Top 7 # Văn Khấn Cúng Ông Thần Tài Xem Nhiều Nhất, Mới Nhất 6/2023 # Top Trend | Iseeacademy.com

Bàn Thờ Thần Tài, Ông Địa, Văn Khấn Thần Tài

Cho đến nay vẫn chưa có một tài liệu nào khẳng quyết rõ ràng về lai lịch của hai vị thần này, chỉ biết thần tài là một vị tần tín ngưỡng trong văn hóa Việt Nam và một số nước phương Đông. Theo truyền thuyết, thần tài có tên là Triệu Công Minh, người đời nhà Tần. Ông lánh đời và đi tu tại núi Chung Nam. Về sau tu hành đắc đạo ông được phong làm Chính Nhất Huyền Đàn Nguyên Soái trông coi việc đuổi trừ ôn dịch, cứu bệnh trừ tà. Hơn nữa người bị oan ức đến cầu cứu ông thì được giúp đỡ. Người kinh doanh buôn bán thì cầu cúng ông để được may mắn, đắc lộc.

Người ta thường vẽ ông hình một người mặt đen, râu rậm, tay cầm roi, cưỡi cọp đen. Dân gian còn gọi ông là Tài Bạch Tinh Quân hay Triệu Công Nguyên Soái. Người đời vẽ về ông trên một cái đĩa làm bằng kim loại, để trên bàn thờ để cúng.

Ông địa là ai.

Theo một số nguồn tư liệu trên internet thì ông địa chính là thần Thổ Công ( hay còn được gọi là thổ thần, thổ địa).Thổ Công là một vị thần tín ngưỡng trong văn hóa Á Đông, ông cai quản một vùng đất nào đó. Người ta cho rằng Thổ Công rất thích đùa nghịch với trẻ con và rất thích ăn tỏi. Nếu ai đã từng xem bộ phim “Tây Du Ký” của Trung Quốc thì sẽ thấy Tôn Ngộ Không mỗi khi đi đến đâu muôn biết địa hình, và người cai quản vùng đất đó thì thường đập gậy như ý gọi “Thổ Địa’ lên mà tra

Trong văn hóa người việt Thổ Công là vị thần quan trọng nhất trong nhà vì ” Đất có Thổ Công, sông có Hà Bá”, vị thần này trông coi gia đình, phò hộ cho gia đình bình an, sung túc, mọi họa phúc đêu do thần Thổ Công dự định. Còn thần tài là một vị thần đem lại tài lộc cho mọi người. Vì vậy trong kinh doanh, thương mại, người ta rất quý trọng thờ vị thần này. Bàn thờ của Thần Tài – Ông Địa thường được lập ở góc nhà, xó xỉnh hay góc khuất nào đó trong shop, cửa hàng..chứ không phải nơi cao ráo như bàn thờ tổ tiên ( Chú ý, khi thờ riêng Thổ Công trong nhà người ta đặt ở nơi cao ráo, bát hương đặt chính giữa bàn thờ, mỗi khi cúng lễ đều phải xin phép thổ công trước rồi mới mời tổ tiên về. nhưng khi thờ thổ công đi cùng thần tài thì lại được gọi là ông địa và thờ dưới đất theo quan niệm ” đấp phải trở về đất” và mọi thứ từ đất mà ra. Theo tìm hiểu của chúng tôi thì vẫn chưa tìm thấy điều lý giải rõ ràng về vị trí thờ của vị thần Đất này tại sao lại có 2 vị trí khác nhau và ở mỗi vị trí lại có một tên khác )

Vật cúng Ông địa – Thần Tài

Thông thường cúng Thần Tài – Ông Địa người ta cúng hoa quả, tỏi, chuối xiêm, thuốc lá, cà phê. Người việt còn có cấu ” Lạy ông địa cúng nải chuối” …Bàn thờ thần tài được cúng quanh năm kể cả ngày thường…

Văn khấn Thần Tài

“Nam mô a di đà phật! Nam mô a di đà phật ! Nam mô a đi đà phật!

Con lạy chín phương Trời, mười phương chư Phật, chư Phật mười phương.

Kính lạy ngài Hoàng Thiên Hậu Thổ chư vị Tôn thần

Con kính lạy ngài Đông Trù Tư Mệnh, Táo Phủ Thần Quân

Con kính lạy Thần Tài vị tiền

Con kính lạy các ngài thần linh thổ địa cai quan xứ này

Tín chủ con là ………………………….

