Top 11 # Van Khan Cung Sao Giai Han Thuy Dieu Xem Nhiều Nhất, Mới Nhất 6/2023 # Top Trend | Iseeacademy.com

Dang So Cau An Cung Sao Giai Han

Tiền mất tật mang

Cúng sao giải hạn Tai nạn vẫn tới Thiền môn chân chánh Dạy người thực hành Tu tâm dưỡng tánh Theo bát chánh đạo Việc ác không làm Nên làm việc thiện Giữ tâm thanh tịnh Như chư Phật dạy

* * *

Trong đời sống này,

dù đông hay tây,

Việt Tàu Phi Ấn,

Anh Pháp Mỹ Nga,

hễ là người ta,

không hề phân biệt,

dù nam hay nữ,

biết chữ hoặc không,

tông môn giáo phái,

tín đồ tu sĩ,

bác sĩ luật sư,

xuất xứ ngành nghề,

trẻ già bé lớn,

thường dân quan chức,

học thức ít nhiều,

không điều riêng tư,

da trắng da đen

da vàng da đỏ,

không bỏ một ai,

thảy đều thường gặp:

những chuyện may rũi,

chuyện được chuyện mất

chuyện hên chuyện xui,

chuyện vui chuyện buồn

luôn luôn thay đổi,

trong mỗi phút giây,

lúc được tán thán,

khi bị phỉ báng,

nhiều khi chán ngán,

cái cảnh tình đời,

lúc được lên voi,

khi bị xuống chó,

không ai thèm ngó,

vợ bỏ con chê,

lúc được lên hương,

khi bị lọt mương,

hết đường chạy chọt,

lúc được hiển vinh,

khi bị tủi nhục,

ở tù rục xương,

lúc được sung sướng,

khi bị khổ đau,

không sao kể xiết.

Những lúc vui sướng,

cuộc đời lên hương,

chỉ biết thụ hưởng,

phủ phê hỉ hả,

không nhớ gì cả.

Nhưng khi quá khổ,

chịu đựng không thấu,

tranh đấu đảo điên,

khổ nạn liên miên,

bấy giờ mới nhớ,

đến chuyện cầu nguyện,

khấn vái thần linh,

van xin bồ tát,

khẩn cầu thượng đế,

ban cho phép lành,

dành cho phép lạ,

hy vọng cầu may,

đổi thay vận mệnh.

Bởi vậy cho nên,

mỗi dịp đầu năm,

sau tết nguyên đán,

mùng tám tháng giêng,

người ta thường hay,

chạy ngay vào chùa,

nhân mùa thượng ngươn,

dâng sớ cầu an,

cúng sao giải hạn,

cầu cho nạn khỏi,

cầu cho tai qua,

cầu cho toàn gia,

bình an vô sự,

kể từ đầu năm,

chí những cuối năm.

Sẵn dịp trăng rằm,

cầu luôn đủ thứ:

nào được buôn may,

gặp hên bán đắt,

một vốn bốn lời,

nhất bổn vạn lợi,

không đợi kiếp sau,

kiếp này trúng số,

con cháu đỗ đạt,

tiền bạc như nước,

sắm xe tậu nhà,

tha hồ sung sướng.

Các chuyện cầu nguyện,

van xin cầu khẩn,

khấn vái như vậy,

có thực hay không,

có được gì không?

Người thì nói có,

hễ cầu thì được,

linh ứng vô cùng,

nên tin là có,

mất mát gì đâu.

Kẻ lại nói không,

trông chi chuyện đó,

nằm mơ thì có,

mở mắt tay không,

không vẫn hoàn không,

uổng công dâng sớ,

mất tiền cúng sao,

mau mau tỉnh thức!

Tại sao như vậy?

Bởi vì, thử hỏi:

Sớ kia ai đọc?

đọc cho ai nghe?

chấp nhận hay không?

thực không ai biết!

Sao nọ ở đâu?

ảnh hưởng thế nào?

thực không ai biết!

Hãy nhân dịp này,

chúng ta cùng nhau,

xét thử xem sao,

cái chuyện đầu năm,

dâng sớ cầu an, cúng sao giải hạn, có đúng chánh pháp, có ích lợi gì, thực tế hay không?

*

Thực ra nếu như, người ta tu nhân, tích phước nhiều đời, từ trước đến nay, thì được gặp may, không cần cầu nguyện, chẳng cần van vái, dâng sớ cầu an, cúng sao giải hạn.

Những người đạo khác,

đâu có bận tâm,

dâng sớ cầu an,

cúng sao giải hạn,

nhưng họ có phước,

họ vẫn gặp may,

tiêu tai khỏi nạn,

tam tai đại hạn,

chẳng nghĩa lý gì,

chẳng cần cúng sao,

tào lao quá xá!

Hãy thử suy nghĩ:

Tại sao như vậy?

Bởi theo thông lệ,

từ xưa tới nay,

nhiều người thường hay,

vào chùa đầu năm,

dâng sớ cầu an,

cúng sao giải hạn,

nhưng mà tai nạn,

vẫn tới ào ào,

làm sao giải thích?

Theo đúng chánh pháp,

chúng ta phát tâm,

giúp đời giúp người,

gặp chuyện khó khăn,

khốn khó khổ đau,

cùng nhau tu tập,

hạnh nguyện bố thí,

tài thí pháp thí,

cùng vô úy thí,

cứu nhân độ thế,

giúp đỡ tiền của,

giúp công giúp sức,

giúp lời chỉ dẫn,

khuyên lơn an ủi,

cho người bớt lo,

cho đời bớt khổ,

bớt cơn sợ hãi,

thấy đâu là phải,

việc đúng thì làm,

đúng với chánh đạo.

Làm được như vậy,

chúng ta được phước,

dù không mong cầu,

chắc chắn không nghi.

Khi tích được phước,

dù ít hay nhiều,

phước báo lai đáo,

nghiệp báo tiêu trừ,

chúng ta gặp may,

tai qua nạn khỏi,

gặp thầy gặp thuốc,

tưởng như phép lạ.

*

Thử xét thí dụ:

trên chuyến phi cơ,

xe hơi xe lửa,

xe đò tàu thủy,

chỉ khi gặp nạn,

mới biết người nào,

có phước bao nhiêu.

Người nào phước nhiều,

thoát nạn hiểm nguy,

đường tơ kẻ tóc,

một cách lạ lùng,

hoàn toàn an ổn,

người đời cho là:

phép lạ hiển linh,

thần linh cứu độ,

người đó số hên,

cho nên mạng lớn.

Người nào kém phước,

cũng được người cứu,

chậm hơn một chút,

xây xát ít nhiều,

người đời cho là:

người đó cũng hên,

nên còn cứu kịp.

Người nào vô phước,

rước họa vào thân,

các kẻ ác nhân,

làm việc thất đức,

không chịu tích phước,

chẳng chịu tu nhân,

thân không giữ được,

người đời cho là:

tới số mạng vong,

không ai cứu nổi!

