Ngày cuối cùng phù hợp để cúng Táo quân trong năm nay là ngày 23 tháng Chạp. Đây là ngày bất cứ ai cũng có thể làm lễ.

Vì vậy, tùy theo điều kiện thời gian của từng nhà có thể cúng ông Táo trước 1 ngày tức là vào trưa, tối ngày 22 tháng Chạp hoặc ngày 23 tháng Chạp.

Ông Táo sẽ tâu với Ngọc Hoàng về việc làm ăn, cư xử của mỗi gia đình dưới hạ giới.

2. Lễ vật cúng Táo quân

Mũ ông Táo 3 chiếc: 2 chiếc dành cho Táo ông loại có cánh chuồn và 1 chiếc cho Táo bà thì không có phần cánh chuồn

Quần áo giấy cho Táo: hai bộ cho nam, 1 bộ cho nữ

Hài Táo Quân: 2 đôi hài nam, 1 đôi hài nữ

Giấy tiền vàng mã

Trái cây tươi trái cây tươi (quả phật thủ, xoài, táo, cam, thanh long, nho,…)

Cau trầu tươi.

Hương, nến, rượu nếp hoặc trà.

Theo quan niệm dân gian, để các vị Táo quân có phương tiện đi lại khi từ hạ giới về chầu trời, ở miền Bắc người ta thường chuẩn bị 3 con cá chép đỏ sống để bơi trong chậu nước với quan niệm “cá chép hóa rồng” đưa các Táo về trời. Những con cá chép này sẽ thả ra các ao hồ hoặc sông sau khi làm lễ cúng (phóng sinh).

Ở miền Trung, mọi người dùng ngựa bằng giấy để cúng. Còn cúng ông táo ở miền Nam, lễ vật được chuẩn bị có phần đơn giản hơn, bao gồm mũ, áo hài và cá chép giấy.

3. Mâm lễ cúng Táo quân đơn giản

Tùy theo điều kiện gia cảnh mà gia chủ có thể chuẩn bị mâm lễ cúng bao gồm mâm lễ mặn và mâm lễ ngọt hay mâm lễ chay. Trong phần nội dung bài viết này, VnDoc sẽ chia sẻ cho các bạn cách chuẩn bị mâm cơm cúng mặn cúng ông Táo đầy đủ sẽ bao gồm các món:

1 con gà trống luộc chéo cánh ngậm hoa tỉa ớt hoặc hoa hồng (có thể thay bằng thịt heo luộc hoặc vịt quay)

1 đĩa xôi gấc (có thể thay bằng xôi lá cẩm, xôi đậu, xôi lá nếp)

1 đĩa giò lợn

1 cái bánh chưng

1 tô canh chân giò nấu măng (hoặc canh mọc)

1 đĩa rau xào thập cẩm, chả rán, thịt đông,…

1 chén gạo và 1 chén muối.

Ngoài ra có thể chuẩn bị thêm chè hoa cau hoặc chè trôi nước, chè kho, các loại bánh ngọt.

Sau khi đã chuẩn bị xong hết thì thắp hương cúng ông Công ông Táo trước 12h.

Lưu ý: Khi cúng nhớ phải lên hương trước, châm nến, sau đó rót rượu.

4. Bài khấn Táo quân ngày 23 tháng Chạp

Nam – mô- a- di- đà phật

Kính lạy ngài đông trù tư mệnh Táo quân phủ thần quân.

Chúng con là:……… ngụ tại….

Nhân ngày Táo quân trầu trời 23/12 năm Kỷ Hợi, tín chủ chúng con thành tâm sửa biện hương hoa vật phẩm xiêm, áo, mũ, nghi lễ cung trần, dâng lên trước án.

Dâng hiến tôn thần

Đốt nén tâm hương

Dốc lòng bái thỉnh

Chúng con kinh mời ngài đông trù tư mệnh, táo phủ, thần quân, giang lâm trước án, thụ hưởng lễ vật.

Phỏng theo lệ cũ, ngài là chủ vị, ngũ tại gia thần, Táo quân chứng giám. Trong năm sai phạm, các tội lỗi lầm, cúi xin tôn thần, gian ân châm chước, ban lộc ban phúc, phù hộ toàn gia, trai gái trẻ già, an ninh khang khái.

Tín chủ chúng con họ…. nhất tâm nhất lễ nhất kêu nhất cầu xám hối trước quan thổ công thần linh, chúa bà bản cảnh xứ số nhà…. con xin quan thần linh thổ công ban tài ban lộc ban bình an cho tín chủ con, con tuổi còn trẻ, đầu còn xanh, còn nhiều sơ mơ lầm lỗi con xin ngài đánh chữ đại xá cho tín chủ con.

