Top 10 # Văn Khấn Cúng Thần Tài Ngày Mùng 10 Xem Nhiều Nhất, Mới Nhất 6/2023 # Top Trend | Iseeacademy.com

Bài Văn Khấn Cúng Thần Tài Mùng 10 Hằng Tháng, Mùng 10 Tết

Ý nghĩa của ngày vía Thần Tài hàng tháng

Theo tín ngưỡng phương Đông, Thần Tài là một vị thần đảm nhiệm việc trông coi tiền tài của gia chủ. Do đó người dân chọn ra ngày vía Thần Tài với mục đích để cúng vị Thần Tài, cầu xin Thần Tài phù hộ độ trị để việc kinh doanh, làm ăn buôn bán được thuận lợi. Công việc được thành công, vẹn toàn và như ý.

Và ngày mùng 10 âm lịch hàng tháng được chọn làm ngày Thần Tài trong đó ngày mùng 10 tháng Giêng âm lịch được xem là ngày quan trọng nhất. Những người làm ăn kinh doanh và buôn bán thường chú tâm sửa soạn lễ vật đầy đủ để dâng lên vị thần này.

Ngày vía Thần Tài không chỉ mang ý nghĩa để tạ ơn và tưởng nhớ đến vị Thần Tài đã luôn phù hộ, bảo vệ giữ gìn tiền bạc của cải cho gia chủ và mang lại tài lộc đến cho gia chủ. Mà ngày này còn là dịp để gia chủ cầu xin một tháng, một năm làm ăn gặp nhiều may mắn, công việc làm ăn được thuận buồm xuôi gió và “tiền vào như nước, tiền ra nhỏ giọt”.

Lễ cúng Thần Tài mùng 10 hàng tháng gồm những gì?

Quan niệm xưa cho rằng, Thần Tài và Thổ Địa là hai vị thần đều ưa thích đồ chay và đồ mặn do đó việc chuẩn bị và sửa soạn lễ cúng trong ngày này cần phải chuẩn bị cẩn thận và chu đáo. Thông thường, lễ cúng Thần tài vào ngày mùng 10 hằng tháng sẽ là đồ chay còn riêng ngày mùng 10 tháng Giêng âm lịch sẽ là đồ mặn.

Trong đó, lễ vật cúng Thần Tài mùng 10 hàng tháng sẽ không thể thiếu được các đồ cúng đó là: nến, hương(nhang), gạo, muối hột, rượu, hoa quả, bánh kẹo, hoa tươi, bộ tiền vàng, gạo và nước. Còn mâm cúng mắn trong ngày Thần tài mùng 10 tháng Giêng âm lịch sẽ bao gồm có: tôm luộc, lợn quay, trứng luộc 3 quả, hoa quả, tiền vàng mã, rượu, nến, nhang…(mâm cúng sẽ có sự khác nhau tùy thuộc vào lòng thành và điều kiện của mỗi gia đình).

Cách đặt bàn thờ Thần Tài

Thần Tài là vị thần mang lại tài lộc, của cải cho gia chủ do đó khi đặt bàn thờ vị thần này phải được tiến hành cẩn thận và tỉ mỉ. Bàn thờ Thần Tài là một chiếc khảm nhỏ có sơn son thiếp vàng, phía trong là bài vị Thần Tài(được đặt ở bên trái) và thần Thổ Địa(được đặt ở bên phải).

Vị trí đặt bàn thờ Thần Tài thường là trong góc nhà, góc cửa hàng hoặc ở vị trí quan sát hết được công ty và cửa hàng- nơi có thể thấy được người ra, người vào. Và sau lưng bàn thờ phải là vách tường chắc chắn, tuyệt đối không được đặt trước cửa sổ hoặc tường có đục lỗ bởi sẽ khiến tài vận không tụ được.

Thông thường, hướng đặt bàn thờ Thần Tài sẽ dựa theo 2 hướng: hướng hợp với tuổi của chủ nhà và hướng đón khí(lộc) ở bên ngoài khi vào nhà. Không nên đặt bàn thờ Thần Tài nhìn ra hướng Đông bắc và Tây Nam bởi theo phong thủy đây là hướng ngũ quỷ không tốt.