Lúc gặp hiểm nguy,

người cầu Đức Mẹ,

kẻ khấn Quán Âm,

lâm râm cầu nguyện.

Nếu như cả hai,

cùng được thoát hiểm,

vị nào cứu họ?

Còn nếu cả hai,

đều bị thảm tai,

chúng ta thử hỏi:

Hai ngài ở đâu,

chẳng nghe kêu cứu?

Bác ái từ bi,

sao nghe chẳng cứu?

Thực ra đó là:

chẳng có vị nào,

cứu hay không cứu,

các người gặp nạn.

Chúng ta nên biết, sự thực chính là:

chỉ có phước báu,

do ở thiện tâm,

cứu giúp con người,

khi gặp tai biến,

dù ở nơi đâu,

trên đất trên không,

trên sông trên biển.

Còn phước thì sống,

hết phước mạng vong,

đừng mong cầu khẩn,

hãy mau giác ngộ.

Trong Kinh A Hàm,

Đức Phật có dạy:

Chỉ có phước báo, mới có thể làm, giảm thiểu nghiệp báo.

Phước báo là do,

việc làm phước thiện,

chính mình tạo ra,

chứ không phải do,

thượng đế ban cho,

hay do cầu nguyện.

Nếu cầu nguyện được,

tại sao nhiều người,

cùng cầu cùng nguyện,

kẻ chết người sống?

kẻ qua người vướng?

Chúng ta nên biết, sự thực chính là:

người nào tích phước,

từ trước đến nay,

không cần cầu nguyện,

cuộc đời cũng an,

ít gặp nguy nan,

ít có sóng gió,

ít có trắc trở,

đở bớt phiền muộn,

tai qua nạn khỏi,

chuyện lớn hóa nhỏ,

chuyện nhỏ hóa không,

chuyện khó hoá dễ.

Khi tích phước đức,

dù ít hay nhiều,

đều được hưởng phước,

rước được điều may,

không hay thất bại,

tại thế an vui,

tai qua nạn khỏi,

gặp thầy gặp thuốc,

không chuốc ưu phiền,

người hiền thường gặp,

bệnh tật tiêu trừ,

tưởng như phép lạ.

Còn như cầu nguyện,

mà không tích phước,

thì cũng như không,

chẳng nên trông mong,

phép lạ xảy đến!

Nghiệp báo cũng do,

chính mình tạo ra,

chứ không phải do,

thượng đế thần linh,

hay bất cứ ai,

xúi bảo mình làm.

Chính do tâm tham,

xui khiến người ta,

nổi lên tâm ma,

cầu xin tiền tài,

giàu sang sung sướng,

một chút phẩm vật,

nhỏ nhoi chút xíu,

dâng cúng cho chùa,

nhà thờ đền miếu,

cầu xin bạc triệu,

liệu còn chưa đủ,

ngủ nghỉ ăn uống,

muốn danh muốn lợi,

tài sắc phù du,

muốn tu nên bỏ.

Chính do tâm sân,

xui khiến người ta,

nổi lên tâm ma,

cầu xin thắng kiện,

tàn hại kẻ thù,

triệt hạ đối thủ,

người họ không ưa,

vui mừng khi thấy,

kẻ thù thê thảm,

sống trong khổ nhục,

chết cũng không xong,

họ mới hài lòng.

Chính do tâm si,

xui khiến người ta,

nổi lên tâm ma,

cầu nguyện vãng sanh,

tây phương cực lạc,

mà không cần tu,

không gìn giữ giới,

ngay trong hiện đời,

đợi lúc hấp hối,

nói với người nhà,

rước nhiều ông bà,

đến nhà hộ niệm,

chỉ niệm mười tiếng,

liền khiến được lên,

cảnh giới Di Đà:

thiệt là vô minh!

Trong Kinh A Hàm,

Đức Phật có dạy,

thí dụ như sau:

Nếu một người nào,

phải bị trừng phạt,

nuốt một nắm muối,

thì sẽ đau khổ,

biết là dường nào.

Nếu bỏ nắm muối,

vào một tô nước,

rồi mới phải uống,

thì sẽ dễ chịu,

hơn một chút xíu.

Nếu bỏ nắm muối,

vào một lu nước,

rồi mới phải uống,

thì sẽ dễ chịu,

nhiều hơn chút nữa.

Nếu bỏ nắm muối,

vào một hồ nước,

rồi mới uống vào,

thì dễ như không,

không còn lớn chuyện.

Nắm muối tượng trưng,

cho các nghiệp nhân,

bất thiện chẳng lành,

con người đã tạo,

từ trước đến nay,

bây giờ phải lãnh,

nghiệp quả nghiệp báo,

nói chung đó là:

quả báo khổ đau,

không sao tránh khỏi.

Chỉ có phước báo,

ít hay là nhiều,

tượng trưng tô nước,

lu nước hồ nước,

mới có thể giúp,

con người vượt qua,

sóng gió ba đào,

nạn tai đau khổ,

như vậy mà thôi.

Đó mới thực là:

chí công vô tư.

Mình làm mình hưởng.

Mình làm mình chịu.

Con người nên lo,

dừng nghiệp chuyển nghiệp,

tự mình suy xét,

chính bản thân mình,

đừng nhìn người khác,

tu sửa ba nghiệp:

thân khẩu và ý,

đừng làm bậy bạ, đừng nói tốt xấu, đừng nghĩ vẫn vơ, ngay từ bây giờ,

đừng đợi đến khi,

nghiệp báo xảy ra,

dù có rên la,

không còn kịp nữa,

nghiệp báo vay trả,

chẳng ai thoát cả,

van xin cầu khẩn,

thì cũng muộn màng!

Cầu nguyện van xin,

dù tin hay không,

thực sự chẳng giúp,

chẳng ích gì đâu.

Hãy thử suy nghĩ:

Tại sao như vậy?

Bởi vì các vị,

giáo chủ giáo phẩm,

giáo quyền cao cấp,

giáo hội trung ương,

giáo sĩ địa phương,

một khi tai ương,

đến lúc xảy ra,

là ai cũng vậy,

cũng phải trả nghiệp,

đã tạo trước kia,

nhiều đời nhiều kiếp,

hoặc trong kiếp này,

cũng bị nguyền rủa,

vu khống cáo gian,

xử án khổ nạn,

bắt bớ giam cầm,

ám sát giết hại,

dù là người thân,

cũng không thay được.

Trong Kinh Pháp Cú,

Đức Phật có dạy:

Dù trốn lên non, xuống biển vào hang, nghiệp báo đã mang, không ai tránh được.

