Top 8 # Văn Khấn Cúng Tuần Đầu Xem Nhiều Nhất, Mới Nhất 6/2023 # Top Trend | Iseeacademy.com

Bài Văn Khấn Cúng Người Mới Mất: 7 Ngày Đầu Tuần, 49 Ngày &Amp; 100 Ngày

Bài văn khấn cúng người mới mất: 7 ngày đầu tuần, 49 ngày & 100 ngày: Trong vòng 7 ngày sau khi người thân qua đời người nhà lập linh tòa, mỗi ngày khóc bái, sớm muộn cúng tế, cách 7 ngày một lần tụng kinh niệm Phật, thiết trai tế điện, lần lượt tuần thứ 7 tức là 49 ngày thì dừng. Đó là nghi thức cúng tuần. Người ta sau khi qua đời vì sao phải cúng 49 ngày? Người sau khi qua đời…

Share cho acc truy kích 2021 mới nhất hôm nay: acc ít đăng nhập, acc vip…

Những tên nick facebook hay cho nữ & tên nick FB cho nữ ngắn hay, đẹp & ý nghĩa

Tiểu sử Hứa Hiểu Nặc: thông tin chiều cao cân năng & phim có lẽ là yêu

Văn khấn cúng ngày rằm hàng tháng (15 âm) năm 2020 đúng chuẩn nhất

Top 10 thỏi son màu đỏ rượu giá 200-300k đẹp và đáng mua nhất 2020

Bài văn khấn cúng người mới mất: 7 ngày đầu tuần, 49 ngày & 100 ngày: Trong vòng 7 ngày sau khi người thân qua đời người nhà lập linh tòa, mỗi ngày khóc bái, sớm muộn cúng tế, cách 7 ngày một lần tụng kinh niệm Phật, thiết trai tế điện, lần lượt tuần thứ 7 tức là 49 ngày thì dừng. Đó là nghi thức cúng tuần.

Người ta sau khi qua đời vì sao phải cúng 49 ngày?

Người sau khi qua đời vì sao phải cúng thất? Có rất nhiều người hỏi vấn đề này, vì sao phải làm thất? Người vãng sinh (đến thế giới Cực Lạc) và người sinh thiên (chuyển sinh ở cõi trời) đều không có thân trung ấm thì không cần làm thất. Thế nhưng người thông thường nghiệp chướng sâu nặng thì đều có thân trung ấm.

Con người trong cõi nhân sinh ai cũng phải trải qua lục đạo luân hồi (6 nẻo luân hồi). Khoảng thời gian bắt đầu từ khi con người chết đi cho tới khi đi đầu thai chuyển sinh gọi là giai đoạn “Thân trung ấm”.

Trung ấm thông thường tồn tại 49 ngày, chính là 7 lần 7. Trong thời gian trung ấm thì cứ 7 ngày, người chết lại có một lần biến dị sinh tử, cũng chính là nói họ cứ 7 ngày thì có một lần rất đau khổ.

Bởi thế, con người cũng nhất định không được tự sát. Tự sát thì vô cùng thống khổ, vì sao vậy? Hễ là người tự sát mà chết thì thân trung ấm mỗi 7 ngày một lần lại phải tự sát một lần. Nó không phải làm một lần rồi xong mà mỗi 7 ngày thì phải diễn lại một lần, rất khổ sở. Thí dụ như treo cổ mà chết, mỗi lần cách 7 ngày họ lại phải treo cổ một lần. Uống thuốc độc mà chết thì cách 7 ngày họ lại phải uống độc một lần…

Tính từ ngày chết, cứ 7 ngày tổ chức 1 lần lễ cầu siêu và cúng cơm. Ngày này gia chủ sẽ mời tăng ni tới nhà tụng kinh cầu siêu cho người đã khuất, hoặc cũng có thể xin làm lễ tụng kinh tại chùa. Buổi cầu siêu sau 7 ngày lần thứ nhất gọi là sơ thất, tuần thứ hai tiếp theo gọi là nhị thất, rồi tam thất… cứ thế cúng cho đến lần thứ 7 gọi là thất thất, đây là lần cuối cùng của việc cúng 7 ngày nên cũng được gọi là chung thất hoặc tứ cửu tức là cúng bốn mươi chín ngày.

