Top 6 # Văn Khấn Cúng Táo Quân 23 Tháng Chạp Xem Nhiều Nhất, Mới Nhất 6/2023 # Top Trend | Iseeacademy.com

Văn Khấn Cúng Tiễn Táo Quân 23 Tháng Chạp

Sau khi đã chuẩn bị đầy đủ lễ nghi cần thiết thì người lớn nhất trong nhà tắm rửa sạch sẽ, xúc miệng bằng rượu, trước khi làm thủ tục cúng lễ.

“Kính lạy Thượng Đế.

Kính lạy Hỗn Côn Sư Tổ

Kính lạy Hồng Quân Lão Tổ

Kính lạy chư vị Đại Đế ở ngoại thiên

Kính lạy Ngọc Hoàng Đại Đế,

Kính lạy Đông phương Thanh Đế, Nam Phương Xích Đế, Tây Phương Bạch Đế, Bắc Phương Hắc Đế.

Kính lạy Tam Thanh Sư Tổ. Nguyên Thuỷ Thiên Tôn, Đạo Đức Thiên Tôn, Linh Bảo Thiên Tôn.

Kính lạy Càn Khôn đại chiến thần Cửu Thiên Huyền Nữ, Thái Thượng Lão Quân, Huyền Thiên Trấn Vũ.

Kính lạy chính nhất tổng quản đại Thần Tài.

Kính lạy: Thượng đàm thần tướng thiên thiên tướng.

Trung đàm thần tướng thiên thiên binh.

Hạ đàm thần tướng thiên thiên mã.

Kính lạy Tứ Hải Long Vương.

Kính lạy tứ đức Thánh Mẫu.

Kính lạy chư vị Sơn thần, Long thần, Thổ địa, Thổ công táo quân, Thổ kỳ, cùng chư vị thần tiên trong tam giới hạ đàn chứng giám.

Hôm nay là ngày 23 tháng chạp năm….. Là ngày thần Táo Quân về trời tấu sớ.

Tín chủ con tên là… sinh ngày… tháng… năm… nguyên quán… địa chỉ thường trú… với tấm lòng thành kính nhất tâm quy mệnh lễ, xin sửa soạn lễ vật, cùng sơn hào hải vị, tiền vàng, nhang đăng cung thỉnh Thượng Đế, Hỗn Côn sư tổ, Hồng Quân Lão Tổ, Chư Vị Đại Đế ngoại thiên, Ngọc Hoàng Đại Đế cùng Ngũ Đế, Tam Thanh Sư Tổ, chư vị Sư Tổ, Tổng Quản Đại Thần Tài, các vị Thần Tiên trong tam giới, hạ đàn chứng giám để con làm lễ tiễn thần Thổ Công Táo Quân về trời tấu sớ lên Ngọc Hoàng Đại Đế.

Trong năm qua nhờ ân phúc của Thượng Đế, cùng chư vị mà chúng con được mạnh khoẻ, hạnh phúc, vận khí hanh thông mọi việc đều như ý.

Nay con làm lễ với tấm lòng thành kính biết ơn, đa tạ và xin được tiễn chư ngài về trời tấu xin Thượng Đế, Ngọc Hoàng Đại Đế cùng chư vị rằng: toàn thể gia quyến chúng con xin vô cùng cảm tạ ân đức của Thượng Đế, Ngọc Hoàng Đại Đế cùng chư vị đã che chở cho chúng con trong suốt năm qua.

Nay kính mong Thần Táo Quân gợi ý lên Tam Thanh Sư Tổ, Ngọc Hoàng Đại Đế cầu xin lên Thượng Đế khai ân minh xét để sang năm mới Kỷ Hợi 2019, đất nước con được thái bình, quê hương con được giàu đẹp, gia tộc và gia đình con luôn được mạnh khoẻ hạnh phúc, an khang thịnh vượng, vận khí hanh thông, vạn sự như ý.

Con cầu xin Thượng Đế, Ngọc Hoàng Đại Đế cùng chư vị chứng giám cho tấm lòng thành kính của chúng con.

Kính chúc Thượng Đế, Ngọc Hoàng Đại Đế cùng chư vị đại ân đại đức từ bi gia trì phúc lộc và tài vận cho chúng con và muôn chúng sinh.