* * *

Tóm lại xưa nay,

cuộc đời đổi thay,

vui buồn sướng khổ,

cũng tại con người,

tạo phước cũng có,

tạo nghiệp cũng có,

tạo phước hưởng phước,

hưởng phước báo lành,

tạo nhân lãnh quả,

nhân thiện quả hiền,

nghiệp ác quả dữ.

Đúng luật nhân quả,

áp dụng ba đời:

quá khứ hiện tại,

và cả vị lai,

chẳng hề sai chạy,

chẳng vị nể ai,

bất cứ người nào,

dù tin hay không,

nếu đã gieo nhân,

cũng đều gặt quả.

Trong sách có câu,

cổ nhân thường dạy:

Lưới trời tuy thưa, mà chưa ai thoát.

Chữ “trời” có nghĩa:

nghiệp báo đã mang,

đến giờ phải trả,

chưa ai thoát được.

Thượng đế thần linh,

ơn trên thiêng liêng,

chí công vô tư,

không bao giờ làm,

theo lời cầu nguyện,

van xin khấn vái,

của những con người,

chẳng tích phước đức,

lại gây ác nhân,

thất đức vô cùng.

Chẳng hạn như là:

nay đâm bị thóc,

mai thọc bị gạo,

vu khống cáo gian,

khai man lý lịch,

lợi dụng pháp luật,

xúi người kiện tụng,

lợi dụng thần thánh,

kiếm tiền bất chánh,

giựt hụi quịt nợ,

sang đoạt tài sản,

chiếm hữu tác quyền,

làm tiền trắng trợn,

hung tợn hiếp người,

bần cùng cô thế,

bất kể khổ đau,

của bao người khác.

Chẳng hạn như là:

xưng mình chính thống

biếm người tiếm danh

hôi tanh danh lợi.

Mình mang mặt nạ,

chửi bới người ta,

lại nhứt định đòi

lột mặt kẻ khác,

tự tung tự tác

như chỗ không người.

Ai cũng tự xưng

tu hành chính thống

chửi bới người ta

chính cống giáo gian!

Lợi dụng danh nghĩa

bảo vệ chánh pháp

chẳng nể nang ai

bất chấp đúng sai

hễ không đồng ý

chửi cho đã miệng!

Nhân danh đấu tranh

công bằng dân chủ

đòi hỏi tự do

ấm no cơm áo

nhưng chẳng bao giờ

tôn trọng kính trọng

nhân phẩm nhân quyền

danh dự người khác!

*

Ngày xưa chư Tổ,

có lòng dạy dỗ,

con người phát tâm,

làm lành lánh dữ,

tạo nên phương tiện,

dâng sớ cầu an,

cúng sao giải hạn.

Mục đích khuyến dụ,

mọi người về chùa,

cúng kiến lễ lạy,

mong cầu an tâm,

gia đạo hòa bình,

tánh tình hướng thiện,

rồi nhân dịp đó,

truyền bá chánh pháp,

thuyết giảng giáo lý,

chỉ bát chánh đạo,

đó là: chánh kiến,

và chánh tư duy,

chánh ngữ chánh nghiệp,

cùng là chánh mạng,

và chánh tinh tấn,

chánh niệm chánh định,

giảng luật nhân quả,

giải lý vô thường,

phước đức công đức,

phước báo quả báo,

đọc tụng kinh điển,

chí tâm tu tập,

dạy các pháp môn,

niệm Phật ngồi thiền,

hiền lành tạo phước,

việc thiện làm trước,

từ khước ác nhân,

tu tâm dưỡng tánh,

giúp đỡ con người,

giác ngộ chân lý,

thấy được sự thực,

giải thoát khổ đau,

xây dựng cuộc sống,

an lạc hạnh phúc.

Ngày nay chúng ta,

tâm Phật tâm ma,

lẫn lộn khó phân,

cho nên tạm dùng,

phương tiện thiện xảo,

cúng sao giải hạn,

dâng sớ cầu an,

khi còn hoang mang,

tâm thường bất an,

gian nan khốn khổ,

không chỗ nương tựa,

vì chưa hiểu đạo,

chẳng biết làm sao,

thực hành thế nào,

cho đúng chánh pháp.

Giờ đây thấu hiểu,

rõ ràng không nghi,

đâu là chánh pháp,

chúng ta phát nguyện:

dừng nghiệp chuyển nghiệp,

quày đầu hướng thiện,

quyết tâm trì chí,

ý hướng tu hành,

tu tâm dưỡng tánh,

tránh làm điều ác,

chỉ làm điều thiện,

giữ tâm thanh tịnh,

tích cực chuyển hóa,

cuộc sống tâm linh,

của bản thân mình,

ngày được tốt hơn,

tâm được an hơn,

cuộc sống tốt hơn,

an lạc hạnh phúc.

Như vậy thực tế,

những người xung quanh,

cùng chung phúc lạc,

cho đến một ngày,

ngộ được chánh đạo,

đạt được đỉnh cao:

niết bàn giải thoát. []

Kính chúc Quí vị

Tân Xuân Hạnh Phúc Vạn sự cát tường Cư Trần Lạc Ðạo Nam Mô Bổn Sư Thích Ca Mâu Ni Phật

Tỳ-Khưu Thích-Chân-Tuệ

cutranlacdao@yahoo.com 3.2.2011 (mùng một tết)

Cách Khấn Sao Giải Hạn Cach Cung Sao Giai Han Hang Nam Doc

Cách cúng Sao giải hạn hằ ng n¨m

Bài vị dán trên chiếc que cắm vào ly gạo và đặt ở khoảng giửa phía trong cùng của bàn lễ.

+ Mẫu văn khấn cúng giải Sao hạn như sau:

Dùng khấn cúng giải sao hạn, lá sớ có nội dung tùy theo tên Sao Hạn hàng năm mà ghi theo mẫu sau đây, đốt ba cây nhang quỳ lạy ba lạy rồi đọc :

– Con lạy chín phương Trời, mười phương Chư Phật, Chư Phật mười phương.

– Con kính lạy Đức Trung Thiện tinh chúa Bắc cựcTử Vi Tràng Sinh Đại đế.

– Con kính lạy ngài Tả Nam Tào Lục Ty Duyên Thọ Tinh quân.

– Con kính lạy Đức Hữu Bắc Đẩu cửu hàm Giải ách Tinh quân.

– Con kính lạy Đức Nhật cung Thái Dương Thiên tử Tinh quân.

– Con kính lạy Đức Thượng Thanh Bản mệnh Nguyên Thần Chân quân.

Tín chủ (chúng) con là:………………………………………. Tuổi:…………

Hôm nay là ngày…… tháng………năm….., tín chủ con thành tâm sắm lễ, hương hoa trà quả, đốt nén tâm hương,

thiết lập linh án tại (địa chỉ)……………………………………………………………để làm lễ giải hạn sao …………………….. chiếu mệnh, và hạn:………………………

Cúi mong chư vị chấp kỳ lễ bạc phù hộ độ trì giải trừ vận hạn; ban phúc,lộc, thọ cho con gặp mọi sự lành, trá nh mọi sự dữ, gia nội bình yên, an khang thịnh vượng.