Hôm nay ngày…. tháng… năm………

Con chủ thành sửa biện, hương hoa, lễ vật, kim ngân, trà quả và các thứ cúng dâng, bày ra trước án kính mời các ngài Thần tài tiền vị, cúi xin thần tài thương xót tín chủ, giáng lâm trước án, chứng giám lòng thành, thụ hưởng lễ vật phù trì tín chủ chúng con AN NINH KHANG THÁI, vạn sự tốt lành, gia đạo hưng long thịnh vượng, lộc tài tăng tiến, tâm đạo sở mang, sở cầu tất ứng, sở nguyện tòng tâm. Chúng con lễ bạc tâm thành, trước án kính lễ cúi xin được phù hộ độ trì. Nam mô a di đà phật! Nam mô a di đà phật ! Nam mô a đi đà phật!”

Thờ cúng Thần Tài – Ông Địa là tập quán tín vọng, là thành tâm của người xưa, nay cứ thế theo thờ, chủ yếu là thành tâm cầu mong của gia chủ, còn việc linh ứng có không thì tùy ở nơi người tin. Đây là một nét văn hóa chứ không phải là mê tín dị đoan.

Xem các mẫu đỉnh đồng thờ cúng

Nguồn: sưu tầm

Văn Khấn Ông Thần Tài Hàng Ngày

Theo văn hóa truyền thống của người Việt Nam, Thần Tài là một vị thần ban phát tài lộc cho gia đình, nên mỗi khi làm việc gì, nhất là công việc làm ăn hay quyết định hệ trọng, gia đình thường cầu khấn ông Thần Tài. Nhiều gia đình kinh doanh thường khấn Thần Tài mỗi ngày. Vậy văn khấn ông thần tài hàng ngày thế nào, các lễ tiết thủ tục ra sao? Cùng tìm hiểu ngay nhé.

Cúng Thần Tài và bài khấn xin lộc bán hàng

Điển tích xa xưa về việc thờ cúng Thần Tài của người dân Việt, bắt đầu từ 1 lái buôn tên là Âu Minh, khi đi qua hồ Thành Thảo, được Thủy Thần cho 1 cô nô tỳ tên là Như Nguyệt. Âu Minh đưa nàng về nuôi trong nhà, việc làm ăn ngày càng phát đạt, song vào 1 ngày tết, Âu Minh không biết lý do gì đánh Như Nguyệt. Nàng sợ quá chui vào đống rác và biến mất, từ đó Âu Minh làm ăn sa sút thua lỗ, chẳng mấy chốc nghèo xơ xác. Lúc ấy mới biết Như Nguyệt chính là Thần Tài hiện hình.

Từ đó, người ta lập bàn thờ thờ Thần Tài để làm ăn phát đạt, lại có tục kiêng hót rác trong 3 ngày đầu năm. Và việc thờ Thần Tài nơi xó xỉnh cũng bắt nguồn từ đây.

Hầu hết các gia đình làm ăn, kinh doanh, đặc biệt là bán hàng đều có bàn thờ ông Thần Tài nhưng không phải ai cũng biết cách khấn hàng ngày để tài lộc nhiều nhất.

Hàng sáng, sau khi bày biện lễ vật, lau chùi dọn dẹp sạch sẽ bàn thờ, ta sẽ bắt đầu bài cúng ông Thần Tài Thổ Địa.

Đây là bài cúng chung:

“Nam mô A Di đà Phật (lặp lại 3 lần, vái lạy 3 cái).

– Con Kính lạy ngài Hoàng Thiên Hậu Thổ chư vị Tôn thần.

– Con kính lạy ngài Đông Trù Tư mệnh Táo phủ Thần quân.

– Con kính lạy Thần Tài vị tiền.

– Con kính lạy các ngài Thần linh, Thổ địa cai quản trong xứ này.

Tín chủ con tên là: ………………

Tuổi: …………………

Ngụ tại địa chỉ: ………………………………………………

Hôm nay, là ngày … … tháng ……. Năm ……………… (theo âm lịch).

