Top 12 # Văn Khấn Cúng Sáng Mùng 1 Tết Xem Nhiều Nhất, Mới Nhất 6/2023 # Top Trend | Iseeacademy.com

Văn Khấn Sáng Mùng 1 Tết Kỷ Hợi 2022

Văn khấn thần linh trong nhà:

Nam mô a di Đà Phật! (3 lần)

– Con lạy chín phương Trời, mười phương Chư Phật, Chư Phật mười phương.

– Con kính lạy Đức Đương Lai hạ sinh Di Lặc Tôn Phật.

– Con kính lạy Phật Trời, Hoàng Thiên Hậu Thổ.

– Con kính lạy Chư vị Tôn Thần.

Tín chủ (chúng) con là …………………………..

Ngụ tại ……………………………………….

Hôm nay là ngày mồng 1 tháng Giêng năm Kỷ Hợi, nhằm ngày Tết Nguyên Đán đầu xuân, giải trừ gió đông lạnh lẽo, hung nghiệt tiêu tan, đón mừng Nguyên Đán xuân thiên, mưa móc thấm nhuần, muôn vật tưng bừng đổi mới. Nơi nơi lễ tiết, chốn chốn tường trình.

Nhân ngày năm mới, tin chủ con sắm sửa hương hoa, cơm canh lễ vật bày ra trước án, dâng cúng Thiên Địa Tôn Thần. Cúi xin đức Tôn thần, giáng lâm trước án, chứng giám lòng thành thụ hưởng lễ vật. Nguyện cho gia chủ chúng con mọi người sức khỏe dồi dào, an khang thịnh vượng. Mong ơn Đương cảnh Thành hoàng, đội đức Tôn thần bản xứ phù hộ độ trì cho gia chủ năm tới tấn tài tấn lộc, gặp nhiều may mắn, tai qua nạn khỏi. Đầu năm chí giữa, nửa năm chí cuối, sự nghiệp hanh thông, sở cầu như ý, sở nguyện lòng tâm.

Chúng con lễ bạc tâm thành, trước án kính lễ, cúi xin chứng giám, phù hộ độ trì.

Nam mô a di Đà Phật! (3 lần)

Văn khấn tổ tiên:

Nam mô a di Đà Phật! (3 lần)

– Con lạy chín phương Trời, mười phương Chư Phật, Chư Phật mười phương.

– Con kính lạy Đức Đương Lai hạ sinh Di Lặc Tôn Phật.

Con kính lạy Các cụ Tổ Khảo, Tổ Tỷ, Bá Thúc Huynh Đệ, đường thượng Tiên linh và các hương hồn nội tộc, ngoại tộc họ…………………

Tín chủ (chúng) con là: ……………………………

Ngụ tại:…………………………………………….

Nay theo tuế luật, âm dương vận hành tới tuần Nguyên đán, đầu xuân năm mới, con cháu tưởng nhớ ân đức Tổ tiên như trời cao biển rộng. Hôm nay, ngày mùng Một tháng Giêng năm Kỷ Hợi, tín chủ con cùng toàn thể con cháu trong nhà sửa sang lễ vật, hương hoa nước quả, thắp nén hương thơm, thành kính dâng trước án.

Tín chủ con có lời kính mời các cụ Cao tằng Tổ khảo, Cao tằng Tổ tỷ, bá thúc đệ huynh, cô di tỷ muội, nam nữ tử tôn nội ngoại, cúi xin các vị thương xót con cháu, linh thiêng giáng về linh sàng, phù hộ độ trì con cháu, năm mới an khang, mọi bề thuận lợi, sự nghiệp hanh thông, bốn mùa không hạn ách nào xâm hại, tám tiết có điềm lành tiếp ứng.

Tín chủ con lại mời các vị vong linh, tiền chủ, hậu chủ ở trong đất này cùng về hâm hưởng, xin ban cho sức khỏe dồi dào, vạn sự tốt lành.

