Top 7 # Văn Khấn Cúng Thần Tài Xem Nhiều Nhất, Mới Nhất 6/2023 # Top Trend | Iseeacademy.com

Văn Khấn Cúng Thần Tài

Theo văn hóa dân gian Việt Nam, phong tục thờ Thần Tài Thổ Địa rất quen thuộc và phổ biến. Đây là hai vị thần linh rất gần gũi với đời sống hàng ngày và mang lại sự may mắn. Giúp cho công việc làm ăn buôn bán phát đạt, an cư lạc nghiệp. Vì vậy việc thực hiện đúng các nghi lễ cúng bái và văn khấn cúng Thần Tài Thổ Địa là yếu tố rất quan trọng. Nó thể hiện sự thành tâm của gia chủ đối với thần linh. Đây là cách để thần linh chứng giám lòng thành, phù hộ cho công việc làm ăn của gia chủ.

Thần Tài hay còn gọi là Tài Bạch Tinh Quân, Triệu Công Nguyên Soái. Đây là một trong số các vị thần của văn hóa tín ngưỡng dân gian. Trong trí tưởng tượng của người xưa là một ông lão râu tóc bạc phơ, gương mặt phúc hậu. Đây là vị thần mang lại tiền tài, hưng thịnh cho gia đình.

Thổ Địa còn được gọi là Thổ Công, Ông Địa, Thổ Địa Công. Đây là vị thần chuyên cai quản đất đai, nhà cửa trong một phạm vi nào đó. Thổ Địa còn là người định đoạt họa phúc trong gia đình. Thổ Địa thường mang hình tượng vui vẻ, bình dân, gần gũi với bụng phệ, thân hình mập mạp.

Cả hai vị thần đều sống trong tâm linh của những người coi trọng tín ngưỡng dân gian. Họ đại diện cho những điều may mắn và tốt lành. Đồng thời phù hộ cho công việc làm ăn, cuộc sống yên ổn hạnh phúc của người tôn thờ.

Tục thờ cúng Thần Tài – Thổ Địa rất phổ biến trong các gia đình Việt nam. Đặc biệt là các gia đình có làm ăn kinh doanh- buôn bán. Đây không phải là mê tín dị đoan. Mà chính là phong tục mang ý nghĩa đời sống – văn hóa – tinh thần của người Việt.

Cách đặt bàn thờ Thần Tài – Thổ Địa

Bạn có thể mua tượng Thần Tài – Thổ Địa ở các cửa hàng phong thủy. Tuy nhiên, gia chủ cần phải mang tượng vào chùa để sư thầy đọc kinh, làm phép nhập thần. Sau đó bạn có thể nhờ các sư chọn giúp ngày tốt để thỉnh thần về nhà thờ cúng.

Thần Tài và Thổ Địa thường được thờ chung trên một bàn thờ. Bàn thờ Thần Tài Thổ Địa thường được đặt riêng biệt ở một góc nhà. Hướng của bàn thờ phải được đặt theo hướng hợp với mệnh của gia chủ. Hoặc hướng về phía cửa chính với ý nghĩa đón nhận dòng khí hưng thịnh vào nhà. Đối với cửa hàng kinh doanh buôn bán thì bàn thờ Thần Tài, Thổ Địa được đặc ở vị trí có thể bao quát không gian của cả cửa hàng. Tượng Thần Tài đặt bên trái, Thổ Địa bên phải. Ở giữa thường đặt thêm một bài vị màu đỏ hoặc dán một tờ giấy đỏ. Phía trước hai tượng Thổ Địa Thần Tài có một lư hương dùng chung và năm chung chén nước nhỏ. Ngoài ra, còn có ba hủ gạo, muối, nước được đặt giữa hai ông.

Bạn không nên đặt bàn thờ Thần Tài – Thổ Địa ở dưới chân cầu thang. Tránh những nơi không sạch sẽ, bụi bặm, tối tăm hoặc có vật nhọn chĩa vào. Vì như vậy sẽ làm hỏng vận khí tốt lành của gia chủ. Ngoài ra bạn cũng nên tránh các vị trí gần nhà vệ sinh, bếp. Bởi quan niệm đây là những nơi không sạch sẽ. Nếu đặt bàn thờ ở đây sẽ không thể hút được tài lộc bên ngoài vào nhà. Thậm chí còn khiến gia chủ làm ăn thất bại.

