Top 6 # Văn Khấn Cúng Ông Táo Hàng Ngày Xem Nhiều Nhất, Mới Nhất 5/2023 # Top Trend | Iseeacademy.com

Văn Khấn Cúng Ông Táo Hàng Ngày

Phong tục thờ cúng Táo Quân của người Việt là một tín ngưỡng văn hóa dân gian, chứa đựng những truyền thống tốt đẹp. Trong bài viết này VnDoc xin chia sẻ bài cúng ông Táo hàng ngày cũng như cách sắp lễ cúng ông công ông táo để các bạn cùng tham khảo.

Theo tín ngưỡng dân gian của người Việt, Táo Quân có nguồn gốc từ ba vị thần Thổ Công, Thổ Địa, Thổ Kỳ (của Lão giáo Trung Quốc) nhưng được Việt hóa thành tích “2 ông 1 bà” – vị thần Đất, vị thần Nhà, vị thần Bếp, người dân vẫn quen gọi chung là Táo Quân hoặc ông Công ông Táo. Bài cúng Táo quân hàng ngày dưới đây các bạn có thể sử dụng vào dịp lễ cúng ông công ông táo ngày 23 tháng chạp cũng được.

1. Sắm lễ cúng táo quân

Theo quan niệm từ xưa thì mâm lễ cúng Táo Quân chỉ cần một số đồ như: hoa quả, chè ngọt, mâm cơm giản đơn.

Đối với việc cúng Táo quân ngày 23 tháng chạp thì các gia chủ cần chuẩn bị: một mâm cỗ mặn, ba bộ quần áo bằng vàng mã, ba con cá chép sống, cùng xôi, chè mật và hương hoa tiễn ông Táo lên chầu trời.

Ngoài ra các bạn phải chuẩn bị ban thờ, dọn dẹp nhà cửa sạch sẽ trước khi làm lễ.

2. Bài cúng Táo quân hàng ngày

Dưới đây là bài cúng Ông Táo hàng ngày, bài cúng ông Táo về nhà mới, cúng ở cơ quan, chuẩn nhất mà các gia đình đều nên dùng.

Nam mô a di đà Phật!

Nam mô a di đà Phật!

Nam mô a di đà Phật!

Con lạy chín phương Trời, mười phương Chư Phật, Chư Phật mười phương

Con kính lạy Ngài đông trù Tư mệnh Táo phủ Thần quân.

Tín chủ (chúng) con là:…

Ngụ tại:…

Hôm nay Ngày……….Tháng……… Năm……

Tín chủ chúng con thành tâm sắp sửa hương hoa phẩm luật, xiêm hài áo mũ, kính dâng tôn thần. Thắp nén tâm hương tín chủ con thành tâm kính bái.

Chúng con kính mời ngài Đông trù Tư mệnh Táo phủ Thần quân hiển linh trước án hưởng thụ lễ vật.

Cúi xin Tôn thần gia ân xá tội cho mọi lỗi lầm trong năm qua gia chủ chúng con sai phạm. Xin Tôn thần ban phước lộc, phù hộ toàn gia chúng con, trai gái, già trẻ sức khỏe dồi dào, an khang thịnh vượng, vạn sự tốt lành.

Chúng con lễ bạn tâm thành, kính lễ cầu xin, mong Tôn thần phù hộ độ trì.

Nam mô a di đà Phật!

Nam mô a di đà Phật!

Nam mô a di đà Phật!

3. Một số lưu ý khi làm lễ cúng Táo quân

Đặt mâm cúng Táo quân ở đâu

Chuyên gia phong thủy Nguyễn Mạnh Linh (Học viện phong thủy ngũ hành) cho rằng, theo truyền thống văn hóa dân gian thì bàn thờ ông Táo thường đặt trong bếp. Nếu nhà nào có bàn thờ ông Táo như vậy thì đặt mâm cỗ tại đây. Còn không có bàn thờ ông Táo riêng, có thể đặt chung với bàn thờ thần linh gia tiên, chứ không nên để ở mâm cỗ ở ngoài ban công, tuyệt đối không được để ở bàn thờ Phật.

Về lễ vật cúng Táo Quân

Tùy theo điều kiện từng gia chủ, thông thường mâm cúng có đầy đủ các lễ mặn, lễ ngọt, bộ đồ quần áo 3 vị Táo Quân và có thêm cá chép.

Một trong những điều đại kỵ mà không ít gia đình vẫn mắc phải là bắt cá chép rán lên để cúng ông Táo. Không chỉ cá chép, tất cả các loại cá khác cũng không thể rán để đưa vào mâm cúng. Mọi người có thể cúng ông Táo bằng cá sống hoặc cá giấy nhưng cá chép giấy không có nhiều ý nghĩa bằng cá chép thật.