Tín chủ con lễ bạc tâm thành, trước án kính lễ, cúi xin được phù hộ độ trì. Phục duy cẩn cáo!

(Và quỳ lạy theo số lạy của từng sao theo phần “Tính chất sao Cửu Diệu…” đã nói ở trên) Văn khấn cúng dâng sao giải hạn (Nhân ngày Rằm tháng Giêng) Nam mô a di Đà Phậ t! Nam mô a di Đà Phậ t! Nam mô a di Đà Phậ t Hôm nay là ngày Rằm th áng Giêng năm…………….. Tín chủ (chúng) con là:……………. ………………………… Ngụ tạ i:………………………………….. Chúng con thành tâm có lời kính mờ i: Nhật cung Thái Dương Thiên Tử tinh quân Nam Tào Bắc Đẩ u tinh quân Thái Bạch, Thi Tuế tinh quân Bắc cực Tử vi Đại Đứ c tinh quân Văn Xương Văn Khúc tinh quân Nhị thập Bát Tú, Ngũ Hành tinh quấ n La Hầu, Kế Đô tinh quân Giáng lâm trước án, nghe lời mời cẩn tấ u: Ngày rằm Nguyên Tiêu, theo lệ trần tục, tín chủ con thành tâm sắm lễ, quả cau lá trầu, hương hoa trà quả thắp nén tâm hương dâng lên trước án, kính mời các vị lai lâm hâm hưởng, phù hộ cho toàn gia chúng con luôn luôn mạnh khoẻ, mọi sự bình an, vạn sự tối lành, gia đình hoà thuận, trên bảo dưới nghe. Cói xin c¸c tinh qu©n phï hé ®é tr× cho gia trung chóng con:Tai qua n¹n khái.V¹n sù b×nh an.§¾c phóc, ®øc, léc, thä.CÇu nh­ ý, chÝ nh­ t©m . C”ng thµnh danh to¹i . Đèn trời sán lạ n. Chiếu thắp cõi trầ chúng tôi các tinh quân.Lưu ân lưu phúc. Lễ tuy mọn bạ c.Lòng thành có dư. Mệnh vị an cư.Thân cung khang thái.

Người xưa cho rằng: Mỗi người vào mỗi năm có một ngôi sao chiếu mệnh, tất cả có 9 ngôi sao, cứ 9 năm lại luân phiên trở lại. Mỗi người vào mỗi năm có một ngôi sao chiếu mệnh. Có sao tốt có sao xấu. Nếu gặp sao xấu thì phải cúng dâng sao giải hạn.

+ Sao Chiếu mệnh: Theo nguyên lý Cửu diệu, các nhà Chiêm tinh xưa cho rằng mỗi năm mỗi người đều có 1 trong 9 sao chiếu.

– 3 sao Tốt: Thái dương, Thái Âm, Mộc đức.- 3 sao Xấu: La hầu, Kế đô, Thái bạch.

– 3 sao Trung: Vân hớn, Thổ tú, Thủy diệu.

Khi ở những tuổi nhất định (có Bảng tính sẵn phía dưới) mà gặp sao hạn sẽ không may, cần giải hạn. Do đó dân gian thường làm lễ Dâng sao giải hạn đầu năm hoặc hằng tháng tại nhà hoặc hằng tháng tại Chùa. Khi giải hạn mỗi sao có cách bài trí nến, mầu sắc Bài vị, nội dung Bài vị khác nhau với những ngày nhất định.

Cùng một tuổi, cùng một năm đàn ông và đàn bà lại có sao chiếu mệnh khác nhau. Trong 9 ngôi sao có sao tốt, có sao xấu, năm nào sao xấu chiếu mệnh con người sẽ gặp phải chuyện không may, ốm đau, bệnh tật. . . gọi là vận hạn.

Để giảm nhẹ vận hạn người xưa thường làm lễ cúng dâng sao giải hạn vào đầu năm hoặc hằng tháng tại chùa, hay hằng tháng tại nhà ở ngoài trời với mục đích cầu xin Thần Sao phù hộ cho bản thân, con cháu, gia đình đều được khoẻ mạnh, bình an, vạn sự tốt lành, may mắn, thành đạt và thịnh vượng.

Theo quan niệm dân gian thì 9 ngôi sao chiếu mệnh chỉ xuất hiện vào những ngày nhất định trong tháng, từ đó hình thành tục dâng sao giải hạn vào các ngày như sau:

Sao Thái Dương: Ngày 27 âm lịch hàng tháng

Sao Thái Âm: Ngày 26 âm lịch hàng tháng

Sao Mộc Đức: Ngày 25 âm lịch hàng tháng

Sao Vân Hớn (hoặc Văn Hán): Ngày 29 âm lịch hàng tháng

Sao Thổ Tú: Ngày 19 âm lịch hàng tháng

Sao Thái Bạch: Ngày 15 âm lịch hàng tháng

Sao Thuỷ Diệu: Ngày 21 âm lịch hàng tháng

Sao La Hầu: Ngày 8 âm lịch hàng tháng

Sao Kế Đô: Ngày 18 âm lịch hàng tháng

Tính chất sao Cửu Diệu và lịch cúng sao giải hạn như sau :

Sao La Hầu là khẩu thiệt tinh : sao này ảnh hưởng nặng cho nam giới về tai tiếng, thị phi, kiện thưa, bệnh tật tai nạn. Mỗi tháng hay vào tháng Kỵ là tháng 1, 7 âm lịch nên cúng giải vào ngày 08 âm lịch, là sao La Hầu giáng trần.

Khi cúng viết bài vị dùng giấy màu vµng như sau : “Thiên Cung Thần Thủ La Hầu Tinh Quân”. Thắp 9 ngọn đèn lạy 9 lạy về hướng Chánh Bắc. Cúng làm lễ lúc 21 đến 23 giờ .

Sao này kỵ nhất nữ giới, nhớ cúng giải hạn mỗi tháng hay vào tháng Kỵ là tháng 1, 3, 9 âm lịch nên cúng giải vào ngày 18 âm lịch ngày sao Kế Đô giáng trần. Khi cúng viết bài vị dùng giấy màu vàng như sau : “Địa cung Thần Vỉ Kế Đô tinh quân”, thắp 21 ngọn đèn, lạ y 21 lạy về hướng Tây .

Cách Khấn : Cung thỉnh Thiên Đình Bắc vỉ cung Đại Thánh Thần v ỉ Kế đô Tinh quân vị tiền. Cúng lễ vào lúc 21 đến 23 giờ.