Các bài văn khấn Thổ Địa – Thần Tài

Lễ cúng Thần Tài Thổ Địa được thực hiện hàng ngày. Ngoài ra một số lễ lớn sẽ được cúng vào ngày rằm, mùng 1 âm lịch, ngày vía Thần Tài, các dịp khai trương, khởi công xây nhà, dọn vào nhà mới.

Văn khấn cúng Thần Tài – Thổ Địa hàng ngày

Lạy Thành Hoàng bản cảnh, Ông Địa – Thần Tài, ông chủ gia bà chủ đất, các phần hương linh khuất mặt khuất mày, các vị Tiền chủ Hậu chủ. Con tên là……….. niên canh……….., ……….tuổi. Ở tại ngôi gia, số…….. đường……… quận……… tỉnh (thành)………… Việt Nam quốc. Khấu xin Thành Hoàng bản địa, Ông Địa – Thần Tài chứng minh cho lòng thành tâm khấn vái, xin chư vị cho con được ………………….. (lời khấn để xin điều gì đó). Mọi việc vuông tròn, con xin được hậu tạ………… (hứa hẹn tạ lễ). Con xin Thành Hoàng bản địa, Ông Địa – Thần Tài, ông chủ gia bà chủ đất, các phần hương linh, chư vị Tiền chủ Hậu chủ chứng giám cho lòng thành khấn vái. Kính bái. Văn khấn Thần Tài – Thổ Địa ngày rằm, mùng 1 Kính lạy chín phương Trời, mười phương Chư Phật, Chư phật mười phương. Kính lạy các ngài Thần Tài, Thổ Địa cai quản trong xứ này. Tín chủ con là…… Ngụ tại……… Hôm nay là ngày… tháng… năm… Tôi chủ thành sửa biện, hương hoa, lễ vật, kim ngân, trà quả và các thứ cúng dâng, bày ra trước án kính mời ngài Thần Tài tiền vị. Cúi xin Thần Tài thương xót tín chủ, giáng lâm trước án, chứng giám lòng thành. Thụ hưởng lễ vật phù trì tín chủ chúng con an ninh khang thái, vạn sự tốt lành, gia đạo hưng long thịnh vượng, lộc tài tăng tiến, tâm đạo mở mang, sở cầu tất ứng, sở nguyện tòng tâm. Chúng con lễ bạc tâm thành, trước án kính lễ cúi xin được phù hộ độ trì.

Văn khấn cúng ngày Vía Thần Tài

Văn khấn cúng Thần Tài Thổ Địa khi thực hiện chuyển tới nhà mới

Đối với lễ cúng khi chuyển bàn thờ Thần Tài- Thổ Địa sang nhà mới, bạn cần thực hiện trước khi chuyển và sau khi chuyển xong. Bài khấn trước khi chuyển bàn thờ như sau:

“Con lạy chín phương trời, mười phương Phật Hôm nay là ngày: … Tháng … Năm … Tín chủ con là:… tuổi… Hiện đang trú tại:… Kính cáo chư vị Tôn thần, nay vì cơ quan có thay đổi vị trí mặt bằng cho các phòng ban. Chúng con xin làm lễ Thiên Linh vị Tài thần Thổ Địa, để đặt bàn thờ Thổ Địa Tài Thần (Gia tiên, Thổ Công – Ông Táo, Phật…) vào nơi mới, Hôm nay nhân cát nhật lương thần, con xin làm lễ : ” Thiên di linh vị Thần đài”. Chuyển bàn thờ Thổ Địa mạch long thần từ vị trí… sang phòng… Con kính xin chư vị Tôn thần bản gia, bản địa chấp lễ cầu cho được phép di chuyển bàn thờ sang nơi mới. Tín chủ:… con xin dập đầu kính bái.”

