Top 14 # Văn Khấn Cúng Xe Đầu Năm Xem Nhiều Nhất, Mới Nhất 6/2023 # Top Trend | Iseeacademy.com

Văn Khấn Cúng Xe Đầu Năm

Thông thường khi mua xe mới ô tô hay xe máy đều nên cúng xe thông báo cho thần linh biết đây sẽ là chiếc xe gắn liền với chủ nhân của nó, đi cùng chủ nhân và đảm bảo an toàn hanh thông. Còn vào dịp đầu năm thì mọi loại xe: từ xe cũ tới xe mới, từ xe ô tô tới xe máy, xe đạp đều được ưu tiên cúng lễ sao cho mọi sự hanh thông đều thuận lợi an toàn .

1.Phong tục cúng xe đầu năm bên đạo Thiên Chúa

Đầu năm mọi người mọi nhà theo Đạo đều đi lễ sớm vào sáng mùng 1 Tết. Qua nhà thờ làm lễ sau đó cha sẽ tới từng xe ban phước lành cho các loại xe di chuyển.

Về lễ vật thì đạo Thiên chúa không xem nặng chuyện này, thành tâm cầu khẩn Đức chúa Giesu là mọi điều sẽ an bài và thuận lợi, mọi khó khăn vướng mắc sẽ được thông qua , tâm bình an và hạnh phúc.

Chúa nghe tâu hết vân mồng, nhà yên, nước trị, hanh thông an nhàn

2.Phong tục cúng xe đầu năm bên Phật giáo

Phong tục cúng xe mới mua

Đối với một chiếc xe là vật gần như bất ly thân với chủ nhân của nó, gắn liền trên moi nẻo đường. Do đó khi mua xe về gia chủ đã phải làm lễ cúng xe, như một cách thông báo với bậc bề trên về thông tin xe và những điều cầu mong khác nữa. Trước đó gia chủ nên xem ngày để cúng xe sao cho phù hợp với cung mệnh của mình.

Đối với gia đình sử dụng xe như một phương tiện kiếm tiền di chuyển hằng ngày như xe ôm, grap, lái taxi thì còn cúng xe hàng tháng mong mọi sự bình an đến với gia chủ , cầu mong kiếm tiền được xuôn xẻ mát mái và làm ăn ngày càng thuận lợi.

Lời khấn cúng xe đầu năm hay cúng xe hằng tháng cũng không có gì khác nhau là mấy. Cơ bản nằm ở cái tâm của gia chủ, kính cẩn với các bậc bề trên mà thôi.

Về cách thức cúng xe mới mua và cúng xe hàng tháng cũng như vậy, sắp lễ vật thì tùy gia đình có gì thắp hương đó, không quá cầu kỳ và câu nệ về chuyện này, làm mất đi nét đẹp văn hóa vốn có được gìn giữ lâu đời của người dân Việt ta.

Những người theo Phật giáo hoặc không theo bên nào đều có tập tục thờ cúng từ xa xưa đã trở thành nét văn hóa riêng. Nên bên này cúng xe đầu năm phức tạp hơn.

Phong tục cúng xe đầu năm cho vạn sự trôi chảy

Lễ Vật Cúng xe đầu năm

Để mua được lễ vật cúng đầu năm thì về cơ bản sau đây là những lễ vật được gợi ý đầy đủ nhất, không nhất thiết là phải mua toàn bộ lễ vật này. Bởi Phật giáo coi trọng cái tâm thành khẩn , tâm tốt hướng thiện thì mọi thứ được hóa giải

1 bình bông (hoa) đặt bên phải lư hương (nhang)

1 đĩa trái cây

1 đĩa đồ mặn (thịt heo quay, thịt heo luộc, gà trống luộc..) hoặc 1 đĩa đồ chay (nếu chủ xe là người theo đạo Phật, Cao Đài..)

1 xấp giấy tiền vàng bạc (càng nhiều càng tốt)

1 đĩa gạo muối (muối hột)

3 hoặc 5 chung rượu

3 hoặc 5 chung trà

1 ly nước trắng

3 hoặc cây nhang ( nhang thơm)

2 cây đèn cầy đỏ bằng ngón tay cái.