Chúng con lễ bạc tâm thành, trước án kính lễ, cúi xin chứng giám, phù hộ độ trì.

Nam mô a di Đà Phật! (3 lần)

Thanh Huyền

Bài Văn Khấn Thần Tài Sáng Mùng 1 Tết

Xin giới thiệu bài văn khấn cúng Thần Tài vào sáng mùng 1 Tết nguyên đán để cầu mong một năm mới nhiều tài lộc may mắn.

Nam mô a di Đà Phật! (3 lần)

Con lạy chín phương Trời, mười phương Chư Phật, Chư phật mười phương.

Kính lạy ngài Hoàng Thiên Hậu Thổ chư vị Tôn thần.Con kính lạy ngày Đông Trù Tư mệnh Táo phủ Thần quân.

Con kính lạy Thần tài vị tiền. Con kính lạy các ngài Thần linh, Thổ địa cai quản trong xứ này.

Tín chủ con là (Tên của bạn hoặc người chủ gia đình ) Ngụ tại (Chi tiết địa chỉ nhà của bạn).

Hôm nay là ngày mồng 1 tháng Giêng năm Mậu Tuất, nhằm ngày Tết Nguyên Đán đầu xuân, giải trừ gió đông lạnh lẽo, hung nghiệt tiêu tan, đón mừng Nguyên Đán xuân thiên, mưa móc thấm nhuần, muôn vật tưng bừng đổi mới. Nơi nơi lễ tiết, chốn chốn tường trình.

Nhân ngày năm mới, tín chủ con sắm sửa hương hoa, cơm canh lễ vật bày ra trước án, dâng cúng Thần Tài, cúi xin đức tôn thần, giáng lâm trước án, chứng giám lòng thành thụ hưởng lễ vật. Nguyện cho gia chủ chúng con mọi người sức khỏe dồi dào, an khang thịnh vượng.

Mong ơn Đương cảnh Thành hoàng, đội đức Tôn thần bản xứ phù hộ độ trì cho gia chủ năm tới tấn tài tấn lộc, gặp nhiều may mắn, tai qua nạn khỏi. Đầu năm chí giữa, nửa năm chí cuối, sự nghiệp hanh thông, sở cầu như ý, sở nguyện lòng tâm.

Chúng con lễ bạc tâm thành, trước án kính lễ, cúi xin chứng giám, phù hộ độ trì.

Nam mô a di Đà Phật! (3 lần).

theo VTC News

Văn Khấn Sáng Mùng 1 Tết Nguyên Đán 2022 Theo Dân Gian

Theo truyền thống của người Việt, sau bữa cơm cúng Giao thừa để tiễn năm cũ, đón năm mới với nhiều điều tốt đẹp, sáng mùng 1 Tết các gia đình người Việt đều chuẩn bị bữa cơm cúng trang trọng.

Chiều 30 Tết có lễ cúng tất niên, tức là cúng trình với ông bà, tổ tiên năm cũ đã hết. Đêm 30 cúng giao thừa, thời điểm chuyển tiếp năm cũ sang năm mới. Sáng mùng 1 Tết là cúng tết Nguyên đán, nghĩa là cúng sáng sớm của một ngày đầu năm. Chiều mùng 1 Tết cúng Tịch điện, tức là cúng cơm chiều. Ngày mùng 2 Tết có 2 lễ cúng, buổi sáng cúng mời tổ tiên gọi là Chiêu điện, buổi chiều cúng Tịch điện. Ngày mùng 3 là ngày cuối của Tết, nên cúng Tạ Ông vải, với ý nghĩa 4 ngày Tết đã đầy đủ.

Theo phong tục, người ta gọi bữa cơm cúng sáng mùng 1 Tết là cúng Nguyên đán, tức là cúng sáng sớm của một ngày đầu năm.

Trong cả 3 ngày Tết (mùng 1,2,3), việc làm lễ cúng cơ bản được thực hiện giống nhau. Bài văn khấn mùng 1 Tết thường bao hàm đầy đủ nội dung về quốc hiệu dân tộc, rồi đến năm, tháng và ngày âm lịch theo phong tục truyền thống.

