Top 6 # Văn Khấn Cúng Rằm Tháng Mười Xem Nhiều Nhất, Mới Nhất 6/2023 # Top Trend | Iseeacademy.com

Rằm Tháng Mười, Rằm Hạ Nguyên

Mỗi năm có ba ngày Rằm lớn: Rằm tháng Giêng còn gọi là – Rằm Thượng nguyên (Thượng ngươn); – Rằm tháng Bảy còn gọi là Rằm Trung nguyên (Trung ngươn); – và Rằm tháng Mười còn gọi là Rằm Hạ nguyên (Hạ ngươn).

– Rằm tháng Giêng là ngày Vua Nghiêu ban phước cho nhân sinh, nên còn được gọi là “Thượng Nguyên Tứ Phước Thiên Quân Ðại Ðế Thắng Hội” hay “Thượng Nguyên Thiên Quân Thánh Ðản “hay gọi tắt là: “Thiên Quan Tứ Phước”.

– Rằm tháng Bảy là ngày Vua Thuấn xá tội cho các vong hồn nơi Ðịa phủ , nên còn gọi là “Trung Nguyên Xá Tội Ðịa Quan Ðại Ðế Thắng Hội” hay còn gọi là “Trung Nguyên Ðịa Quan Thánh Ðản”, “Vu Lan Thắng Hội”.

– Rằm tháng Mười là ngày Vua Hạ Vũ giải tai ách cho nhân sinh nên còn gọi là “Hạ Nguyên Giải Ách Thuỷ Quan Ðại Ðế Thắng Hội” hay còn gọi là “Hạ Nguyên Thuỷ Quan Thánh Ðản”, “Tết lúa mới”…

Ca dao có câu:

Rằm tháng Giêng, ai có tiền thì quảy,

Rằm tháng Bảy, kẻ quảy người không,

Rằm tháng Mười, mười người mười quảy

Như vậy, trong ba ngày Rằm, Rằm tháng Mười là ngày mọi người ai cũng đều cúng quảy. Tại sao vậy? Bởi vì, Rằm Hạ nguyên – Rằm tháng Mười còn gọi là Lễ mừng lúa mới, Tết cơm mới là lễ hội quan trọng nhất trong hệ thống các lễ hội cổ truyền của người Việt Nam ở vùng cao. Lễ mừng lúa mới đối với đồng bào dân tộc cũng quan trọng giống như dịp Tết của người Kinh.

Sau khi vụ lúa tháng Tám vừa gặt hái xong, công việc đồng áng cả năm bắt đầu nhẹ nhàng, thư thả. Lúa đã đầy bồ, rơm rạ đã chất thành đống khô ráo, tươm tất. Đông tiết lạnh lẽo mà lại được mùa, có lúa mới, mọi người nghĩ ngay đến ơn nghĩa của trời đất mưa thuận gió hòa, trong năm không bị lụt lội làm hư hại mùa màng; cho nên đến ngày rằm tháng Mười đem những gì đã được hu hoạch, chế tạo thức ăn theo phong tục địa phương tự ngàn xưa như: Xôi, chè, bánh ít, bánh cúng, bánh bột lọc, bánh gạo… cùng với mâm cơm dâng cúng tổ tiên, ông bà, thổ thấn, âm linh, các bác… Ngày rằm tháng Mười được coi như là lễ tạ ơn.

Lễ tạ ơn này là một trong tứ trọng ân của Phật giáo mà đức Phật đã dạy khi Ngài còn tại thế. Sau khi cúng tạ ơn, cả gia đình sum họp quanh bếp lửa hồng của mùa đông giá rét với một bữa cơm đoàn tụ, ấm cúng. Ngày Rằm tháng Mười ai ai cũng đều thu hoạch được thực phẩm trong vụ tháng Tám do đó mọi nhà đều cúng lễ tạ ơn cho nên mới có câu ca dao: “Rằm tháng Mười, mười người mười quảy”.

Còn nói về vua Hạ Vũ là một vị vua huyền thoại cổ đại nổi tiếng với về việc chống lũ, xác lập chế độ cha truyền con nối bằng cách thành lập nhà Hạ và nhân cách đạo đức ngay thẳng của mình. Tên khai sinh của ông là Tự Văn Mệnh thường được gọi là Đại Vũ. Rất ít hồ sơ ghi chép về sự trị vì của ông trong của lịch sử. Bởi vì điều này, phần lớn các thông tin về cuộc sống và triều đại của ông xuất phát từ các câu chuyện truyền miệng và những câu chuyện đó đến từ các vùng khác nhau. Vua Hạ Vũ sau khi băng hà được vinh danh với tên gọi “Đại”. Đạo giáo tôn ông là Thủy Quan Đại Đế, thần đản là ngày Tết Hạ Nguyên.