Con xin tỏ lòng biết ơn ân điển của chư ngài và xin đa tạ.

Con xin đa tạ, con xin đa tạ, con xin đa tạ!

Lưu ý, sau khi cúng xong thì lại quỳ lễ 9 lần. Lễ xong đi lùi ba bước rồi vái vọng đủ 8 hướng, sau đó mới được quay lưng đi.

Đợi nhang cháy 1/3 ta đã có thể mang vàng mã đi hoá cho các vị thần. Hoá xong thì gói tro vào một tờ giấy hoặc miếng vải màu đỏ sạch sẽ, rồi mang cá và tro đi thả ở sông, suối, hay hồ nước có dòng chảy lưu thông.

Theo chuyên gia phong thủy Nguyễn Võ Uyên Mi, trong ngày 23 tháng Chạp, gia chủ có thể cúng ông Công ông Táo vào giờ Canh Thìn (7 giờ sáng, giờ giải hung). Cúng vào giờ này sẽ giúp các thành viên trong gia đình hóa giả hết mọi điềm xấu trong năm mới, giúp sức khỏe an khang.

Ngoài ra, mọi người có thể cúng vào giờ Tỵ (9 giờ sáng, hay còn gọi là giờ tốc hỷ). Cúng đưa ông Công ông Táo về trời trong khoảng thời gian này mọi việc may mắn sẽ nhanh chóng đến với gia chủ, công việc quanh năm đều thuận lợi.

Bên cạnh đó, chuyên gia phong thủy còn khuyên mọi người cần phải cúng đưa ông Táo về trời trước giờ Ngọ ngày 23 tháng Chạp.

Lễ Cúng Táo Quân 23 Tháng Chạp

Kể từ chiều 23 tháng Chạp. Ðây là ngày ông Táo phải lên chầu trời để trình với Ngọc Hoàng thượng đế về mọi hành vi của gia chủ, vì thế có tục lệ đưa táo về trời.

Người Việt xưa cho rằng mỗi gia đình đều có một vị thần bếp hay còn gọi là ông Táo, Táo Quân, hay Thổ Công. Đây là vị thần trông coi mọi hoạt động của gia chủ, ngăn cản sự xâm phạm của ma quỷ vào thổ cư, đo vậy theo dân gian thì đây là thần liên quan đến việc hoạ, phúc của mỗi gia chủ.

Theo dân gian thì Táo quân gồm có 3 vị (hai Táo ông, một Táo bà) và truyền thuyết về sự tích như sau: Xưa có người tên là Trọng Cao, lấy vợ là Thị Nhi, nhưng ăn ở với nhau đã lâu mà đường con cái muộn mằn, sinh ra buồn phiền, xích mích. Một hôm, Trọng Cao đánh vợ, Thị Nhi bực tức bỏ nhà ra đi và gặp Phạm Lang tạo cuộc sống mới nên vợ nên chồng. Trọng Cao ân hận, bỏ công ăn việc làm, đi khắp nơi tìm vợ và trở thành người hành khất cho qua ngày. Có lần Trọng Cao vào một nhà xin ăn, được bà chủ mang cơm ra đãi, Trọng Cao nhận ra bà chủ là Thị Nhi và bà chủ cũng nhân rõ người hành khất là chồng cũ của mình. Hai người ân hận, hàn huyên tâm sự nhưng lại Sợ Phạm Lang về bắt gặp thì khó nói nên Thị Nhi đã bảo Trọng Cao ẩn mình vào đống rơm ngoài vườn để nàng tìm cách lo liệu cho êm đẹp. Trọng Cao mệt mỏi ngủ thiếp đi trong đống rơm. Lúc đó, Phạm Lang về nhớ ra việc thiếu tro bỏ ruộng, liền châm lửa đốt đống rơm. Sự việc nhanh chóng xảy ra. Thị Nhi chạy ra thấy vậy, quá xúc động thương tình liền nhảy vào đống lửa chết theo Trọng Cao. Thấy vợ chết cháy, Phạm Lang thương xót tiếp tục nhảy vào đống lửa đang cháy đó. Như vậy, hai ông một bà đến bị chết cháy. Thượng đế thương tình ba người sống có nghĩa, có tình nên phong cho làm Táo Quân và giao cho Phạm Lang là Thổ Công trông nom việc trong bếp, Trọng Cao là Thổ Ðịa trông coi việc trong nhà, còn Thị Nhi là Thổ Kỳ trông nom việc chợ búa.