Giãi tâm lòng thành, cúi xin chứng dám.

Nam mô a di đà phật (3 lần)

Lưu ý: Lên hương trên ban xong, châm nến rót rượu, chai rượu luôn mở nắp. Sau đó, khấn hết bài khấn, khấn xong lại rót thêm rượu vào chén. Rồi xuống bếp thắp hương (vẫn bài khấn đó) vì thổ công chính là thần bếp.

Không được để tàn hương mới hóa vàng, hết 2/3 hương là phải đi hóa vàng.

Hóa vàng thì hóa hết cả chân nhang cũ, sau đó đợi hết nóng thì mang ra sông thả, thả ở sông sạch, trong mát, thả cá trước sau đó thì thả đồ đã hóa. Xuống hẳn rìa sông thả chứ ko phải đứng trên cầu quăng xuống.

Cách Cúng Ông Công Ông Táo Đơn Giản Nhất

Nhịp sống hối hả, bận rộn khiến quỹ thời gian của nhiều người eo hẹp. Vì thế ai cũng tìm cách cúng ông Công ông Táo sao cho đơn giản nhất.

Cách cúng ông Công ông Táo năm 2018 đơn giản nhất

Theo tục lệ cổ truyền của người Việt, cứ ngày 23 tháng Chạp âm lịch hàng năm, Táo quân lại cưỡi cá chép bay về thiên đình để trình báo mọi việc của gia đình dưới hạ giới xảy ra trong một năm với Ngọc hoàng. Vì thế mà có lễ cúng ông Công, ông Táo về chầu trời.

Trước đây, nhiều người cho rằng việc cúng ông Công, ông Táo phải được làm trước 12h ngày 23 tháng Chạp để ông Táo kịp báo cáo.

Tuy nhiên, điều này không hoàn toàn chính xác bởi theo truyền thuyết thì chỉ đến tối ông Táo mới về chầu trời. Vì vậy, nếu bận công việc, các gia đình có thể cúng Táo quân trong ngày 23 hoặc có thể làm sớm hơn từ 21 đến 23 tháng Chạp.

Theo các chuyên gia phong thủy, trong tháng Chạp năm 2018 có 3 ngày đẹp để cúng Táo quân.

Ngày tốt nhất để làm lễ cúng ông Táo là ngày 22 tháng Chạp (ngày Canh Ngọ) vì ngày đó vừa vào tiết Lập xuân, rất phù hợp để làm lễ cúng.

Giờ cúng tốt nhất trong ngày này là giờ Ngọ (11 – 13h) hoặc giờ Mùi (13 – 15h). Tuy nhiên, những người tuổi Tý tuyệt đối không nên cúng ông Táo vào ngày này.

Ngày tốt thứ hai để cúng ông Táo là 20 tháng Chạp (ngày Mậu Thìn). Vào ngày này, gia chủ nên cúng vào khoảng 9 – 11h (giờ Tỵ) hoặc từ 13 – 15h (giờ Mùi).

Những người sinh năm Tuất không nên cúng vào ngày này.

Ngày cuối cùng phù hợp để cúng Táo quân trong năm nay là ngày 23 tháng Chạp. Đây là ngày bất cứ ai cũng có thể làm lễ.

Vì vậy, tùy theo điều kiện thời gian của từng nhà có thể cúng ông Táo trước 1 ngày tức là vào trưa, tối ngày 22 tháng Chạp hoặc ngày 23 tháng Chạp.

Ông Táo sẽ tâu với Ngọc Hoàng về việc làm ăn, cư xử của mỗi gia đình dưới hạ giới.

Cách cúng ông Công ông Táo năm 2018 đơn giản nhất là theo văn khấn cổ truyền Việt Nam (Ảnh minh họa)

Bài cúng ông Công, ông Táo đơn giản nhất theo Văn khấn cổ truyền Việt Nam

Nam mô a di đà Phật!

Nam mô a di đà Phật!

Nam mô a di đà Phật!

Con lạy chín phương Trời, mười phương Chư Phật, Chư Phật mười phương

Con kính lạy Ngài đông trù Tư mệnh Táo phủ Thần quân.

Tín chủ (chúng) con là: ……………

Ngụ tại:…………

Hôm nay, ngày 23 tháng Chạp, tín chủ chúng con thành tâm sắp sửa hương hoa phẩm luật, xiêm hài áo mũ, kính dâng tôn thần. Thắp nén tâm hương tín chủ con thành tâm kính bái.