Ngày nay, ngày rằm tháng Mười, Rằm Hạ nguyên đã trở thành ngày lễ hội mang nhiều giá trị tâm linh đối với người dân Việt. Nhất là đối với phật tử, rằm tháng Mười là dịp để mọi người con Phật hướng tâm tu tập, trên nhờ hồng ân chư Phật mười phương gia hộ, kế đến là tổ tiên ông bà che chở. Nhưng quan trọng hơn hết là mỗi người phải biết kết nối truyền thống gia đình trong ý nghĩa tri ân và báo ân.

Văn Cúng Rằm Tháng Mười “Tết Hạ Nguyên” (Tết Cơm Mới)

Cùng đoàn kết, đồng lòng, chung tay, góp sức, tương thân, tương ái phòng chống, đẩy lùi đại dịch Corona Covid – 19

CHÚC MỪNG NĂM MỚI! CHÚC QUÝ KHÁCH MỘT MÙA GIÁNG SINH AN LÀNH MỘT NĂM MỚI HẠNH PHÚC!

Nam mô A Di Đà Phật! Nam mô Bổn Sư Thích Ca Mâu Ni Phật! Nam mô Quan Thế Âm Bồ Tát! Nam mô Đại Nguyện Địa Tạng Vương Bồ Tát!

Nam mô Thanh Tịnh Đại Hải Chúng Bồ Tát! Nam mô Đạo Tràng Pháp Hội Thượng Phật Bồ Tát!

Con xin kính lạy Chư Phật, Chư Bồ Tát Ba Đời khắp Mười Phương, các Vị A La Hán, các Vị Thánh Tăng, các Vị Hộ Pháp!

Con xin kính lạy Hoàng Thiên Hậu Thổ Chư Vị Tôn Thần, các Chư Vị Gia Thần, ngài Bản Cảnh Thành Hoàng, các Chư Vị Thần Linh, Thánh Linh, Thần Linh Chủ Quản, Ngài Bản xứ Thổ Công, Thổ Địa, Ngài Bản gia Đông Trù Tư Mệnh Định Phúc Táo Phủ Thần Quân, Thái Tuế Minh Thần, cùng Chư Vị Tôn Thần và các Chư Hương Linh – Vong Linh trong khuôn viên bổn xứ.

Con xin kính lạy các Chư Vị, các Chư Hương Linh Cửu Huyền Thất Tổ Nội – Ngoại Hai Bên gia đình của vợ chồng con cái chúng con – những thành viên tham gia pháp cúng hôm nay!

Hôm nay, ngày 26 tháng 11 năm 2015 (nhằm ngày Rằm tháng Mười, năm Ất Mùi (tức ngày Bính Ngọ, tháng Đinh Hợi, năm Ất Mùi);

Tại: …………………………………………………………………..; Chúng con, gồm: Con, tên là: ………………………….; sanh ngày: …../…../………; Tại: ……….; Hiện ở tại: ……………………………………………………………..;

Và: …….. của con: Tên là: …………………..; sanh ngày: …../…../………; Tại: ……….; Hiện ở tại: ……………………………………………………………..;

Chúng con lòng thành, dâng lên lễ vật hiến cúng nhằm kính cáo về việc: Hôm nay là ngày Rằm tháng Mười là ngày Tết Hạ Nguyên, Tết Cơm Mới, chúng con thành tâm sắm lễ, hương hoa trà quả, nấu cơm gạo mới; Thiết nghĩ: Cây cao bóng mát/Quả tốt hương bay/Công tài bồi xưa những ai tạo/Của quý hóa nay con cháu hưởng/Ơn Trời Đất Phật Tiên, Chư Vị Tôn Thần/Sau nhờ ơn Tổ Tiên gây dựng, kể công tân khổ biết là bao/Đến nay con cháu dồi dào, hưởng miếng trân cam/Nay nhân mùa gặt hái/Gánh nếp tẻ đầu mùa/Nghĩ đến Ơn Xưa/Cày bừa vun xới /Sửa nồi cơm mới/Kính cẩn dâng lên/Thường Tiên nếm trước/Mong nhờ Tổ Phước/Hoà cốc phong đăng/Thóc lúa thêm tăng/Hoa màu tươi mới/Làm ăn tiến tới/Con cháu được nhờ/Lễ tuy đơn sơ/Tỏ lòng thành kính! Chúng con kính mời ngài Bản Cảnh Thành Hoàng Chư Vị Đại Vương, ngài Bản Xứ Thần Linh Thổ Địa, ngài Bản Gia Táo Quân, Ngũ Phương Tài Thần, Long Mạch, Tài Thần, các Chư Vị Tôn Thần. Cúi xin các ngài giáng lâm trước án chứng giám lòng thành thụ hưởng lễ vật. Chúng con mời các Chư Vị Tổ Tiên Ông Bà Gia Tiên Tiền Tổ Nội – Ngoại chúng con, cúi xin thương xót con cháu, linh thiêng hiện về chứng giám, tâm thành thụ hưởng lễ vật. Chúng con lễ bạc tâm thành, trước án kính lễ!