Không nên sắm quá nhiều vàng mã

Bên cạnh đó, cần chú ý tránh không nên mua nhiều vàng mã với hy vọng rằng dâng nhiều sẽ được Táo Quân ban nhiều phước lộc, bỏ qua những việc làm xấu trong năm. Điều này không chỉ gây tốn kém tiền của mà còn ảnh hưởng đến môi trường. Thay vì quá tốn kém mua đồ mã để đốt thì hãy dùng số tiền đó để làm việc thiện tạo phước lành sẽ được hưởng nhân quả tốt hơn.

Tham khảo thêm

Văn Khấn Ông Táo Hàng Ngày

Cách cúng ông Táo đơn giản

Theo tục lệ cổ truyền, cứ tới ngày 23 tháng Chạp âm lịch mỗi năm, Táo quân lại bay về trời để báo cáo mọi việc xảy ra trong gia đình 1 năm với Ngọc hoàng, từ đó định đoạt hưng thịnh hay cát hung. Vì thế mà có lễ cúng ông Công, ông Táo về chầu trời bên cạnh các lễ cúng dịp đặc biệt khác.

Nhiều phong tục các miền cho rằng cúng ông Công, ông Táo phải làm xong trước 12h ngày 23 tháng Chạp để ông Táo kịp về trời báo cáo. Tuy nhiên theo truyền thuyết thì đến tối ông Táo mới về chầu trời nên nếu bạn bận công việc thì có thể cúng Táo quân trong ngày 23 hoặc sớm hơn từ ngày 21 đến 23.

Chuẩn bị lễ vật cúng ông Công, ông Táo đơn giản, bạn chỉ cần mua mũ cho 3 vị gồm 2 ông Táo và 1 bà Táo, kèm theo áo và hia cùng màu, vàng mã. Còn mâm cúng có thể cúng đồ chay hoa quả, bánh kẹo hoặc đồ mặn thịt xôi. Nếu ở miền Bắc thì có cá chép vàng cúng cùng, sau đó đọc bài văn khấn, đốt lễ vật và thả cá ra sông/hồ.

Bài cúng ông Công, ông Táo đơn giản nhất Văn khấn cổ truyền Việt Nam là

“Nam mô a di đà Phật!

Nam mô a di đà Phật!

Nam mô a di đà Phật!

Con lạy chín phương Trời, mười phương Chư Phật, Chư Phật mười phương

Con kính lạy Ngài đông trù Tư mệnh Táo phủ Thần quân.

Tín chủ (chúng) con là: ……………

Ngụ tại: …………

Hôm nay, ngày 23 tháng Chạp, tín chủ chúng con thành tâm sắp sửa hương hoa phẩm luật, xiêm hài áo mũ, kính dâng tôn thần. Thắp nén tâm hương tín chủ con thành tâm kính bái.

Chúng con kính mời ngài Đông trù Tư mệnh Táo phủ Thần quân hiển linh trước án hưởng thụ lễ vật.

Cúi xin Tôn thần gia ân xá tội cho mọi lỗi lầm trong năm qua gia chủ chúng con sai phạm.

Xin Tôn thần ban phước lộc, phù hộ toàn gia chúng con, trai gái, già trẻ sức khỏe dồi dào, an khang thịnh vượng, vạn sự tốt lành.

Chúng con lễ bạc tâm thành, kính lễ cầu xin, mong Tôn thần phù hộ độ trì.

Nam mô A di đà Phật!

Nam mô A di đà Phật!

Nam mô A di đà Phật!”.

Văn khấn ông Táo ngày rằm, mùng một

Theo phong tục người Việt Nam thì ngày mùng 1 là ngày sóc, khởi đầu 1 tháng, còn ngày rằm gọi là ngày vọng, khi mặt trời đối xứng với mặt trăng ở cực xa nhất. Lúc này, con người dâng tấm lòng thành cầu nguyện với thần thánh và tổ tiên ông bà được an lành mọi chuyện.

Lúc này, cung bái ông Táo ngày rằm, mùng một sẽ cùng ông bà tổ tiên và các vị thần thánh khác. Lễ vậy chuẩn bị khá đơn giản, với lễ chay (Hương, hoa quả, trầu cau, tiền vàng, nước, rượu) hoặc lễ mặt là các món mặn.

Văn khấn ông Táo ngày rằm, mùng một cùng ông bà tổ tiên và các vị thần thánh như sau:

Đầu tiên cần cúng ông Công trước

“Văn khấn mùng 1 và ngày rằm cúng Thổ Công và các vị Thần

Nam mô A Di Đà Phật!

Nam mô A Di Đà Phật!