Chúng con kính mời ngài Đông trù Tư mệnh Táo phủ Thần quân hiển linh trước án hưởng thụ lễ vật.

Cúi xin Tôn thần gia ân xá tội cho mọi lỗi lầm trong năm qua gia chủ chúng con sai phạm.

Xin Tôn thần ban phước lộc, phù hộ toàn gia chúng con, trai gái, già trẻ sức khỏe dồi dào, an khang thịnh vượng, vạn sự tốt lành.

Chúng con lễ bạc tâm thành, kính lễ cầu xin, mong Tôn thần phù hộ độ trì.

Nam mô A di đà Phật!

Nam mô A di đà Phật!

Nam mô A di đà Phật!

Video: Bộ sofa gỗ hương được rao bán ngang giá chiếc ô tô hạng sang

Cách Làm Mâm Cỗ Cúng Ông Táo Đơn Giản

Gà luộc

Để tiết kiệm thời gian, chị em có thể nhờ người bán hàng mổ sẵn giúp một con gà trống, sau đó đem về rửa sạch.

Để tránh tình trạng gà luộc da bị rách hoặc bên ngoài chín mà bên trong còn máu đỏ thì nên cho gà vào nồi nước lạnh ngay từ đầu rồi bắc lên luộc, không nên đợi nước sôi mới cho gà vào. Gà nên để bụng hướng xuống dưới và đổ nước sao cho vừa ngập cả con gà là được. Nồi luộc không nên quá to vì sẽ mất thời gian luộc lâu hoặc quá nhỏ cũng khó trở gà cho chín đều.

Chị em lưu ý là, ban đầu bật lửa to và đậy nắp nồi. Khi nước sôi thì hớt bọt cho nước luộc trong. Để sôi khoảng 5 phút thì giảm lửa nhỏ liu riu, nếu để nước sôi sung sục liên tục thì gà sẽ bị rách da, thịt bên ngoài co rút lại mà bên trong chưa kịp chín.

Tùy theo trọng lượng của con gà mà luộc thêm khoảng 20 phút thì tắt bếp. Để thử xem gà chín chưa thì lấy cây tăm xăm thử vào chỗ thịt dày nhất, nếu không có màu hồng là gà đã chín. Nếu gà chưa chín, tiếp tục luộc lửa liu riu thêm chút nữa.

Nếu có nhiều thời gian, sau khi nước sôi và giảm lửa thì tắt bếp. Đậy kín nắp và ngâm gà trong nước luộc khoảng 30 phút. Với gà cúng thì luộc nhanh vừa chín tới kiểu hồng đào để gà vẫn còn giữ nguyên hình dáng đẹp, da không bị khô và rách. Muốn ăn chín thì có thể luộc lại sau khi cúng xong.

Canh măng lòng gà

Nếu không có nhiều thời gian để làm món canh bóng bì, canh mọc, canh măng khô thì chị em có thể nấu canh măng chua lòng gà cũng được. Tuy món canh có thay đổi đôi chút nhưng măng cũng là nguyên liệu khá giản dị, dân dã, rất thích hợp trong mâm cỗ cúng Táo quân.

Chị em chuẩn bị nguyên liệu là măng ngâm, lòng gà, hành củ, l chanh (hoặc hành lá), gia vị vừa đủ.

– Măng đem rửa sạch, luộc kỹ, đổ ra rửa bằng nước lạnh.

– Lòng gà làm sạch đem thái nhỏ rồi xào. Cho dầu ăn, hành giã giã nhỏ vào chảo, đến khi hành thơm thì cho lòng gà vào xào không cần đậy vung.

– Khi lòng gà đã chín cho măng vào xào đến khi chín. Cho 1 tí bột nghệ hoặc nước nghệ vào để bát canh được đẹp mắt. Sau đó, cho nước đun sôi vào ngập măng khoảng 2 đốt ngón tay. Đậy vung cho đến khi sôi, canh chín.

– Lá chanh (hoặc hành lá thái nhỏ) thái sợi, rắc vào đảo đều trong bát canh để có mùi thơm.

Miến xào lòng gà

Nguyên liệu để nấu món này bao gồm 1-2 bộ lòng gà, miến, mộc nhĩ, hành, tỏi.

– Lòng gà làm sạch để ráo nước, thái miếng vừa ăn.

– Mộc nhĩ đem ngâm với nước nóng (khoảng 30 phút – 1 tiếng) sau đó rửa sạch và thái nhỏ.