Sau khi khấn xong thì vái lạy ba lần. Đợi đến tàn 2/3 tuần hương thì xin tiền vàng đi hóa. Sau đó bạn bỏ một ít tiền vàng dưới bát hương và tiến hành di chuyển bàn thờ Thần Tài – Thổ Địa về nhà mới. Khi tiến hành chuyển đến nhà mới xong, bạn cần khấn tạ lễ như sau:

“Hôm nay là ngày … tháng … năm … Tín chủ con là:…, xin thành tâm tiến lễ bái Thánh thần lai tâm trước linh đài, thụ hưởng lễ vật và chứng giám lòng thành của chúng con. Cho phép chùng con di chuyển bàn thờ của chư vị Tôn thần bản gia. Chúng con xin các vị Tôn thần chuyển bàn thờ đắc đáo linh địa, cư trung chính gia trung, tăng thêm mãnh lực. Từ nay trở đi, tuần rằm, mùng một, lễ tết, xin tôn nhang, sửa lễ dâng cúng chư vị Tôn thần để tại ơn và xin cầu phúc lộc. Kính xin chư vị thần linh phù hộ cho toàn gia chúng con được nhân khang vật thịnh, khỏe mạnh, bình an, mọi sự vạn cầu sở nguyện, vạn ước khả thành. Mọi công việc làm ăn hanh thông thuận toại, tài lộc dồi dào tốt tươi, bát tiết tứ thời hưởng vinh hoa phú quý. Tín chủ:… cùng toàn gia xin dập đầu bái tạ!

Văn khấn cúng Thần Tài – Thổ Địa nhân dịp khai trương công ty, cửa hàng

“Con lạy chín phương Trời, mười phương Chư Phật, chư vị Tôn thần. Con kính lạy các thần linh cai quản trong khu vực này. Tín chủ chúng con là: …………… Hôm nay là ngày… tháng… năm…., Tín chủ con thành tâm sắm lễ, quả cau lá trầu, hương đăng hoa quả, thắp nén tâm nhang dâng lên trước án, lòng thành tâu rằng. Tín chủ con xây cất (hoặc thuê được) một gian hàng (nhà xưởng, văn phòng…) tại xứ này: …….(địa chỉ)… Tín chủ con là ……….. (chức vụ của người khấn). Nay muốn khai trương khởi đầu việc kinh doanh (hoặc sản xuất) phục vụ nhân sinh. Do đó, chúng con chọn được ngày lành tháng tốt, sắm sanh lễ vật, cáo yết tôn thần, dâng cùng bách linh … cúi xin soi xét. Chúng con kính mời chư vị Thần linh Thổ Địa, cùng tất cả Thần linh cai quản khu vực này. Các Ngài linh thiêng, giáng lâm trước án, thụ hưởng lễ vật, chứng giám lòng thành. Cúi xin các vị phù hộ cho chúng con buôn bán hanh thông, làm ăn thuận lợi, lộc tài vượng tiến, cầu gì được nấy, nguyện gì cũng thành. Tín chủ lại xin phổ cáo với các vị Tiền chủ, Hậu chủ cùng chư vị Hương linh, y thảo phụ mộc, ngụ trong khu vực này, xin mời các vị tới đây thụ hưởng lễ vật, phù trì tín chủ con làm ăn buôn bán gặp nhiều may mắn, trăm sự thuận lợi. Chúng con lễ bạc tâm thành, trước án kính lễ, cúi xin được phù hộ độ trì.”

Mâm cơm cúng Thần Tài – Thổ Địa

Tùy vào hoàn cảnh, điều kiện kinh tế cũng như văn hóa từng vùng miền mà mâm cúng 2 vị thần được bày biện khác nhau. Với ngày thường, gia chủ sẽ cúng đồ chay, trái cây, bánh kẹo… Còn đối ngày vía Thần tài (3/2 dương lịch), sẽ chuẩn bị mâm cỗ mặn.

Bài Văn Khấn An Vị Thần Tài, Lập Bát Hương Cúng Thần Tài

Thần tài là một trong số những vị thần cai quản về mặt tài lộc. Đối với dân làm ăn thì vị thần này có ý nghĩa vô cùng quan trọng. Vậy lập văn khấn xin lập ban thờ thần Tài như thế nào? Văn khấn an vị Thần Tài ra sao? Mời bạn theo dõi bài chia sẻ sau đây của xoso88.net.

Tìm hiểu về Thần tài và Thổ Địa

Trước khi tìm hiểu bài văn khấn an vị thần Tài thì trước hết chúng ta cùng tìm hiểu một chút về Thần Tài – Thổ Địa.