Theo lệ thông thường thì chiều ngày 22 tháng Chạp làm lễ tiễn Táo Quân, để ngày 23 tháng Chạp ông Táo lên chầu trời, tấu trình mọi sự của gia chủ, đến trưa ngày 30 tháng Chạp thì có mặt tại nhà tiếp tục công việc. Tuy Vậy cho đến nay, các gia đình đa phần đều làm lễ tiễn Táo Quân lên chầu trời vào ngày 23 tháng Chạp. Theo sách Nam Ðịnh địa dư chí của Tiến sĩ đốc học Khiếu Năng Tĩnh thể kỷ XIX, mục phong tục thì mũ và áo của Táo Quân màu vàng. Nhưng có sách lại nói màu sắc tuỳ thuộc từng năm, ứng với các hành Kim, Mộc, Thuỷ, Hoả, Thổ.

Bài vị thờ Táo Quân thường chỉ để:

“Ðông trù tư mệnh Táo phủ Thẩn Quân”

Hoặc đề:

“Bản Thổ phúc đúc Tôn Thần” (Vị thẩn định sự phúc đức cho gia đĩnh)

Cũng có nơi lại ghi bài vị:

“Ðịnh phúc Táo Quân” (Ông Táo định việc phúc)

Có người còn quan niệm Táo Quân là Vị chủ thứ nhất của nhà: “Ðệ nhất gia chi chủ” nên khi cũng lễ đến phải khấn TáoQuân trước. Lễ vật trên han Thổ Công, ngoài mũ, áo, hia, bài vị còn có thêm cây mía (làm gậy chống), giấy vàng, giấy bạc, trầu, cau, nước, hoa quả. Là ngày lễ lớn đặc biệt nên 23 tháng Chạp thường có thêm mâm cỗ mặn (xôi, rượu, thịt), cả chép sống. Làm lễ xong sẽ phóng sinh cá ra ao hoặc ra sông hồ, cá sẽ hoá rồng đưa Thổ Công lên trời.

Mỗi gia đình sau khi sắm đũ lễ vật, sẽ thắp đèn hoặc nến sáng bàn thờ rỗi châm hương. Có người không đùng lửa ở đèn thờ để châm hượng, mà dùng lửa khác để châm hương. Hương thường được đùng số lẻ 1, 3, 5, vì số lẻ thuộc Dương. Theo dịch lý thì Dương tượng trưng cho Trời và cho sự này nở của muôn vật… Vì thể nên dùng số lẻ là như vậy. Và nếu trên bàn thờ có hai, ba, hoặc bốn bát nhang cũng đều phải châm số lượng nén hương như nhau.

Sau khi châm hương, người chủ gia đình vái bốn vái rồi đọc văn khấn, hoặc khấn không có văn, khấn xong lại vái tạ bốn vái. Khi vái hoặc bái, hai bàn tay áp sát vào với nhau hoặc cài ngón vào nhau đều là biểu tượng của sự giao hoà, là cảm ứng của âm – dương nên không được chắp tay hoặc cài ngón cẩu thả, để so le. Và điều cốt yếu khi vái hoặc bái, người thực thì phải tâm thành, phải trầm tư như trước mặt mình là Gia thần, Gia tiên. Sự thành kính, nghiêm túc sẽ khiến cho Thần linh chứng giám, nếu thiếu sự thành tâm, bày lễ lên lấy lệ, khẩn vái không nghiêm túc thì đó là sự nhạo báng.

Khi cháy gần hết tuần nhàng, gia chủ thắp tiếp tuần nhang khác, vái bốn vái xin phép Gia thần, Gia tiên hoá Vàng (đốt giấy vàng, giấy tiền). Khi hoá xong thì để vào đống tro một chén rượu (dân gian cho rằng để chén rượu vào đống tro thì cõi âm mới nhận được số vàng, mà cõi dương chuyển đến). Hoá vàng xong thì hạ lễ và khi hạ lễ cũng phải vái bốn vái để xin phép.

Có luận điểm còn cho việc thắp hương 3 nén nhang là tượng trưng cho ba ngôi Trời, Ðất, Người (Thiên, Ðịa, Nhân) là biểu

hiện tương cảm, tương ứng của nguyên lý vũ trụ phương Ðông.

