Việc cúng rằm tháng 7 hàng năm chính là cách để xin đại xá cho linh hồn đau khổ ở địa ngục sớm được đầu thai. Tại sao nên cúng rằm tháng 7? Văn khấn cúng bàn thờ thần tài rằm tháng 7 như thế nào ?
Tín ngưỡng cúng rằm tháng 7
Từ thời xa xưa, thì con người sẽ chia thành hai nhóm linh hồn: ba hồn – bảy vía. Trong đó, đàn bà có nhiều hơn đàn ông hai phách. Linh hồn sẽ ở trong thể xác chúng ta. Thep tin ngưỡng thì linh hồn sẽ xuất hiện vào ngày sinh ra đời hay ngày thụ thai.
Trong Phật giáo nói rằng, nếu một người đàn bà tắm trong một thứ nước có chứa hồn hay vấp chân vào một hòn đá chứa hồn của một dị nhân đang chạy trốn thì sẽ mang thai. Trong trường hợp này, sau khi dị nhân nhập hồn vào và sinh ra đời sẽ có luồng ánh sáng rực rỡ kèm theo khí thơm.
Vía là chỉ những linh hồn vật chất và hồn là chỉ các linh hồn tinh thần. Hồn thiêng hơn vía. Do đó, khi còn sống thì hãy tôn trọng lẫn nhau và tránh nói đến hồn của người nào đó.
Hồn thì không gây hại, nhưng vía có thể gây hại. Vía có nhiều mặt khác nhau tùy theo từng cá thể. Có những người vía rất tốt (đem lại điều phúc), ngược lại có người vía lại xấu (thường xuyên gặp nhiều trắc trở trong cuộc sống, công nghiệp và tình cảm).
Phong tục cúng rằm tháng 7 bàn thờ thần tài
Ngày Rằm tháng 7 là một dịp lễ quan trọng đối với nhiều gia đình Việt Nam. Là ngày lễ cúng cô hồn hoặc ngày xá tội vong nhân.
Trong ngày này, mọi gia đình sẽ chuẩn bị mâm cúng đầy đủ nhằm thể hiện lòng thành để dâng lên Đức Phật, gia tiên. Đồng thời phát lộc cho các vong hồn được xá tội. Thường họ sẽ chuẩn bị một mâm cơm chay hoặc chỉ cần cúng mâm trái cây dân lên Thần, Phật rồi thụ lộc tại nhà.
Mâm cúng gia tiên sẽ là mâm cỗ mặn có kèm theo vật dụng dành cho người cõi Âm làm bằng giấy như tiền vàng và đồ vàng mã, nhà cửa, xe cộ, điện thoại, … giống thật để chuyển xuống tổ tiên đang sống trong cõi âm có thể sống đầy đủ giống như người Dương trần.
Với mâm cúng cho cô hồn (chúng sinh) thì gia chủ nên chuẩn bị một mâm lễ vật gồm:
Muối gạo (1 dĩa sẽ được rắc ra sân nhà về bốn phương tám hướng hoặc ra vỉa hè sau khi cúng xong)
Cháo trắng nấu loãng (12 chén nhỏ)
Hoa quả (5 loại 5 mầu)
12 cục đường thẻ
Quần áo chúng sinh với nhiều màu sắc (xanh lam, xanh lá mạ, vàng, hồng…)
Các loại bỏng ngô, bánh, kẹo
Tiền vàng (tiền thật các loại mệnh giá và tiền vàng mã)
Nước: 3 chun (hay 3 ly nhỏ )
3 cây nhang, 2 ngọn nến nhỏ
Tại sao nên cúng rằm tháng 7 trước 15 âm lịch?
Hầu hết các gia đình Việt sẽ cúng rằm tháng 7 từ ngày 2/7 đến trước 12h đêm ngày 14/7 Âm lịch. Lý giải vì sao chúng ta nên làm vậy, điều này đã được chuyên gia phong thủy Lê Thái Bình chia sẻ như sau:
“Qua mùng 1 đến ngày 2/7 – 14/7 (mở cửa dương) là thời điểm mà các vong hồn được du ngoạn trên dương giới (trong Phật giáo). Và ngày này cũng là lúc các vong hồn được xá hết tội lỗi.