– Miến rửa sạch bằng nước lã, sau đó để ráo. Dùng nước nóng khoảng 60 độ C, ngâm miến từ 10-15 phút. Sau đó vớt miến ra để ráo nước (vớt miến ra trước khi xào 15 phút).

– Hành củ, dầu ăn 2-3 thìa, tỏi giã nhỏ.

– Cách làm: Cho dầu ăn, hành giã nhỏ vào chảo, đến khi hành thơm thì cho lòng gà vào xào. Khi lòng gà chín, cho mộc nhĩ vào xào rồi cho cà rốt vào. Tiếp tục đảo cho đến khi lòng gà, mộc nhĩ, cà rốt chín.

– Tiếp theo cho miến và phần tỏi đã giã nhỏ vào đảo đến khi chín rồi cho gia vị vào.

Tất cả đã chín, cho ra đĩa, bày thêm rau mùi để món ăn thêm hấp dẫn.

Giò lụa

Có thể chọn mua ở chợ, siêu thị (lưu ý chọn hàng đảm bảo vệ sinh thực phẩm).

Để sắp lên mâm cỗ, chị em cắt giò thành khoanh có độ dày khoảng 1,5cm. Sau đó, chia khoanh giò thành 6 miếng hình dẻ quạt đều nhau. Cắt thêm một khoanh tương tự rồi xếp lên đĩa tùy ý sao cho đẹp.

Hành muối

Để có món dưa hành ngon cúng trong mâm cỗ ông Công ông Táo, chị em cần làm trước từ 7-10 ngày.

– Hành mua về ngâm với nước vo gạo khoảng 1 ngày.

– Sau đó bóc bớt vỏ, rửa thật sạch, tiếp tục ngâm với nước gạo (nước gạo mới) thêm khoảng 1 ngày để giảm bớt vị cay và đắng của hành.

Bánh chưng

Nếu không mua xôi thì chị em có thể thay thế xôi bằng bánh chưng. Để có bánh chưng, chị em phải gói trước 1-2 ngày. Tuy nhiên, để nhanh gọn và tiện lợi, chị em có thể mua bánh ở ngoài hàng.

Mâm cỗ cúng ông Công ông Táo đơn giản, nhanh gọn cho chị em văn phòng. Chúc chị em có mâm cỗ cúng ông Công ông Táo như ý!

Cách Cúng Ông Công Ông Táo Đơn Giản Mà Được Nhiều Phước Báu!

Theo phong tục tập quán Việt Nam thì ngày 23 tháng Chạp hàng năm là ngày tiễn ông Công ông Táo về trời. Trong quan niệm dân gian, các vị ấy sẽ báo cáo với Ngọc Hoàng về những việc đã diễn ra trong gia đình suốt một năm qua; đây được coi là dịp để tỏ lòng biết ơn tới vị Thần đã cho lửa, mang lại no ấm cho gia đình. Sư Phụ Thích Trúc Thái Minh cũng chia sẻ: “Ngày 23 tháng Chạp – ngày ông Công, ông Táo về trời là một truyền thống, một nét văn hóa của dân tộc. Vì thường đến ngày này, con cháu ở xa trở về, cả nhà cùng sum họp và làm lễ”. Tuy nhiên, quan niệm có ông Công, ông Táo về trời bẩm báo với Ngọc Hoàng việc tốt xấu của gia đình mình là đúng hay sai? Và mỗi gia đình nên cúng ông Công ông Táo như thế nào để có được phước báu và được bình an, hạnh phúc, ấm no cho một năm mới sắp đến?

Ông Công ông Táo theo quan điểm của Phật giáo

Sư Phụ Thích Trúc Thái Minh chia sẻ: “Có ông Thần Táo hay không? Thầy nghĩ rằng đúng là có những vị Thần trong bếp. Theo quan niệm của đạo Phật, có rất nhiều các hạng Thần linh. Thế nhưng họ có lên Ngọc Hoàng, họ báo cáo hay không? Thầy nghĩ không hẳn như thế”.

Cúng ông Công, ông Táo thực chất là hướng tâm tới các vị chư Thiên, chư Thần. Đó là những vị có phước báu lớn và có thể tác động một phần nào đó đến cuộc sống con người. Tuy nhiên, không phải ai cầu điều gì cũng đều được toại ý, không phải sắm lễ to, nhiều mũ áo vàng mã là tốt. Vậy những người như thế nào thì sẽ được chư Thiên, chư Thần hộ trì và cúng lễ thế nào sẽ nhận được phước báu?