Tín chủ con thành tâm sửa biện, hương hoa, lễ vật, kim ngân, trà quả và các thứ cúng dâng, bầy ra trước án kính mời ngài Thần Tài tiền vị và chư vị tôn Thần.

Cúi xin Thần Tài, Thổ Địa thương xót tín chủ, giáng lâm trước án, chứng giám lòng thành, thụ hưởng lễ vật phù trì tín chủ chúng con: an ninh khang thái, vạn sự tốt lành, gia đạo hưng long thịnh vượng, lộc tài tăng tiến, tâm đạo mở mang, sở cầu tất ứng, sở nguyện tòng tâm (Đoạn này tùy ý gia chủ mong muốn điều gì thì vái xin điều đó).

Chúng con lễ bạc tâm thành, trước án kính lễ cúi xin được phù hộ độ trì.

Nam mô A Di đà Phật (lặp lại 3 lần, vái lạy 3 cái)”

Riêng nếu gia đình bán hàng thì có thể đọc bài khấn riêng sau:

“Hôm nay, ngày… tháng… năm… tín chủ chúng con ngụ tại địa chỉ: …

Chúng con là: Nhất tâm dâng hương hoa lễ vật tinh dầu cung nghinh ngũ phương ngũ thổ tài thần giáng tại linh đàn phù hộ cho công việc được buôn may bán đắt, có tài có lộc, có ngân có xuyến, điều lành thì đến, điều dữ thì đi.

Ghi chú: Ngũ phương ngũ thổ là:

Ngũ phương Ngũ thổ Long Thần: năm vị Thần trấn năm hướng và năm vị Thần đất đai long mạch sắp đặt theo Ngũ Hành gồm: bốn hướng Đông, Tây, Nam, Bắc, và Trung ương.

Năm vị Thần Ngũ phương là: Hoàng đế (Trung ương), Bạch đế (hướng Tây), Hắc đế (hướng Bắc), Thanh đế (hướng Đông), Xích đế (hướng Nam).

Năm vị Ngũ Thổ Long Thần là năm vị Thần long mạch coi về đất đai, bảo hộ cư dân làm ăn sinh sống, gồm:

Thổ Công, làm chủ nền nhà. Thổ Thần, làm chủ khu đất. Thổ Địa, cũng gọi là Môn Khấu Thổ Địa Tiếp Dẫn Tài Thần: Thần Thổ Địa trực ở cổng để tiếp dẫn Thần Tài vào nhà. Thổ Phủ, bảo hộ các kho hàng. Thổ Kỳ, cai quản mặt đất nói chung.”

Lưu ý khi cúng thần tài ông địa

Thần tài là vị thần mang của cải cho mỗi gia đình, đặc biệt là những nhà buôn bán, kinh doanh đều thờ cúng ông Thần Tài ông Địa với mong muốn có được cuộc sống sung túc, dư dả nhiều tiền bạc.

Theo dân gian, cúng thần Tài ông Địa vào ngày mùng 10 hàng tháng, nếu bố trí bát hương thờ Thần Tài và Thổ Địa chung 1 bàn thờ thì dâng lễ cúng hàng ngày hoặc ngày rằm, mùng một.

Bàn thờ cúng Thần Tài và Thổ Địa gồm

Tượng Thần Tài đặt bên trái, tượng Thổ Địa đặt bên phải (có thể là bài vị).

Một bát hương được đặt ở giữa.

Lọ hoa nhỏ đặt bên phải, hoa cúng là hoa cúc, hoa hồng hoặc hoa đồng tiền

Đĩa quả tươi đặt bên phải, cúng 5 loại trái cây khác nhau.

Chén nước, Đèn/nến cùng đãi bày đồ lễ xung quanh.

Bàn thờ Thần Tài và Thổ Địa đặt ở mặt đất chứ không phải vị trí cao như thờ tổ tiên, có vị trí trang nghiêm, thông thoáng, sạch sẽ nhất trong cửa hàng hay ngôi nhà, có ánh sáng tự nhiên thì càng tốt.

Nên đặt sao cho bàn thờ thấy hết được sự ra vào của khách hàng (với của hàng), nếu bàn thờ tối nên thắp thêm đèn cho sáng, có thể đặt chậu cây xanh tốt quanh năm trồng trên đất để tăng linh khí tốt.