Tất cả được bài trí sắp đặt tươm tất trên ban thờ ngoài trời. Hoặc giả nếu không có thì nên sắp một chiếc bàn đủ lớn, bày đồ cúng lễ thay bàn thờ truyền thống cũng không sao.

Bài Văn Khấn

Hôm nay, Ngày… Tháng… Năm…

Tên họ người chủ xe:…

Chư vị thần linh, Thần hoàng bổn cảnh, Thổ Địa, chư thánh chư thần cư ngụ và cai quản nơi đây, những vong linh ở quanh đây

Mời chư vị giá đáo đàng tràng thọ hưởng phẩm vật, hộ trì cho con là… và chiếc xe mang biển số… xuất hành được bình an, làm ăn luôn thuận lợi, mọi việc tất thành, cầu tài được tài, cầu lợi đắc lợi.

Hôm nay, Ngày… Tháng… Năm…

Tên họ người chủ xe:…

(rót 3 lần rượu, châm một lần trà, khấn 3 lần, sau cùng là mời nhận phẩm vật)

Bài Cúng Xe Cuối Năm, Văn Khấn Xe Ô Tô

Xe cộ là phương tiện gắn liền với mỗi gi chủ, chính vì thế các gia đình thường cúng xe cuối năm bằng những mâm lễ nhỏ và bài cúng xe đúng chuẩn theo mẫu. Thực hiện lễ cúng với mong muốn cầu mong một năm mới bình an, may mắn và an toàn trên mọi nẻo đường.

Lễ vật cúng xe gồm những gì?

Khi cúng xe bạn cần chuẩn bị đầy đủ những lễ vật cần thiết để việc cúng bái diễn ra xuôn sẻ và phù hợp nhất. Hãy ghi nhơ những lễ vật dưới đây nhé. – 2 cây đèn cầy đỏ, có thể dùng nến – 3 cây nhang thơm – 3 hay 5 chén trà nhỏ -3 hoặc 5 chén rượu – 1 đĩa gạo, muối hột – 1 xấp tiền vàng bạc, về tiền vàng có thể nhiều để cầu mong sự bình an cho gia chủ. – 1 đĩa trái cây – 1 bình hoa đặt cạnh bát nhang – Đồ mặn bạn có thể chuẩn bị thịt heo quay hay gà luộc, đặc biệt là phải gà chống. Nếu gia chủ là người theo Phật bạn có thể thay lễ mặn bằng đồ chay. Lưu ý. Các bạn chuẩn bị đầy đủ lễ vật, đảm bảo phải sạch sẽ và đảm bảo an toàn vệ sinh và dâng lên cúng lễ. Cùng với đó việc chọn không gian thích hợp đặt mâm lễ không qua ồn ào, chọn nơi thoáng đãng sạch sẽ và ít người qua lại để tiến hành cúng dễ dàng hơn.

Nên cúng xe vào giờ nào?

– Việc chọn giờ cúng xe còn tùy thuộc vào chủ xe. Thông thường nếu là xe gia đình bạn có thể tiến hành cúng xe hàng tháng hay mỗi lần có chuyến đi xa, chọn giờ trước đó và cúng xe để cầu mong bình an cho gia đình mình. – Đối với những loại xe khác như xe máy, xe khách hay xe dịch vụ các bạn có thể chọn giờ cúng đẹp trước giờ khởi hành. Cúng giờ nào không quá quan trọng mà chủ yếu là sự thành tâm của gia chủ

Bài cúng xe mới mua

Bài cúng xe mới mua cũng tương tự với bài cúng xe cuối năm, tuy nhiên đối với xe máy, ô tô hay phương tiện mà gia đình mới mua về bạn cũng nên thực hiện lễ cúng xe với mục đích cầu mong vạn dặm bình an.