Ngoài ra, bàn thờ Thần Tài tuyệt đối không được đặt sát nhà tắm, nhà vệ sinh… Trong trường hợp phải chọn hướng bàn thờ tốt nên không thể đặt vào bàn thờ dựa lưng vào tường thì gia chủ cần phải làm vách để giúp bàn thờ vững chắc cũng như tránh lỗ hổng, góc nhọn…

Bài văn cúng Thần Tài mùng 10 hằng tháng như thế nào?

Nam mô A Di Đà Phật(3 lần, 3 lạy).

Con lạy chín phương trời, mười phương Chư Phật, Chư Phật mười phương.

Kính lạy ngài Hoàng Thiên Hậu Thổ chư vị Tôn thần.

Con kính lạy ngày Đông Trù Tư mệnh Táo phủ Thần quân.

Con kính lạy Thần Tài vị tiền.

Con kính lạy các ngày Thần linh, Thổ Địa cai quản trong xứ này.

Tín chủ con là… Ngụ tại…

Hôm nay là ngày mùng 10 tháng… năm…

Tín chủ con thành tâm sửa biện, hương hoa, lễ vật, kim ngân, trà quả và các thứ cúng dâng, bày ra trước án kính mời ngày Thần Tài vị tiền.

Cúi xin Thần Tài thương xót tín chủ, giáng lâm trước án, chứng giám lòng thành, thụ hưởng lễ vật phù trì tín chủ chúng con an ninh khang thái, vạn sự tốt lành, gia đạo hưng long thịnh vượng, lộc tài tăng tiến, tâm đạo mở mang, sở cầu tất ứng, sở nguyện tòng tâm.

Chúng con lễ bạc tâm thành, trước án kính lễ cúi xin được phù hộ độ trì.

Nam mô A Di Đà Phật(3 lần, 3 lạy).

Bài văn khấn Thần tài Thổ Địa hàng ngày

Nam mô A Di Đà Phật(3 lần, 3 lạy).

Lạy Thành Hoàng bản cảnh, Ông Địa- Thần Tài, ông chủ gia bà chủ đất, các phần hương linh khuất mặt khuất mày, các vị Tiền chủ Hậu chủ.

Con tên là… niên canh…, … tuổi.

Ở tại ngôi gia, số… đường… quận… tỉnh(thành phố)… Việt Nam quốc.

Khấn xin Thành Hoàng bản địa, Ông Địa- Thần Tài chứng minh cho lòng thành tâm khấn vái, xin chư vị cho con được…(xin điều gì thì khấn điều đó).

Mọi việc vuông tròn, con xin được hậu tạ…(hứa hẹn tạ lễ).

Con xin Thành Hoàng bản cảnh, Ông Địa- Thần Tài, ông chủ gia bà chủ đất, các phần hương linh khuất mặt khuất mày, các vị Tiền chủ Hậu chủ chứng giám cho lòng thành khấn vái. Kính bái.

Nam mô A Di Đà Phật(3 lần, 3 lạy).

Những lưu ý khi cúng Thần Tài mùng 10 hằng tháng

– Lau dọn bàn thờ Thần Tài sạch sẽ hàng tháng, tắm cho Thần Tài vào ngày cuối tháng và ngày 14 âm lịch với nước lá bưởi hoặc nước pha với rượu. Tắm xong phải dùng khăn để lau khô, khăn lau cho Thần Tài không được dùng vào việc khác.

– Đồ lễ cúng vừa phải, không quá hời hợt hoặc không cần quá cầu kỳ để tránh lãng phí tuy nhiên phải đảm bảo tươi ngon, an toàn và sạch sẽ.

– Tuyệt đối không được để đồ ăn, hoa và hoa quả thờ bị héo úa hoặc hư hỏng bởi sẽ ảnh hưởng tới việc làm ăn của gia chủ.

– Không được để các con vật nuôi như chó, mèo… quấy phá hoặc làm ô uế bàn thờ Thần Tài.

– Nên chọn giờ tốt(vào buổi sáng) để thắp hương và đọc văn khấn Thần Tài mỗi khi mở cửa kinh doanh.

– Khi khấn lễ, gia chủ phải ăn mặc tươm tất, sạch sẽ và gọn gàng. Gia chủ và các thành viên tuyệt đối không nên có những lời lẽ không hay trước và sau khi thờ cúng.

– Lộc sau khi cúng Thần Tài không được chia cho người ngoài mà chỉ cho người trong nhà ăn.