Theo quan niệm của người xưa thì bên ngoài hình thức thờ cúng chỉ có một ông Tài và 1 ông Địa. Nhưng thực tế theo nghiên cứu của các chuyên gia phong thủy thì Thần Tài có 5 vị là Hắc Thần Tài, Thanh Thần Tài, Bạch Thần Tài, Xích Thần Tài và Hoàng Thần tài là vị chủ chốt. Còn Thổ Địa cũng có 5 vị là Đông phương Thanh Đế, Tây phương Bạch Đế, Nam phương Xích Đế, Bắc phương Hắc Đế và Trung ương Huỳnh Đế.

Ông Thần Tài là người cai quản tài lộc chốn dương gian còn ông Địa là người cai quản long mạch vận khí của gia chủ. Chính vì vậy hai ông thần này thường được lập chung một ban thờ.

Văn khấn xin lập ban thờ Thần Tài

Con Nam Mô A Di Đà Phật (3 lần)

Con lạy chín phương trời, mười phương chư Phật.

Con lạy vua cha Ngọc Hoàng thượng đế.

Con lạy quan đương niên thái tuế chí đức tôn thần.

Con lạy Hoàng thiên, Hậu thổ chư vị Tôn thần

Con lạy quan Nam tào Bắc đẩu.

Con lạy ông thành hoàng làng, thần hoàng bản thổ. Con lạy Thần linh, Thổ địa cai quản trong khu vực này.

Con lạy hai ông thần Lộc thần Tài.

Con lạy tiền chủ và hậu chủ.

Tại nước Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt nam. Hà nội tỉnh, ……………………. quận, ………………………………….. phường.

Con là ………………………………… phu quân (phu nhân) …………………………………….. cùng đồng gia nhân. Nhân ngày …….. tháng…… năm ……..

Chúng con có nén hương bát nước, cơm canh, rượu, vàng tiền, hoa quả để làm lễ lập Bàn Thờ Thần Tài.

Con xin kính mời hai vị thần Lộc, thần Tài thương xót tín chủ, giáng lâm trước án, chứng giám lòng thành, thụ hưởng lễ vật phù trì tín chủ chúng con an ninh khang thái, vạn sự tốt lành, gia đạo hưng long thịnh vượng, lộc tài tăng tiến, tâm đạo mở mang, sở cầu tất ứng, sở nguyện tòng tâm. (Đoạn này tùy ý gia chủ mong muốn điều gì thì vái xin điều đó).

Chúng con xin cầu nguyện, ba tháng Hè, chín tháng Đông cầu được ước thấy, cầu điều lành mang đến, điều dữ mang đi, cầu nhân khang vật thịnh.

Xin tiếp tài, tiếp lộc, tiếp ngân, tiếp xuyến, tiếp lộc buôn lộc bán, làm cho gia trạch gia trung bình an khoẻ mạnh.

Con Nam Mô A Di Đà Phật (3 lần).

Theo văn khấn cổ truyền Việt Nam được xuất bản bởi bộ Văn hóa và thông tin thì văn khấn an vị Thần Tài được đọc như sau:

Nam-mô Đại-bi Hội-Thượng Phật Bồ-tát (3 lần)

Thiên thủ thiên nhãn vô ngại đại bi tâm đà la ni Nam mô hắc ra đát na đa ra dạ da – Nam mô a rị da – Bà lô yết đế thước bát ra da – Bồ Đề tát đỏa bà da – Ma ha tát đỏa bà da – Ma ha ca lô ni ca da – Án – Tát bàn ra phạt duệ – Số đát na đát tỏa.

Nam mô tất kiết lật đỏa y mông a rị da – Bà lô kiết đế thất Phật ra lăng đà bà – Nam mô na ra cẩn trì – Hê rị, ma ha bàn đa sa mế – Tát bà a tha đậu du bằng – A thệ dựng – Tát bà tát đa (Na ma bà tát đa) – Na ma bà dà – Ma phạt đạt đậu đát điệt tha – Án. A bà lô hê – Lô ca đế – Ca ra đế – Di hê rị – Ma ha bồ đề tát đỏa – Tát bà tát bà – Ma ra ma ra – Ma hê ma hê rị đà dựng – Cu lô cu lô yết mông – Độ lô độ lô phạt xà da đế – Ma ha phạt xà da đế – Đà ra đà ra – Địa rị ni. Thất Phật ra da – Giá ra giá ra – Mạ mạ phạt ma ra – Mục đế lệ – Y hê di hê – Thất na thất na – A Ra sâm Phật ra xá lợi – Phạt sa phạt sâm – Phật ra xá da – Hô lô hô lô ma ra – Hô lô hô lô hê rị – Ta ra ta ra – Tất rị tất rị – Tô rô tô rô – Bồ Đề dạ Bồ Đề dạ – Bồ đà dạ bồ đà dạ – Di đế rị dạ – Na ra cẩn trì – Địa rị sắc ni na – Ba dạ ma na – Ta bà ha