Lúc này, Diêm Vương cho phép mở cửa Quỷ Môn Quan để những linh hồn này có thể quay trở lại trần gian và nhận được những lễ lộc và người tràn đã cúng tế. Quan niệm này có từ rất lâu, ông cha ta đã thực hiện như một phong tục không thể bỏ. Do đó, ngày nay không được làm lệch lạc giờ cúng.”
Theo trong Phật giáo thì những vong hồn (có con cháu) nhận được đồ cúng tế trên trần thế vào đúng ngay 15/7 âm lịch hàng năm. Còn những vong hồn cô độc sẽ quay trở lại âm trần vào ngày 14/7.
Văn khấn cúng thần linh tại gia rằm tháng 7 âm lịch bàn thờ thần tài
Việc chuẩn bị mâm lễ vật là rất cần thiết, tuy nhiên gia chủ cung phải biết cách đọc văn khấn sao cho đúng cách để có thể truyền tải hết thông điệp đến Thần, Phật, chúng sinh mà không phạm sai lầm nào. Khấn văn như sau:
Nam mô A Di Đà Phật
Kính lạy: Ngài Bản cảnh Thành hoàng chư vị đại vương, Ngài Kim niên Đương cai Thái tuế Chí đức Tôn thần, ngài Bản gia Táo quân, ngài Bản xứ Thần linh Thổ địa và chư vị thần linh cai quản xứ này.
Hôm nay là ngày rằm tháng 7 năm … (năm hiện tại)
Tín chủ chúng con tên là: … ngụ tại nhà số …, đường …, phường (xã) …, quận (huyện) …, tỉnh (thành phố) … Hôm nay con thành tâm sắm sửa mâm lễ vật, hương hoa và các thứ cúng dâng để bày lên trước án.
Con xin thành tâm kính mời: Ngài Bản cảnh Thành hoàng chư vị đại vương, Ngài Kim niên Đương cai Thái tuế Chí đức Tôn thần, ngài Bản gia Táo quân, ngài Bản xứ Thần linh Thổ địa và chư vị thần linh cai quản xứ này. Cúi xin các ngài giáng lâm án tọa, soi xét chứng giám.
Nhân dịp Lễ Vu Lan, chúng con xin dân hương mong vong nhân được xá tội. Chúng con đội ơn Phật trời phù hộ, Ngài Tam bảo cùng các thần linh đã giúp đỡ và ban phép lành đến cuộc sống chúng con mà không biết lấy gì đền đáp.
Hôm nay, chúng con kính dâng lễ bạc, nguyện xin nạp thọ, bày tỏ lòng thành mong Người phù hộ độ trì cho chúng con cùng với gia đình được bình an, khỏe mạnh hướng về chính đạo, tài lộc tiến tới và gia đạo hưng long.
Giải tấm lòng thành cúi xin chứng giám!
Cách hóa giải vàng mã sau khi cúng rằm tháng 7
Đốt vàng mã sau khi cúng là một điều nên làm. Vãng mã được xem là một loại giấy in những bài kinh văn để siêu độ cho vong linh. Tuy nhiên, với cuộc sống ngày càng hiện đại đã mô phỏng tờ tiền ban đầu thành các vật dụng như điện thoại, máy tính bảng, xe máy, … làm mất đi phần nào ý nghĩa thiêng liêng ấy.
Khi cúng bàn thờ thần tài rằm tháng 7, gia chủ nên mua số lượng giấy tiền vàng bạc nhiều loại vừa đủ. Nhưng hãy ưu tiên loại vàng mã có kinh văn siêu độ vong linh. Hành động đốt vàng mã sẽ thể hiện được sự thành kính, tình cảm của chủ nhà.
Khi hóa vàng thì nên đốt chậm rãi từng tờ, vừa đốt vừa gọi tên người đã mất. Tránh việc hấp tấp mà cố gắng đốt một lần cho xong là thôi, điều này thể hiện sự không thành tâm.
Giấy tiền – vàng bạc thờ cúng cho ai thì phải ghi rõ họ tên, phải dùng từ “đại nạn” thay cho từ “chết” và năm mất. Khi đốt, gia chủ cũng không được dùng lấy một que cây để làm nát hết phần tro. Đặc biệt, gia chủ càng không nên dùng nước dội thẳng vào để dập lửa khi lửa chưa tàn hết.
Cách hóa giải vàng mã sau khi cúng rằm tháng 7.