Hôm nay nhân ngày giờ lành, tháng tốt, chúng con kính dâng lễ tạ kính mong các Ngài chứng minh cho chúng con; Chúng con chí thành hướng tâm tu tập, trên nhờ Ân Đức Chư Phật Mười Phương gia hộ, Thánh – Thần độ trì cho Tổ Tiên Ông Bà Gia Tiên Tiền Tổ Nội – Ngoại chúng con.

Con xin nương nhờ nơi oai lực của lời thần chú “Om Ma Ni Pad Mê Hum” và “Om A Hum”, kính mong Chư Phật, Chư Bồ Tát ban phước gia trì cho chúng con, Gia Tiên chúng con, cho những thành viên tham gia pháp cúng và cho những lễ vật được dâng cúng này, sẽ trở thành các món Pháp Thực Cam Lồ, biến hóa nhiều như Núi Tu Di, Ngon Hơn và Thanh Tịnh Hơn; để những ai Tham Dự, Chiêm Bái, Lễ Bái, Thọ Nhận những món Pháp Thực trong Pháp Cúng này đều nhận được Chủng Tử Như Lai, hướng đến Giác Ngộ Giải Thoát của Đạo Bồ Đề, thoát khỏi Vòng Lưu Chuyển Sanh Tử Luân Hồi; được ban phước gia trì thần lực, tịnh hóa nghiệp chướng, chướng duyên nhiều đời nhiều kiếp cho tất cả những thành viên tham dự Nghi Pháp Lễ hôm nay và cho cuộc đất này, cho Bổn Xứ này, không gian này, địa điểm này mãi mãi về sau; Xin các Ngài gieo nhân lành, duyên lành, và Chủng Tử Như Lai cho các thành viên trong gia đình, Tổ Tiên chúng con, thôn xóm của chúng con và cho các Chư Vị đang hiện diện, cư trú trong khu vực, trong bổn xứ này!;

Con xin kính mời các Ngài chứng giám lòng thành, thụ hưởng lễ vật.

Kính mong Chư Phật, Chư Bồ Tát, các Thánh Tăng, các A La Hán, các Hộ Pháp!; Và kính mong các Chư Vị Gia Thần, các Chư Vị, Chư Hương Linh gia hộ, độ trì, giúp cho các thành viên trong gia đình chúng con, các cộng sự, hàng xóm láng giềng: Mạnh khỏe, Bình an, Hạnh phúc; May Mắn, Cát Tường, Phúc Lộc Thọ Trường, Khang Ninh Thịnh Vượng, được giảm/giải mọi nghiệp chướng, chướng duyên và bệnh tật; Đoàn kết, Thương yêu, Hỗ trợ giúp đỡ lẫn nhau hướng đến mục tiêu phát triển và một cuộc sống chất lượng, được tịnh hóa nghiệp chướng, chướng duyên, được trợ duyên để vượt qua chướng ngại, sống có ích, giúp ích cho chính mình, cho gia đình và xã hội.

Giúp cho các thành viên trong gia đình chúng con: Mạnh khỏe, Bình an, Hạnh phúc; Đoàn kết, Thương yêu, Hỗ trợ giúp đỡ lẫn nhau hướng đến mục tiêu phát triển và một cuộc sống chất lượng.

Nam mô A Di Đà Phật! (03 lần).

Nam mô Bổn Sư Thích Ca Mâu Ni Phật! (03 lần).