Ngày Mùng 8 tết 2020 có tốt không, giờ nào đẹp, kiêng kị gì không? Văn khấn vía thần tài, 2020 ngày vía thần tài cúng gì ? Mùng 2 tết 2020 là ngày gì, tốt hay xấu, kiêng kị gì không? Hóa vàng là gì, Ý nghĩa của hóa vàng ngày tết ?

Văn Khấn Thần Tài Mùng 1, Mùng 10, Ngày Rằm Hàng Tháng

Theo tín ngưỡng của người phương Đông xưa thì Thần Tài là một vị thần đảm nhiệm việc trông coi tiền tài, và mang lại tài lộc cho chủ nhà. Do đó, bạn có thể thấy mọi nhà, cửa hàng hoặc công ty… đều thờ vị thần này với mong muốn cầu xin người phù hộ độ trì, và đồng hành cùng gia chủ trên con đường thăng tiến, hướng đến mọi sự thành công như ý. Vậy chủ nhà cần khấn thần tài như thế nào cho đúng? Trong bài viết hôm nay, Đồ Cúng Tâm Linh sẽ chia sẻ đến bạn một số bài văn khấn thần tài mùng 1, ngày rằm và mùng 10 hằng tháng. Mời các bạn cùng tham khảo!

Ý nghĩa của việc thờ cúng Thần Tài – Thổ Địa

Theo như phong tục xưa để lại, cứ vào ngày mồng 1 và chiều tối ngày rằm hàng tháng. Gia đình người Việt Nam ta thường làm lễ cúng gia thần và tổ tiên để cầu mong cho mọi người trong gia đình được khoẻ mạnh, may mắn, thành đạt và bình an. Đặc biệt với những gia đình làm ăn kinh doanh thì đây là một nghi thức không thể thiếu để cầu mong tài lộc hàng tháng.

Theo dân gian, Thần Tài mang lại sự may mắn trong làm ăn, kinh doanh, công việc hay nói theo cách khác mang lại tiền bạc và của cải cho gia chủ. Do đó, những cơ sở kinh doanh thường có một bàn thờ thần tài ngay ở vị trí đắc địa nhất. Ngoài ngày mùng 1, thì ngày 10 tháng Giêng hàng năm những người làm ăn kinh doanh sẽ cúng thật linh đình (1 bình bông tươi, 1 con tôm, 1 con cua, và 1 miếng thịt lợn luộc, 1 con cá lóc nướng, 1 bộ tiền vàng, 1 đĩa trái cây tươi, 1 bình rượu). Mong được nhiều điều may mắn trong ngày Vía Thần Tài – ngày thần tài bay về trời.

Bên cạnh đó, ngoài Thần Tài ra thì Thổ Địa cũng được dân gian xưa tin rằng sẽ đem đến nhiều tài lộc. Thổ địa là một vị thần cai quản một vùng đất, do đó để làm ăn thuận lợi trên mảnh đất hiện tại hay những việc đụng chạm đến đất đai như cất nhà, đào huyệt, hay mở vườn đều phải cúng ông địa.

Vị trí đặt bàn thờ cần phải thông thoáng, khu vực mà mọi người đi ra đi vào đều có thể dễ dàng quan sát được, bàn thờ cũng cần phải đặt tại chỗ tọa vững chắc.

Khi cúng cần phải đọc văn khấn thật tập trung & thành tâm khấn vái, bày biện cúng tế thật chỉnh chu. Hiện tại văn khấn Thần Tài chuẩn không cần quá dài, cố gắng học thuộc để có thể thể hiện sự chân thành.

Lưu ý khi thắp nhang cho Thần Tài – Thổ Địa

Nên chăm sóc thường xuyên cho bàn thờ Thần Tài – Thổ Địa

Bàn thờ Thần Tài – Thổ Địa tuy để dưới mặt đất, nhưng những vị này rất ưa chuộng sự sạch sẽ và sáng sủa. Do đó trong quá trình thờ cúng, ta nên giữ cho những vị này luôn được sạch sẽ bằng cách tắm rửa thường xuyên bằng nước sạch.

Khi trời mưa to, nên bê Thần Tài, Thổ Địa và Ông Cóc cho vào một cái thau sạch và để tắm mưa ngoài trời trong tầm 15 phút. Sau đó mang vào lau khô, xịt nước thơm và thắp nhang xin.