Tuy nhiên đối với xe mới dù sử dụng bài cúng nào gia chủ cũng nên thể hiện đượcn sự thành tâm của mình và báo cáo với các vị thần linh cũng như gia tiên về việc có mặt của chiếc xe mới và đó là bạn đồng hành cùng gia đình mình vì thế mong được phù hộ để có những chuyến đi an toàn.

Văn khấn cúng xe hàng tháng (mùng 1, ngày rằm)

Bài văn khấn cúng xe hàng tháng

Hàng tháng quý vị và các bạn cũng có thể tiến hành cúng xe vào ngày đầu tháng mùng 1 và ngày rằm, cúng hàng tháng cũng cần chuẩn bị lễ vật tuy nhiên không nhất thiết phải đầy đủ như cúng xe cuối năm. Việc cúng xe hàng tháng hay cúng mỗi dịp di chuyển là điều các bạn có thể ứng dụng. Tuy nhiên bạn cần sử dụng văn khấn sao cho đúng đắn và hợp lý nhất nhé.

Các chú ý khi cúng khấn trên xe

Chuyện cúng xe mới, cúng xe đầu nă, cuối năm hay cúng xe hàng tháng là không sai, đây cũng là sự tín ngưỡng và mong muốn hay để tài xế cũng như gia chủ bình an trên vạn dặm và gặp được những điều tốt đẹp nhất. Tuy nhiên cúng xe các bạn cũng cần có những lưu ý cơ bản như sau:

– Không thắp hương quá gần xe hoặc trong xe dễ dây cháy nổ – Chuẩn bị mâm cỗ hay những đồ lễ cần chú ý vệ sinh an toàn thực phẩm – Dù dùng văn khấn hay cúng lễ nhưng chủ xe, người lái xe cần tuân thủ nghiêm túc luật tham gia giao thông.

Bên cạnh bài cúng xe cuối năm còn rất nhiều những mẫu bài cúng hay văn khấn các bạn có thể sử dụng đến trong dịp cuối năm này. Các bạn cùng theo dõi Văn khấn lễ tất niên hay các mẫu văn khấn mùng 1, cúng hóa vàng… Tất cả đều được cập nhật đầy đủ trên Taimienphi.vn hãy cùng tham khảo và tải trực tiếp để sử dụng cho nhu cầu hợp lý nhất nhé.

Văn Khấn Cúng Đất Đai (Đầu Năm)

Văn Khấn Cúng Đất Đai (Đầu Năm)

Tích xưa để lại: Nhiều vùng miền có lệ cúng này, đặc biệt là khu vực miền Trung. Lễ cúng thường diễn ra từ sau Rằm Tháng Giêng đến Rằm Tháng Tư.

VĂN KHẤN CÚNG:

Nam mô A Di Đà Phật! Nam mô Bổn Sư Thích Ca Mâu Ni Phật! Nam mô Đại Từ Đại Bi Quán Thế Âm Bồ Tát! Nam mô Tiêu Diện Đại Sĩ! Nam mô Đại Nguyện Địa Tạng Vương Bồ Tát! Nam mô Thanh Tịnh Đại Hải Chúng Bồ Tát! Nam mô Đạo Tràng Pháp Hội Thượng Phật Bồ Tát! Con xin kính lạy các Chư Phật, Chư Bồ Tát Ba Đời khắp Mười Phương và các Vị Thánh Tăng, các Vị Hộ Pháp! Con xin kính lạy các Chư Vị Thần Linh: – Ngài Hoàng Thiên Hậu Thổ Chư Vị Tôn Thần! – Ngài Bản Cảnh Thành Hoàng Chư Vị Đại Vương! – Ngài Kim Niên Hành Binh – Hành Khiển – Đương Cai Thái Tuế Chí Đức Tôn Thần! – Ngài Đông Trù Tư Mệnh Định Phúc Táo Phủ Thần Quân! – Các Ngài Bản Xứ Thần Linh Thổ Địa – Ngũ Phương, Ngũ Thổ – Long Mạch Phúc Đức Chính Thần, cùng Liệt Vị Thần Linh – Thánh Linh cai quản Xứ này; – Các Chư Vị, Chư Hương Linh Chiến Sĩ Trận Vong, và các Âm Hồn Cô Hồn Nạn Nhân Tử Nạn do giặc dã, chiến tranh ở trong khuôn viên bổn xứ; Cung thỉnh: Ngũ Phương Tứ Trấn Thần Quan, Ngũ Phương Trụ Trạch Thần Quan. Thiên Thiên Lực Sĩ, Vạn Vạn Tinh Binh, Thập Nhị Thần Quan Chiêm Thành, Thương Vong Cơ Khát, Tiệt Tự Ngọa Quĩ, Thất Thập Nghiệp Nam Nữ Âm Hồn, các Chiến Sĩ Trận Vong, Sút Sổ Tổ Vong, Kẻ Xiêu Mồ, Người Lạc Mả, Chúng Sanh Trên Cao và Chúng Sanh Dưới Thấp .