Nam mô A Di Đà Phật! (3 lạy)

– Con lạy chín phương Trời, mười Phương Chư Phật, Chư Phật mười phương.

– Con kính lạy Hoàng thiên, Hậu Thổ chư vị Tôn thần.

– Con kính lạy ngài Đông Thần Quân

– Con kính lạy ngài Bản gia thổ địa Long Mạch

– Con kính lạy các ngài Ngũ phương, Ngũ thổ, Phúc đức Tôn thần

– Con kính lạy ngài tiền hậu địa chủ tài thần

– Con kính lạy các Tôn thần cai quản trong khu vực này.

Tín chủ (chúng) con là: …………………………… Ngụ tại: ……………………………… Hôm nay là ngày … tháng … năm … tín chủ con thành tâm sửa biện hương hoa lễ vật, kim ngân trà quả đốt nén hương thơm dâng lên trước án. Chúng con thành tâm kính mời: Ngài Kim Niên đương cai Thái Tuế chí đức Tôn thần, ngài Bản cảnh Thành hoàng Chư vị Đại Vương, ngài Đông trù Tư mệnh Táo phủ Thần quân, ngài Bản gia Thổ Địa. Long Mạch Tôn thần, các ngài Ngũ Phương, Ngũ Thổ, Phúc đức chính thần, các vị Tôn thần cai quản trong khu vực này. Cúi xin các Ngài nghe thấu lời mời thương xót thương tín chủ giáng lâm trước án, chứng giám lòng thành, thụ hưởng lễ vật, phù trì tín chủ chúng con toàn gia an lạc công việc hanh thông. Người người được bình an, lộc tài tăng tiến, tâm đạo mở mang, sở cầu tất ứng, sở nguyện tòng tâm.

Chúng con lễ bạc tâm thành, trước án kính lễ, cúi xin được phù hộ độ trì.

Nam mô A Di Đà Phật!

Nam mô A Di Đà Phật!

Nam mô A Di Đà Phật! (3 lạy)”

Sau đó mới khấn đến gia tiên.

“Văn khấn mùng 1 và ngày rằm cúng gia tiên

Nam mô A Di Đà Phật!

Nam mô A Di Đà Phật!

Nam mô A Di Đà Phật! (3 lạy)

– Con lạy chín phương Trời, mười phương Chư Phật, Chư Phật mười phương.

– Con kính lạy Hoàng thiên Hậu Thổ chư vị Tôn thần.

– Con kính lạy ngài Bản cảnh Thành Hoàng, ngài Bản xứ Thổ địa, ngài Bản gia Táo Quân cùng chư vị Tôn Thần.

– Con kính lạy Tổ tiên, Hiển khảo, Hiển Tỷ, chư vị Hương linh (nếu bố, mẹ còn sống thì thay bằng Tổ Khảo, Tổ Tỷ)

Tín chủ (chúng) con là: ……………… Ngụ tại: ……………………………….. Hôm nay là ngày … gặp tiết … (ngày rằm, mồng một), tín chủ con nhờ ơn đức trời đất, chư vị Tôn thần, cù lao Tiên Tổ, thành tâm sắm lễ, hương, hoa trà quả, thắp nén tâm hương dâng lên trước án. Chúng con kính mời: Bản cảnh Thành hoàng Chư vị Đại Vương, ngài Bản xứ Thần linh Thổ địa, ngài Bản gia Táo quân, Ngũ phương, Long Mạch, Tài thần. Cúi xin các ngài giáng lâm trước án, chứng giám lòng thành thụ hưởng lễ vật. Chúng con kính mời các cụ Tổ Khảo, Tổ Tỷ, chư vị Hương linh gia tiên nội ngoại họ ……… cúi xin thương xót con cháu linh thiêng hiện về, chứng giám tâm thành, thụ hưởng lễ vật.

Tín chủ con lại kính mời các vị Tiền chủ, Hậu chủ ngụ tại nhà này, đồng lâm án tiền, đồng lai hâm hưởng, phù hộ cho gia chúng con luôn luôn mạnh khỏe, mọi sự bình an, vạn sự tốt lành, làm ăn phát tài, gia đình hòa thuận.

Chúng con lễ bạc tâm thành, trước án kính lễ, cúi xin được phù hộ độ trì.

Nam mô A Di Đà Phật!

Nam mô A Di Đà Phật!

Nam mô A Di Đà Phật! (3 lạy)”

Bài cúng ông Táo về nhà mới

Ông Táo là một trong các vị thần thánh trong gia đình, quản lý và định đoạt hưng thịnh nên gia chủ thường rất quan tâm đến vấn đề thờ cúng, trong đó có bàn thờ ông Táo. Nếu gia đình vừa chuyển về nhà mới, xây dựng lên bếp hay bàn thờ cho ông Táo thì mấm cúng về nhà mới cho Ông Táo là điều hết sức cần thiết.