Tất đà dạ – Ta bà ha – Ma ha tất đà dạ – Ta bà ha – Tất đà du nghệ – Thất bàn ra dạ – Ta bà ha – Na ra cẩn trì – Ta bà ha – Ma ra na ra – Ta bà ha – Tất ra tăng a mục khê da – Ta bà ha – Ta bà ma ha a tất đà dạ – Ta bà ha – Giả kiết ra a tất đà dạ – Ta bà ha – Ba đà ma kiết tất đà dạ – Ta bà ha – Na ra cẩn trì bàn đà ra dạ – Ta bà ha – Ma bà rị thắng yết ra dạ – Ta bà ha

Nam mô hắc ra đát na đa ra dạ da – Nam mô a rị da – Bà lô kiết đế – Thước bàn ra dạ – Ta bà ha – Án. Tất điện đô – Mạn đà ra – Bạt đà gia – Ta bà ha.

Văn Khấn Ban Thần Tài

Theo tín ngưỡng dân gian, Thần Tài mang lại tiền bạc hay của cải cho mỗi gia đình, nên mỗi gia đình, nhất là những gia đình buôn bán, kinh doanh đều có bàn thờ Thần Tài để cầu xin thần tài cho mua may bán đắt, đem lại nhiều tiền bạc sung túc.

THẦN TÀI – ÔNG ĐỊA

Theo tín ngưỡng dân gian, Thần Tài mang lại tiền bạc hay của cải cho mỗi gia đình, nên mỗi gia đình, nhất là những gia đình buôn bán, kinh doanh đều có bàn thờ Thần Tài để cầu xin thần tài cho mua may bán đắt, đem lại nhiều tiền bạc sung túc. Người đời quý trọng tiền bạc nên tôn sùng thần tài. Những nhà kinh doanh đều lập bàn thờ thần tài, đặc biệt, bàn thờ thần tài không được đặt trên cao mà phải đặt ngay trên nền nhà.

Thần Tài – Ông Địa là một cặp 2 ông thần được thờ trong một cái khám thờ, đặt ở dưới đất. Khám thường làm bằng gỗ đặt hướng thẳng hoặc vuông góc ra phía cửa nhà. Sau lưng khám thờ Thần Tài cần phải là vách tường chắc chắn, không được trổ cửa sổ hay đục lỗ vì làm như vậy thì tài vận không tụ được. Trong những trường hợp không thể đặt khám thờ dựa lưng vào tường do phải chọn hướng thì cần tạo vách để tránh góc nhọn sau lưng bàn thờ và giúp bàn thờ nằm vững chắc.

Người ta không chỉ cúng 2 ông vào ngày Tết, mà cúng quanh năm, nhất là những gia đình chuyên nghề buôn bán, kinh doanh thì người ta tin rằng chỉ khi nào lo cho các vị thần này chu đáo hàng ngày thì mới được các Thần phù hộ làm ăn thuận lợi “tiền vào như nước”.

Thần Tài – Ông Địa là một cặp thờ tuy về hình chỉ có 1 Ông Địa và 1 Thần Tài, nhưng Mỗi một vị như vậy là đại diện cho 5 người. Về Thần Tài có: Hắc Thần Tài, Thanh Thần Tài, Bạch Thần Tài, Xích Thần Tài và Hoàng Thần tài là vị chủ chốt. Còn Ông Địa cũng có 5 ông: Đông phương Thanh Đế, Tây phương Bạch Đế, Nam phương Xích Đế, Bắc phương Hắc Đế và Trung ương Huỳnh Đế.

Về hình thức bên ngoài thì Ông Địa thường bụng phệ, người trắng nõn, để ngực trần, đầu quấn khăn, tay cầm quạt và hay có con cọp đi theo. Thần Tài thường tay cầm cục vàng (kim ngân lượng) hoặc bạc, đội mũ mão, trang phục nghiêm chỉnh hơn Ông Địa.

