Top 8 # Văn Khấn Cúng Thổ Công Thổ Địa Xem Nhiều Nhất, Mới Nhất 6/2023 # Top Trend | Iseeacademy.com

Văn Khấn Thổ Địa, Văn Khấn Thần Tài Thổ Địa

Theo tâm linh, văn khấn chính là ngôn ngữ, phương tiện để kết nối người trần với thế giới tâm linh, vì vậy, khi cúng vái, người khấn phải sử dụng lòng thành của mình để bày tỏ toàn bộ những mong muốn, nguyện vọng muốn thần linh phù hộ, trong đó, văn khấn Thổ địa là bài văn khấn được sử dụng rất nhiều. Tuy nhiên, để khấn đúng, khấn đủ không phải ai cũng biết.

Download văn khấn Thổ địa

Lễ cúng Thần tài Thổ địa thường là hương, hoa, trầu cau, quả, tiền vàng hoặc một số đồ mặn như rượu, thịt gà luộc và các món mặn,… Cúng Thần tài Thổ địa không quá cầu kỳ mà lại mang cho người cúng khấn sự bình an, thanh thản, có lòng tin vào một thế giới tâm linh sẽ che chở, phù hộ, điều đó cũng sẽ giúp cho con người có thể sống tốt, thật thà và chân thành hơn.

Bạn đọc cùng tìm hiểu thêm về văn khấn cúng thần linh tại gia rằm tháng 7 sử dụng để cúng vào mỗi dịp rằm tháng 7 âm lịch, mục đích của văn khấn cúng thần linh tại gia rằm tháng 7 là tỏ lòng thành kính với các bậc thần linh, xin được xá tội và xin phù hộ cho gia đạo mạnh khỏe, luôn được may mắn, hạnh phúc.

Toàn bộ tâm tư, nguyện vọng của người khấn sẽ được đặt hết trong văn khấn Thổ địa, trong đó, có người sẽ cầu mong được Thần phù hộ cho sức khỏe, người mong muốn có được tiền tài, người mong muốn bình an, tai qua nạn khỏi, công thành danh toại,… Tuy nhiên, một bài văn khấn Thổ địa phải có sự lưu loát, rõ ràng, bài bản, có lễ nghi rõ ràng để thần linh có thể lắng nghe được những nguyện vọng của người khấn và hiện thực hóa được những mong muốn đó.

Khấn Thần tài Thổ địa được người Việt rất quan tâm bởi theo quan niệm chung, Thần Tài và Ông Địa là những vị thần có thể giúp công việc hành thông, buôn bán, kinh doanh của chủ nhân sẽ phát tài, phát lộc. Vì vậy, việc đặt vị trí Thần Tài Thổ địa ở đâu và đọc văn khấn Thổ địa như thế nào cho đúng cách là những nội dung rất quan trọng để giúp các gia đình có thể hiện thực hóa được nguyện vọng, mong muốn của mình.

Văn khấn là loại văn bản hết sức cần thiết và quan trọng trong những nghi lễ cúng bái của người Việt bởi theo quan niệm của chúng ta, qua những bài văn khấn sẽ thể hiện được sự thành kính, tôn trọng của những người còn sống đối với các vị thần cai quản, bảo hộ gia đình và những người thân đã khuất. Cũng bởi thế hiện nay những bài văn khấn trong các dịp cúng lễ thường được người Việt hết sức lưu tâm, cùng tìm hiểu một số loại văn khấn như văn khấn mùng 1 Tết, văn khấn mùng 2 Tết, văn khấn hóa vàng, văn khấn lập xuân…

Lễ cúng Thần tài, Thổ địa sẽ được thực hiện vào mùng 1, 10, 15 hằng tháng, vì vậy, văn khấn Thổ địa sẽ được sử dụng thường xuyên, do đó, các bạn nên biết cách khấn sao cho đúng nhất để giúp cho việc cúng vái của gia đình đạt được những ý nghĩa tâm linh như mong muốn. Văn khấn Thổ địa không quá khó nhớ, các bạn chỉ cần đọc một, hai lần là có thể nhớ được toàn bộ nội dung của bài văn khấn. Mỗi lễ cúng, văn cúng khấn đều có những văn hóa riêng, văn khấn thổ địa, thần tài cũng khác với văn khấn gia tiên, do đó bạn cần phải nắm rõ những bài văn khấn quan trọng như văn khấn gia tiên để áp dụng cho từng trường hợp cúng khấn.