Lúc này, gia chủ sẽ cúng ông Táo cùng lúc với cúng nhập trạch, tùy theo điều kiện kinh tế mà việc chuẩn bị mâm lễ cúng lớn, nhỏ khác nhau. Thường mâm cúng ông Táo về nhà mới có các đồ sau: hoa tươi, trái cây, hương nhang, mâm cỗ mặn.

Đón ông Táo về nhà mới cần sắm: 3 bộ đồ áo mũ (2 nam 1 nữ) cùng vàng mã giấy tiền (sẽ hóa vàng sau khi cúng), cúng ở dưới bếp, đặt bàn thờ ông Táo ở nơi khô ráo, tránh gần nước.

Bài cúng ông Táo về nhà mới như sau:

“Nam mô a di Đà Phật! Nam mô a di Đà Phật! Nam mô a di Đà Phật! Con lạy chín phương trời, mười phương Chư Phật. Chư Phật mười phương, con kính lại ngài Đông trù tư mệnh Táo phủ thần quân. Hôm nay ngày … tháng … năm … Gia đình chúng con mới chuyển (dọn) đến đây là: … (địa chỉ) … Chúng con thành tâm sắm lễ, quả cau lá trầu, hương hoa trà quả. Thắp nén tâm hương tín chủ con thành tâm kính bái, kính mời ngài Đông trù Tư mệnh Táo phủ Thần quân hiển linh trước án hưởng thụ lễ vật. Nhờ hồng phúc tổ tiên, thần linh linh thiêng phù trì, chúng con đã tạo lập được ngôi nhà mới. Nhân chọn được ngày lành tháng tốt, thiết lập án thời, kê giường nhóm lửa, kính lễ khánh hạ. Chúng con lễ bạn tâm thành, kính lễ cầu xin, mong Tôn thần phù hộ độ trì toàn gia chúng con, trai gái, già trẻ sức khỏe dồi dào, an khang thịnh vượng, vạn sự tốt lành. Nam mô a di đà Phật! Nam mô a di đà Phật! Nam mô a di đà Phật!”

Bài Văn Khấn Ông Công Ông Táo Ngày 23 Tháng Chạp Hàng Năm

1. Văn khấn ông Công ông Táo

Nam mô a di đà Phật!

Nam mô a di đà Phật!

Nam mô a di đà Phật!

Con lạy chín phương Trời, mười phương Chư Phật, Chư Phật mười phương Con kính lạy Ngài đông trù Tư mệnh Táo phủ Thần quân. Tín chủ (chúng) con là: …………… Ngụ tại:… Hôm nay, ngày 23 tháng Chạp tín chủ chúng con thành tâm sắp sửa hương hoa phẩm luật, xiêm hài áo mũ, kính dâng tôn thần. Thắp nén tâm hương tín chủ con thành tâm kính bái.

Chúng con kính mời ngài Đông trù Tư mệnh Táo phủ Thần quân hiển linh trước án hưởng thụ lễ vật.

Cúi xin Tôn thần gia ân xá tội cho mọi lỗi lầm trong năm qua gia chủ chúng con sai phạm.

Xin Tôn thần ban phước lộc, phù hộ toàn gia chúng con, trai gái, già trẻ sức khỏe dồi dào, an khang thịnh vượng, vạn sự tốt lành.

Chúng con lễ bạc tâm thành, kính lễ cầu xin, mong Tôn thần phù hộ độ trì.

Nam mô A di đà Phật!

Nam mô A di đà Phật!

Nam mô A di đà Phật!

2. Những điều cần biết xung quanh bài văn khấn ông Công ông Táo

Ý nghĩa của tục lệ cúng Táo Quân

Trong văn hoá truyền thống của dân tộc ta, vị trí của bếp rất quan trọng. Bếp là biểu tượng của một gia đình, thể hiện sự quây quần ấm cúng. Người ta thường có câu “bếp luôn đỏ lửa” để nói về sự đầm ấm, hạnh phúc của một gia đình. Việc cúng Táo quân cũng nhằm bày tỏ sự tri ân với vị thần đã quanh năm lo toan cai quản duy trì nếp sinh hoạt của gia đình, đồng thời nhắc nhở mỗi người có trách nhiệm hơn với gia đình mình.

Thần Táo quân gồm 3 người, 03 táo ông và 01 táo bà. Hàng năm cứ đến ngày 23 tháng chạp (tháng 12 âm lịch), thần Táo quân cưỡi cá chép lên thiên đình để bẩm báo với Ngọc Hoàng mọi việc tốt xấu trong năm của từng người trong gia đình, nên ngày 23 tháng chạp còn gọi là ngày Tết ông Táo.