Đồ cúng lễ vật 49 ngày, 50 ngày cần chuẩn bị gì?

Nhìn chung, đồ dùng cúng trong lễ cúng 49 ngày có sự khác biệt giữa các vùng miền cũng như các hình thức tín ngưỡng tôn giáo. Những người theo đạo phật cho rằng vật cúng tế cho lễ 49 ngày rất kỵ việc sát sanh, vì việc sát sanh càng làm liên lụy khổ quả cho người chết. Do đó, các gia chủ theo đạo phật thường Sắm lễ cúng 49 ngày bằng đồ chay, hương, hoa, sữa, bánh và trái cây,.

Điều này dựa trên nền tảng của Kinh Địa Tạng đã nói rằng: “Làm những việc sát hại, cho đến bái tế quỉ thần đã không có một mảy may phước đức, không có lợi gì mà còn kết thêm tội lỗi sâu nặng cho người chết.

Tiền vàng từ 15 sấp trở lên, quần áo từ 2 – 3 bộ cho người đã khuất.

Một số loại vàng mã là những đồ dùng cần thiết cho con người như ở dương gian.

Mâm cơm gồm có các món ăn quen thuộc như thịt cá, xôi…

Nước, rượu, nhang đèn, hoa, trái cây.

Đặc biệt lưu ý:

Không bao giờ cúng thịt chó, thịt bò và thịt mèo

Đối với người miền bắc thì người thân chỉ được khóc theo hướng dẫn của thầy cúng. Không nên khóc quá nhiều sẽ khiến vong linh bị vướng bận trần gian.

Bài văn khấn cúng người mới mất: 7 ngày đầu tuần, 49 ngày & 100 ngày

Văn khấn lễ chung thất (cứ 7 ngày lễ cầu siêu cho người quá cố một lần cho tới tuần thứ 7 – 49 ngày, mời tăng ni cúng tại nhà hoặc chùa)

Nam mô a di Đà Phật!

Nam mô a di Đà Phật!

Nam mô a di Đà Phật!

– Con lạy chín phương Trời, mười phương Chư Phật, Chư phật mười phương.

Hôm nay là ngày….tháng….năm….., âm lịch tức ngày…..tháng….năm…………….dương lịch.

Tại (địa chỉ):……………………………………………………

Con trai trưởng (hoặc cháu đích tôn) là………vâng theo lệnh của mẫu thân (nếu là mẹ hoặc phụ mẫu nếu là cha), các chú bác, cùng anh rể, chị gái, các em trai gái dâu rể, con cháu nội ngoại kính lạy.

Nay nhân ngày lễ Chung Thất (lễ Tốt Khốc) theo nghi lễ cổ truyền, có kính cẩn sắm các thứ lễ vật gồm:…………………………..

Kính dâng lễ mọn biểu lộ lòng thành.

Trước linh vị của Hiển:………………… chân linh

Xin kính cẩn trình thưa rằng:

Núi Hỗ sao mờ, nhà Thung bóng xế. (Nếu là cha)/ Núi Dĩ sao mờ, nhà Huyên bóng xế. (nếu là mẹ)

Tình nghĩa cha sinh mẹ dưỡng, biết là bao;

Công ơn biển rộng, trời cao khôn xiết kể.

Mấy lâu nay: Thở than trầm mộng mơ màng;

Tưởng nhớ âm dương vắng vẻ.

Sống thời lai lai láng láng, hớn hở chừng nào!

Thác thời kể tháng kể ngày, buồn tênh mọi lẽ!

Ngày qua tháng lại, tính đến nay Chung Thất tới tuần;

Lễ bạc tâm thành gọi là có nén nhang kính tế.

Xin mời: Hiển………………………………………………

Hiển……………………………………………………………..