Kính mời Ma Chàm, ma Chợ, ma Mọi, ma Rợ, thương vong đói khát, ma Lồi, ma Lạc, hữu danh vô vị, hữu vị vô danh, đẳng chúng cô hồn đồng lai thụ hưởng. Con xin kính lạy các Chư Vị, các Chư Hương Linh Cửu Huyền Thất Tổ Nội – Ngoại Hai Bên gia đình của chúng con! Hôm nay, ngày 19 tháng 3 năm 2019; (tức ngày 14 tháng 02 năm Kỷ Hợi); (nhằm ngày Ất Mão, tháng Đinh Mão, năm Kỷ Hợi); Tại: …………………………………………………………………………; Con, tên là: …………………………………………………………..; Sanh ngày: ……………..; Tại: ………………………………………….; Hiện ở tại: ………………………………………………………………………..; Chúng con lòng thành, kính cáo về việc: Tích xưa để lại: Tổ Tiên chúng con theo chân Vua – Quan Triều Đình đi mở cõi, tiến về phương Nam. Nhờ Hồng Ân của Ngài Hoàng Thiên Hậu Thổ, Tiền Nhân chúng con đã mở rộng giang san, thống nhất đất nước. Nay nhân tiết Thánh Đản Hoàng Thiên Hậu Thổ, gia đình chúng con thiết lập cỗ bàn, thức cúng tợ dâng, nương nhờ pháp lực gia trì của Nghi Thức Phật Giáo, nhằm tạ ơn Tiền Nhân Lập Quốc, Linh Khí Phương Nam, các vị Chân Nhân, Thánh Nhân, Thần Nhân, Tiên Nhân Bảo Hộ Đất Nước, quê hương làng xóm con người Việt Nam; và ngưỡng cầu: Âm Siêu Dương Thái, Quốc Thái Dân An, Đất Nước Thái Bình, Thịnh Vượng. Lễ vật gồm: Hương đăng, hoa quả, kim ngân, gia cầm, thanh chước thứ phẩm chi nghi, cảm cáo. Kính mong các Ngài chứng giám lòng thành cho chúng con! Kính mong Chư Phật, Chư Bồ Tát Ba Đời khắp Mười Phương ban phước gia trì thần lực, tịnh hóa nghiệp chướng cho tất cả những thành viên tham dự Nghi Pháp Lễ hôm nay và cho cuộc đất này, cho Bổn Xứ này, không gian này, địa điểm này mãi mãi về sau; Xin các Ngài gieo nhân lành, duyên lành, và Chủng Tử Như Lai, Hướng đến Giác Ngộ Giải Thoát, Vãng Sanh Cực Lạc cho các thành viên trong gia đình, thôn xóm của chúng con và cho các Chư Vị, Chư Hương Linh, Âm Hồn Cô Hồn tham gia Pháp Cúng, đang hiện diện, cư trú trong khu vực, trong bổn xứ này!; Kính mong Chư Phật, Chư Bồ Tát, các Thánh Tăng, các A La Hán, các Hộ Pháp! ; Và kính mong các Chư Vị Gia Thần, các