Con xin Sám Hối, Hồi hướng và Chú Nguyện cho Sự Giác Ngộ Giải Thoát và Vãng Sanh Cực Lạc, Sự Tịnh Hóa Nghiệp Chướng, Chướng Duyên Nhiều Đời Nhiều Kiếp cho các: Chư Vị Gia Thần, Chư Vị Thành Hoàng, các Chư Vị Thần Linh, Ngài Thổ Công, Thổ Địa và các Chư Vị, Chư Hương Linh – Vong Linh – Vong Nhơn trong khuôn viên bổn xứ; các Chư vị, các Chư Hương Linh, Vong Linh, Vong Nhơn Cửu Huyền Thất Tổ Nội – Ngoại của chúng con!

Chúng con trẻ người, non dạ, sự hiểu biết về thế giới tâm linh còn hạn chế nên có phạm phải lỗi lầm gì thì kính mong Bề Trên thương tình lượng thứ cho chúng con.

Chúng con lòng thành kính Cẩn Cáo và Lễ Tạ!

Nam mô A Di Đà Phật! (03 lần)

Om Ma Ni Pad Me Hum! (x lần).

Om A Hum! (x lần)

Namo Tassa Bhagavato Arahato Sammāsambuddhassa! (x lần) (Nammô TaSa BaGaWaTo ARaHatTo SamMa SamButTaSa!).

Kính Chúc Quý Vị Hạnh Phúc, Mạnh Khỏe và Thành Công!

Thiên Phú (www.vnfortune.com)

Ghi Chú: Nếu lễ này cúng vào ngày Mồng Mười (10.10) thì gọi là Tết Trùng Thập.

‘ PHÁP BẢO “THẦN CHÚ GIẢI THOÁT” THÔNG QUA SỰ NHÌN THẤY, SỰ ĐI BÊN DƯỚI VÀ SỰ TRÌ TỤNG ‘

Văn Khấn Ông Hoàng Mười : Những Bài Văn Khấn Tại Đền Ông Hoàng Mười

Trang chủ

Phong Tục

Ngoài ra còn các bài khấn tấu xin tài lộc, sức khỏe, công danh… chi tiết dành cho các Thanh Đồng khi đến lễ tại đền ông Mười.

Cùng tham khảo

I. Bài văn khấn ông Hoàng Mười thông dụng

Đây là 2 bài văn khấn thông dụng dành cho du khách khi về lễ tại đền hoặc ban thờ của Ông.

1. Bài văn khấn ông Mười thông dụng số 1

Con lạy chín phương trời, mười phương Chư phật, Chư phật mười phương

Con lạy đức Vua cha Ngọc Hoàng Thượng Đế

Con lạy Tam Toà Thánh Mẫu

Con lạy Tam phủ Công Đồng, Tứ phủ Vạn linh

Con lạy Tứ phủ Khâm sai

Con lạy Chầu bà Thủ Mệnh

Con lạy Tứ phủ Đức Thánh Hoàng

Con lạy Tứ phủ Đức Thánh Cô

Con lạy Tứ phủ Đức Thánh Cậu

Con lạy cộng đồng các Giá, các Quan, mười tám cửa rừng, mười hai cửa bể.

Con lạy quan Chầu gia.

Hương tử con là: …………………………………….

Tuổi: ………………….

Cùng đồng gia đại tiểu đẳng, nam nữ tử tôn Ngụ tại: …………………………………………….

Hôm nay là ngày…… tháng…… năm………………(Âm lịch).

Tín chủ con về Đền…………… thành tâm kính lễ, xin Chúa phù hộ độ trì cho gia đình chúng con sức khoẻ dồi dào, phúc thọ khang ninh, cầu tài đắc tài, cầu lộc đắc lộc, cầu bình an đắc bình an, vạn sự hanh thông, gặp nhiều may mắn.

Phục duy cẩn cáo!

2. Bài văn khấn ông Mười thông dụng số 2

Nam mô a di đà Phật ( 3 lần)

Con lậy chín phương trời, con lạy mười phương đất, con lạy chư phật mười phương.

Con lậy toàn thể chư phật, chư tiên, chư thánh.

Con lậy Quan Hoàng Mười tối linh.

Đệ tử con là:

Ngụ tại: …

Hôm nay là ngày …tháng ….năm… Chúng con về đây có chút hương hoa, oản quả, lễ mặn hoặc chay ( có lễ gì kêu lễ đó) xin dâng lên các chư tiên, chư thánh để cảm tạ ơn đức của các ngài đã phù hộ, độ trì cho chúng con suốt thời gian qua. Thời gian vừa qua, được sự lưu tâm, độ trì của các ngài mà công việc hanh thông, vẹn tròn. Đệ tử chúng con xin cảm tạ các .