Theo quan niệm dân gian, cúng ông Công ông Táo phải vào buổi trưa 23 tháng Chạp. Nếu không sắp xếp được thời gian, bạn có thể làm cỗ cúng trước 1-2 ngày.

Lễ cúng ông Công ông Táo thường diễn ra vào buổi sáng, có thể cúng trong khoảng thời gian từ ngày 22 tháng Chạp đến trước 12 giờ (giờ Ngọ) ngày 23 tháng Chạp. Cụ thể có thể cúng trưa, tối ngày 22 tháng Chạp hoặc sáng ngày 23 tháng Chạp.

Sau khi tiễn ông Công ông Táo lên chầu trời, người ta bắt đầu dọn dẹp nhà cửa, lau chùi đồ cúng ông bà tổ tiên, treo tranh, câu đối, và cắm hoa ở những nơi trang trọng để chuẩn bị đón tết.

Sắm lễ cúng ông Công ông Táo

Ngoài ra, tùy theo điều kiện và hoàn cảnh của từng gia đình có sự chuẩn bị các lễ vật khác nhau.

Ngoài lễ vật vàng mã, cá chép, nhiều nơi tại miền Bắc còn cúng xôi chè, thường là chè bà cốt. Khi nấu chè cúng, người ta cố ý để chè vương lên ông đầu rau, thậm chí chủ động bôi chè lên đầu rau để Táo Quân lên Trời tâu bày cho ngọt giọng.

Mũ ông Công ba chiếc: hai mũ ông và một mũ bà. Mũ dành cho các ông Táo thì có hai cánh chuồn, mũ Táo bà thì không có cánh chuồn và 3 con cá làm “ngựa” để Táo quân lên chầu trời.

Các mũ này được trang sức với các gương nhỏ hình tròn lóng lánh và những dây kim tuyến màu sắc sặc sỡ. Để giản tiện, cũng có khi người dân chỉ cúng tượng trưng một cỗ mũ ông Công (có hai cánh chuồn) lại kèm theo một chiếc áo và một đôi hia, tất cả đều bằng giấy bìa. Màu sắc của mũ, áo hay hia thay đổi hàng năm theo ngũ hành: năm hành kim thì dùng màu vàng, năm hành mộc thì dùng màu trắng, năm hành thủy thì dùng màu xanh, năm hành hỏa thì dùng màu đỏ và năm hành thổ thì dùng màu đen.

Quan niệm đây là thời gian nghỉ ngơi, bàn giao của Hành khiển và Táo Quân nên các gia đình cũng dọn dẹp sạch trên bàn thờ trong gia đình, đốt hết chân nhang cũ, lau chùi bát hương để chuẩn bị đón năm mới. Táo Quân được thờ trên bàn thờ riêng cao hơn bàn thờ tổ tiên, trên đó thờ bộ mũ, hia. Sau khi cúng bái, đốt vàng mã, người ta cũng thay ba ông đầu rau trong bếp bằng cách thả xuống ao và thay bộ mới vào bếp, thay bộ mũ trên bàn thờ.

Miền Nam do có sự giao thoa văn hóa giữa các vùng miền nên đồ cúng ông Táo của người miền Nam cũng có sự tương đồng với người miền Bắc. Ngoài những vật phẩm cúng chủ đạo trên, người miền Nam có thêm một đĩa đậu phộng, kẹo vừng đen (kẹo thèo lèo) và một bộ “cò bay, ngựa chạy”.

“Cò bay, ngựa chạy” là hình con cò và con ngựa cắt bằng giấy, không có khung tre cầu kỳ kiểu miền Bắc. Tết Táo Quân trong Nam không có tục trút lư nhang để thay cọng nhang, không mua cá chép thả trong chậu rồi thả sông, không hóa vàng áo mũ thờ, vì không thờ áo mũ.

Một số nơi còn nấu thêm chè xôi hoặc nếu không thì chỉ là mâm trái cây đơn giản.

Nghi thức thả cá phóng sinh

Theo truyền thuyết, cá chép là phương tiện duy nhất có thể đưa Táo Quân về trời. Bởi thế, vào ngày này, các gia đình đều cúng cá chép. Các gia đình thường mua 3 con cá chép thả vào chậu nước đặt cạnh mâm cỗ, sau khi làm lễ xong đem ra sông thả, ngụ ý cá sẽ hóa rồng, vượt vũ môn, làm phương tiện cho Táo Quân cưỡi về trời.