Sao Thái Dương: Mỗi tháng cúng ngày 27 âm lịch, khi cúng phải có bài vị màu vàng, được viết như sau : “Nhật Cung Thái Dương Thiên Tử Tinh Quân”. Thắp 12 ngọn đèn, lạy 12 lạy về hướng ĐÔNG mà cúng. Làm lễ lúc 21 tới 23 giờ.

Sao Thái Dương là tinh quân Tốt nhất trong các Sao Hạn như Rồng lên mây, chiếu mệnh tháng 6, tháng 10, lộc đến túi đầy tiền vô. Mệnh ai chịu ảnh hưởng của sao này, đi làm ăn xa gặp nhiều may mắn, tài lộc hưng vượng, phát đạt.

Sao Thái Âm: Hàng tháng vào lúc 19 tới 21 giờ tối vào ngày 26 âm lịch, dùng 07 ngọn đèn, hương hoa trà quả làm phẩm vật, cúng day mặt về hướng Tây vái lạy 7 lạy mà khấn vái. Khi cúng phải có bài vị màu vàng, được viết như sau :”Nguyệt Cung Thái Âm Hoàng Hậu Tinh Quân”. Hạp tháng 9 âl – Kỵ tháng 11 âl.

Sao Mộc Đức tức sao Mộc Tinh. Mỗi tháng cúng ngày 25 âm lịch, sao Mộc Đức giáng trần. Khi cúng có bài vị màu vàng (hoặc xanh) được viết như sau : “Đông Phương Giáp Ất Mộc Đức Tinh Quân”. Lúc cúng thắp 20 ngọn đèn, đặt bàn day mặt về hướng chánh Đông lạy 20 lạy. Cúng lễ lúc 19 -21 giờ.

6- Sao Vân Hớn, hoặc Văn Hán (Hỏa tinh) : Tai tinh, chủ về tật ách, xấu vào tháng hai và tháng tám âm lịch. Nam gặp tai hình, phòng thương tật, bị kiện thưa bất lợi; nữ không tốt về thai sản.

Sao Vân Hớn tức Hỏa Dực Tinh. Một hung tinh, đến năm hạn gặp sao này Nữ giới sinh sản khó, vào tháng 2, tháng 8 xấu, nên đề phòng gặp chuyện quan sự, trong nhà không yên, khó nuôi súc vật.

Mỗi tháng hoặc tháng 4 và 5 âm lịch cúng ngày 29 âm lịch, viết bài vị màu đỏ : “Nam Phương Bính Đinh Hỏa Đức Tinh Quân”. Thắp 15 ngọn đèn day về hướng Chánh ĐÔNG mà cúng. Lạy 15 lạy. Cúng lúc 21 đến 23 giờ.

Sao Thổ Tú tức sao Thổ Tinh. Khắc kỵ vào tháng 4 và tháng 8 âm lịch, trong nhà nhiều chuyện thị phi, chiêm bao quái lạ, không nuôi được súc vật, chẳng nên đi xa và đêm vắng. Mỗi tháng cúng ngày 19 âm lịch, lúc 21 giờ, dùng 5 ngọn đèn , hương hoa, trà quả làm phẩm vật day về hướng TÂY mà khấn vái . Lạy 5 lạy . Bài vị mµu vµng viết như sau :”Trung Ương Mậu Kỷ Thổ Đức Tinh Quân”.

Thái Bạch: Sao Kim Tinh : Lại rất vui cho những người mang mệnh Thuỷ mệnh Kim, vì có quý nhân giúp, nên gặp sao này đi làm ăn xa có tiền tài của cải, trong gia đạo thêm người. Đối với người có mệnh Hỏa hay mệnh Mộc và nữ mạng sẽ gặp bất lợi, đề phòng tiểu nhân mưu hại hay hao tài tốn của, nhất là ở tháng 5 âm lịch .

Mỗi tháng vào ngày rằm (15 âm lịch) sao Thái Bạch giáng trần, khi cúng viết bài vị màu trắng như sau : “Tây Phương Canh Tân Kim Đức Tinh Quân”. Có thể thay 2 chử Kim Đức bằng 2 chữ Thái Bạch cũng được. Làm lễ cúng lúc 19 – 21 giờ . Thắp 8 ngọn đèn , lạy 8 lạy về hướng chánh TÂY .

Sao Thủy Diệu sao Thủy Tinh, là sao Phúc Lộc tinh. Nữ giới mang mệnh Mộc sẽ rất vui mừng , đi làm ăn xa có lợi về tiền bạc .Mỗi tháng hay vào tháng Kỵ tuổi là tháng 4 , 8 âm lịch, nên cúng giải hạn vào ngày 21 âm lịch, sao Thủy Diệu giáng trần. Khi cúng viết bài vị dùng giấy màu ®en như sau : “Bắc Phương Nhâm Quý Thủy Đức Tinh Quân”. Thắp 7 ngọn đèn , lạy 7 lạy về hướng Chánh Bắc. Cúng làm Lễ lúc 21 đến 23 giờ .

+ Còn về hạn mỗi người hằng năm sẽ gặp một hạn có năm tốt có năm xấu, cách xem như đã chỉ dẫn phần xem sao Cửu Diệu và hạn như bảng trên, còn về tính chất thì:

3- Ngũ Mô ̣ (Tiểu hạn) hao tiền tốn của.

4- Thiên Tin h (Xấu) bị thưa kiện, thị phi.

+ Cách Hóa giải Vận hạn do sao Chiếu mệnh:

Theo quan niệm dân gian thì 9 ngôi sao chiếu mệnh chỉ xuất hiện vào những ngày nhất định trong tháng, từ đó hình thành tục dâng sao giải hạn vào các ngày nhất định. Để hóa giải vận hạn, cổ nhân thường cúng hay làm Lễ Dâng sao giải hạn hằng tháng tại nhà hoặc tại chùa. Về thủ tục, mỗi tuổi khác nhau (về cách bài trí nến, mầu sắc Bài vị, nội dung Bài vị, ngày cúng nhất định) nhưng có những điểm chung và riêng như sau:

+ Lễ vật cúng sao đều giống nhau:

– Lễ vật gồm: Hương, Hoa, Quả (5 loại). Trầu, rượu, nước. Vàng, Tiền (10), Gạo, Muối.

– Lễ xong hóa cả tiền, vàng, văn khấn, bài vị.

+ Màu sắc bài vị và cách bố trí nến trên bàn lễ khác nhau về chi tiết cụ thể:

Khi gặp sao hạn chiếu, tùy tuổi, nam hay nữ mà Sao khác nhau. Tùy Sao mà cúng vào các ngày khác nhau, bàn đặt và hướng lạy, màu sắc Bài vị, nội dung chữ ghi trên Bài vị, số nến và sơ đồ cắm khác nhau, nội dung khấn cũng khác nhau.

+ Cách bố trí nến (đèn cầy) trên bàn cúng theo sơ đồ từng Sao như sau (còn màu sắc là của Bài vị):

Số nến trên của từng Sao được gắn khoảng giửa trên bàn lễ, bên trong cùng của bàn lễ là Bài vị.