Hôm nay, chúng con đến đây với tất cả lòng thành kinh, xin các ngài phù hộ, độ trì cho chúng con các việc sau: ( xin việc gì thì nói cụ thể).

Con xin đa tạ Quan Hoàng Mười tối linh và toàn thể các chư tiên, chư thánh.

Nam mô a di đà Phật ( 3 lần).

II Các bài văn khấn ông Hoàn Mười đầy đủ cho thanh đồng

1. Bài văn khấn xin ông Mười tài lộc

Đệ tử con muôn trung bách Bái, chân con quỳ, tay con chắp, miệng con tấu đức Hoàng Mười trong tỉnh Nghệ An.

Long vân khánh hội, cát nhật đương thời, kỳ thi khánh tiệc, khánh đại giai kỳ.

Nay nhất tâm tưởng vạn tâm cầu, nhất tâm cửa Phật, thật tâm cửa Thánh con đến cửa quan Hoàng. Con lễ bạc lòng thành, trước ngài chứng tâm, ngài chứng lễ. Sau thời ngài ân xá, phúc xá, đại xá con đói cơm thèm lộc, đói lộc xin ngân. Để rồi năm phương ngài tiếp lộc mười phương ngài tiếp tài.

Trên ngài gia hộ, dưới ngài độ ngài thương. Ngài mở cung tài – ngài khai cung lộc. Ngài cho con xin đồng ngân, đồng xuyến, đồng tiền, đồng lương, giọt dầu, nén nhang…..để con trước lo việc tiên cung, tiên thánh – sau thời con gánh việc trần gian. Ngài cho con có đồng ra, đồng vào. Cầu con có con, cầu của có của. Mùa xuân có lộc, thu đông có tài. Khách gần mang đến, khách xa mang về.

Lộc Hoàng lát đường đi không hết. Con nhất tâm tưởng vạn tâm cầu xin Hoàng. Hoàng ngoảnh mặt đi chúng con dại – Hoàng ngoảnh mặt lại chúc con khôn để rồi Hoàng cho xin lộc rơi, lộc vãi để có thêm đồng tiền, bát gạo. Để qua kỳ đói, khỏi kỳ nạn cho đẹp bằng người cho tươi bằng của. Con chí thiết lòng thành, không dám tham lam.

Chỉ xin quan ban quốc dư, lộc tài mà không dám đơn sai.

A di đà phật lạy hoàng !

2. Bài văn khấn xin công danh tại đền Ông Hoàng Mười

Con lạy quan Hoàng Mười – trấn thủ đất Nghệ An

Hôm nay ngày lành tháng tốt, ngày tốt tháng đẹp. Ngày đại cát giờ đại an con đầu làm ngai hai vai làm trượng, Bắc ghế ông ngồi làm ngôi thánh ông ngự. Ngài về chứng đền chứng phủ, chứng đủ lô nhang, trên ngài tấu đế đình, dưới ông hạ trình thoải phủ.

Hoàng cho con thời học ăn, học nói, học bói, học soi sau thời con có công danh, sự nghiệp, có của làm ra – cửa nhà làm nên, vẹn thời phê bút – mà phút thời phê danh cho con lấy tiếng cho thánh, lấy danh, lấy diện cho trần.

Hôm nay con tâm thành lễ bạc, con tâm có của không, con giàu một bó, con khó một nén, giàu làm hẹp, kém làm đơn. Một nén cũng có mà một bó cũng thơm. Con lại mang miệng về tâu, con cúi đầu vọng bái. Con đói cơm thèm lộc đói phúc mà thèm tài. Đói cơm cha, thèm sữa mẹ.

Việc âm chưa tường mà việc dương chưa tỏ. Nay Hoàng phê chữ đỏ, ông bỏ chữ đen. Hoàng ấn ngón tay, Hoàng xoay ngòi bút. Quyền của Hoàng, phép của Hoàng, gia bản nằm trong tay Hoàng để rồi ngài thương cho danh cho diện, cho quyền cho phép.

Để con công danh thăng tiến, công việc được thăng quan, thăng cấp, thăng phẩm, thăng hàm. Ngài cầm cân nảy mực, đặt bút chư phê rõ ràng. Để rồi phúc đó mà quý nhân phù trợ, mà số đó thì được bạn hiền bạn tốt giúp đỡ. Cho gặp thầy, gặp bạn, gặp vạn sự lành. Gặp ông có nhân – gặp bà có đức. Nắn nở chở che, cho con nở cành xanh lá.