Văn khấn tổ tiên ngày mùng 1 Tết (theo Văn khấn cổ truyền Việt Nam – NXB Văn hóa Thông tin)

Nam mô A Di Đà Phật (3 lần, 3 lạy)

Con lạy chín phương trời, mười phương chư Phật, chư Phật mười phương

Con kính lạy Đức Đương Lai Hạ Sanh Di Lặc Tôn Phật

Con kính lạy các cụ Tổ khảo, Tổ tỷ, bá thúc huynh đệ, đường thượng tiên linh, và các hương hồn nội tộc, ngoại tộc.

Hôm nay là ngày mồng 1 tháng Giêng năm ……, chúng con là:…… hiện cư ngụ tại số nhà ……, ấp/ khu phố ….., xã/phường …………, quận/huyện ………, tỉnh/thành …………

Nay theo tuế luật, âm dương vận hành tới tuần Nguyên đán, mồng một đầu xuân, mưa móc thấm nhuần, đón mừng năm mới.

Con cháu tưởng niệm ân đức tổ tiên như trời cao biển rộng, khôn đem tấc cỏ báo đáp ba xuân.

Do đó, chúng con cùng toàn thể con cháu trong nhà sửa sang lễ vật, oản quả hương hoa kính dâng trước án.

Kính mời các cụ Cao tằng Tổ khảo, Cao tằng Tổ tỷ, bá thúc đệ huynh, cô di tỷ muội, nam nữ tử tôn nội ngoại, cúi xin thương xót con cháu, linh thiêng giáng về linh sàng, phù hộ độ trì con cháu, năm mới an khang, mọi bề thuận lợi, sự nghiệp hanh thông, bốn mùa không hạn ách nào xâm hại, tám tiết có điềm lành tiếp ứng.

Tín chủ chúng con đồng tâm kính mời các vị vong linh, tiền chủ, hậu chủ ở trong đất này cùng về hâm hưởng, phù hộ cho chúng con được bách sự như ý, vạn sự cát tường.

Chúng con lễ bạc tâm thành, trước án kính lễ, cúi xin chứng giám phù hộ độ trì.

Nam mô A-di-đà Phật (3 lần, 3 lạy)

Văn khấn thần linh trong nhà mùng 1 Tết

Nam mô A Di Đà Phật (3 lần)

Con lạy chín phương trời, mười phương chư Phật, chư Phật mười phương

Con kính lạy Đức Đương Lai hạ sinh Di Lặc Tôn Phật.

Con kính lạy Phật trời, Hoàng Thiên Hậu Thổ.

Con kính lạy chư vị Tôn Thần.

Hôm nay là ngày mồng 1 tháng Giêng, nhằm ngày Tết Nguyên đán đầu xuân, giải trừ gió đông lạnh lẽo, hung nghiệt tiêu tan, đón mừng Nguyên Đán xuân thiên, mưa móc thấm nhuần, muôn vật tưng bừng đổi mới.

Nơi nơi lễ tiết, chốn chốn tường trình.

Tín chủ con là ………………………………………………………

Ngụ tại ……………………………………………………………

Nhân tiết minh niên sắm sửa hương hoa, cơm canh lễ vật bày ra trước án, dâng cúng Thiên Địa Tôn Thần.

Thiết nghĩ tôn thần hào khí sáng loà, ân đức rộng lớn. Ngôi cao vạn trượng uy nghi, vị chính mười phương biến hiện. Lòng thành vừa khởi, tôn đức cảm thông.

Cúi xin giáng lâm trước án, chứng giám lòng thành thụ hưởng lễ vật.

Nguyện cho chúng con mọi người hoan hỷ vinh xương, con cháu cát tường khang kiện.