Theo phong tục thì ông Táo là vị Thần được Thượng đế phân công cai quản ở một nhà nên khi gia đình có việc lễ đến phải kêu với ông Táo trước, để ông Táo biết việc làm của gia chủ, rồi mới lễ đến Gia tiên. Như Vậy, phần Văn khấn Táo Quân trước, rồi mới khấn lễ tại ban thờ Gia tiên. Nếu ban thờ Gia thần cùng chung với ban thờ Gia tiên (hoặc chỉ thêm một bát hương Gia thần hơi cao hơn bát hương Gia tiên một chút) thì văn khấn cũng phải đọc phần Gia thần (Táo Quân) trước rồi sau đó mới khấn đến Gia tiên.

* Sắm lễ:

Việc cúng tiễn ông Táo được thực hiện tại gia. Lễ cũng ông Táo gồm có:

+ Một mâm cỗ mặn, bánh, kẹo, trầu cau, rượu…

+ Hương thơm, lọ hoa tươi, cùng các loại quả tươi đẹp.

+ Ba bộ mũ áo, hia hài Táo Quân cũng vàng nén.

+ Ba con cả chép để Táo Quân cưỡi bay lên Trời.

* Bài Văn khấn ông Táo lên châu Trời ngày 23 tháng Chạp Nam mô a di Ðà Phật! Nam mô a di Ðà Phật! Nam mô a di Ðà Phật! – Con lạy chín phương Trời, mười phương Chư Phật, Chư Phật mười phương. – Con kính lạy ngài Ðông trù tư mệnh Táo phủ Thần Quân. Tín chủ (Chúng) con là: ……………………………………………. Hôm nay ngày 23 tháng Chạp, tín chủ chúng con thành tâm sắm sửa hương hoa phẩm vật, xiêm hài áo mũ, kính dâng Tôn thần. Thắp nén tâm hương tín chủ con thành tâm kinh bái. Chúng con xin kính mời ngài Ðông trù tư mệnh Táo phủ Thần Quân hiển linh trước án thụ hưởng lễ vật. Cúi Xin Tôn thần gia ân xóa tội cho mọi lỗi lầm trong năm qua, gia chủ chúng con sai phạm. Xín Tôn thần ban phước lộc, phù hộ toàn gia chúng con, trai gái, trẻ già sức khoẻ dồi dào, an khang thịnh Vượng, vạn sự tốt lành. Chúng con lễ bạc tâm thành, kỉnh lễ cầu xin, mong Tôn thần phù hộ độ trì. Nam mô a di Ðà Phật! Nam mô a di Ðà Phật! Nam mô a di Đà Phật! * Một bài khấn dân gian khác (ngày 23 tháng Chạp) Kính lạy ngài “Ðông trù tư mệnh Táo phủ Thần Quân “ Con là… đồng gia… ở thôn… Xã… huyện… tĩnh…. Nhân ngày 23 tháng Chạp, gia chủ chúng Con, sửa biện hương hoa, phẫm vật áo mũ: Kính cẩn dâng lên, dốc lòng bái thỉnh Phỏng theo tục lệ, kính lạy Gia thần Ðại xá lỗi lầm, gia ân giáng phúc Ban tài ban lộc, giúp đã toàn gia Lớn bé vui hoà, khang ninh thịnh Vượng

Ông Táo hay thần bếp chính là người mục kích sự làm ăn của mọi nhà. Ngày ông Táo về chầu trời được xem như ngày đầu tiên của Tết Nguyên Đán. Sau khi tiễn đưa ông Táo người ta bắt đầu dọn dẹp nhà của, lau chùi đồ cúng ông bà tổ tiên, treo tranh, câu đối và cắm hoa ở những nơi trang trọng để chuẩn bị đón Tết.

ST

Phạm Thị Kim Liên @ 10:48 29/01/2015 Số lượt xem: 386

Sắm Lễ Cúng Táo Quân 23 Tháng Chạp

Mâm cỗ cúng ông Táo, ông Công

Lễ vật cúng Táo Quân bao gồm: mũ ông Công ba cỗ hay ba chiếc, trong đó có 2 mũ đàn ông, một mũ đàn bà.