Hiển………………………………………………………………

Cùng các bị Tiên linh, Tổ Bá, Tổ Thúc, Tổ Cô và các vong linh phụ thờ theo Tiên Tổ cùng về hâm hưởng.

Kính cáo; Liệt vị Tôn thần: Táo Quân, Thổ Công, Thánh sư, Tiên sư, Ngũ tự Gia thần cùng chứng giám và phù hộ cho tòangia được mọi sự yên lành tốt đẹp.

Nam mô a di Đà Phật!

Nam mô a di Đà Phật!

Nam mô a di Đà Phật!

BÀI CÚNG LÀM TUẦN – VĂN CÚNG VONG NGƯỜI MẤT

Bài văn khấn, cúng làm tuần ( cúng vong ) hoặc lễ cúng 7, 14, 21, 28, 35, 42, 49, 100 ngày người mất. khấn vái cúng thất tuần người mới mất

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

……………….tỉnh,……………..huyện,……………….xã,………….thôn, ………….xứ chi nguyên. Tuế Thứ………..niên,………………….ngoạt,………………..nhựt Tư nhơn trưởng nam…………..Hiền thê………………cùng toàn gia đẳng.

Cung lễ……………phụ thân ( mẫu thân)…………trọng phu………………..trọng nương;……………..quận.

Từ trần ngày……….tháng……….năm……….hưởng………tuổi.

Thành tâm cẩn dụng…hương đăng hoa quả thanh chước thứ phẩm chi nghi.

Cẩn ủy hiếu bái…………………..cẩn dĩ phỉ nghi.

ĐIẾU CÁO VU

– Thiết niệm ngài (1)Thái Quản nhờ ơn độ dẫn vong linh phục vị vong chánh hồn chi vị.

– Cung niệm hiển khảo (tỷ) …….trọng………..quận phần hồn chi vị lễ tuần linh.

Toàn gia đẳng xin bái khấp phụ (mẫu) thân.

Thương thay xin thượng hưởng lễ (2) sơ tuần thất nhựt tuần (3) 7 ngày.

Qui linh an lạc miền tiên cảnh. Xin phò hộ con cháu gia nương bình an.

HIẾU TƯ CẨN CÁO DI

*Chú thích:

Cung lễ……………phụ thân ( mẫu thân)…………trọng phu………………..trọng nương: ở đây có nghĩa là cúng Cha, Mẹ, Chồng, Vợ

-Văn cúng trên photocopy thành 8 bản, mỗi bản dùng cho mỗi lễ Tuần, cúng xong đốt theo với giấy áo thờ tuần đó.

-Tên tuần ghi vào chỗ Cung lễ ………..

-Tên Ngài đệ dẫn vong linh theo tuần ghi vào chỗ Thiết niệm ngài ………….

Trong phong tục tang lễ của người xưa, “đầu thất” là chỉ ngày thứ 7 sau khi người chết tạ thế. Mọi người đều tin rằng vào ngày “đầu thất”, linh hồn người chết sẽ trở về nhà. Người nhà cần chuẩn bị một mâm cơm, sau đó trốn đi trước khi linh hồn người thân trở về (có thể trốn trong chăn, hoặc đi ngủ). Nếu hồn nhìn thấy người nhà sẽ tưởng nhớ không muốn rời đi, từ đó ảnh hưởng tới việc đầu thai. Lại có người nói vào giờ Tý của ngày “đầu thất” người nhà nên đốt một đồ vật có giống như hình cái thang để linh hồn có thể theo chiếc thang này lên trời.

Tags: văn khấn cúng người mới mất, văn khấn cúng 7 ngày, văn khấn cúng 49 ngày, văn khấn cúng 100 ngày,

Bài Cúng Tuần Đầu Cho Người Mới Mất

CHO NGƯỜI MỚI MẤT

Nơi thì cúng 7 ngày 1 lần cho đến ngày thứ 49

Nơi thì cúng tuần đầu vào ngày rằm, mùng 1

Vậy nhập môn tuỳ tục.