Chư Vị, Chư Hương Linh gia hộ, độ trì, giúp cho gia đình, các cộng sự, hàng xóm láng giềng chúng con: Mạnh khỏe, Bình an, Hạnh phúc; Đoàn kết, Thương yêu, Hỗ trợ giúp đỡ lẫn nhau hướng đến mục tiêu phát triển và một cuộc sống chất lượng, được tịnh hóa nghiệp chướng, chướng duyên, được trợ duyên để vượt qua chướng ngại, sống có ích, giúp ích cho chính mình, cho gia đình và xã hội. Con xin kính mời các Ngài chứng giám lòng thành, thụ hưởng lễ vật và ban phước gia trì, gia hộ, độ trì cho chúng con. Nam mô A Di Đà Phật! (03 lần). Nam mô Bổn Sư Thích Ca Mâu Ni Phật! (03 lần). Xin cho gia đình chúng con được: mạnh khỏe, bình an, hạnh phúc, may mắn, cát tường, phúc lộc thọ trường, khang ninh thịnh vượng, được giảm/giải mọi nghiệp chướng, chướng duyên và bệnh tật, có một cuộc sống chất lượng cao. Con xin Sám Hối, Hồi hướng và Chú Nguyện cho Sự Giác Ngộ Giải Thoát và Vãng Sanh Cực Lạc, sự tịnh hóa nghiệp chướng, chướng duyên nhiều đời nhiều kiếp cho các: Chư Vị Gia Thần, Thần Linh, Thánh Linh, Chư Vị Khách Mời tham gia Pháp Cúng và các Chư Vị, Chư Hương Linh trong khuôn viên bổn xứ; các Chư vị, các Chư Hương Linh Cửu Huyền Thất Tổ Nội – Ngoại của gia chủ chúng con các gia đình các thành viên trong cộng đồng thôn xóm chúng con! Con Xin Lỗi, Xin Sám Hối và Chú Nguyện cho sự Giác Ngộ Giải Thoát, sự Vãng Sanh Cực Lạc, sự Tịnh Hóa Nghiệp Chướng cho những Chư Hương Linh, Linh Hồn, Tinh Hồn của những Chúng Sanh, Sinh Vật, Động Vật đã được thọ dụng cho Pháp cúng hôm nay! Xin Chư Phật, Chư Bồ Tát ban phước gia trì cho những món Pháp Thực được dâng cúng này, sau lời Thần Chú “Om A Hum” sẽ trở thành các món Pháp Thực Cam Lồ, biến hóa nhiều như Núi Tu Di, Ngon Hơn và Thanh Tịnh Hơn; để những Chư Vị tham dự, Chiêm Bái, Lễ Bái nơi Pháp Cúng và thọ nhận những món Pháp Thực này đều nhận được sự ban phước gia trì, tịnh hóa nghiệp chướng, thọ lãnh Chủng Tử Như Lai, phát tâm quy y Tam Bảo, hướng đến Giác Ngộ Giải Thoát của đạo Bồ Đề, thoát khỏi Vòng Lưu Chuyển Sanh Tử Luân Hồi.