Mũ dành cho các ông Táo thì có hai cánh chuồn, mũ Táo bà thì không có cánh chuồn. Những mũ này được trang sức với các gương nhỏ hình tròn lóng lánh và những giây kim tuyến màu sắc sặc sỡ. Để giản tiện, cũng có khi người ta chỉ cúng tượng trưng một cỗ mũ ông Công (có hai cánh chuồn) lại kèm theo một chiếc áo và một đôi hia bằng giấy.

Những đồ “vàng mã” này (mũ, áo, hia và một số vàng thoi bằng giấy) sẽ được đốt đi sau lễ cúng ông Táo vào ngày 23 tháng Chạp cùng với bài vị cũ. Sau đó người ta lập bài vị mới cho Táo Công.

Mâm cúng trong Tết ông Công, ông Táo.

Theo tục xưa, riêng đối với những nhà có trẻ con, người ta còn cúng Táo Quân một con gà luộc nữa. Gà luộc này phải thuộc loại gà cồ mới tập gáy (tức gà mới lớn) để ngụ ý nhờ Táo Quân xin với Ngọc Hoàng Thượng Đế cho đứa trẻ sau này lớn lên có nhiều nghị lực và sinh khí hiên ngang như con gà cồ vậy!

Ngoài ra, để các ông và các bà Táo có phương tiện về chầu trời, ở miền Bắc người ta còn cúng một con cá chép còn sống thả trong chậu nước, ngụ ý “cá hóa long” nghĩa là cá sẽ biến thành Rồng đưa ông Táo về trời. Con cá chép này sẽ được “phóng sinh” (thả ra ao hồ hay ra sông) sau khi cúng.

Ở miền Trung, người ta cúng một con ngựa bằng giấy với yên, cương đầy đủ.

Còn ở miền Nam thì đơn giản hơn, chỉ cúng mũ, áo và đôi hia bằng giấy là đủ.

Tùy theo từng gia cảnh, ngoài các lễ vật chính kể trên, người ta hoặc làm lễ mặn (với xôi gà, chân giò luộc, các món nấu nấm, măng…) hay lễ chay (với trầu cau, hoa, quả, giấy vàng, giấy bạc…) để tiễn Táo Quân. Thông thường một mâm cỗ mặn cúng ông Công ông Táo thường thấy nhất là:

1 con cá chép rán (hoặc cá chép sống)

Sau khi bày lễ, thắp hương và khấn vái xong, đợi hương tàn lại thắp thêm một tuần hương nữa, lễ tạ rồi hóa vàng mã và thả cá chép ra ao, hồ, sông, suối… để thả cá chở ông Táo lên chầu Trời.

Tết ông Công, ông Táo vào 23 tháng Chạp hàng năm.

Văn khấn ông Công, ông Táo

Nam mô A-Di-Đà Phật (3 lần)

Kính lạy ngài Đông Trù Tư Mệnh Táo Phủ Thần Quân

Tín chủ chúng con là:….

Ngụ tại số nhà …….., đường/phố …., ấp/khu phố …………, xã/phường/thị trấn ……., huyện/quận/thành phố/thị xã …….., tỉnh/ thành phố ………

Nhân ngày 23 tháng Chạp, tín chủ chúng con thành tâm sắm sửa hương hoa phẩm vật, xiêm hài áo mũ, dâng lên trước án, hiến cúng tôn thần, đốt nén tâm hương, chí thành bái thỉnh.

Ngài Đông Trù Tư Mệnh Táo Phủ Thần Quân giáng lâm trước án thụ hưởng lễ vật.

Phong theo lệ cũ, Ngài là vị chủ, ngũ tự gia thần (*), soi xét lòng trần, Táo Quân chứng giám.

Trong năm sai phạm các tội lỗi lầm, cúi xin tôn thần gia ân châm chước, ban lộc ban phúc, phù hộ toàn gia: trai, gái, trẻ, già, an ninh khang thái.

Dãi tấm lòng thành cúi xin chứng giám.

Các bài văn cúng, khấn cổ truyền trong năm

Thổ Công là vị thần trông coi, cai quản trong nhà, định sự họa phúc cho mọi gia đình, thường được gọi là Đệ nhất gia chi chủ.

1) Ý nghĩa.