Bài Văn Cúng Khấn Thổ Thần Thổ Địa

Thổ Công là vị thần trông coi, cai quản trong nhà, định sự họa phúc cho mọi gia đình, thường được gọi là Đệ nhất gia chi chủ.

Người đời thường gọi là ông Táo và có trang thờ ông Táo ngay tại khu vực bếp.

1) Ý NGHĨA

Thổ Công là vị thần trông coi, cai quản trong nhà, định sự họa phúc cho mọi gia đình, thường được gọi là Đệ nhất gia chi chủ. Nhờ có vị thần này nên các hồn ma quỷ không xâm nhập được vào nhà để quấy nhiễu gia đình.

Bàn thờ Thổ công không chỉ thờ một vị, mà thờ ba vị thần với ba danh hiệu khác nhau. Trong bài vị người ta để danh hiệu của cả ba vị thần này, mỗi vị trông coi một việc khác nhau.

Thổ Công: trông coi việc bếp núc.

Thổ Địa: trông coi việc nhà.

Thổ Kỳ: trông nom việc chợ búa cho phụ nữ, hoặc việc sinh sản các vật ở vườn đất.

Bài vị của ba thần được lập chung và viết như sau:

Bản gia Đông trù Tư mệnh Táo phủ Thần quân,

Bản gia Thổ địa Long Mạch Tôn Thần,

Bản gia Ngũ phương Ngũ thổ Phúc đức chính thần.

Mỗi gia đình có riêng một Thổ công. Hàng năm các Thổ công này được thay thế vào ngày 23 tháng chạp (gọi là ngày ông Táo lên trời). Vào ngày này gia đình sửa lễ cúng ông Công , rồi đốt bài vị cũ, thay bài vị mới.

2) MŨ THỔ CÔNG

Mũ Thổ Công là một cỗ gồm ba chiếc: 1 mũ đàn bà và 2 mũ đàn ông không có hai cánh chuồn. Nếu thờ 3 chiếc là thờ đủ mũ cho ba vị thần còn nếu thờ 1 mũ thì đó là mũ Thổ Công.

Mũ được làm bằng giấy, mũ thường đi kèm với một chiếc áo và một đôi hia. Dưới mũ đặt 100 thoi vàng giấy.

Mũ, áo, hia mỗi năm một màu hợp với ngũ hành: Kim-Mộc-Thủy-Hỏa-Thổ (trắng-xanh-đen-đỏ-vàng) mỗi năm có một hành riêng, mỗi hành có một màu nhất định.

Năm có hành Kim: cúng mũ màu trắng.

Năm có hành Mộc: cúng mũ màu xanh.

Năm có hành Thủy: cúng mũ màu đen.

Năm có hành Hỏa: cúng mũ màu đỏ.

Năm có hành Thổ: cúng mũ màu vàng.

Cũng như bài vị Thổ Công, hàng năm mũ cũng được đem hóa vào ngày tết Táo quân và được thay cỗ mũ khác để thờ cho đến tết Táo quân năm sau.

3) CÚNG THỔ CÔNG

Cúng vào ngày giỗ, ngày Tết, Mùng 1, Rằm hàng tháng. Có thể cúng chay hoặc mặn.

Trong mùng Một, ngày Rằm, các gia đình thường cúng chay; đồ lễ gồm: giấy vàng, bạc, trầu, nước, hoa quả. Tuy vậy, cũng có gia đình cúng mặn có thêm các đồ: rượu, xôi, gà, chân giò….