Bài cúng tuần 1 = 7 ngày 1 lần

Cầu Trời cầu Đất ban ân

Cầu Phật, Thánh, Thần của nước Nam ta

Cầu Thần đất ở tại gia

Cầu Thần Linh xứ nay là quê hương

Kính cầu độ vong trần dương

Được siêu được thoát đủ đường từ đây

Được siêu được thoát đủ đầy

Được tốt, được đẹp từ đây cho hồn

Cầu trên độ hộ trần dương

Độ hộ vong hồn trần mới mất xong

Trần gian đau xót trong lòng

Chỉ biết cầu kính Thiên Cung nhà Trời

Xin trên độ, hộ vong đời

An phần mộ được mát đời hồn vong

Kính xin đọc kinh cầu chung

Kinh cầu siêu thoát cho vong gia đình

Được tốt được đẹp được xinh

Được trọn vẹn tình hiếu nghĩa từ đây

Ơn Phật, Thánh, Thần nước nay

Ơn Gia tiên Tổ từ đây hộ trì

Được an không gặp sự chi

Được tốt được đẹp cho thì trần vong

Từ đây con cháu nhất lòng

Theo Đạo của Nước dắt cùng đường tu.

Lời Cha dạy:

Không tu đường đạo tù mù

Không vàng, không mã, không tu ngoại tà

Không tụng kinh sách la đà

Tụng kinh theo Đạo Nước, Cha dẫn đường

Nhà mình cũng được lo lường

Việc lớn mới phải nhờ nương thầy tài

Việc nhỏ tự lo không sai

Phật, Thánh, Thần chứng kinh bài trần tâu.

======================================

Tổ quy hay gia đình cầu tụng siêu thoát cho vong mỗi ngày 1 lần, hay 7 ngày 1 lần thì tùy. Nhớ rằng nếu cầu hàng ngày thì đọc bài này và đọc bài kinh cầu siêu nữa. Nếu đọc 7 ngày 1 lần thì đọc 7 lượt là bằng mỗi ngày đọc 1 lượt.

Kính cầu siêu thoát hồn âm.

Tự viết trình thay sớ hoặc đồng thiên có sớ chữ Thiên đạo mới, đồng mới được phép viết làm lễ, không ai được viết sớ chữ nho, chữ Quốc ngữ in sẵn để lễ trình Thiên, vì sớ đấy đã không có giá trị làm việc với Thiên. Trần cứ ghi chữ trần để trình lễ là được, theo sự hướng dẫn của bài lễ, rồi ghi tên tín chủ, ghi tên vong âm tạ thế và nơi an táng, ghi rõ địa chỉ của gia đình.

Văn Khấn Cúng Xe Đầu Năm

Thông thường khi mua xe mới ô tô hay xe máy đều nên cúng xe thông báo cho thần linh biết đây sẽ là chiếc xe gắn liền với chủ nhân của nó, đi cùng chủ nhân và đảm bảo an toàn hanh thông. Còn vào dịp đầu năm thì mọi loại xe: từ xe cũ tới xe mới, từ xe ô tô tới xe máy, xe đạp đều được ưu tiên cúng lễ sao cho mọi sự hanh thông đều thuận lợi an toàn .

1.Phong tục cúng xe đầu năm bên đạo Thiên Chúa

Đầu năm mọi người mọi nhà theo Đạo đều đi lễ sớm vào sáng mùng 1 Tết. Qua nhà thờ làm lễ sau đó cha sẽ tới từng xe ban phước lành cho các loại xe di chuyển.

Về lễ vật thì đạo Thiên chúa không xem nặng chuyện này, thành tâm cầu khẩn Đức chúa Giesu là mọi điều sẽ an bài và thuận lợi, mọi khó khăn vướng mắc sẽ được thông qua , tâm bình an và hạnh phúc.