Trăm tội ông xá, vạn tội ông thương ông chỉ đường dẫn lối để thuyền trôi một bến nước chảy xuôi dòng. Sông sâu bến ấy mà đáo lai thọ trường cũng là con ông. Nước sông lam chưa bao giờ cạn, lời của Hoàng chẳng dám đơn sai.

A di đà phật con kêu thấu tấu nổi lạy hoàng. Để rồi phúc đó lại là gần hơn !

3. Bài khấn xin Hoàng Mười sức khỏe

A di đà Phật, đầu năm chí giữa, nửa năm chí cuối, xuân hạ thu đông, tứ thời bát tiết, tháng thuấn, ngày nghiêu.

Lại nhất tâm mưa không quản, nắng không nề, đường xa bái ngái, tập bè kết phúc, tập phúc kết duyên đứng trước án tiền kêu cầu phật tiền, tiên, thánh, thần.

Nay con có đăng trà quả thực, lễ mọn tâm thành đến lễ bái cửa hoàng để rồi ba mươi mồng một hội rằm người thương. Hoàng cho con già được mạnh khoẻ – trẻ đặng bình an. Bách bệnh tiêu tan vạn bệnh tiêu tán cho sức khỏe con được tốt để trên lo việc thánh – dưới gánh việc trần.

Hoàng chẳng thiếu chi phép hoàng chẳng hẹp chi quyền, ngài khoá âm dạy dương, bồi hơi tiếp sức để cho đầu con được tinh tấn, thông minh, cho ngôn từ xúc tích, ý nghĩ chuyên sâu. Xin Hoàng cho con được sáng hai con mắt chặt hai đầu gối. Hoàng cho thuốc tiên tẩy hết bụi trần thanh cao rồi lại mười thanh cao.

Hoàng cho con trước làm sao thì sau thời gia đình con cũng vậy. Để rồi điều lành mang lại điều dại mang đi, sổ sinh lại mở – sổ tử không phê. Mọi chốn bốn bề nương nhờ phật thánh, đình thần tam tứ phủ. Nay trên con đường phụng sự việc thánh thần – trần gian, con cũng tạo nên vô số, vô biên, vô lượng, công đức, lỗi lầm….nay con lầm biết lỗi, biết tội mà đến cửa cha cửa mẹ kêu cầu vọng bái để một lời không xảy bảy lời không dám đơn sai.

Để rồi nương bóng hoàng sẽ được bình an, tai qua nạn khỏi. A di đà phật nay xin hoàng xá u, xá mê, xá lầm, xá lối, xá tội trần gian cho con biết đường mất lội biết lối mà về, cho đi đúng đường mà tu đúng đạo.

4. Bài văn khấn ông Hoàng Mười xin buôn bán

Ngày nay đói cơm thèm lộc, đói phúc thèm tài.

Nay nương nhờ cửa cha, cửa mẫu cho chúng con xin lộc buôn, lộc bán, lộc vào, lộc ra. Cho con buôn may, bán đắt, buôn chín bán mười, buôn tươi bán tốt. Của một đồng, công một nén, một vốn bốn lời để thuận lòng khách đến, vừa lòng khách đi. Cho khách gần mang đến, khách xa mang về.

Để rồi xin bề trên Phật Thánh soi xét cho người thương, cho giàu cửa hàng cho sang cửa ngõ. Buôn có bạn, bán có phường. Hàng hoá, tàu xe đi đường thượng lộ bình an, xuôi thuyền kịp bến. Cửa hàng, công việc còn nhỏ nay ơn trên ban lộc cho tiểu thành đại, cho ít thành nhiều, được khang trang, sạch sẽ, mát mẻ, hanh thông. Mở hàng có khách đến, tỏ lời khách thương để có thêm ngân thêm xuyến mà trang trải cuộc sống gia đình.

A di Đà Phật.

Văn Khấn Bài Cúng Tại Đền Ông Hoàng Mười

Văn khấn bài cúng tại đền ông Hoàng Mười

Khi đi lễ đền ông Hoàng Mười thì bất kỳ bạn nào cũng cần đến Văn khấn bài cúng tại đền ông Hoàng Mười đúng chuẩn để cầu tài lộc và bình an. Đền ông Hoàng Mười tọa lạc tại Huyện Hưng Nguyên – Nghệ An. Hãy cùng https://datxoiche.com tìm hiểu Văn khấn bài cúng tại đền ông Hoàng Mười. Kinh nghiệm đi lễ ông hoàng mười. lời văn ông hoàng mười. đi lễ ông hoàng mười cần chuẩn bị gì. văn khấn ở đền ông hoàng mười. sắm lễ cúng ông hoàng mười. bài khấn đi lễ đền ông hoàng mười. lễ tạ ông hoàng mười

Văn khấn đền ông hoàng mười, bài văn khấn ông hoàng mười, văn khấn khi đi đền ông hoàng mười

Đền ông Hoàng Mười là một trong những di tích lịch sử của dân tộc ta. Đền nằm tại tỉnh Nghệ An. Hằng năm du khách thập phương đến nơi đây rất đông và nó dẫn trở thành địa điểm tâm linh nổi tiếng.