Những khi làm lễ cúng Gia tiên, bao giờ cũng cúng Thổ Công trước. Khấn cầu sự phù hộ của Thổ Công cũng giống như khấn Gia tiên. Mặc dù gọi là cúng Thổ Công, nhưng khi cúng phải khấn đủ các Thần linh ghi trong bài vị.

4) TẾT THỔ CÔNG

Thổ Công là vị thần có nhiệm vụ ghi chép mọi việc tốt xấu xảy ra trong mỗi gia đình. Lễ cúng Thổ Công quan trọng nhất là ngày tết Táo quân vào ngày 23 tháng Chạp (còn gọi là tết ông Công).

Trong ngày lễ này, sau khi cúng xong, Thổ Công lên chầu Thượng Đế để báo cáo những điều tai nghe, mắt thấy ở trần thế mà mình đã ghi chép được. Còn các gia đình sẽ hóa vàng, mũ, áo, hia của năm trước đổ tro ra sông và phóng sinh cho con cá chép để cho ông cưỡi lên trời (quan niệm dân gia cho rằng: cá chép sau khi được phóng sinh sẽ hóa thành rồng để cho ông Táo cưỡi.).

5) VĂN KHẤN THỔ CÔNG

Văn khấn Thổ Công sau đây được dùng cho cả năm tùy theo cúng vào lúc nào mà thay đổi ngày tháng cho phù hợp.

– Con kính lạy ngài Hoàng Thiên Hậu Thổ chư vị Tôn thần.

– Con kính lạy ngài Đông Trù Tư mệnh Táo phủ Thần quân, Ngũ phương Ngũ thổ, Phúc đức chính Thần.

– Con kính lạy các ngài Thần linh cai quản trong xứ này.

Tín chủ là…………………………………Tuổi……………………

Ngụ tại………………………………………………………………

Hôm nay là ngày……….tháng……..năm………………………….

Tín chủ con thành tâm sắm sửa hương, hoa, lễ vật, kim ngân, trà quả, bầy ra trước án. Đốt nén hương thơm kính mời: Ngài Bản gia Đông trù Tư mệnh Táo phủ Thần quân, ngài Bản gia Thổ Địa Long Mạch Tôn thần, ngài Bản gia Ngũ phương Ngũ thổ, Phúc đức chính Thần. Cúi xin các Ngài thương xót tín chủ, giáng lâm trước án, chứng giám lòng thành, thụ hưởng lễ vật, phù trì tín chủ chúng con tòan gia an ninh khang thái, vạn sự tốt lành, gia đạo hưng long thịnh vượng, sở cầu tất ứng, sở nguyện tòng tâm. Chúng con lễ bạc tâm thành, trước án kính lễ, cúi xin được phù hộ độ trì. Phục duy cẩn cáo! Nguồn: Phong Thủy Tổng Hợp

Cùng Danh Mục:

Liên Quan Khác

Làm Lễ Cúng Thổ Công Thổ Địa Khi Khởi Công Xây Dựng

Theo quan niệm của cha ông ta từ thời xa xưa thì nơi ở, nơi công xưởng, cửa hàng làm ăn buôn bán đều là nơi có công thần địa thổ coi giữ. Vì thế, mỗi khi có việc động chạm đến đất đai nhà cửa, công xưởng, cửa hàng, cửa hiệu, … như đào móng làm nhà, sửa sang nhà mới, cơi nới nhà ở, … tức là động đến công thần thổ địa, long mạch tại khu vực đó cho nên cần phải có lễ vật dâng cúng và cầu khẩn các vị thần này, trước là cáo lễ, sau là cầu các vị phù hộ độ trì cho mọi điều được may mắn.

Đặc biệt làm nhà là một trong những việc quan trọng nhất của một đời người. Để những người sống trong ngôi nhà mới xây cất được khỏe mạnh, gặp mọi sự may mắn tốt lành thì khi tiến hành làm nhà nhất thiết phải tuân thủ một số nghi thức quy định về mặt phong thuỷ, chọn ngày tốt, tránh ngày xấu và phải chọn giờ Hoàng Đạo để làm lễ cúng động thổ (lễ cúng Thần Đất) để xin được làm nhà trên mảnh đất đó.