Chúa nghe tâu hết vân mồng, nhà yên, nước trị, hanh thông an nhàn

2.Phong tục cúng xe đầu năm bên Phật giáo

Phong tục cúng xe mới mua

Đối với một chiếc xe là vật gần như bất ly thân với chủ nhân của nó, gắn liền trên moi nẻo đường. Do đó khi mua xe về gia chủ đã phải làm lễ cúng xe, như một cách thông báo với bậc bề trên về thông tin xe và những điều cầu mong khác nữa. Trước đó gia chủ nên xem ngày để cúng xe sao cho phù hợp với cung mệnh của mình.

Đối với gia đình sử dụng xe như một phương tiện kiếm tiền di chuyển hằng ngày như xe ôm, grap, lái taxi thì còn cúng xe hàng tháng mong mọi sự bình an đến với gia chủ , cầu mong kiếm tiền được xuôn xẻ mát mái và làm ăn ngày càng thuận lợi.

Lời khấn cúng xe đầu năm hay cúng xe hằng tháng cũng không có gì khác nhau là mấy. Cơ bản nằm ở cái tâm của gia chủ, kính cẩn với các bậc bề trên mà thôi.

Về cách thức cúng xe mới mua và cúng xe hàng tháng cũng như vậy, sắp lễ vật thì tùy gia đình có gì thắp hương đó, không quá cầu kỳ và câu nệ về chuyện này, làm mất đi nét đẹp văn hóa vốn có được gìn giữ lâu đời của người dân Việt ta.

Những người theo Phật giáo hoặc không theo bên nào đều có tập tục thờ cúng từ xa xưa đã trở thành nét văn hóa riêng. Nên bên này cúng xe đầu năm phức tạp hơn.

Phong tục cúng xe đầu năm cho vạn sự trôi chảy

Lễ Vật Cúng xe đầu năm

Để mua được lễ vật cúng đầu năm thì về cơ bản sau đây là những lễ vật được gợi ý đầy đủ nhất, không nhất thiết là phải mua toàn bộ lễ vật này. Bởi Phật giáo coi trọng cái tâm thành khẩn , tâm tốt hướng thiện thì mọi thứ được hóa giải

1 bình bông (hoa) đặt bên phải lư hương (nhang)

1 đĩa trái cây

1 đĩa đồ mặn (thịt heo quay, thịt heo luộc, gà trống luộc..) hoặc 1 đĩa đồ chay (nếu chủ xe là người theo đạo Phật, Cao Đài..)

1 xấp giấy tiền vàng bạc (càng nhiều càng tốt)

1 đĩa gạo muối (muối hột)

3 hoặc 5 chung rượu

3 hoặc 5 chung trà

1 ly nước trắng

3 hoặc cây nhang ( nhang thơm)

2 cây đèn cầy đỏ bằng ngón tay cái.

Tất cả được bài trí sắp đặt tươm tất trên ban thờ ngoài trời. Hoặc giả nếu không có thì nên sắp một chiếc bàn đủ lớn, bày đồ cúng lễ thay bàn thờ truyền thống cũng không sao.

Bài Văn Khấn

Hôm nay, Ngày… Tháng… Năm…

Tên họ người chủ xe:…

Chư vị thần linh, Thần hoàng bổn cảnh, Thổ Địa, chư thánh chư thần cư ngụ và cai quản nơi đây, những vong linh ở quanh đây

Mời chư vị giá đáo đàng tràng thọ hưởng phẩm vật, hộ trì cho con là… và chiếc xe mang biển số… xuất hành được bình an, làm ăn luôn thuận lợi, mọi việc tất thành, cầu tài được tài, cầu lợi đắc lợi.

Hôm nay, Ngày… Tháng… Năm…

Tên họ người chủ xe:…

(rót 3 lần rượu, châm một lần trà, khấn 3 lần, sau cùng là mời nhận phẩm vật)

Văn Khấn Quan Lớn Tuần Tranh Đền Tranh Chính Xác &Amp; Đầy Đủ

Người Việt có tập tục lập đền thờ cúng các vị thần tiên, quan lớn, người có công với dân nhân. Tại Đền Tranh tại Hải Dương hiện đang thờ phụng Quan lớn Tuần Tranh một trong những vị thần tiên được giáng thế xuống nhân gian trở thành vị tướng quân tài 3 trong lịch sử. Nếu có dịp qua Hải Dương bạn có thể ghé Đền Tranh dâng hương và tỏ lòng thành kính với Ngài.