Chúng con trẻ người, non dạ, sự hiểu biết về thế giới tâm linh còn hạn chế nên có phạm phải lỗi lầm gì thì kính mong Bề Trên thương tình lượng thứ cho chúng con.

Chúng con lòng thành kính Cẩn Cáo và Lễ Tạ!

Nam mô A Di Đà Phật! (03 lần)

Om Ma Ni Pad Me Hum! (x lần).

Om A Hum! (x lần)

Văn Khấn Bài Cúng Giỗ Đầu 1 Năm

Văn khấn bài cúng giỗ đầu 1 năm

Theo phong tục cổ truyền của dân tộc Việt Nam lễ cúng giỗ đầu 1 năm vô cùng quan trọng. Hãy cùng tìm hiểu Văn khấn bài cúng giỗ đầu 1 năm đúng chuẩn truyền thống dân tộc.cúng giỗ đầu vào ngày nào. mâm cơm cúng giỗ đầu. bài cúng dổ đầu

Văn khấn bài cúng giỗ đầu 1 năm

Văn khấn bài cúng giỗ đầu Văn khấn Gia Tiên

– Con lạy chín phương Trời, mười phương Chư Phật, Chư Phật mười phương.

– Con kính lạy Đức Đương cảnh Thành hoàng chư vị Đại Vương.

– Con kính lạy ngài Đông Trù Tư mệnh Táo phủ Thần Quân.

– Con kính lạy các ngài Thần linh, Thổ địa cai quản trong xứ này.

– Con kính lạy chư gia tiên Cao Tằng Tổ tiên nội ngoại họ

Tín chủ (chúng) con là:…………………………………………………. Tuổi…………………………………………….

Ngụ tại:………………………………………………………………………………………………………………………….

Hôm nay là ngày……………tháng……….năm…………….(Âm lịch).

Chính ngày Giỗ Đầu của:……………………………………………………………………………………………………

Năm qua tháng lại, vừa ngày húy lâm. Ơn võng cực xem bằng trời biển, nghĩa sinh thành không lúc nào quên. Càng nhớ công ơn gây cơ tạo nghiệp bao nhiêu, càng cảm thâm tình, không bề dãi tỏ. Nhân ngày chính giỗ, chúng con và toàn gia con cháu, nhất tâm sắm sửa lễ vật kính dâng, đốt nén tâm hương dãi tỏ tấc thành.

Thành khẩn kính mời:………………………………………………………………………………………………………..

Mất ngày tháng năm (Âm lịch):…………………………………………………………………………………………….

Mộ phần táng tại:………………………………………………………………………………………………………………

Cúi xin linh thiêng giáng về linh sàng, chứng giám lòng thành, thụ hưởng lễ vật, độ cho con cháu bình an, gia cảnh hưng long thịnh vượng.

Tín chủ con lại xin kính mời các cụ Tổ Tiên, nội ngoại, Tổ Khảo, Tổ Tỷ, Bá thúc, Cô Di và toàn thể các Hương linh gia tiên đồng lai hâm hưởng.

Tín chủ lại mời vong linh các vị Tiền chủ, Hậu chủ trong đất này cùng tới hâm hưởng.

Chúng con lễ bạc tâm thành, cúi xin được phù hộ độ trì.

Phục duy cẩn cáo!

Văn khấn bài cúng giỗ đầu Văn khấn Thổ Thần, Táo Quân, Long Mạch và các vị Thần linh

– Con lạy chín phương Trời, mười phương Chư Phật, Chư Phật mười phương.

– Con kính lạy Đức Hoàng Thiên Hậu Thổ chư vị Tôn thần.

– Con kính lạy ngài Bản gia Táo Quân, ngài Bản gia Thổ Công, Long Mạch, Thần Tài.

– Con kính lạy các ngài Thần linh cai quản trong xứ này.

Hôm này là ngày ….. tháng ….. năm …………………(Âm lịch).

Tín chủ (chúng) con là:………………………………………… Tuổi………………………………………………………..

Ngụ tại:……………………………………………………………………………………………………………………………

Nhân ngày mai là ngày Giỗ Đầu của……………………………………………………………………………………….

Chúng con cùng toàn thể gia quyến tuân theo nghi lễ, sắm sửa hương hoa lễ vật kính dâng lên trước án tọa Tôn Thần cùng chư vị uy linh, kính cẩn tâu trình.

Kính cáo Bản gia Thổ Công, Táo Quân, Long Mạch và các vị Thần linh, cúi xin chứng minh, phù hộ cho toàn gia chúng con an ninh khang thái, vạn sự tốt lành.

Kính thỉnh các Tiên linh, Gia tiên chúng con và những vong hồn nội tộc được thờ phụng vị cùng về hâm hưởng.

Chúng con lễ bạc tâm thành, cúi xin được phù hộ độ trì.

Phục duy cẩn cáo!

Tìm hiểu ngày giỗ đầu là gì?