Những Điều Cần Lưu Ý: Cúng Động Thổ Xây Nhà Van Khan Cung Dong Tho Khi Xay Nha Va Nhung Dieu Can Luu Y Docx

Văn khấn cúng động thổ khi xây nhà và những điều cần lưu ý

Dù là công trường, cửa hàng hay nhà ở thì cứ khi nào xây dựng động tới đất đai cũng giống như động đến thổ địa, long mạch. Muốn công việc diễn ra suôn sẻ, thuận lợi thì đều phải làm lễ vật dâng cúng và cầu khẩn bằng văn khấu động thổ.

1. Thế nào là lễ động thổ xây nhà?

Theo quan niệm phong thủy của người Việt thì cứ phạm phải năm Kim Lâu hay Hoàng Ốc thì không nên động thổ xây dựng nhà, xưởng, cửa hàng ,… Tuy nhiên trong một số tường hợp thì người làm nhà có thể mượn tuổi của người không phải phải một trong hai điều trên để động thổ xây nhà. Trong quá trình làm lễ động thổ, gia chủ nên lánh mặt đến khi hoàn tất lễ mới nên trở về.

Trong các việc thì việc xây dựng nhà cửa là việc quan trọng nhất trong cuộc đời của mỗi con người. Ngôi nhà xây lên hợp với tuổi của người làm sẽ có thể giúp cho gia chủ có được sức khỏe, may mắn và những điều tốt lành cho cuộc sống cũng như sự nghiệp.

Chọn ngày tốt (ngày Hoàng Đạo, ngày Sinh khí, ngày Lộc mã, ngày Giải Thần ,… )

Tránh ngày xấu (ngày Hắc Đạo, Sát chủ, Thổ cấm, Trùng tang, Trùng phục ,… )

Chọn giờ Hoàng Đạo làm lễ động thổ

Đọc văn khấn động thổ xây nhà để xin làm nhà trên mảnh đất

2. Cần chuẩn bị những gì cho mâm cỗ của lễ động thổ xây nhà

Đầu tiên sắm đồ lễ trước khi làm lễ động thổ bao gồm: bộ tam sinh 1 miếng thịt, 1 con tôm và 1 quả trứng vịt đã luộc bộ tam sinh; 1 con gà; 1 đĩa xôi (có thể thay thế bằng bánh chưng); 1 đĩa muối; 1 bát gạo; 1 bát nước; nửa lít rượu trắng; 1 bao thuốc; 1 lạng chè; 1 bộ quần áo quan thần linh (có mũ, hài, tất đều màu đỏ, kiếm trắng); 1 đinh vàng hoa. 5 lễ tiền bàng ; 5 oản đỏ; 5 lá trầu, 5 quả cau; 1 đĩa ngũ quả (5 loại quả); 1 đĩa muối gạo, 3 hũ nhỏ (đựng muối, gạo, nước) và 9 bông hồng đỏ.

Mỗi nơi lại có cách cúng động thổ không giống nhau, có nơi cúng tam sinh nhưng cũng có nơi cúng đơn giản hơn. Tuy nhiên đều bắt buộc phải có: con gà, đĩa xôi, hoa quả, vàng lễ, hương ,…

3. Cách tiến hành động thổ và văn khấn động thổ xây nhà

Cách thức tiến hành động thổ xây nhà

Bước 1: Chọn ngày giờ tháng tốt khởi công

Trong lễ động thổ thì ngày giờ tháng tốt để khởi công mang yếu tố quyết định. Theo tử vi thì ngày tháng và năm nào hợp với tuổi của người làm nhà thì nên chọn thời gian đó để khởi công. Nếu người làm nhà không hợp tuổi thì cũng có thể đứng ra làm đại diện thi công xây nhà và mượn tuổi của người hợp tuổi.

Bước 2: Chuẩn bị đồ lễ cúng

Sau khi chọn được ngày, giờ, tháng năm đẹp thì gia chủ chuẩn bị đồ lễ cúng trên một chiếc mâm nhỏ. Nếu động thổ để đào móng nhà hay xưởng: đặt mâm lễ lên một cái bàn con hoặc ghế cao giữa khu đất (vị trí tương đối bằng phẳng) mà sẽ được đào móng. Gia chủ vái tám hướng rồi quay về mâm lễ khấn.

Bước 3: Cúng lễ khởi công động thổ xây nhà

Cúng động thổ có nhiều cách khác nhau tùy thuộc vào phong tục của từng địa phương, từng gia đình hoặc Pháp sư xem xét. Gia chủ cúng văn khấn động thổ xây nhà. Mọi thủ tục hoàn tất khi hương gần tàn. Lúc này chủ nhà hóa tiền vàng, đồ hàng mã, rải muối gạo rồi tự tay cuốc những phát cuốc đầu tiền vào chỗ đào móng, trình với thần Thổ Địa và xin được động thổ. Sau đó thợ đào mới bắt đầu thực hiện các công việc xây cất nhà cửa.

4. Nội dung văn khấn động thổ xây nhà

Nam mô a di Đà Phật!

Nam mô a di Đà Phật!

Nam mô a di Đà Phật!

– Con lạy chín phương Trời, mười phương Chư Phật, Chư Phật mười phương.

– Con kính lạy Hoàng thiên Hậu Thổ chư vị Tôn thần.

– Con kính lạy Quan Đương niên.

– Con kính lạy các Tôn phần bản xứ.

Tín chủ (chúng) con /à :…………….

Hôm nay là ngày… tháng….năm….. tín chủ con thành tâm sắm lễ, quả cau lá trầu, hương hoa trà quả, thắp nén tâm hương, dâng lên trước án, có lời thưa rằng: Hôm nay tín chủ con khởi tạo…. ( nếu cất nóc thì đọc là cất nóc, nếu xây cổng thì đọc là xây cổng, nếu chuyển nhà thị đọc là chuyển nhà) ngôi đương cơ trụ trạch để làm nơi cư ngụ cho gia đình con cháu. Nay chọn được ngày lành tháng tốt, kính cáo chư vị linh thần, cúi mong soi xét và cho phép được động thổ (hoặc cất nóc). Tín chủ con lòng thành lễ vật dâng lên trước án thành tâm kính mời: ngài Kim Niên Đường Thái tuế chí đức Tôn thần, ngài Bản cảnh Thành hoàng Chư vị Đại vương, ngài Bản xứ Thần linh Thổ địa, ngài định phúc Táo quân, các ngài Địa chúa Long Mạch Tôn thần và tất cả các vị Thần linh cai quản trong khu vực này.