Hướng đặt bàn thờ

Hướng bàn thờ Thần Tài – ông Địa có thể chọn 1 trong 2 hướng là cung Thiên Lộc và cung Quý Nhân để công việc kinh doanh của bạn trở nên tốt đẹp.

Nếu bàn thờ Thần Tài hướng cung Thiên Lộc

Cung Thiên Lộc là cung tượng trưng cho công việc thăng tiến, gia sản dồi dào, nhà cửa yên ấm và thịnh vượng. Đặt bàn thờ Thần Tài theo hướng này, bạn và gia đình sẽ có tài năng, kinh doanh giỏi, khéo léo lại tuấn tú giúp công việc làm ăn tiến phát.

Khi chọn hướng Thiên Lộc, cần tránh các hướng có sao Không Vong, Tử hay Tuyệt, hướng xấu này, kinh doanh thất bát, thua thiệt dù làm ra nhiều tài sản cũng nhanh chóng tiêu tan.

Hướng cung Thiên Lộc là hướng Đông Nam.

Nếu bàn thờ Thần Tài hướng cung Quý Nhân

Cung Quý Nhân là cung gia đạo bình an, làm ăn buôn bán may mắn, nhiều quý nhân thân thiết và giúp đỡ. Khi chọn hướng Quý Nhân, cũng nên tránh sao Không Vong, Tử và Tuyệt vì sẽ khiến công việc của bạn khó khăn, giảm hiệu quả, có thể bị tổn thất, thị phi hay kiện cáo.

Hướng cung Quý Nhân là hướng Tây Bắc.

Cần xác định chính xác vị trí các cung, có thể dùng la bàn để định hướng, kết hợp với yếu tố tương hợp cùng tuổi gia chủ.

Một số điều lưu ý khi cúng Thần Tài – Ông địa

Khi cúng Thần Tài – Ông địa và đọc văn khấn, cần thể hiện lòng thành từ tâm của chủ nhà, tùy vào mong muốn, mục đích mà yêu cầu những điều cần thiết.

Thắp hương Thần Tài mỗi ngày có thể vào buổi sáng hoặc chiều tối tầm 6 – 7 giờ, mỗi lần đốt 5 nén nhang.

Hàng tháng cần lau bàn thờ và tắm cho ông Thần Tài một lần, tắm vào nước lá bưởi hoặc nước pha rượu, sử dụng khăn lau sạch sẽ, không dùng việc khác. Có thể tắm cho ông vào ngày 14 Âm lịch.

Tránh chó mèo quậy phá, làm ô uế ở nơi thờ cúng Thần Tài.

Đốt vàng mã ở ngoài, rượu và nước đứng ở cửa tưới vào nhà.

Bánh trái cây sau thụ lộc chỉ dùng cho người trong nhà, không cho người ngoài.

Văn khấn lập bàn thờ Thần tài

Sau khi sắm sửa bàn thờ đầy đủ, việc thỉnh rước tượng Thần Tài, Ông Địa về thờ cúng để mọi việc hành thông, việc kinh doanh buôn bán phát tài phát lộc thì cần có lễ cúng lập bàn thờ.

Đồ lễ cúng gồm:

1 đĩa xôi hoặc bánh chưng;

3 lá trầu + 3 quả cau;

1 khoanh giò hay 3 lạng thịt luộc;

1 chai rượu trắng (1/2 lít);

5 quả trứng gà ta (để sống);

9 bông hồng màu hồng son;

3-5 quả tròn (táo hay lê…);

1 đinh vàng hoa;

1 đĩa gạo mối (không trộn lẫn);

1 bát nước;

5 lễ vàng tiền;

Văn khấn như sau:

“Con Nam Mô A Di Đà Phật (3 lần)

Con lạy chín phương trời, mười phương chư Phật.

Con lạy vua cha Ngọc Hoàng thượng đế.

Con lạy quan …………………. vương hành khiển ……………………. Chi thần …………… tào phán quan.

Con lạy quan Nam tào Bắc đẩu.

Con lạy ông thành hoàng làng, thần hoàng bản thổ.

Con lạy thần linh Táo công vua bếp.

Con lạy hai ông thần Lộc thần Tài.

Con lạy tiền chủ và hậu chủ.

Tại nước Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt nam. Hà nội tỉnh, ……………………. quận, ………………………………….. phường.

Con là ………………………………… phu quân (phu nhân) …………………………………….. cùng đồng gia nhân.