Thắp hương liên tục trong vòng 100 ngày sau khi lập ban thờ Thần Tài – Thổ Địa

Khi mới lập bàn thờ Thần Tài – Thổ Địa, ta nên thắp nhang liên tục trong vòng 100 ngày để bàn thờ được tụ khí.

Tuyệt đối không vì do sợ tốn điện mà tắt đèn trên bàn thờ. Do những ngọn đèn đó giống như những ngọn Hải Đăng nhằm dẫn đường cho các vị giáng xuống dương trần.

Trong 100 ngày đó mỗi sáng chỉ cần thay nước & thắp một nén nhang thơm Ấn Độ. Những lúc cần cầu xin điều gì thì thắp 3 nén hương và cắm theo hàng ngang. Riêng vào ngày rằm, mùng 1 hay những dịp lễ tết thì nên thắp 5 nén hương theo hình chữ thập.

Lưu ý, chỉ đến ngày 23 tháng Chạp mới rút chân nhang (khi bát nhang quá đầy chân nhang) và đem hóa vàng cùng tiền giấy. Khi hóa xong nhớ đổ thêm một chút rượu vào đám tro.

Đồ cúng Thổ Địa – Thần Tài

Chủ nhà nên chọn lựa đồ ngọt như bánh hỏi, chuối hay bưởi,… để dâng Thần Tài – Thổ Địa vào những dịp ngày rằm, mùng một. Ngoài ra, gia chủ cũng nên mua tiền giấy cúng riêng Thần Tài – Thổ Địa, trong đó có tiền Quý Nhân (Âm và Dương – Tức là những tờ giấy gập đôi màu đỏ có đục các hình tượng Thần Tài khắp bề mặt).

Không để hoa, lá già úa trên bàn thờ Thần Tài – Thổ Địa

Không nên để hoa, lá héo úa trên bàn thờ Thần Tài – Thổ Địa vì khi đó sẽ dẫn đến việc làm ăn khó khăn. Hoa trên bàn thờ Thần Tài – Thổ Địa nên luôn là hoa tươi và có hương thơm lâu.

Những loại hoa nên đặt trên bàn thờ Thổ Địa – Thần Tài hàng ngày và trong các ngày cúng:

Hoa Anh Đào: biểu tượng cho sự khởi đầu mới tràn đầy năng lượng, tinh khôi và tươi mới dự báo tài lộc thăng hoa.

Hoa Mẫu Đơn: thịnh vượng, phồn vinh và quý phái là những gì loài hoa này biểu tượng (có thể thay thế bằng nhưnngx loại hoa Hồng, hoa Cúc hay hoa Đồng Tiền)

Hoa Thủy Tiên: mang ý nghĩa thúc đẩy sự nghiệp, tài năng của một người, giúp chủ nhà nhận được những thành quả xứng đáng với sự nỗ lực, chăm chỉ trong công việc.

Lưu ý: nên dùng các loại hoa có màu đỏ & vàng, chọn bông có nhiều nụ, lá còn xanh tươi. Tránh các loại hoa như: hoa Nhài, Cúc Vạn Thọ, hoa Ly, Phong Lan, hoa Râm bụt…

Bài cúng Thần Tài, Thổ Địa vào ngày Mùng một và ngày Rằm hàng tháng

Nam mô A Di Đà Phật!

Nam mô A Di Đà Phật!

Nam mô A Di Đà Phật!

Con kính lạy chín phương Trời, mười phương Chư Phật, Chư phật mười phương.

Kính lạy ngài Hoàng Thiên Hậu Thổ chư vị Tôn thần.

Con kính lạy ngày Đông Trù Tư mệnh Táo phủ Thần quân.

Con kính lạy Thần tài vị tiền.

Con kính lạy các ngài Thần linh, Thổ Địa cai quản ở xứ này.

Tín chủ con tên là………….. Ngụ tại………

Hôm nay là ngày……… tháng……….. năm……………

Chủ nhà chúng con thành tâm sửa biện hương hoa, lễ vật, kim ngân, trà quả cùng các thứ cúng dâng, bầy ra trước án kính mời ngài Thần Tài tiền vị, Thổ Địa và chư vị Tôn Thần chứng giám.