Ngoài ra, trong tâm thức người Việt, “cá vượt Vũ môn” hay “cá chép hóa rồng” còn mang ý nghĩa của sự thăng hoa, biểu tượng của tinh thần vượt khó, sự kiên trì, bền chí chinh phục tri thức để đi tới thành công, biểu trưng cho nhân cách thanh cao tiềm ẩn hoặc hướng đến một kết quả tốt đẹp.

Nên đọc bài văn khấn phóng sinh sau đây khi thả cá chép:

Chúng sanh nay có bấy nhiêu

Lắng tai nghe lấy những lời dạy răn

Các ngươi trước lòng trần tục lắm

Nên đời nay chìm đắm sông mê

Tối tăm chẳng biết làm lành

Gây bao tội ác, lạc vào trầm luân

Do vì đời trước ác tâm

Nên nay chịu quả khổ đau vô cùng

Mang, lông, mai, vẩy, đội sừng

Da trơn, nhám, láng, các loài súc sanh

Do vì ghen ghét, tham sân

Do vì lợi dưỡng hại người làm vui

Do vì gây oán chuốc thù

Do vì hại vật, hại sanh thoả lòng

Do vì chia cách, giam cầm

Do vì đâm thọc chịu bao khổ hình

Cầu xin Phật lực từ bi

Lại nhờ Phật tử mở lòng xót thương

Nay nhờ Tăng chúng hộ trì

Kết duyên Tam bảo thoát vòng khổ đau

Hoặc sanh lên các cõi trời

Hoặc liền thức tỉnh về nơi cõi lành

Hoặc sanh lên được làm người

Biết phân thiện ác, tránh điều lầm mê…..

Chúng sanh Quy y Phật

Chúng sanh Quy y Pháp

Chúng sanh Quy y Tăng….

Úm, ngâm ngâm ngâm (3 lần)

Lưu ý khi cúng ông Công ông Táo

Mâm lễ đặt ngoài trời giữa sân, hoặc nếu ở chung cư thì giữa nhà, mâm lễ đặt ở hướng Nam, nghĩa là ta quay mặt về hướng Nam mà hành lễ.

Sau khi đã chuẩn bị đầy đủ lễ nghi cần thiết thì người lớn nhất trong nhà tắm rửa sạch sẽ, xúc miệng bằng rượu, trước khi làm thủ tục.

Thắp 9 nén nhang, quỳ xuống lễ 9 lễ.

Sau khi cúng xong thì lại kính lễ 9 lần

Lễ xong đi lùi ba bước mới được quay lưng đi

Chờ nhang cháy 1/3 ta đã có thể mang vàng mã đi hoá cho các vị thần. Hoá xong thì gói tro vào một tờ giấy màu đỏ sạch sẽ, rồi mang cá và tro đi thả ở sông, suối, hay hồ nước có dòng chảy lưu thông. Không nên thả ở những hồ nước bẩn, ao tù.

Lưu ý không đốt tiền âm phủ cho các vị thần vì họ là thần tiên, họ không phải là vong hồn người âm.

Văn Khấn Cúng Ông Táo

Bài cúng ông Công ông Táo theo Văn khấn cổ truyền Việt Nam: Nam mô a di đà Phật! Nam mô a di đà Phật!

Con lạy chín phương Trời, mười phương Chư Phật, Chư Phật mười phương

Con kính lạy Ngài đông trù Tư mệnh Táo phủ Thần quân.

Tín chủ (chúng) con là: ……………

Ngụ tại:…………

Hôm nay, ngày 23 tháng Chạp tín chủ chúng con thành tâm sắp sửa hương hoa phẩm luật, xiêm hài áo mũ, kính dâng tôn thần. Thắp nén tâm hương tín chủ con thành tâm kính bái.

Chúng con kính mời ngài Đông trù Tư mệnh Táo phủ Thần quân hiển linh trước án hưởng thụ lễ vật.

Cúi xin Tôn thần gia ân xá tội cho mọi lỗi lầm trong năm qua gia chủ chúng con sai phạm.

Xin Tôn thần ban phước lộc, phù hộ toàn gia chúng con, trai gái, già trẻ sức khỏe dồi dào, an khang thịnh vượng, vạn sự tốt lành.

Chúng con lễ bạc tâm thành, kính lễ cầu xin, mong Tôn thần phù hộ độ trì.

Nam mô A di đà Phật! Nam mô A di đà Phật! Nam mô A di đà Phật!

Bài văn khấn cúng gia tiên rằm tháng 7

Nam Mô A Di Đà Phật! (3 lần)

Kính lạy đức Bản gia Đông trù tư mệnh Táo phủ Thần quân.

Kính lạy chư vị Tổ tiên

Kính lạy chư vị Hương linh nội, ngoại.