Cúng giỗ là một buổi lễ kỷ niệm ngày người mất qua đời quan trọng của người Việt, được tính theo Âm lịch. Ngày này là ngày để thể hiện tấm lòng thủy chung, thương xót của người đang sống với người đã khuất, thể hiện đạo hiếu đối với Tổ tiên. Nhà giàu thì tổ chức làm giỗ linh đình, mời người thân trong dòng họ, bạn bè gần xa, anh em bằng hữu về dự giỗ. Nhà nghèo thì chỉ cần lưng cơm, đĩa muối, quả trứng, ba nén nhang, một đôi nến và vài món ăn giản dị cúng người mất cũng đã có lòng Thành kính đối với người đã mất. Lòng thủy chung, thương xót người đã khuất chỉ phụ thuộc vào việc con cháu phải nhớ ngày người mất để làm giỗ, không liên quan đến việc làm giỗ lớn hay nhỏ.

Giỗ đầu

Giỗ Đầu gọi là Tiểu Tường (chữ Hán: 小祥), là ngày giỗ đầu tiên sau ngày người mất đúng một năm, nằm trong thời kỳ tang, là một ngày giỗ vẫn còn bi ai, sầu thảm. Thời gian một năm vẫn chưa đủ để làm khuây khỏa những nỗi đau buồn, xót xa tủi hận trong lòng của những người thân. Trong ngày Giỗ Đầu, người ta thường tổ chức trang nghiêm không kém gì so với ngày để tang năm trước, con cháu vẫn mặc đồ tang phục. Lúc tế lễ và khấn Gia tiên, những người thân thiết của người quá cỗ cũng khóc giống như ngày đưa tang ở năm trước. Nhà có điều kiện thì có thể thuê cả đội kèn trống nữa.

Sắm lễ cúng giỗ đầu

Vào ngày Giỗ Đầu, ngoài mâm lễ mặn và hoa, quả, hương, phẩm oản… thì người ta thường mua sắm rất nhiều đồ hàng mã không chỉ là tiền, vàng, mã làm bằng giấy mà còn cả các vật dụng như quần, áo, nhà cửa, xe cộ và một hình nhân. Hình nhân ở đây không có nghĩa là thế mạng cho người thật (người còn sống) mà là do nhân dân tin rằng, với phép thuật của thầy phù thủy thì hình nhân này sẽ hóa thành một người thật, xuống dưới Âm giới để hầu hạ vong linh người mất. Gia chủ sẽ đem những đồ lễ này lên bàn thờ để cúng. Cúng xong thì đem ra ngoài mộ để đốt.

Những đồ vàng mã trong ngày Tiểu Tường được gọi là mã biếu, vì khi những đồ lễ này được gửi từ cõi Dương gian xuống dưới cõi Âm ty thì người quá cố và Gia tiên không được dùng, mà phải đem những đồ lễ này đi biếu các Ác thần để tránh sự quấy nhiễu.

Sau khi lễ Tạ và hóa vàng xong, gia chủ bầy cỗ bàn mời họ hàng, khách khứa ăn giỗ. Khách đến ăn giỗ ăn mặc trang nghiêm, vẫn còn một sự bi ai, sầu thảm như ngày để tang năm trước.

Sau lễ này, người ta sẽ sửa sang lại mộ cho người quá cố, thi hài vẫn nằm dưới huyệt hung táng.

Mâm cơm cúng giỗ cần những gì?

Mâm cúng giỗ ở miền Nam

Dịp cúng giỗ tổ tiên, chẳng ai hiểu rõ ông bà thời xa xưa khi vào Nam thích ăn món gì, chế biến các vật tư ra sao, nhưng tùy hoàn cảnh mà có bốn món : Hầm, Thịt luộc, Xào, Kho. Nên hiểu không phải là dâng cúng cho cha mẹ đã quá cố nhưng là cho tổ tiên đời ông cố của gia chủ, hiểu ngầm rằng những bà con xa gần thời xa xưa cũng được tham dự, vì vậy, nếu cúng 3 mâm ở 3 bàn thờ (giữa, bên trái, bên mặt), hoặc 1 bàn thờ, thì thức ăn phải giống nhau.