Du khách đến đây để cầu mong những điều tốt đẹp cho bản thân mình và những người yêu thương. Vì vậy khi đến đây bạn cần chuẩn bị văn khấn đền ông hoàng mười.

Trong bài viết này chúng tôi sẽ chỉ cho các bạn những bài văn khấn ông hoàng mười hay nhất..

Khi đi đền thì văn khấn đi đền ông Hoàng Mười phải được chuẩn bị chu đáo và đọc một cách thành tâm nhất. Dựa trên kiến thức phong thủy cơ bản thì bài văn khấn khi đi đền ông Hoàng Mười dưới đây là bài chuẩn nhất.

Văn khấn bài cúng tại đền ông Hoàng Mười

Khi thỉnh Ông Mười, văn hay hát rằng:

Ông Mười trấn thủ Nghệ An Về huyện Thiên Bản làm quan Phủ Dày Hay nói về tài đức của ông cũng có đoạn (cả trong hát văn và những câu hò xứ Nghệ): “Gươm thiêng chống đất chỉ trời Đánh Đông dẹp Bắc việc ngoài binh nhung Hai vai nặng gánh cương thường Sông Lam sóng cả buồm giương một chèo” “Đất Nghệ An anh hùng hào kiệt Tiếng Ông Mười lẫm liệt ngàn xưa Cung gươm lên ngựa đề cờ Ra tay gìn giữ cõi bờ Việt Nam” “Chí anh hùng ra tay cứu nước Đi tới đâu giặc bước lui ngay Việt Nam ghi chép sử dày Cung cao điện ngọc đêm ngày khói nhang” “Năm cửa ô tới Đô Thành Nam Đàn, Nghi Lộc nức danh Ông Mười” Rồi có cả đoạn thơ hát khi Ông Hoàng Mười “tái đáo Thiên Thai”: “Hoa đào rơi rắc lối Thiên Thai Suối tiễn oanh đưa luống ngậm ngùi Ngõ hạnh suối đào xa cách mãi Nghìn năm thơ thẩn bóng trăng soi Đá mòn rêu nhạt nước chảy hoa trôi Ước cũ duyên xưa có thế thôi” Hay khi dâng ông miếng trầu têm, văn thường hát: “Đất lề quê thói Nghệ An Miếng trầu cau đậu dâng Quan Hoàng Mười” Và có cả khi văn tấu điệu hò Nghệ Tĩnh để ông vỗ gối ban thưởng: “Muối đã mặn ba năm còn mặn Gừng đã cay chín tháng vẫn cay Ghế ông tình nặng nghĩa dày Xa xôi đến mấy, ra đây ngự đồng” “Xứ Nghệ vui nhất Chợ Vinh Đẹp nhất Bến Thủy, anh linh Ông Mười”

Văn khấn ban Công Đồng thường dùng

– Con lạy chín phương trời, mười phương Chư phật, Chư phật mười phương – Con lạy đức Vua cha Ngọc Hoàng Thượng Đế – Con lạy Tam Toà Thánh Mẫu – Con lạy Tam phủ Công Đồng, Tứ phủ Vạn linh – Con lạy Tứ phủ Khâm sai – Con lạy Chầu bà Thủ Mệnh – Con lạy Tứ phủ Đức Thánh Hoàng – Con lạy Tứ phủ Đức Thánh Cô – Con lạy Tứ phủ Đức Thánh Cậu – Con lạy cộng đồng các Giá, các Quan, mười tám cửa rừng, mười hai cửa bể. – Con lạy quan Chầu gia. Hương tử con là:…………………………………….Tuổi………………….. Cùng đồng gia đại tiểu đẳng, nam nữ tử tôn Ngụ tại:………………………………………………………. Hôm nay là ngày…… tháng…… năm………………(Âm lịch). Tín chủ con về Đền…………… thành tâm kính lễ, xin Chúa phù hộ độ trì cho gia đình chúng con sức khoẻ dồi dào, phúc thọ khang ninh, cầu tài đắc tài, cầu lộc đắc lộc, cầu bình an đắc bình an, vạn sự hanh thông, gặp nhiều may mắn. Phục duy cẩn cáo!