Sau khi đã lựa chọn được ngày giờ khởi công hợp lý, cần tổ chức lễ động thổ. Trong lễ động thổ ngày xưa phải cúng tam sinh, ngày nay đơn giản hơn, nhưng phải là con gà, đĩa xôi, hương, hoa quả, vàng mã… Sau khi làm lễ gia chủ là người cầm cuốc bổ những nhát đầu tiên, trình với Thổ thần xin được động thổ, tiếp sau đó, mới cho thợ đào. Trước khi khấn phải thắp nén nhang vái bốn phương, tám hướng rồi quay mặt vào mâm lễ mà khấn.

Nhà đẹp Đông A xin nếu các thủ tục cúng lễ chuẩn bị khởi công xây nhà bao gồm 3 bước sau:

Bước 1: Chọn ngày giờ tốt.

Bước 2: Chuẩn bị các vật phẩm cho lễ cúng.

Bước 3: Cúng lễ khởi công.

Các cụ thường khuyên con cháu rằng “Có cúng có thiêng, có kiêng có lành”, vì vậy khi tiến hành xây dựng hay sửa sang hay xây dựng nhà cửa chúng ta cần chuẩn bị lễ cúng thần công thổ địa để mọi việc diễn ra suôn sẻ, cuộc sống gia đình sau này yên ấm, hạnh phúc và phát tài phát lộc.

Văn Khấn Thổ Công, Bài Cúng Thổ Công Và Các Vị Thần

Lịch ngày Tốt hướng dẫn bạn đọc cách sắm lễ và văn khấn Thổ Công và các vị thần đúng cách nhất theo phong tục cổ truyền Việt Nam. Mời bạn đọc cùng tham khảo!

Theo phong tục cổ truyền và đời sống xưa để lại, cứ vào ngày mồng Một và chiều tối ngày Rằm hàng tháng, các gia đình người Việt Nam thường làm lễ cúng Thổ Công, Gia Thần, Gia Tiên để cầu xin cho mọi người trong gia đình được khoẻ mạnh, bình an, may mắn, thành đạt… .

Lễ cúng Thổ Công vào ngày Mồng Một (lễ Sóc) và lễ cúng vào chiều tối ngày Rằm (lễ Vọng) thường là lễ chay: Hương, loa, trầu cau, quả, tiền vàng. Ngoài lễ chay cũng có thể cúng thêm lễ mặn vào ngày này gồm: Rượu, thịt gà luộc, các món mặn.

Sắm lễ ngày mồng một và ngày rằm chủ yếu là thành tâm kính lễ, cầu xin lễ vật có thể rất giản dị: hương, hoa, lá trầu, quả cau, chén nước.

– Con lạy chín phương Trời, mười phương Chư Phật, Chư phật mười phương.

– Kính lạy ngài Hoàng Thiên Hậu Thổ chư vị Tôn thần.

– Con kính lạy ngài Đông Trù Tư mệnh Táo phủ Thần quân, Ngũ phương Ngũ thổ, Phúc đức chính Thần.

– Con kính lạy các ngài Thần linh cai quản trong xứ này.

Tín chủ là……………………

Ngụ tại………………………

Hôm nay là ngày… tháng…năm…

Tín chủ con thành tâm sắm sửa hương, hoa, lễ vật, kim ngân, trà quả, bầy ra trước án. Đốt nén hương thơm kính mời: ngày Bản gia Đông trù Tư mệnh Táo phủ Thần quân, ngài Bản gia Thổ Địa Long Mạch Tôn thần, ngài Bản gia Ngũ phương Ngũ thổ, Phúc đức chính Thần.

Cúi xin các Ngày thương xót tín chủ, giáng lâm trước án, chứng giám lòng thành, thụ hưởng lễ vật, phù trì tín chủ chúng con tòan gia an ninh khang thái, vạn sự tốt lành, gia đạo hưng long thịnh vượng, sở cầu tất ứng, sở nguyện tòng tâm.