Thổ Công là vị thần trông coi, cai quản trong nhà, định sự họa phúc cho mọi gia đình, thường được gọi là Đệ nhất gia chi chủ. Nhờ có vị thần này nên các hồn ma quỷ không xâm nhập được vào nhà để quấy nhiễu gia đình.

Bàn thờ Thổ công không chỉ thờ một vị, mà thờ ba vị thần với ba danh hiệu khác nhau. Trong bài vị người ta để danh hiệu của cả ba vị thần này, mỗi vị trông coi một việc khác nhau.

Thổ Công: trông coi việc bếp núc.

Thổ Địa: trông coi việc nhà.

Thổ Kỳ: trông nom việc chợ búa cho phụ nữ, hoặc việc sinh sản các vật ở vườn đất.

Bài vị của ba thần được lập chung và viết như sau:

Bản gia Đông trù Tư mệnh Táo phủ Thần quân,

Bản gia Thổ địa Long Mạch Tôn Thần,

Bản gia Ngũ phương Ngũ thổ Phúc đức chính thần.

Mỗi gia đình có riêng một Thổ công. Hàng năm các Thổ công này được thay thế vào ngày 23 tháng chạp (gọi là ngày ông Táo lên trời). Vào ngày này gia đình sửa lễ cúng ông Công , rồi đốt bài vị cũ, thay bài vị mới.

2) MŨ THỔ CÔNG

Mũ Thổ Công là một cỗ gồm ba chiếc: 1 mũ đàn bà và 2 mũ đàn ông không có hai cánh chuồn. Nếu thờ 3 chiếc là thờ đủ mũ cho ba vị thần còn nếu thờ 1 mũ thì đó là mũ Thổ Công.

Mũ được làm bằng giấy, mũ thường đi kèm với một chiếc áo và một đôi hia. Dưới mũ đặt 100 thoi vàng giấy.

Mũ, áo, hia mỗi năm một màu hợp với ngũ hành: Kim-Mộc-Thủy-Hỏa-Thổ (trắng-xanh-đen-đỏ-vàng) mỗi năm có một hành riêng, mỗi hành có một màu nhất định.

Năm có hành Kim: cúng mũ màu trắng.

Năm có hành Mộc: cúng mũ màu xanh.

Năm có hành Thủy: cúng mũ màu đen.

Năm có hành Hỏa: cúng mũ màu đỏ.

Năm có hành Thổ: cúng mũ màu vàng.

Cũng như bài vị Thổ Công, hàng năm mũ cũng được đem hóa vào ngày tết Táo quân và được thay cỗ mũ khác để thờ cho đến tết Táo quân năm sau.

3)CÚNG THỔ CÔNG

Cúng vào ngày giỗ Tết, Sóc Vọng. Có thể cúng chay hoặc mặn.

Trong ngày Sóc Vọng, ngày mồng Một, ngày Rằm, các gia đình thường cúng chay; đồ lễ gồm: giấy vàng, bạc, trầu, nước, hoa quả. Tuy vậy, cũng có gia đình cúng mặn có thêm các đồ: rượu, xôi, gà, chân giò….

Những khi làm lễ cúng Gia tiên, bao giờ cũng cúng Thổ Công trước. Khấn cầu sự phù hộ của Thổ Công cũng giống như khấn Gia tiên. Mặc dù gọi là cúng Thổ Công, nhưng khi cúng phải khấn đủ các Thần linh ghi trong bài vị.

4) TẾT THỔ CÔNG

Thổ Công là vị thần có nhiệm vụ ghi chép mọi việc tốt xấu xảy ra trong mỗi gia đình. Lễ cúng Thổ Công quan trọng nhất là ngày tết Táo quân vào ngày 23 tháng Chạp (còn gọi là tết ông Công).

Trong ngày lễ này, sau khi cúng xong, Thổ Công lên chầu Thượng Đế để báo cáo những điều tai nghe, mắt thấy ở trần thế mà mình đã ghi chép được. Còn các gia đình sẽ hóa vàng, mũ, áo, hia của năm trước đổ tro ra sống và phóng sinh cho con cá chép để cho ông cưỡi lên trời. (quan niệm dân gia cho rằng: cá chép sau khi được phóng sinh sẽ hóa thành rồng để cho ông Táo cưỡi.).

5) VĂN KHẤN THỔ CÔNG

Văn khấn Thổ Công sau đây được dùng cho cả năm tùy theo cúng vào lúc nào mà thay đổi ngày tháng cho phù hợp.