Những chú ý khi đến đề ông Hoàng Mười

Xem tử vi chính xác nhất cho thấy rằng khi đọc văn khấn lễ ông Hoàng Mười cần sự thỉnh cầu thành tâm mới có hiểu quả. Ngoài ra bạn cần phải chú ý tới những điểm sau đấy:

+ Cầu gì khi đi đền ông Hoàng Mười

Trong quan niệm dân gian thì quan Hoàng Mười là vị thánh chuyên ban phát lộc về đường công danh sự nghiệp. Chính vì thế, những ai cũng muốn đến xin lộc ông vào mỗi dịp đầu năm về sự nghiệp thì đây là nơi không thể bỏ qua. Đó cũng là lý do khiến những ngôi đền thờ ông Hoàng Mười trên đất nước luôn tấp nập du khác.

Bên cạnh đó Ông Hoàng Mười thường độ cho các con nhang đệ tử về khoẻ mạnh, học hành, công việc, công danh, bình an. Đặc biệt là cầu công danh sự nghiệp thăng tiến, thuận lợi, phát tài phát lộc, mọi việc suôn sẻ.

+ Thời gian nên đi đền ông Hoàng Mười

Thời gian nên đi lễ ông Hoàng mười thích hợp nhất là sau giao thừa. Sau giao thừa bạn có thể đến lễ bất cứ lúc nào. Và mùa cáo điểm của du khách khi đến đền ông Hoàng Mười là hết tháng 3 âm lịch và lại tiếp tục cao điểm vào tháng 10 âm lịch.

+ Lễ vật khi đến đền ông Hoàng Mười

Lễ vật khi đến đền ông Hoàng Mười cần có đủ mặn ngọt:

1 mâm xôi, gà, 1 chai rượu (5 chén), 1 chai nước, tiền dương, nén nhang.

1 mâm sớ điệp, cau, trầu, tiền quan, tiền dương.

1 mâm vàng quan màu vàng 5 dây

1. Mâm 1 dây vàng trắng, 1 chai rượu, 5 chén rượu, tiền vàng, nén nhang, tiền dương, 1 đĩa muối, 1 đĩa gạo, 5 quả trứng vịt (đã rửa sạch), 1 bó hoa để ban thờ Quan Ngũ Hổ).

1 mâm hoa, quả, cau, trầu, tiền dương, chai nước…

Đi đền ông Hoàng Mười cầu gì

Theo quan niệm của giới hầu đồng thì quan Hoàng Mười là vị thánh chuyên ban lộc cho phát về công danh sự nghiệp. Chính vì thế, ai cũng muốn đến xin lộc ông vào mỗi dịp đầu năm. Đó cũng là lý do khiến những ngôi đền thờ ông Hoàng Mười luôn tấp nập du khách vào mỗi dịp đầu xuân.

Lễ hội ông Hoàng Mười

Phần lễ:

Sáng 14/3 âm lịch: Lễ yết cáo

Tối 14/3 âm lịch: Lễ đại tế

Sáng 15/3 âm lịch: Lễ dâng hương

Tối 15/3 âm lịch: Lễ yết cáo

Tối 09/10 âm lịch: Lễ đại tế

Sáng 10/10 âm lịch: Lễ tưởng niệm, dâng hương

Tối 10/10 âm lịch: Lễ tạ

Phần hội:

Chiều 14/3 và chiều ngày 9/10 âm lịch: rước sắc từ nhà thờ họ Nguyễn ra đền.

Chiều 15/3 và chiều ngày 10/10 âm lịch: hát chầu văn, thi chọi gà, đánh cờ người.

Sáng 16/3 và chiều ngày 11/10 âm lịch: rước sắc bằng thuyền từ đền về nhà thờ họ Nguyễn tại làng Xuân Am.

Trên đây là những bài văn khấn lễ tại đền ông Hoàng Mười mà bạn nên biết. Nếu bạn mong muốn thành công trong sự nghiệp thì đây là một địa chỉ không thể bỏ qua. Và khi đến cầu nguyện tài đền ông Hoàng Mười cần chuẩn bị lễ vật cần thiết nhé và quan trọng là sự thành tâm của bạn.

Xin chân thành cảm ơn bạn đọc đã quan tâm Văn khấn bài cúng tại đền ông Hoàng Mười