Mong ơn Đương Cảnh Thành Hoàng, đội đức tôn thần bản xứ. Hộ trì tín chủ, gia lộc gia ân, xá quá trừ tai. Đầu năm chí giữa, nửa năm chí cuối, sự nghiệp hanh thông, sở cầu như ý.

Chúng con lòng thành kính lễ, cúi xin chư vi tôn thần chứng giam phù hộ độ trì.

Nam mô A-di-đà Phật (3 lần, 3 lạy)

Bài cúng khác theo Tập văn cúng gia tiên (Nhà XB Văn hoá Dân tộc ấn hành)

Hôm nay ngày….

Tức năm thứ năm mươi… Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam

Tại: Thôn… xã… huyện… tỉnh….

Tín chủ là:…… cùng toàn gia kính bái.

Nay nhân ngày lễ Nguyên đán.

Kính cẩn sắm một lễ gồm….

Gọi là lễ mọn lòng thành, kính dâng lên:

Đông trù Tư mệnh Táo phủ thần quân, bản gia tiên sư, bản viên thổ công, liệt vị tôn thần.

Trước linh vị của:

Hiển:

Hiển:

Hiển:

Và các vị tổ bá, tổ thúc, tổ cô, cùng các vong linh phụng thờ theo tiên tổ.

Kính cẩn thưa rằng:

Nay theo tuế luật

Mồng Một đầu xuân

Mưa móc thấm nhuần

Đón mừng Nguyên đán

Cháu con tưởng niệm

Nội ngoại tổ tiên

Kính cẩn dâng lên

Lễ nghi vật phẩm

Cúi xin chứng giám

Biểu lộ lòng thành

Thỉnh cáo tổ tiên linh

Cùng về âm hưởng

Tôn linh tại thượng

Phù hộ độ trì

Năm mới mọi bề

Yên vui khang thái

Cẩn cáo!

*Lưu ý: Đối với bàn thờ chung cho cả gia thần và gia tiên thì khấn gia thần trước, gia tiên sau. Nếu thờ gia thần ở bàn thờ riêng thì tách riêng ra hoặc thắp hương trước, rồi khấn chung một lượt ở gian chính thờ gia tiên.

Minh Tuệ

Bài Văn Khấn Sáng Mùng 1 Tết Đầy Đủ Mang Tài Lộc Cho Gia Đình

Giống với các nước Châu Á, người Việt có truyền thống đón Tết Nguyên Đán theo Âm lịch mặt trăng. Đây được xem là một nét đẹp trong văn hóa tín ngưỡng tâm linh được người Việt truyền lại qua nhiều đời. Vào ngày Tết người Việt thường trí nhà cửa sạch sẽ, long trọng, mua sắm đồ mới, bánh kẹo và làm các món ăn truyền thống. Vào sáng mùng 1 đầu năm các gia đình sẽ làm mâm cúng dâng lên tổ tiên và chư vị thần linh. Tại bài viết sau đây cửa hàng gốm sứ đại việt sẽ cung cấp bài văn khấn sáng mùng 1 Tết đúng chuẩn mang đến tài lộc cho gia đình đến quý vị và các bạn.

Nghi thức cúng mùng 1 Tết trong văn hóa tín ngưỡng của người Việt

Nếu là một người Việt Nam hoặc đang học tập, công tác cũng như tìm hiểu về văn hóa Việt bạn chắc chắn không thể không biết về Tết Nguyên Đán. Đây là Tết lớn nhất, long trọng nhất trong năm của người Việt. Đây cũng là dịp lễ mà tất cả mọi người từ học sinh, sinh viên, công-nhân viên được nghỉ nhiều nhất. Tết Nguyên Đán tại Việt Nam thường diễn ra từ ngày 23/12 tháng Chạp hay Tết Ông Công-Ông Táo đến tận ngày mùng 10 tháng Giêng sang năm. Tuy nhiên ngày Tết chính thường chỉ diễn ra từ ngày 30/12 năm cũ đến mùng 4 tháng 1 năm mới.