Cúi xin Thần Tài thương xót tín chủ, giáng lâm trước án, chứng giám lòng thành, thụ hưởng lễ vật, phù trì cho tín chủ chúng con an ninh khang thái, vạn sự tốt lành, gia đạo hưng long thịnh vượng, lộc tài thăng tiến, tâm đạo mở mang, sở cầu tất ứng, sở nguyện tòng tâm.

Chúng con lễ bạc tâm thành, trước án kính lễ cúi xin mong được phù hộ độ trì.

Nam mô a di Đà Phật!

Nam mô A Di Đà Phật!

Nam mô A Di Đà Phật!

Văn Khấn Ngày Vía Thần Tài Mùng 10 Tháng Giêng

1. Cúng khấn ngày vía Thần Tài có ý nghĩa gì?

Thờ Thần Tài là một trong những tín ngưỡng dân gian thờ thánh thần của người Việt xưa và được lưu giữ đến ngày nay.

Theo Lịch Ngày Tốt, việc tiến hành nghi thức làm lễ cúng ngày vía Thần Tài mùng 10 tháng Giêng hàng năm được người dân rất coi trọng, nhất là những người kinh doanh, buôn bán.

Bởi theo quan niệm dân gian, có đón rước Thần Tài thành tâm và chu đáo thì tài lộc mới hanh thông, tăng tiến trong năm.

Chính vì thế, hàng năm cứ vào ngày này, thông thường người làm kinh doanh, thương mại sẽ bày biện gồm 1 miếng thịt, 1 con tôm và 1 quả trứng luộc để dâng cúng Thần Tài.

Tùy từng vùng miền mà có cách sắp lễ khác nhau. Tuy nhiên, chỉ cần đơn giản và thành tâm, tránh lãng phí.

Đa phần người làm kinh doanh thờ Thần Tài hay tiến hành lễ cúng ở nơi kinh doanh chứ không làm ở đình, chùa. Còn trường hợp cúng ở nhà riêng, họ thường đặt mâm cỗ cúng trước cửa hay ngoài sân.

2. ngày vía Thần Tài mùng 10 tháng Giêng

Nam mô a di Đà Phật! Nam mô a di Đà Phật! Nam mô a di Đà Phật!

– Con lạy chín phương Trời, mười phương Chư Phật, Chư phật mười phương.

– Kính lạy ngài Hoàng Thiên Hậu Thổ chư vị Tôn thần.

– Con kính lạy ngày Đông Trù Tư mệnh Táo phủ Thần quân.

– Con kính lạy Thần tài vị tiền.

– Con kính lạy các ngài Thần linh, Thổ địa cai quản trong xứ này.

Tín chủ con là………………………………………

Ngụ tại………………………………………………

Hôm nay là ngày…….tháng…….năm…………….

Tín chủ thành tâm sửa biện, hương hoa, lễ vật, kim ngân, trà quả và các thứ cúng dâng, bày ra trước án kính mời ngài Thần Tài vị tiền.

Cúi xin Thần Tài thương xót tín chủ, giáng lâm trước án, chứng giám lòng thành, thụ hưởng lễ vật phù trì tín chủ chúng con an ninh khang thái, vạn sự tốt lành, gia đạo hưng long thịnh vượng, lộc tài tăng tiến, tâm đạo mở mang, sở cầu tất ứng, sở nguyện tòng tâm.

Chúng con lễ bạc tâm thành, trước án kính lễ cúi xin được phù hộ độ trì.

Nam mô a di Đà Phật! (3 lần).

Văn Khấn Cúng Thần Tài Mùng 10 Hàng Tháng

Thần Tài là vị thần mang lại tài lộc. Vì vậy tất cả mọi nhà, cửa hàng, công ty,… đều thờ vị thần này để cầu xin một năm mới làm ăn phát đạt, thịnh vượng, “tiền vào như nước, tiền ra nhỏ giọt” đặc biệt trong ngày vía của Thần Tài, mùng 10 tháng Giêng âm lịch.

Bàn thờ Thần Tài

Bàn thờ Thần Tài là một chiếc khảm nhỏ có sơn son thiếp vàng, phía trong là bài vị Thần Tài và thường đặt trong góc nhà hoặc cửa hàng, vị trí quan sát được hết sự ra vào của khách. Sau lưng bàn thờ Thần Tài phải là vách tường chắc chắn.