Văn khấn Thổ Công

mô a di Đà Phật!

mô a di Đà Phật!

mô a di Đà Phật!

– Con lạy chín phương Trời, mười phương Chư Phật, Chư phật mười phương.

– Kính lạy ngài Hoàng Thiên Hậu Thổ chư vị Tôn thần.

– Con kính lạy ngài Đông Trù Tư mệnh Táo phủ Thần quân, Ngũ phương Ngũ thổ, Phúc đức chính Thần.

– Con kính lạy các ngài Thần linh cai quản trong xứ này.

Tín chủ là………………………………………………………………

Ngụ tại………………………………………………………………….

Hôm nay là ngày……….tháng……..năm………………………….

Tín chủ con thành tâm sắm sửa hương, hoa, lễ vật, kim ngân, trà quả, bầy ra trước án. Đốt nén hương thơm kính mời: ngày Bản gia Đông trù Tư mệnh Táo phủ Thần quân, ngài Bản gia Thổ Địa Long Mạch Tôn thần, ngài Bản gia Ngũ phương Ngũ thổ, Phúc đức chính Thần.

Cúi xin các Ngày thương xót tín chủ, giáng lâm trước án, chứng giám lòng thành, thụ hưởng lễ vật, phù trì tín chủ chúng con tòan gia an ninh khang thái, vạn sự tốt lành, gia đạo hưng long thịnh vượng, sở cầu tất ứng, sở nguyện tòng tâm.

Chúng con lễ bạc tâm thành, trước án kính lễ, cúi xind dược phù hộ độ trì.

mô a di Đà Phật!

mô a di Đà Phật!

mô a di Đà Phật!

Lễ Vật Cúng Táo Quân Ngày 23 Tháng Chạp

Lễ vật cúng Táo Quân ngày 23 tháng Chạp bao gồm những gợi ý về các vật phẩm cúng, về cách thức cúng, về cách chọn đồ cúng cũng như tại sao phải chọn đúng ngày rằm 23 hằng năm để thực hiện các nghi thức cúng theo đúng phong tục truyền thống lâu đời của người Việt.

Ngày ông Táo ông Công về chầu trời được xem như ngày đầu tiên để bắt đầu một cái Tết ý nghĩa sắp đến, thế nên việc thực hiện các thủ tục, các nghi lễ cúng vái phải thật hoàn thiện, đầy đủ và tươm tất mong muốn thể hiện lòng thành kính, biết ơn, đồng thời cũng xin ơn trên chứng giám cho tấm lòng trong suốt một năm ròng rã vừa qua.

Nên cúng tiễn ông Táo về trời bằng cá chép giấy hay cá sống?

Xưa kia mâm cúng Táo Quân ở Bắc Bộ thường có cá chép kho, rán, hoặc làm gỏi với gửi gắm sang năm mới có cuộc sống no đủ, may mắn hơn. Tục này dần chuyển thành cá chép sống, sau khi làm lễ cúng sẽ mang ra ao, hồ phóng sinh. Những năm trở lại đây, để thuận lợi, nhiều người chuyển sang dùng cá giấy, cúng xong là hoá vàng.

Theo Đại đức Thích Minh Sơn, cá giấy hay cá chép sống đều được cả, tùy vào sự tiện lợi của gia chủ. Nhà Phật có câu Nhất thiết do tâm tạo (cái gì cũng do con người tạo nên). Người dân bày tỏ lòng thành với các bậc tiền nhân theo quan niệm và cái Tâm chứ Phật thánh không bảo phải cúng cái này, cái kia. Việc cúng cá chép sống hay giấy chỉ là do con người mượn để gửi tâm tư tình cảm, quan niệm sống vào đấy. Nếu cúng cá chép sống, gia chủ nên thả ở sông hay hồ lớn. Lưu ý nên bắt cá ra tay rồi thả xuống nước chứ không vứt cả túi nilon xuống sông, hồ rất mất vệ sinh, ô nhiễm môi trường.

Theo Đại đức Thích Minh Sơn (trụ trì chùa Kim Cổ 73 Đường Thành và Đền Hỏa thần 30 Hàng Điếu – Hà Nội), lễ vật cúng Táo Quân là do Tâm tạo nên. Thông thường, những người theo đạo Phật giữ giới không sát sinh thì cúng chay, còn người bình thường hay cúng lễ mặn.