So với các nước trên thế giới ngày Tết ở Việt Nam đặc biệt hơn bởi chúng diễn ra theo Âm lịch (lịch mặt trăng). Vào những ngày này khắp các con phố, vùng miền trên tổ quốc đều rực rỡ sắc màu với vô vàn những hình ảnh thân thương gợi nhớ về kí ức ngày tết như: Đèn lồng, hoa đào, hoa mai, quất cảnh, mứt tết, hạt dưa, bánh chưng xanh, giò, nem,… Cũng chính vì vậy mà người Việt đặc biệt yêu thích ngày Tết, đây cũng là dịp để mọi người gặp gỡ, đoàn tụ, sum vầy bên nhau. Đối với một số người đây còn là thời gian để nghỉ ngơi sau một năm dài phấn đấu và nỗ lực.

Người Việt có truyền thống sáng mùng 1 đầu năm tất cả các thành viên trong gia đình phải tụ họp lại một nơi làm mâm cơm dâng lên ông bà tổ tiên. Đây chính là cách người Việt thể hiện lòng thành kính, sự biết ơn và tưởng nhớ đến người đã khuất và gia tiên, thần linh. Không những thế nghi thức cúng mùng 1 Tết còn nhằm giáo dục con cháu đời sau về đạo lý sống hiếu kính, uống nước nhớ nguồn. Bên cạnh đó ông bà ta còn quan niệm mùng 1 Tết chính là ngày khởi đầu cho cả năm. Để năm mới vạn sự như ý, mọi việc, mọi chuyện, mọi người đều bình an gia chủ sẽ làm mâm cơm dâng lên gia tiên để cầu xin đấng bề trên phù hộ.

Lễ cúng mùng 1 Tết khá quan trọng, thông thường mâm cơm cúng mùng 1 sẽ bao gồm tất cả các món ăn ngày Tết trong gia đình. Phái nữ trong nhà sẽ tất bật chuẩn bị bữa cơm cúng mùng 1 từ sáng sớm với các món ăn quen thuộc như: Bánh chưng, xôi gà, giò, canh măng mọc, dưa hành muối, nem rán, rau xào, cá kho, thịt nấu đông,… Sau đó gia chủ trong nhà sẽ bày biện mâm cỗ trên bàn thờ gia tiên thắp hương, vái lạy và khẩn cầu những điều may mắn, những mong ước trong năm mới. Đợi đến khi hương tàn gia chủ sẽ hạ mâm cỗ cúng xuống để tất cả các thành viên trong gia đình hưởng lộc.

Những lễ vật và món ăn trên mâm cỗ cúng mùng 1 Tết

Đối với người Việt Tết Nguyên Đán là tết lớn nhất trong năm nên các món ăn phải chuẩn bị tươm tất và đầy đủ. Người Việt thường chuẩn bị các món ăn gắn liền với truyền thống thờ cúng ngày Tết. Đây cũng là nét đặc sắc trong ẩm thực ngày Tết của người Việt, tùy từng vùng miền mà các món ăn sẽ có sự thay đổi, biến tấu, tuy nhiên tựu chung lại vẫn là các món ăn quen thuộc như: Bánh chưng, bánh tét, giò, nem, dưa hành,…

Vào ngày Tết tất cả các gia đình Việt dù giàu sang hay bình dân đều cố gắng chuẩn bị mâm cỗ và bày biện các lễ vật trên bàn thờ tươm tất nhất. Chẳng thế mà trong thơ ca có câu ” Chẳng giàu thì nghèo, ngày 30 Tết thịt treo trong nhà”. Thông thường bàn thờ gia tiên vào ngày Tết sẽ được bày biện từ ngày 27 đến 30 sao cho tươm tất và hoàn hảo nhất. Lễ vật trên bàn thờ ngày Tết được chia ra thành lễ vật chay đặt cố định và cỗ mặn được thay đổi theo từng ngày. Cụ thể:

Lễ vật chay trên bàn thờ ngày Tết thường có các thứ sau đây: Hai bình hoa lớn đặt hai bên, thường là hoa cúc hoặc hoa hồng, hoa lay ơn, hoa cát tường,… Mâm ngũ quả, người Miền Bắc thường chọn các quả như chuối, bưởi, quýt, táo, thanh long,… Người Miền Nam thường chọn mâm ngũ quả theo tiêu chí “cầu-vừa-đủ-tiêu-xài” với các loại quả như mãng cầu, dừa non, đu đủ, ớt và xoài. Ngoài ra trên bàn thờ thường có thêm một cặp dưa hấu đặt hai bên, bánh kẹo, mứt, nước ngọt, bia, rượu, nước, nến, nhang,… các loại. Một số gia đình còn trưng thêm cành mai, cành đào ở hai bên lục bình lớn cạnh bàn thờ.

Về mâm cỗ mặn sẽ được thay đổi theo thực đơn hàng ngày cũng như văn hóa tại các vùng miền. Trước đây vào ngày tết các gia đình sẽ dâng lên mâm cúng mặn 3 lần trong ngày vào các thời điểm sáng-trưa-chiều. Tuy nhiên ngày nay mâm cúng mặn thường được dâng lên 2 lần hoặc chỉ cần 1 lần trong ngày. Các món ăn đặc trưng trong mâm cỗ mặn ngày Tết của người miền Bắc thường có: Cơm trắng, bánh chưng, xôi gấc, gà luộc, thịt nấu đông, giò xào, giò lụa, nem rán, canh măng, cá trắm kho,…. Mâm cơm cúng ngày Tết của người miền Nam thường có các món như: Bánh Tét, xôi gà, thịt kho tàu, canh khổ hoa, giò tai, nem rán, cá kho tộ,…

Sau khi chuẩn bị xong mâm lễ cúng mùng 1 gia chủ trong nhà sẽ tiến hành khấn vái, mời ông bà tổ tiên, chư vị Thần-Phật dùng bữa và báo cáo và cầu xin tổ tiên ông bà. Gia chủ trước khi thực hiện vái lạy nên ăn mặc chỉnh tề, lịch sự, rửa tay sạch sẽ, đầu tóc gọn gàng. Thắp hương sau đó vái 3 lạy, thành tâm cầu khẩn để đấng bề trên chứng giám. Các gia chủ trước khi thực hiện nghi lễ nên đọc thuộc hoặc đọc trước nhiều lần bài văn khấn tránh ngắc ngứ.

Mẫu bài văn khấn bàn thờ gia tiên sáng mùng 1 Tết

Mẫu bài văn khấn cúng bàn thờ Thần linh sáng mùng 1 Tết

Cửa hàng gốm sứ Bát Tràng chính hãng – Gốm Đại Việt

Qua bài viết trên chúng tôi đã giới thiệu đến quý vị và các bạn bài văn khấn sáng mùng 1 Tết đầy đủ chính xác đơn giản dễ làm nhất, chúc quý vị có một cái Tết thật đầm ấm Gốm Đại Việt tự hào là một trong những cơ sở sản xuất và cung cấp gốm Bát Tràng chính hãng hàng đầu tại Việt Nam. Với mong muốn lan tỏa các giá trị truyền thống đến tất cả mọi người Gốm Đại Việt hiện đang sản xuất các sản phẩm gốm sứ theo các bước thủ công của người Bát Tràng xưa. Cơ sở của chúng tôi cung cấp các sản phẩm như: Đồ thờ cúng, đồ trang trí, vật phẩm phong thủy, vật dụng trong gia đình, quà tặng gốm sứ,… Bát Tràng. Với kinh nghiệm nhiều đời sản xuất gốm cùng đội ngũ nghệ nhân gốm lành nghề, Gốm Đại Việt chắc chắn sẽ làm hài lòng quý khách hàng. Bất cứ khi nào quý vị và các bạn cần mua các sản phẩm gốm sứ Bát Tràng đều có thể liên hệ đến với chúng tôi