Cúi xin các Ngài giáng lâm trước án, chứng giám lòng thành, thụ hưởng lễ vật, độ cho chúng con được vạn sự tốt lành, công việc hanh thông, Chủ thợ được bình an, ngày tháng hưởng phần lợi lạc, âm phù dương trợ, sở cầu như ý, sở nguyện tòng tâm. Tín chủ lại xin phổ cáo với các vị Tiền chủ, Hậu chủ và các vị Hương linh, cô hồn y thảo phụ mộc, phảng phất quanh khu vực này, xin mời các vị tới đây thụ hưởng vật, phù trì tín chủ, cũng như chủ thợ đôi bên khiến cho an lạc, công việc chóng thành, muôn sự như ý.

Chúng con lễ bạc tâm thành, trước án kính lễ, cúi xin được phù hộ độ trì.

Nam mô a di Đà Phật!

Nam mô a di Đà Phật!

Nam mô a di Đà Phật!

Giai Thich Kinh Cung Tuan Cuu

Trong cửa Đạo Cao-Đài, do cuộc Đại Ân-Xá của Đức Chí-Tôn cho đóng Địa-Ngục mở Tầng Thiên, đưa các Chơn-hồn đi lên 9 Tầng Thiên, nên sau khi chết làm 9 tuần-cửu gọi là Cửu-cửu và một tuần Tiểu-Tường, một tuần Đại-Tường, cộng chung là 11 tuần cúng hết thảy.

Hỏi tại sao đưa Chơn-hồn lên 9 tầng Trời mà phải làm đến 11 lễ cúng? Muốn rõ thì cứ lấy mấy bài kinh cúng tuần-cửu mà đọc từ câu, từ khoản để tìm hiểu cho hết ý-nghĩa.

Một phần lớn, và có lẽ hầu hết các Tín-hữu và một phần không ít Chức-Sắc vẫn còn lầm tưởng là mỗi tuần-cửu đọc một bài kinh là đưa linh-hồn lên một từng Trời, và khi đọc một bài kinh Nhứt-cửu và Nhị-cửu là linh-hồn đã được đưa lên một hay hai tầng Trời rồi. Sự thật thì không phải vậy, vì linh-hồn khi mới xuất ra khỏi xác thì còn khờ-khạo chưa tịnh-tỉnh, nên chưa biết đường đi. Vì vậy hai bài kinh Nhứt-cửu và Nhị-cửu là để nhắc cho linh-hồn nhớ lại quê xưa, cảnh cũ và kêu gọi linh-hồn phải tỉnh để nhớ biết đường về, nhờ có Lục-Nương Diêu-Trì-Cung và Tiếp-Dẫn Đạo-Nhơn đưa đi.

Bởi cớ nên trong kinh Nhứt-cửu có câu như sau đây:

Qua bài kinh Nhị-cửu thì cũng còn nhắc tiếp, khêu gợi lại cảnh cũ như “Hội Bàn-Đào”, cho linh-hồn nhớ lại và ham nong-nả đi về, cũng như chỉ đường cho đi và từ đây mới bắt đầu lên cõi không trung, nên trong bài kinh Nhị-cửu có câu:

“Khí trong-trẽo dường như băng tuyết,Thần êm-đềm dường nét Thiều-quang.Xa chừng Thế-giái Địa-hoàn, Cõi Thiên đẹp thấy nhẹ-nhàng cao thăng”.

Qua đến bài kinh Tam-cửu, là linh-hồn mới bắt đầu đi tầng Trời thứ nhứt là cõi Thanh-Thiên, tức là miền Bồng-đảo. Do bài kinh nầy ta để ý đọc cho kỷ cho biết coi nơi tầng Thanh-Thiên linh-hồn sẽ gặp những cảnh gì ?

Trước hết là vào động Thiên-Thai, nơi cư ngụ của Bảy Lão là Thất-Hiền. Kế đó linh-hồn sẽ đến một ngã ba đường: Một ngã là Cung Đẩu-Tốt, tức là về với Đức Chí-Tôn Ngọc-Hoàng Thượng-Đế, và một ngã đi về Cung Bích-Du, tức là về với Quỉ-Vương. Nếu linh-hồn không ai dìu-dẫn thì dễ bị lạc đường sa vào tay Chúa Quỉ, nên có câu :

“Tìm Cung Đẩu-Tốt lạc nhầm Bích-Du”

Các linh-hồn theo Đạo nhờ có bà Lục-Nương Diêu-trì-Cung và Đức Tiếp-Dẫn Đạo-Nhơn đưa Phướn-linh dẫn đường cho khỏi đi lạc, nên trong bài kinh Cầu Hồn khi Hấp-Hối có đoạn như sau :

“Diêu-trì-Cung sai nàng Tiên-Nữ,Phép Lục-Nương gìn-giử chơn-hồn.Tây-Phương Tiếp-Dẫn Đạo-Nhơn,Phướn-linh khai mở nẻo đường Lôi-Âm “.

Qua khỏi ngã ba đường thì đến Cung Như-Ý kiến-diện Đức Lão-Quân và đến Hội Thánh-Minh để được giao sách Trường-Xuân mà coi.

Đến bài kinh Tứ-Cửu thì linh-hồn được đưa lên tầng Trời thứ nhì, tức là tầng Huỳnh-Thiên. Tầng nầy là tầng linh-hồn phải qua ải nặng nhọc nhứt. Những ai có thân-nhân qui-liễu khi đến tuần Tứ-Cửu, cần phải để hết tâm cầu-nguyện cho linh-hồn được qua dễ dàng. Do theo bài kinh Tứ-Cửu, khi linh-hồn được Thuyền Rồng đưa đế tầng Huỳnh-Thiên, thì phải vào Cung Tuyệt-Khổ để diện-kiến Đức Huyền-Thiên-Quân. Tưởng đâu được ban thưởng ân-huệ gì, nào dè khi gặp ông, thì ông rút cây roi Thần-Điển đánh cho mấy roi nhá lửa, thêm Bộ-Công cho sét đánh đốt thiêu hết quái-khí, trược quang để linh-hồn được trong sạch mới đi lên tầng trên nữa đặng. Linh-hồn những người ăn thịt, cá mang theo nhiều trược khí phải chịu nặng đòn mới cỡi mở bớt, rồi còn phải chịu lửa tam-muội đốt cho tiêu hết oan gia. Chừng ấy mới đến cửa Thiên-Môn qua lầu Bát-Quái. Theo lời Đức Hộ-Pháp dạy thì cánh cửa lầu này là một chữ Vạn to lớn quay tit như cánh quạt máy, chỉ thấy sáng -choang chớ không chỗ nào qua đặng. Có nhiều chơn-hồn đến đó qua không đặng phải ngồi chờ đến năm, bảy trăm năm, chừng có một vị Tiên hay Phật nào đi qua, cánh cửa lầu Bát-Quái ngưng quay, mới thừa dịp mà chạy đùa qua đặng. Trong Tam-Kỳ Phổ-Độ, nhờ các đấng lãnh lịnh Chí-Tôn thường lên xuống, nên các linh-hồn nhơn-dịp mà qua cửa lầu Bát-Quái thường hơn.