Nhân ngày … tháng… năm …

Chúng con có nén hương bát nước, cơm canh, rượu, vàng tiền, hoa quả để làm lễ lập bàn thờ thần tài.

Con xin kính mời hai vị thần Lộc, thần Tài. Chúng con xin cầu nguyện, ba tháng Hè, chín tháng Đông cầu được ước thấy, cầu điều lành mang đến, điều dữ mang đi, cầu nhân khang vật thịnh.

Xin tiếp tài, tiếp lộc, tiếp ngân, tiếp xuyến, tiếp lộc buôn lộc bán, làm cho gia trạch gia trung bình an khoẻ mạnh.

Con Nam Mô A Di Đà Phật (3 lần).”

Hi vọng với những văn khấn ông thần Tài hàng ngày và thông tin thờ cúng đúng truyền thống và phong thủy trên đây sẽ giúp bạn và gia đình đạt được mong ước của mình.

Văn Khấn Ông Công Ông Táo Ban Thần Tài Chuẩn Nhất

Văn khấn ông Công ông Táo ban thần tài chuẩn nhất

Bài cúng ông Công ông Táo ở cơ quan đúng phong tục

Vàng mã cúng ông Công ông Táo gồm những gì, hướng dẫn sắm lễ đúng phong tục

Tổng hợp bài văn khấn cúng ông Công ông Táo 2020 chuẩn nhất

Văn khấn ông Công ông Táo ban thần tài chuẩn nhất

Ngày 23 tháng Chạp hàng năm, các gia đình đều sắm mâm lễ dâng cúng ông Công ông Táo để cầu mong những điều tốt đẹp nhất đến với gia đình.

Bên cạnh việc chuẩn bị mâm lễ cúng ông Công ông Táo ở ban thờ Thần linh gia tiên, một số gia đình làm kinh doanh còn chuẩn bị thêm lễ cúng ở ban thờ thần tài.

Một số điều kiêng kỵ khi cúng ông Công ông Táo

– Cúng lễ đúng ngày, không để sau 23 tháng Chạp

– Không dâng cúng các món ăn lạ

– Không cầu tài lộc, tình duyên

– Làm lễ cúng Táo quân đúng nơi, đúng chỗ

– Không rán cá chép cúng ông Công ông Táo

Cúng ông Công ông Táo vào lúc nào là đúng?

Theo truyền thống của người Việt, lễ cúng ông Công ông Táo thường được tiến hành vào ngày 23 tháng Chạp.

Tùy vào điều kiện của mỗi gia đình mà thời gian cúng có thể xê dịch trước tầm 1 – 2 ngày (tức ngày 21, 22 âm lịch).

Tuy nhiên, nên làm lễ cúng trước ngày 23 tháng Chạp bởi theo quan niệm dân gian nếu cúng sau 12 giờ trưa ngày 23 thì ông Công ông Táo không thể lên thiên đình báo cáo Ngọc Hoàng được.

Với người miền Nam thì thời điểm cúng Táo Quân đẹp nhất lại là lúc trời nhập nhẹm tối hoặc thời điểm từ 20 – 23 giờ.

Người miền Nam quan niệm rằng, thời điểm cuối ngày khi cả nhà đã nấu nướng xong, không phiền hà đến các Táo nữa thì mới có thể làm lễ tiến Táo về trời.

Gia chủ có thể tiến hành thắp hương xin phép lau dọn ban thờ tổ tiên vào buổi sáng rồi làm mâm cơm cúng buổi chiều.

Mâm cỗ cúng ông Công ông Táo gồm những gì?

Tùy vào từng vùng miền mà các món ăn trên mâm cỗ cúng lại có sự khác biệt.

Thông thường, mâm cỗ cúng ông Công ông Táo gồm:

– Cá chép đỏ: 3 con

– Ba bộ mã (trong đó có hai bộ đàn ông và một bộ đàn bà), hương, hoa, oản, quả, cau trầu.