Nhìn vào cấu trúc bàn thờ Thần Tài – Ông Địa đúng cách, từ ngoài nhìn vào ta thấy dán trên vách 1 tấm Bài vị là 1 tấm màu đỏ được viết bằng mực nhũ kim với nội dung “Ngũ phương Ngũ thổ Long thần, Tiền hậu địa Chủ Tài thần”.

五方五土龍神 : NGŨ PHƯƠNG NGŨ THỔ LONG THẦN 前後地主財神 : TIỀN HẬU ĐỊA CHỦ TÀI THẦN

Cách thắp nhang : Khi mới lập bàn thờ, ta nên thắp nhang liên tục trong 100 ngày để bàn thờ tụ Khí. Tuyệt đối không vì sợ tốn điện mà tắt đèn trên bàn thờ, vì những ngọn đèn đó giống như những ngọn Hải Đăng dẫn đường cho các vị giáng xuống trần. Trong 100 ngày đó mỗi sáng chỉ cần thay nước và thắp một nén nhang. Những lúc cần cầu xin điều gì thì thắp 3 nén cắm theo hàng ngang ( – ). Những ngày rằm, mùng một, lễ, tết thắp 5 nén theo hình chữ thập ( + ). Nên chọn loại nhang cuốn tàn (giữ được tàn), sau một thời gian sẽ có bát nhang rất đẹp và tụ Khí rất tốt. Chỉ đến ngày 23 tháng Chạp mới rút chân nhang (khi bát nhang quá đầy chân nhang) và đem hóa cùng tiền giấy. Khi hóa xong nhớ đổ một chút rượu vào đám tro.

Ban thờ thần tài cần được đặt vị trí hợp phong thủy, hợp tuổi gia chủ và được gắn bùa cầu tài, có cốt và nhãn bát hương thần tài, cốt và nhãn ông thần tài, ông thổ địa đúng quy chuẩn bằng chữ nho cổ và được lễ thỉnh thần tài, thổ địa mới linh nghiệm và mang lại nhiều tài lộc cho gia chủ

VĂN KHẤN BAN THỜ THẦN TÀI HÀNG NGÀY

Nam mô A Di Đà Phật!

Nam mô A Di Đà Phật!

Nam mô A Di Đà Phật!

Con kính lạy Hoàng thiên, Hậu thổ chư vị Tôn thần

Con kính lạy ngài Đông trù Tư mệnh táo phủ Thần quân

Con kính lạy các ngài Thần Tài vị tiền

Con kính lạy các ngài Thần linh, Thổ địa cai quản trong khu vực này.

Tín chủ chúng con là: ………………………………………

Ngụ tại: ………………………………………………

Hôm nay là ngày …. tháng …. năm …. âm lịch, tín chủ con thành tâm sửa biện, hương hoa, lễ vật, kim ngân, trà quả và các thứ cúng dâng, bầy ra trước án kính mời ngài Thần Tài tiền vị và chư vị tôn Thần.

Cúi xin Thần Tài thương xót tín chủ, giáng lâm trước án, chứng giám lòng thành, thụ hưởng lễ vật phù trì tín chủ chúng con an ninh khang thái, vạn sự tốt lành, gia đạo hưng long thịnh vượng, lộc tài tăng tiến, tâm đạo mở mang, sở cầu tất ứng, sở nguyện tòng tâm.

Chúng con lễ bạc tâm thành, trước án kính lễ, cúi xin được phù hộ độ trì.

Nam mô A Di Đà Phật!

Nam mô A Di Đà Phật!

Nam mô A Di Đà Phật!

Bài Văn Cúng Khấn Thần Tài Thần Lộc

Thần Tài là vị thần mang tài lộc cho gia đình, mỗi khi làmviệc gì, gia chủ thường cầu khấn Thần Tài.

1) Ý nghĩa

Thần Tài là vị thần mang tài lộc cho gia đình, mỗi khi làm việc gì, gia chủ thường cầu khấn Thần Tài.

Người xưa thờ Thần Tài ở nơi xó xỉnh xuất phát từ điển tích:

Có một tên lái buôn tên là Âu Minh khi qua hồ Thành Thảo, Thủy thần cho một cô nô tỳ tên là Như Nguyện. Âu Minh đưa Như Nguyện về nuôi trong nhà làm ăn ngày càng trở nên phát đạt. Sau đó, vào một ngày tết, vì lý do nào đó, Âu Minh đánh Như Nguyện. Như Nguyện quá sợ hãi chui vào đống rác và biến mất. Từ đó, Âu Minh làm ăn thua lỗ, sa sút, chẳng mấy chốc trở nên nghèo xác nghèo xơ.