Hôm nay là ngày rằm tháng bảy năm …. (Âm lịch)

Tín chủ con là…. cùng toàn gia quyến.

Nhân tiết Trung nguyên động lòng nhớ tới công đức rộng lớn của Tổ tiên, ông bà, cha mẹ đã sinh thành ra chúng con, dạy dỗ chúng con nên người.

Quả là đức cù lao khôn báo, công trời biển khó đền.

Trước linh toạ cúi xin lượng trên thương xót. Linh thiêng giáng lâm chứng giám tấm lòng thành, thụ hưởng lễ vật cùng với kim ngân minh y. Phù hộ độ trì cho con con, cháu cháu được đắc tài, đắc lộc, mọi việc hanh thông, sở cầu như ý, gia đạo hưng long.

Tín chủ lại mời: các vị vong linh y thảo phụ mộc, phảng phất trên đất này, nhân lễ Vu Lan cùng về hâm hưởng.

Kính mong chư vị chấp lễ chấp bái, chấp kêu, chấp cầu.

Đồng lai giám cách.

Kính cẩn dâng lời.

Nam Mô A Di Đà Phật! (3 lần)

Bài văn khấn cúng thần linh rằm tháng 7 

Nam mô A Di Đà Phật (3 lần)

Con lạy chín phương trời, mười phương chư phật, chư phật mười phương.

Con kính lạy Đức Địa Tạng Vương Bồ Tát, Đức Mục Kiền Liên Tôn Giả.

Hôm nay là ngày rằm tháng Bảy…….

Tín chủ chúng con là…..

Ngụ tại…….

Thành tâm sửa biện hương hoa, lễ vật và các thứ cúng dâng, bày lên trước án.

Chúng con thành tâm kính mới ngài Đức Địa Tạng Vương Bồ Tát, Đức Mục Kiền Liên Tôn Giả.

Chúng con thành tâm kính mời ngài Kim Niên Đương cai Thái Tuế chí đức Tôn thần, ngài Bản cảnh Thành hoàng Chư vị Đại Vương, ngài Bản xứ thần linh Thổ địa, ngài Bản gia Táo quân và tất cả các vị thần linh cai quản trong khu vực này.

Cúi xin các ngài giáng lâm án tọa, xét soi chứng giám.

Nay gặp tiết Vu Lan, ngày vong nhân được xá tội. Chúng con đội ơn Tam Bảo, Phật trời phù hộ, thần linh các đấng che chở, công đức lớn lao nay không biết lấy gì đền báo.

Do vậy kính dâng lễ bạc, giãi tỏ lòng thành, nguyện mong nạp thụ. Phù hộ độ trì cho chúng con và cả gia đình luôn mạnh khỏe, già trẻ bình an, một lòng hướng về chính đạo, lộc tài vượng tiến, gia đạo hưng long.

Giãi tấm lòng thành, cúi xin chứng giám!

Nam mô A Di Đà Phật (3 lần).

Văn khấn mùng 5 tháng 5 âm lịch

Thực chất thì tiết Đoan ngọ là vào chính Ngọ (giữa trưa) ngày 5/5 Âm lịch. Vì vậy lễ cúng gia tiên Tết Đoan Ngọ phải từ 11 giờ trưa đến 1 giờ chiều mới đúng. Ngoài ra, tục lệ hái lá thuốc trong tết Đoan ngọ (bắt đầu từ giờ Ngọ – giờ có Dương khí tốt nhất trong năm) để chữa bệnh cũng gần như không còn tồn tại, nhất là ở các gia đình đô thị.Tuy nhiên, mâm cỗ cúng gia tiên cần phong phú, đủ đầy.

Tùy theo phong tục tập quán của từng vùng miền mà đồ cúng lễ có những món khác nhau. Nhưng cơ bản mâm cúng tết Đoan ngọ gồm có:

– Hương, hoa, vàng mã

– Nước

– Rượu nếp (cơm rượu) (xem cách làm rượu nếp tại đây )

– Các loại trái cây như: mận, vải, hồng xiêm, chuối, dưa hấu…

– Bánh ú tro (Xem cách làm bánh ú tro tại đây )

– Thịt vịt (Xem công thức làm các món vịt cho ngày tết Đoan Ngọ tại đây)

– Xôi chè

Rượu nếp (cơm rượu) là món không thể thiếu trong mâm cỗ tết Đoan ngọ.

Tháng 5 có rất nhiều loại trái cây cho mâm cỗ tết Đoan ngọ.

Bài Cúng tết Đoan ngọ

Nam mô a di Đà Phật!

Nam mô a di Đà Phật!

Nam mô a di Đà Phật!

– Con lạy chín phương Trời, mười phương Chư Phật, Chư Phật mười phương.