Những người thế nào thì được chư Thiên chư Thần hộ trì?

Trong bài Kinh: “Truyện Thiên Hoa Kakaru” đã chỉ rõ bốn hạng người nhận được phước báo của chư Thiên, chư Thần. Thứ nhất là người không trộm cắp, không nói dối. Thứ hai là người kiếm tài sản chân thật, không lừa gạt người khác và tránh đi những thú vui quá độ dẫn đến làm khổ gia đình. Thứ ba là người giữ việc tu tập, không biếng trễ, không vì ham ngũ dục mà rời xa việc tu đạo. Thứ tư là người không phê bình người tốt và hay giữ đúng lời hứa. Những người biết tu thân giới tâm tuệ này, cầu sự gia hộ của các vị chư Thiên, chư Thần sẽ được ứng nghiệm. Bởi các vị chư Thiên, chư Thần chỉ gia hộ được dựa trên nhân quả, phước báu của người mong cầu. Những người gieo nhân ngay thẳng, trung thực lại biết giữ giới thì sẽ nhận được các vị ấy phát tâm bố thí, hộ trì những điều thuận lợi, may mắn. Tuy nhiên, sự bố thí này không nằm ngoài nhân quả của chính những người cúng lễ, bởi gieo nhân thiện thì sẽ gặt được trái ngọt. Chính vì vậy, để cúng lễ ngày 23 tháng Chạp được đúng Pháp cũng như đúng với ý nguyện, mỗi người nên làm việc thiện, bố thí, cúng dường Tam Bảo, cần chuyên giữ giới, bỏ ác làm lành, giữ tâm ý trong sạch để tăng trưởng phước báu.

Cúng ông Công ông Táo thế nào để có phước báu?

Sư Phụ Thích Trúc Thái Minh từng chia sẻ: “Chúng ta sống với nhân gian thì chúng ta cũng cúng ông Công, ông Táo theo truyền thống. Nhưng phải biết rằng, ngày đó để sum họp gia đình, động viên, nhắc nhở nhau sống cho tốt. Chứ không phải ngày hôm đó là để hai vị ấy lên trời, báo cáo cho mình chuyện hay dở. Đúng tinh thần của người đệ tử Phật thì ta thấy nhẹ nhàng, không phải sắm lễ vật rườm rà, không phải đặt nặng gì cả”.

Muốn mong cầu sức khỏe, bình an cho bản thân cũng như cho gia đình thì vào ngày 23 tháng Chạp, mỗi người nên hồi hướng những công đức tốt lành mình làm được trong một năm qua. Bởi muốn cầu những điều như ý mà không tu tập, rời xa sự tu tập, dùng sự tham lam, dối trá để cầu thì không những không được như ý mà còn mất phước. Vì vậy, mỗi người thường nên cúng dường hồi hướng cho các vị chư Thiên, chư Thần và mong cho các vị ấy được tu hành trong giáo Pháp của Phật, mong rằng họ sẽ hộ trì cho mình có nhiều thuận duyên để tu tập. Chúng ta lấy Pháp bố thí, cúng dường, hộ trì Tam Bảo làm công đức để thỉnh các vị chư Thiên, chư Thần hộ trì cho mình. Như vậy mới nhận được phước báu chân thật và những phước báu ấy sẽ là chỗ dựa vững chắc, kiến cố giúp mỗi người trên con đường học Phật cũng như trong cuộc sống gia đình.

Cúng lễ ông Công, ông Táo là một nét đẹp văn hóa lâu đời của dân tộc Việt Nam. Đây không chỉ là ngày gia đình sum vầy chuẩn bị đón Tết mà còn giúp mỗi người luôn hằng tưởng niệm biết ơn đến những vị Thần đã hộ trì cho mình. Tuy nhiên, mỗi người con Phật nên hiểu đúng về ý nghĩa của ngày này để thực hành cúng lễ đơn giản mà đúng Pháp; từ đó chăm chỉ tu học giáo lý của Phật, nghiêm trì giữ giới của người tại gia để công đức, phước báu được tăng trưởng và chân thật nhận được sự hộ trì của ông Công, ông Táo – tức các vị chư thiên, chư Thần. Mong rằng, mỗi người con Phật sẽ lan tỏa được nét đẹp văn hóa này một cách đúng đắn đến với xã hội, để ngày 23 tháng Chạp hàng năm là một ngày thực sự có ý nghĩa không chỉ về mặt tinh thần mà còn về mặt tâm linh.