Theo dân gian, lễ mặn cúng Táo Quân thường có 1 con gà trống luộc, hoặc 1 miếng thịt luộc (thịt vai, hoặc 1 khoanh giò), 1 đĩa xôi, 1 đĩa xào, 1 bát canh). Hoa quả (nên là ngũ quả, hoặc 1 loại có 5 quả), 5 bông hoa nhiều màu, trầu cau, rượu. Nếu có thể, mua 1 con cá chép sống để bên cạnh làm lễ để tiễn Táo công. Ngoài ra còn có hương đăng trà quả, 5 lễ tiền vàng, bánh kẹo tuỳ tâm.

Theo ông Nguyễn Đức Thiêm, CLB tâm linh Phương Đông (Trung tâm nghiên cứu tiềm năng con người), sau khi bày lễ thì thắp 1 nén hương và khấn thỉnh (bài khấn Tết Táo Quân được in trong sách, bán ở các chùa).

Nén hương cháy được 1/3 thì thắp 3 nén hương nữa. Đợi 3 nén hương này cháy 2/3 thì tạ lễ, hóa vàng mã và thả cá chép ra ao, hồ… phóng sinh để cá chép hoá rồng, làm phương tiện để các Táo Quân lên chầu trời. Xưa, những nhà có trẻ con còn cúng một con gà luộc thuộc loại gà cồ (tức gà mới lớn, đang tập gáy), ngụ ý nhờ Táo Quân xin Ngọc Hoàng cho đứa trẻ có nhiều nghị lực và sinh khí hiên ngang như con gà cồ. Ở miền Trung, miền Nam, lễ vật đơn giản hơn. Người dân thường cúng mũ, áo và đôi hia bằng giấy.

Cũng theo Đại đức Thích Minh Sơn, không nên đốt nhiều tiền vàng mã trong ngày cúng Táo Quân. Tục đốt vàng mã không phải của Phật giáo, mà theo quan niệm dân gian của Trung Quốc. Người Việt cũng bị ảnh hưởng bởi quan niệm này. Đốt mã nhiều trong ngày cúng Táo Quân không chỉ lãng phí mà còn ảnh hưởng xấu đến môi trường, không có lợi cho sức khỏe. “Nếu mọi người mang tiền đốt mã đi làm từ thiện sẽ quý hơn rất nhiều”- Đại đức Thích Minh Sơn chia sẻ.

Tại sao lại cúng Táo Quân vào ngày 23 tháng Chạp hằng năm?

Xưa có hai vợ chồng son, nhà nghèo sống bằng nghề làm mướn. Một năm trời làm đói kém khắp nơi, người chồng từ biệt vợ đi kiếm ăn nơi khác, hẹn sau 3 năm không về thì vợ đi lấy chồng khác.

Người vợ ở nhà may mắn được một nhà giàu cưu mang nên thoát khỏi trận đói. 3 năm qua chồng nàng vẫn không về. Vợ người chủ qua đời. Sau 3 năm đoạn tang, nàng chờ thêm 1 năm nữa mới nối duyên với ông chủ tốt bụng. Được 3 tháng thì chồng cũ trở về, tìm đến an ủi và từ biệt. Người vợ nài nỉ và người chồng mới xin trả lại vợ, nhưng chàng nhất quyết ra đi. Rồi chàng treo cổ tự vẫn. Người vợ cảm thấy vì mình mà chồng cũ chết nên trầm mình xuống ao. Người chồng mới cũng tự dằn vặt mình nên uống thuốc độc tự tử.

Chuyện tình của họ làm Diêm vương cảm động, ngài đã hóa phép cho họ thành ba ông đầu rau để ngọn lửa luôn đốt nóng tình yêu và họ được sống gần nhau mãi mãi. Đồng thời phong cho 3 người chức Táo Quân trông nom bếp núc của từng nhà trên trần thế… coi sóc cuộc sống. Và cứ 23 tháng Chạp hàng năm thì cưỡi cá chép lên thiên đình bẩm tấu với Ngọc Hoàng mọi việc tốt xấu của gia chủ. Từ đó người dân Việt Nam lấy ngày này làm Tết Táo Quân.