– Con kính lạy Hoàng thiên Hậu Thổ chư vị Tôn thần.

– Con kính lạy ngài Bản cảnh Thành hoàng, ngài Bản xứ Thổ địa, ngài Bản gia Táo quân cùng chư vị Tôn thần.

– Con kính lạy Tổ tiên, Hiển khảo (cha), Hiển tỷ (mẹ), chư vị Hương linh (nếu bố, mẹ còn sống thì thay bằng Tổ khảo (ông), Tổ tỷ (bà)).

Tín chủ chúng con là: ……………………

Ngụ tại: ……………

Hôm nay là ngày Tết Đoan ngọ, chúng con sửa sang hương đăng, sắm lễ vật, hoa đăng, trà quả dâng lên trước án.

Chúng con kính mời ngài Bản cảnh Thành hoàng, Chư vị Đại Vương, ngài Bản xứ Thần linh Thổ địa, ngài Bản gia Táo quân, Ngũ phương, Long Mạch, Tài thần, cúi xin các Ngài giáng lâm trước án chứng giám lòng thành, thụ hưởng lễ vật.

Chúng con kính mời các cụ Tổ khảo, Tổ tỷ, chư vị Hương linh gia tiên nội ngoại họ…………………, cúi xin các vị thương xót con cháu chứng giám tâm thành thụ hưởng lễ vật.

Tín chủ con lại kính mời các vị Tiền chủ, Hậu chủ tại nhà này, đất này đồng lâm án tiền, đồng lai hâm hưởng, độ cho chúng con thân cung khang thái, bản mệnh bình an. Bốn mùa không hạn ách, tám tiết hưởng bình an thịnh vượng.

Chúng con lễ bạc tâm thành, trước án kính lễ, cúi xin được phù hộ độ trì.

Nam mô a di Đà Phật!

Nam mô a di Đà Phật!

Nam mô a di Đà Phật!

Tết Đoan ngọ hoặc Tết Đoan dương, ngày mùng 5 tháng 5 âm lịch là ngày Tết truyền thống tại một số nước châu Á, trong đó có Việt Nam. Đoan nghĩa là mở đầu, Ngọ là khoảng thời gian từ 11 giờ trưa tới 1 giờ chiều, vì vậy ăn tết Đoan Ngọ là ăn vào buổi trưa.

Ở Việt Nam, ngày Tết Đoan ngọ còn gọi là Tết giết sâu bọ bởi thời tiết tháng 5 nóng nực, côn trùng và sâu bọ sinh sôi nảy nở gây nên nhiều dịch bệnh cho con người và mùa màng, vì vậy người nông dân phải tìm cách tiêu diệt các loài gây hại cho cây bằng các tục trừ trùng phòng bệnh, đồng thời cúng lễ cầu mong một mùa màng bội thu, sức khỏe dồi dào.

Văn khấn lễ mừng thọ ông bà, cha mẹ

Nam mô A Di Đà Phật!

Nam mô A Di Đà Phật!

Nam mô A Di Đà Phật!

Con lạy chín phương Trời, mười phương phật, Chư Phật mười phương.

Hôm nay ngày …..tháng …..năm …..

Tại địa chỉ: số nhà/phường/xã/quận/huyện/tỉnh/thành.

Hậu duệ tôn là: ….. quỳ trước linh vị ….. (đọc linh vị của Thủy Tổ, Tiên Tổ được liệt thờ trong nhà thờ họ)

Kín cẩn lạy tâu rằng:

Cúi nghĩ: tuổi tác tự Trời Phật ban cho,

Hình hài nhờ Tổ Tiên mới có,

Nay:

Tín chủ mừng vui làm lễ thọ,

Yết cáo chư vị Thần Linh,

Kính lạy miếu đường Tiên Tổ,

Xin rộng lòng nhân,

Nguyện vun trồng đức độ,

Mong Sao Ngày tháng mãi bền lâu,

Ước gốc cành thê củng cố,

Tưởng niệm công đức ngày xưa,

Gọi chút hương khói lễ nhỏ,

Ngửng trông chứng giám tấc thành,

Cúi xin phù trì bảo hộ,

Mong Tiên linh khơi rộng mạch Trường sinh,

Cho hậu duệ leo lên thềm Thượng thọ,

Trên Thiên tào tăng niên kỷ lâu dài, như rùa hạc vô cương,

Dưới Hải ốc tươi phúc lộc dồi dào, như suối nguồn bất hủ,

Khấn đầu cúi lạy Thần linh, tiên tổ thượng hưởng!

Nam mô A Di Đà Phật!

Nam mô A Di Đà Phật!

Nam mô A Di Đà Phật!