Cách bài trí bàn thờ Thần Tài

Thường bàn thờ Thần Tài thờ chung với ông Thổ Địa. Từ bên ngoài nhìn vào ông Thần Tài được đặt bên trái, ông Thổ Địa đặt bên phải. Ở giữa hai ông là một hũ gạo, một hũ muối, một hũ nước đầy. Giữa bàn thờ là một bát nhang, đĩa trái cây được đặt bên trái, bên phải là lọ hoa. Ông Cóc được đặt bên trái. Xếp 5 chén nước thành hình chữ thập để tượng trưng cho ngũ phương và ngũ hành phát sinh phát triển.

Chọn tượng Thần Tài, Thổ Địa mặt tươi cười, mặt sáng sủa, tượng không bị nứt, vỡ, nhìn tượng toát lên vẻ phú quý.

Khi thỉnh tượng Thần Tài, Thổ Địa ngoài cửa hàng về, cần gói bọc trong giấy đỏ, hoặc trong hộp sạch sẽ, mang vào chùa nhờ các Sư trong chùa “Chú nguyện nhập Thần”. Chọn ngày tốt đem về nhà để an vị Thần Tài, Thổ Địa.Về nhà dùng nước lá bưởi rửa và đặt lên bàn thờ, mua các đồ cúng về cúng khấn là được, lần sau cúng vái bình thường như vậy Thần Tài, Thổ Địa mới có linh khí.

Lễ cúng Thần Tài, Thổ Địa

Lễ cúng Thần Tài không chỉ diễn ra vào ngày mùng 10 tháng Giêng mà trong tất cả các tháng trong năm.

Thần Tài, Thổ Địa là hai vị thần đặc biệt vừa dùng mặn vừa dùng chay, vì vậy lễ cúng cũng phải chuẩn bị cẩn thận.

Từ tháng 1 âm lịch tới tháng 6 âm lịch cúng mặn.

1 bình bông thọ, 5 cây nhang, 5 thứ trái cây (có trái dừa), 5 chun rượu đế, 2 điếu thuốc, 2 đèn cầy, muối hột, gạo, vàng bạc đại 2 miếng .

Một bộ tam sên gồm: 1 miếng thịt ba rọi, 1 con tôm (hay cua), 1 hột vịt, tất cả đều luộc.

Từ tháng 7 âm lịch đến cuối năm cúng chay.

Lễ vật giống cúng chay chỉ khác là thay bộ tam sên bằng những loại bánh chay như bánh ít, bánh tét, bánh ngọt…

Vào ngày 14 và cuối tháng âm lịch, gia chủ phải lau bàn thờ, tắm cho Thần Tài bằng nước lá bưởi, hay rượu pha nước. Thay nước uống khi đốt nhang, thay nước trong lọ hoa, và chưng thờ nải chuối chín vàng.

Văn khấn cúng Thần Tài, Thổ Địa

Nam mô a di Đà Phật! Nam mô a di Đà Phật! Nam mô a di Đà Phật! Con lạy chín phương Trời, mười phương Chư Phật, Chư phật mười phương. Kính lạy ngài Hoàng Thiên Hậu Thổ chư vị Tôn thần. Con kính lạy ngày Đông Trù Tư mệnh Táo phủ Thần quân. Con kính lạy Thần tài vị tiền. Con kính lạy các ngài Thần linh, Thổ địa cai quản trong xứ này. Tín chủ con là……………………………………… Hôm nay là ngày…….tháng…….năm……………. Tín chủ thành tâm sửa biện, hương hoa, lễ vật, kim ngân, trà quả và các thứ cúng dâng, bày ra trước án kính mời ngài Thần Tài vị tiền. Cúi xin Thần Tài thương xót tín chủ, giáng lâm trước án, chứng giám lòng thành, thụ hưởng lễ vật phù trì tín chủ chúng con an ninh khang thái, vạn sự tốt lành, gia đạo hưng long thịnh vượng, lộc tài tăng tiến, tâm đạo mở mang, sở cầu tất ứng, sở nguyện tòng tâm. Chúng con lễ bạc tâm thành, trước án kính lễ cúi xin được phù hộ độ trì. Nam mô a di Đà Phật! Nam mô a di Đà Phật! Nam mô a di Đà Phật!