– Mâm lễ mặn: Gà luộc, xôi hoặc bánh chưng, giò hoặc chả, nem rán, rau củ luộc, canh miến/canh bóng thả, món xào…

* Lưu ý, thông tin trong bài chỉ mang tính tham khảo

Cúng Thần Tài Ông Địa

Cúng thần tài ông Địa – Bài cúng thần tài ông Địa chuẩn nhất. Tham khảo lễ cúng thần tài ông Địa, cách thỉnh bàn thờ ông địa thần tài đầy đủ và chi tiết nhất trên Báo Người Đưa Tin

Theo dân gian, người ta thường chúc: “Vạn sự như ý, phát tài phát lộc” đây là một câu chúc hết sức có văn hóa.Nhưng tôi khẳng định không hề có ngày Thần Tài”, GS. Hoàng Chương cho biết.

Tại cửa hàng vàng bạc Bảo Tín Minh Châu (Cầu Giấy, Hà Nội), 7h sáng lượng khách xếp hàng để chờ mua vàng trong ngày này đã kéo dài khiến giao thông tắc nghẽn.

Trong ngày Thần Tài cũng như ngày thường, nhiều người làm nghề buôn bán thường cúng vị thần này hết sức chu đáo. Nhưng nên cúng Thần Tài vào thời điểm nào để đem lại nhiều may mắn?

Nên mua loại vàng nào ngày Thần Tài 2016 để hút tài lộc? 17-02-2016 Ngày Thần Tài 2016, để cầu tài lộc hiệu quả nhất, bạn nên chọn mua vàng tài lộc vào ngày này.

Hầu hết vào ngày vía Thần Tài (mùng 10 tháng Giêng âm lịch), các gia đình làm kinh doanh đều chuẩn bị mâm cỗ cúng Thần Tài. Tuy nhiên, không phải ai cũng biết chuẩn bị mâm cỗ cúng Thần Tài đầy đủ để t

Tin tức Cúng thần tài ông Địa – Bài văn khấn cúng thần tài mùng 10

4 NÊN trong ngày Thần Tài 2016 để rước vận may tài chính suốt năm 17-02-2016 Nếu trong ngày Thần Tài năm nay, bạn làm những điều sau thì rất có thể may mắn về tài chính sẽ rộng mở với bạn một cách bất ngờ.

Hầu hết những người kinh doanh, buôn bán đều thỉnh thần tài về lập ban thờ trong nhà để thờ cúng. Tuy nhiên, không phải ai cũng biết thỉnh Thần Tài đúng cách.

Trước ngày Thần Tài, người Hà Nội đã chen chúc đi mua vàng 17-02-2016 Từ sáng ngày 16/2 (Mùng 9/1, Âm lịch), đã có rất đông người dân đến các tiệm vàng lớn ở Hà Nội đển mua vàng để cầu may.

“Năm nay, vì giá xăng dầu cũng như lạm phát thế giới không lớn, kinh tế thế giới không phát triển đột phá nên giá vàng không tăng cao”, chuyên gia đánh giá.

Nếu đã lập bàn thờ Thần Tài, Ông Địa với mong muốn vị thần này đem lại tiền tài, giàu sang cho gia chủ thì các gia đình nhất định phải có những vật dụng sau.

13 điều mọi nhà PHẢI BIẾT khi thờ cúng Thần Tài – Ông Địa 13-02-2016 Khi đã lập ban thờ cúng Thần Tài – Ông Địa trong nhà, mọi người đều phải biết những điều sau khi thờ cúng để luôn có lộc suốt năm.

Nhiều người tin rằng, vị trí đặt bàn thờ Thần Tài – Ông địa trong nhà đúng cách và hài hòa có thể mang lại nhiều may mắn trong làm ăn, công việc…

Văn khấn Thần tài Thổ địa được dùng trong các công ty, doanh nghiệp, cửa hàng… để cúng lấy vía Thần tài trong ngày vía Thần Tài, ngày mùng một và ngày rằm hàng tháng.

Với quan niệm mua vàng ngày vía Thần Tài (10/1 âm lịch) sẽ đem lại sự may mắn, làm ăn thuận lợi, tiền bạc rủng rỉnh cho cả năm, nhiều người dân tại Hà Nội đã đổ xô đi mua vàng để cầu may ngay từ ngày 9/1 âm lịch.

Theo quan niệm dân gian, ngày Thần tài tức mùng 10 tháng Giêng âm lịch là ngày đẹp nhất và đem lại nhiều may mắn nhất, đặc biệt với người làm kinh doanh.

Cúng thần tài ông Địa, Bài cúng thần tài