Hóa ra Như Nguyện chính là Thần Tài hiện hình. Từ đó người ta lập bàn thờ để thờ. Lại có tục kiêng hót rác trong ba ngày đầu năm là vậy. Vì người ta sợ hót rác là hót luôn cả Thần Tài trong đó thì việc làm ăn sẽ không phát đạt. Việc thờ Thần Tài ở nơi xó xỉnh cũng có nguồn gốc từ đây.

2) Bàn thờ Thần Tài

Bàn thờ Thần tài chỉ được lập ở những nơi góc nhà, xó nhà chứ không phải nơi sạch đẹp, trang trọng như bàn thờ Tổ Tiên hay bàn thờ Thổ Công.

Bàn thờ Thần Tài là một chiếc khảm nhỏ, sơn son thếp vàng, phía trong khảm bài vị Thần Tài hoặc là thùng gỗ dán giấy đỏ xung quanh, phía trong dán bài vị, cũng được viết lên giấy đỏ. Bài vị được viết bằng mực nhũ kim với nội dung sau:

Ngũ phương Ngũ thổ Long thần,

Tiền hậu địa Chúa Tài thần.

Hai bên bài vị có câu đối:

Thổ năng sinh bạch ngọc,

Địa khả xuất hoàng kim.

Có nghĩa là:

(Đất hay sinh ngọc trắng

Đất cũng cho vàng ròng).

Nội dung câu đối có thể thay nhưng bao giờ cũng phải có một đôi.

Trước bài vị là bát hương kê trên 100 thoi vàng giấy. Hai bên là hai cây đèn nhỏ đủ thắp. Trong khám đặt mấy cốc nước, chén rượu, một mâm bồng bày hao quả, phẩm vật khi cúng lễ.

Có nhà khắc lên khám mấy chữ đại tự và có đôi câu đối ca tụng sự giúp đỡ của Thần Tài và cầu mong của gia chủ.

3) Cúng Thần Tài

Người xưa cúng Thần Tài quanh năm, không chỉ vào dịp giỗ, Tết, Sóc Vọng mà vào bất kỳ lúc nào thấy cần cầu xin. Ngày thường, người ta cúng Thần Tài đơn giản, chỉ có trầu, nước, trái cây,….Còn trong các dịp giỗ, Tết, Sóc Vọng thì cúng Thần Tài bằng cỗ mặn.

Thông thường người ta chỉ thắp hương thờ Thần Tài vào buổi chiều hàng ngày.

Văn khấn Thần Tài

Nam mô a di Đà Phật!

Nam mô a di Đà Phật!

Nam mô a di Đà Phật!

– Con lạy chín phương Trời, mười phương Chư Phật, Chư phật mười phương.

– Kính lạy ngài Hoàng Thiên Hậu Thổ chư vị Tôn thần.

– Con kính lạy ngày Đông Trù Tư mệnh Táo phủ Thần quân.

– Con kính lạy Thần tài vị tiền.

– Con kính lạy các ngài Thần linh, Thổ địa cai quản trong xứ này.

Tín chủ con là………………………………………………………….

Ngụ tại……………………………………………………………………

Hôm nay là ngày…….tháng…….năm……………………………….

Tôi chủ thành sửa biện, hương hoa, lễ vật, kim ngân, trà quả và các thứ cúng dâng, bầy ra trước án kính mời ngài Thần Tài tiền vị.

Cúi xin Thần Tài thương xót tín chủ, giáng lâm trước án, chứng giám lòng thành, thụ hưởng lễ vật phù trì tín chủ chúng con an ninh khang thái, vạn sự tốt lành, gia đạo hưng long thịnh vượng, lộc tài tăng tiến, tâm đạo mở mang, sở cầu tất ứng, sở nguyện tòng tâm.

Chúng con lễ bạc tâm thành, trước án kính lễ cúi xin được phù hộ độ trì.

Nam mô a di Đà Phật!

Nam mô a di Đà Phật!

Nam mô a di Đà Phật!

www.ojo.vn – sưu tầm Nguồn: ST & Tổng hợp từ Internet: Trúc Loan (XemTuong.net)