– Món kho thường là thịt heo, cá lóc, kho với nước dừa để gợi phong vị miền Nam.

– Món thịt luộc là thịt ba chỉ, xắt mỏng.

– Món hầm, tức là thịt heo hầm, thường là giò heo hầm măng tre Mạnh Tông, loại măng ngon nhất của Nam Bộ (gợi tích ông Mạnh Tông trong nhị thập tứ hiếu).

– Xào là món thịt bị câu thúc về hình thức: xào chua, xào mặn, với rau cải đồ lòng, hoặc tôm, gần như tuyệt đối không dùng thịt rừng.

Mâm cúng giỗ ở miền Trung

Người miền Trung nổi tiếng cầu kỳ trong các món ăn, nhất là Huế có sự ảnh hưởng lớn từ cung đình Huế từ các triều đại xưa. Do đó món ăn cũng có phần cầu kỳ không kém khi làm mâm cúng giỗ. Các món cúng sẽ được phân ra làm 04 loại là: món xào, món canh, món ăn từ thịt, món từ tôm cá:

– Thịt vịt luộc chấm nước mắm gừng

– Thịt gà bóp với rau răm tiêu muối

– Thịt heo luộc với mắm tôm, kèm với rau sống, vã xắt lát

– Thịt heo quay

-Thịt gà ru ty

– Thịt bò nướng

– Thịt heo kho rim

– Thịt heo kho nước với sã và đậu phụng

– Bánh tráng ram ( người Nam gọi là chả giò, loại bánh trán cuốn thịt băm rồi chiên dầu ăn cho vàng)

– Nem chả

– Cá chiên khúc

– Cá thu hay cá to chặt khúc kho nước

– Tôm rim hay tôm rang

– Vã trộn với tôm,

– Canh ổ khoa nhồi thịt

– Canh bún nổi giò heo hay nấu với lòng gà, vịt

– Canh củ hầm thịt bò

– Thường là món củ hay légume xào với thịt heo nạc, có khi thịt bò hay tôm

– Đậu cô ve, Su

– Xà lách bóp thịt bò với dầu dấm

– Đậu trắng, Khoai tây chiên

– Món khoai Tây, với hành Tây nấu với thịt gà hay bò theo kiểu Ấn Độ gọi là món Ca ry.(người ta thường ăn với bánh mì)

Mâm cúng giỗ ở miền Bắc

Với mâm cỗ giỗ truyền thống miền bắc thì đây gần như là tất cả các món bạn có thể gặp trên hầu hết mâm cỗ ở các gia đình miền bắc từ xưa đến nay:

– Cơm trắng, Xôi gấc (ăn kèm với giò, chả)

– Xôi vò, chè đường

– Một con cua và một quả trứng bày chung trên một đĩa

– Bánh dầy đậu

– Chả quế

– Thịt quay, Bê thui (chấm tương gừng)

– Giò lụa hay giò bò thì là, Giò thủ, Giò bì

– Thịt kho tàu

– Chân giò (giò heo) hầm măng khô, mộc nhĩ

– Chả giò cua bể + bún

– Gà quay hay gà luộc (chặt miếng, sắp vào một chiếc đĩa sâu, những miếng đẹp và có da thì nằm sát đáy đĩa, rồi úp ngược đĩa gà này vào một chiếc đĩa trảng khác, cho ngon mắt)

– Thịt đông, dưa chua (nếu cúng giỗ vào mùa lạnh)

– Nem dê (làm bằng thịt bò nhưng gọi là nem dê)

– Tôm sú hay tôm càng rim

– Tôm thịt xào nấm đông cô, đậu ve, cà rốt, su hào

– Lươn om với bắp chuối bào

– Nộm măng (+ tôm, thịt, khế thái dọc, mè rang)

– Miến xào lòng gà (+ mộc nhĩ)

– Món bóng cá nhồi giò sống hay bóng lợn (canh bóng, nấu với rau củ, nấm, mộc nhĩ)

– Xà lách búp, cà chua, dưa deo (chấm nước tôm rim)