Đến đệ Ngũ-Cửu, linh-hồn qua được cửa Thiên-Môn lên cõi Xich-Thiên là tầng Trời thứ ba. Nơi đây tất cả Tông-Đường Thiêng-Liêng đón tiếp mừng rỡ vô cùng:

“Cả miền Thánh-Vức nhộn-nhàng tiếp nghinh”

Kể từ đây, linh-hồn tuần-tự đi tới nhẹ-nhàng không còn qua những cơ thử-thách nặng-nề như ở tầng Huỳnh-Thiên và được vào Đài Chiếu-Giám, nơi đây linh-hồn được xem qua cả kiếp sanh của mình như trong truyền hình và tự mình định tội lấy mình. Xong rồi thì vào Cung Ngọc-Diệt-Hình để khai kinh Vô-Tự đặng nhìn quả duyên. Đến đây có Tiên-xa gọi là xe như ý đưa lên tầng Trời thứ tư gọi là tầng Kim-Thiên.

Qua Đệ lục-Cửu, linh-hồn đến tầng Kim-Thiên là tầng Trời thứ tư. Đến đây xuống xe đặng vào Cung Vạn-Pháp được xem qua sự nghiệp cũ của mình đã tạo ra từ những kiếp trước và đến Cung Lập Khuyết tìm duyên đinh ngự. Xong rồi thì có Khổng-Tước là con Công chở linh-hồn đưa đến Đài Hụê-Hương để được xông hương, giải-trược cho cả Thánh-Thể được thơm-tho tiêu hết ô-uế buổi sanh, và từ đây có tiêu-thiều nhạc trỗi đưa linh-hồn đến tầng Trời thứ năm.

Đến đệ Thất-Cửu, linh-hồn đến tầng Hạo-Nhiên-Thiên là tầng Trời thứ năm. nơi đây cảnh vật xinh đẹp lạ thường, hào-quang chiếu-diệu, linh-hồn vào Cung Chưởng-Pháp kiến-diện Đức Chuẩn-Đề Bồ-Tát và Phổ-Hiền Bồ-Tát. Hai vị Phật này làm chủ tầng Hạo-Nhiên-Thiên với 11 vị Phật phụ chánh, và hằng-hà sa số Phật đều tùng lịnh Chuẩn-Đề Bồ-Tát và Phổ-Hiền Bồ-Tát để tận độ vạn linh. Nơi đây đã vọng thấy cõi Niết-Bàn và vẵng nghe tiếng trống Lôi-Âm thúc-giục làm cho linh-hồn nôn-nã lên tầng Trời thứ sáu.

Qua Đệ Bát-Cửu, thì linh-hồn lên đến tầng Phi-Tưởng-Thiên là tầng Trời thứ sáu. Nơi đây đã xa mùi Trần-Thế và đã nghe hơi Tiên-Tửu nực-nồng thơm ngọt. Tầng này có Cung Tận-Thức và Cung Diệt-Bửu. Linh-hồn vào đó nhìn thấy một lần nữa nghiệp hữu-hình tượng đủ vô-vi, rồi đến Phổ-Đà Sơn kiến-diện Đức Từ-Hàng Bồ-Tát nhờ rưới giọt nước Cam-Lồ rửa sạch ai bi kiếp người. Dưới quyền Đức Từ-Hàng Bồ-Tát có 10 vị Phật chánh và hằng-hà sa số chư Phật năng du ta bà Thế-giái thi pháp hộ-trì vạn-linh sanh chúng.

Đến Đệ Cửu-Cửu, linh-hồn đến tầng Trời thứ bảy là Tạo-Hoá Thiên. Nơi đây là Cung Diêu-Trì có hằng-hà sa số Phật với 4 vị Phật chánh, và Cửu-Vị Nữ-Phật đều tùng linh Kim-Bàn Phật-Mẫu, có nhiệm vụ dưỡng-dục quần sanh qui-nguyên Phật-Vị, linh-hồn làm xong phận-sự, về đến Tạo-Hóa Thiên vào triều-kiến Đức Phật-Mẫu sẽ được Đức Mẹ ân-thưởng dự Hội Bàn-Đào và được ban cho Tiên-Tửu. Xong rồi được đưa qua Cung Bắc-Đẩu để xem căn quả số, vào Linh-Tiêu-Điện đặng học triều-nghi chờ ngày ra trước Ngọc-Hư-Cung định phần đọa thăng. Những linh-hồn còn nặng nợ vay trả thì đưa qua Kim-Bồn đầu-kiếp trở lại đặng trả quả.

Mãn tuần Cửu-Cửu rồi, linh-hồn chờ 200 ngày là đến tuần Tiểu-Tường. Linh-hồn nào được trong sạch được đưa lên tầng Hư-Vô Thiên, tức là tầng Trời thứ tám, nơi đây có hằng-hà sa số Phật và 8 vị Phật chánh đều tùng lịnh Đức Nhiên-Đăng Cổ-Phật để dẫn-độ các chơn-linh đắc Pháp, đắc Phật, đắc duyên, đắc vị, đắc A-Nậu-đa-La-Tam-Diệu Tam-Bồ-Đề được chứng-quả nhập Cực-Lạc Quốc.

Sau lễ Tiểu-Tường, đếm đủ 300 ngày, thì làm lễ Đại-Tường. Các chơn-linh trong sạch được Đại-Hội Ngọc-Hư-Cung chứng quả đắc-vị rồi thì có Đức Bồ-Đề-Dạ dẫn hồn lên tầng Hỗn-Ngươn-Thiên vào yết-kiến Đức Di-Lạc Vương-Phật nơi Lôi-Âm-Tự và được vào ao Thất-Bửu đặng gội mình sạch tục, hầu lên ngự tại Liên-Đài cửa mình. Tầng Hỗn-Ngươn Thiên có một tầng nhánh gọi là Hội-Ngươn-Thiên có thể kể vào tầng thứ 9 và tầng chánh Hỗn-Ngươn-Thiên thành tầng số 10 là nơi đắc-quả Phật-vị.

Nơi Hội-Ngươn-Thiên có 5 vị Phật chánh và nơi Hỗn-Ngươn-Thiên có 8 vị Phật chánh, cộng chung là 13 vị và nhất thiết chư Phật dều tùng lịnh Đức Di-Lạc Vương-Phật năng chiếu-diệu quang tiêu trừ nghiệp-chướng để chứng-quả Cực-Lạc Niết-Bàn.

Nên lưu-ý là danh-hiệu các vị Phật nêu trong kinh Di-Lạc ở các tầng Trời từ Hạo-Nhiên Pháp đến Hỗn-Ngươn Thiên không có đề Phật-danh của mỗi vị mà chỉ có đề nhiệm-vụ của mỗi vị mà thôi./.

CHUNG