Lịch sử Quan lớn Tuần Tranh và Đền Tranh (Hải Dương)

Theo các sự tích được truyền miệng trong dân gian Quan lớn Tuần Tranh chính là con trai của Vua Cha Bát Hải Đồng Đình. Ông là người con trai thứ 5 cùng với 4 người anh trong Ngũ Vị Tôn Quan của Thiên giới. Quan lớn Tuần Tranh được Ngọc Hoàng Đại Đế cho phép cai quản địa binh, giải oan nghiệp cho trần gian. Sau này

Ngài được Ngọc Hoàng giáng xuống trần gian ở thời vua Hùng Định Vương tại một gia đình ở Hải Dương hiện nay. Tại trần gian Quan lớn Tuần Tranh là vị tướng quân tài ba kiêm lĩnh thuỷ bộ, nhiệm vụ chính của ông chính là trấn giữ miền duyên hải sông Tranh. Do lập được nhiều công lao nên Quan lớn Tuần Tranh được sắc phong công hầu.

Sau này Quan lớn Tuần Tranh thích một người phụ nữ nhưng không may người này lại là vợ lẽ của quan huyện. Sau này Ông bị bắt giam phải nhảy xuống sông Kỳ Cung tại Lạng Sơn để minh oan. Tại quê nhà ông hóa thành một đôi rắn được một cặp vợ chồng già và nghèo nuôi như con. Sau này vợ chồng già thả ông xuống sông Tranh, sau này Quan lớn Tuần Tranh được xem như Thần sông được người dân lập Đền thờ phụng.

Dân thuyền bè muốn qua sông sóng yên biển lặng thì vào đền thắp hương, người dân xung quanh muốn cầu gì thì mang lễ đến cầu khẩn. Sau này Quan lớn Tuần Tranh thích một nàng hầu của quan phủ nên đã bắt nàng ta đi. Quan phủ kiện lên Diêm vương khiến Quan lớn Tuần Tranh bị xử phạt và bắt đi đày tại một trấn biên ải xa xôi. Từ đó Đền Tranh cũng không còn linh thiêng, xin gì được nấy như trước đây nhữ. Tuy nhiên hàng năm người dân địa phương vẫn tổ chức lễ hội Đền Tranh cũng như thắp hương cúng viếng để tỏ lòng thành kính và cầu xin bình an.

Văn khấn Quan lớn Tuần Tranh – Đền Tranh (Hải Dương)

Hiện nay có rất nhiều bài văn khấn Quan lớn Tuần Tranh để bạn lựa chọn. Tùy thuộc vào các bản văn khấn mà bạn đọc được ở sách báo, mạng internet hay được nghe truyền miệng. Sau đây Gốm Đại Việt xin gửi tới một bản văn khấn Đền Tranh phổ biến đến quý vị và các bạn:

Lẫm liệt tung hoành uy gia, Trừ tà sát quỷ nổi danh tướng tài. Cảnh Thiên thai Quan Tuần ngự giá, Bộ tiên nàng thứ tự dâng huê. Chầu thôi lại trở ra về, Truyền quân dâng nước Thuỷ tề mênh mông. Cảnh am thanh nhiều bề lịch sự, Vốn đặt bầy tự cổ vu lai Có phen xuất nhập trang đài, Đào lan quế huệ xum vầy xướng ca. Phú: Nước Âu Lạc vào đời Thục Phán, Giặc Triệu Đà có ý xâm lăng, Triều đình ra lệnh tiến binh, Thuyền bè qua bên sông Tranh rợp trời. Công hộ quốc gia phong thượng đẳng, Tước phong hầu truy tặng Đại vương, Bảng vàng thánh thọ vô cương Hiếu trung tiết nghĩa đôi đường vẹn hai. Đấng anh hùng cổ kim lừng lẫy, Khắp xa gần đã dậy thần cơ, Cửa sông đâu có phụng thờ, Ninh Giang lại nổi đền thờ Tuần Tranh Gương anh hùng muôn đời soi tỏ, Đất Văn Lang thiên cổ anh linh Bao phen đắp luỹ xây thành, Khắc miền duyên hải, sông Tranh nức lòng. Thơ: Sông Tranh ơi hỡi bến sông Tranh, Non nước còn ghi trận tung hoành, Lẫm liệt oai hùng gương tráng sĩ, Ngàn thu ghi nhớ dấu oai linh. Ai về qua bến sông Tranh, Nhớ người tráng sĩ tài danh tuyệt vời. Dẫu rằng nước chảy hoa trôi, Bến sông Tranh dù cạn, ơn người còn ghi. Loa đồng hỏi nước sông Tranh, Thanh long đao năm xưa cứu nước, anh hùng là ai? Sông Tranh đáp tiếng trả lời, Chỉ có thanh long đao Quan đệ ngũ, chính người trong phủ Ninh Giang Oán: Nhưng nào ngờ đâu khi đất trời thay đổi, Người anh hùng cổ mang nặng xiềng gông. Ngày hai nhăm tháng năm, Quan lớn bị bắt giam ở chốn Kỳ Cùng (1) Quan oan vì tuyết nguyệt, bởi lòng ái Ân. Trước cung điện, triều đình xét hỏi, Bắt long hầu chuyển khắp mọi nơi. Quan lớn Tuần oan vì ong bướm lả lơi, Chiết hoa, đoạt phụ tội trời không dung. Bắt đày chốn sơn cùng, thuỷ kiệt, Nỗi oan này thấu tỏ hỡi cao minh. Gió lạnh sương sa vì đời bội bạc, Sự ngay gian đảo lộn trắng đen Hỏi cây cỏ sao mưa dầu nắng dãi, Lỡ hại người trong lúc phong ba. Cỏ cây ơi có thấu tỏ lòng ta Sơn cùng thuỷ kiệt sương sa lạnh lùng. Đường thiên lý quan san bỡ ngỡ, Nợ trần hoàn quyết trả cho xong. Tháng hai vừa tiết trung tuần, Thử lòng ông lão, mộng trần ứng ngay. Tỉnh giấc mộng mới hay sự lạ, Đôi bạch xà tựa cửa hôm mai. Trí đã quyết khỏi vòng cương toả, Hay đâu còn mắc nợ oan khiên. Ngài vừa hay có lệnh ban truyền, Quan quân tầm nã khắp miền sông Tranh. Thà thác vinh còn hơn sống nhục, Cho sông Kỳ Cùng tắm ngọc Côn Sơn. bài văn khấn quan lớn Tuần Tranh

Lễ hội Đền Tranh truyền thống được tổ chức khi nào?

Lễ hội Đền Tranh được tổ chức hàng năm theo truyền thống nhằm tưởng nhớ đến Quan lớn Tuần Tranh. Đây cũng là dịp người dân địa phương tụ hội, trở về quê hương cũng như người dân các nơi về đây thăm thú, du ngoạn, tận hưởng không khí lễ hội. Theo truyền thống lễ hội Đền Tranh diễn ra từ ngày mùng 10 đến ngày 20 tháng 2 Âm lịch hàng năm. Trong đó chính hội sẽ được diễn ra vào ngày 14 tháng 2, đây chính là ngày sinh của Quan lớn Tuần Tranh.

Vào dịp lễ hội các con hương đệ tử vẫn kéo về Hải Dương lễ bái, tỏ lòng thành kính, hầu bóng nhằm cầu mong vạn sự như ý. Không những thế tại đây không khí lễ hội vô cùng nhộn nhịp, các thánh vẫn ốp đồng, người dân vẫn xin thẻ, xin bùa, xin chữa bệnh tâm linh. Trong suốt quãng thời gian hội khách vẫn đến tấp nập hành hương cúng vái.