Top 6 # Văn Khấn Cúng Xe Ngày Mùng 2 Xem Nhiều Nhất, Mới Nhất 6/2023 # Top Trend | Iseeacademy.com

Cách Cúng Xe Mùng 2&Amp;16

Em mua xe lần đầu tiên, hôm nay là mùng 2, các bác có ai đã từng cúng xe chưa? Xin chỉ dùm em cách cúng, đồ cúng. Em nghe có người nói nên mở máy người thì nói ko nên mở máy vì mở là phải mở hoài, các bác cho em lời khuyên nha. Xin cảm ơn rất nhiều

mình cũng mới mua xe.., cũng thinking là cúng xe… nhưng kg biết làm thế nào…!!!, lót dép chờ các Bác….

Mở máy hay không có quan trọng đâu bác,em thì cúng 3 cây nhang và 1 dĩa trái cây rồi đốt 1 phần đồ cúng.Còn chuyện mở đèn hay mở máy em thấy không quan trọng lắm,sao cũng được.

Thông thường xe kinh doanh hay cúng vào 2 ngày này , khi cúng có mở máy + mở đèn. Tuy nhiên xe nhà thì cũng tuỳ vào từng trường hợp. Có kiêng có lành mà !

gửi Bác cúng xe là 1 niềm tin vào tâm linh rất tốt và phải nói là hơi bị linh

gửi Bác cúng xe là 1 niềm tin vào tâm linh rất tốt và phải nói là hơi bị linh

Khi cúng Bác cũng phải hứa với Cô hồn các đẵng, các vị khuất mặt khuất mày là Bác sẽ chạy xe an toàn, tuân thủ luật lệ giao thông và có trách nhiệm với người đi đường nũa. Thân!

Cúng nhớ cẩn thận củi lửa nhe bác. Thắp nhang coi chừng nó bay tùm lum thì chít. Cháy xe do cúng cũng nhiều lắm nha các bác.

Nếu là tâm linh thì bác làm giống em thử xem, 2 chiếc xe em mua gần đây đều đưa cho các thầy quen trên chùa “điểm nhãn”, đại loại làm cho xe tránh được xui xèo trên đường, từ đó đến nay 2 chiếc này em đi chưa hề bị va quẹt hay chuyện gì hết, chắc cũng do ăn ở hiền lành hay theo tâm linh là chiếc xe “thấy đường” để chạy.

Cảm ơn các bác, tình hình là bữa mùng 2 vừa rồi (thứ 2) e cũng có cúng xe rồi, e cũng có hỏi trước nên được chỉ chuẩn bị các đồ như sau 1. 1 con gà luộc 2. bánh, kẹo, đậu phộng luộc, bắp 3. trái cây 4. hoa 5. gạo, muối 6. giấy tiền vàng bạc 7. nước sạch rồi thành tâm khấn. Vậy thôi àh, chủ yếu lễ bạc tâm thành. Cám ơn Bác Kingo nha. Em cũng có nhờ thầy quen cúng xe dùm, thầy quen nên mình cũng nhờ mùng 9 này cúng toàn bộ xe, an vị Phật Quan âm bồ tát (vì mùng 9 là vía Quan âm). Sẵn có biển số mới làm luôn. Đây chỉ là tâm linh thôi, có bác thấy đúng,nên làm cũng có bác thấy là vô ích. Còn e thì tin để yên tâm thôi, lái cẩn thận thì chắc chắn rồi, vì xe chở cả nhà mình mà. Có vài điều chia sẻ với các bác vậy.

Lúc trước nhà có xe tải thì một tháng em cúng 2 lần, sau này đi xe con thì chỉ cúng năm 2 lần vào cuối năm AL và rằm tháng 7, vẫn theo thói quen cúng xe tải: nổ máy, bật 4 đèn xi nhan (bật đèn hazard), mở đèn pha, trong khi cúng bấm còi vài cái để các bậc khuất mặt chứng gíám. Đồ cúng thì như mấy bác kể ở trên, vì cúng năm 2 lần nên thêm con gà

Bài Văn Khấn Mùng 2 Tết Và Mâm Cúng Mùng 2 Nên Biết

Trong những dịp Tết đến xuân về thì tìm hiểu văn khấn mùng 2 Tết để cúng bái, thể hiện lòng thành kính của con cháu đến những bậc thần Phật và ông bà tổ tiên vô cùng quan trọng. Nếu bạn không biết rõ bài văn khấn cúng mùng 2 Tết như thế nào, việc dọn mâm cúng ra sao thì một vài thông tin sau đây chúng tôi xin được lý giải cụ thể nhất.

Ý nghĩa của việc chuẩn bị lễ cúng mùng 2 Tết

Chúng ta đều biết rằng Tết chính là dịp mà con cháu xa gần tụ họp về sau một năm dài bon chen làm ăn học tập. Theo phong tục xưa này thì vào ngày mùng 2 Tết mọi người sẽ đến anh em nội ngoại gần xa chúc Tết.

Việc cúng Tết Nguyên Đán trong ngày mùng 2 là dịp để con cháu bày tỏ lòng thành kính và sự biết ơn với ông bà tổ tiên cùng những vị thần phù hộ độ trì, bảo vệ, chở che các thành viên trong gia đình. Thông qua mâm cúng, văn khấn mùng 2 Tết chính là lời cầu mong tổ tiên cùng các vị Chư Thần phù hộ cho cả gia đình có được sự bình an, tốt lành, mọi việc hanh thông.

Văn khấn mùng 2 Tết và cách dọn mâm cúng mùng 2

Như đã nói tìm hiểu kỹ về bài văn khấn cùng với việc dọn mâm cúng trong ngày mùng 2 hợp lễ nghi và phong thủy sẽ giúp con cháu thể hiện được tấm lòng của mình đến với thần linh và tổ tiên. Do không phải bất cứ ai cũng nắm rõ được bài văn khấn ngày mùng 2 Tết, vì vậy chúng tôi xin chia sẻ như sau:

1. Bài văn khấn trong ngày mùng 2 Tết

Với văn khấn trong ngày mùng 2 sẽ bao gồm bài văn khấn dành cho thần linh và bài văn khấn cho tổ tiên:

Bài văn khấn mùng 2 Tết cúng thần linh

Bài cúng khấn các vị thần linh trong ngày mùng 2 Tết chúng ta cần phải chuẩn bị kỹ càng. Mục đích tạ ơn các vị chư thần luôn chứng giáng và độ trì phù hộ cũng như cầu mong một năm mới với nhiều tốt lành. Cụ thể bài văn khấn cúng các vị thần linh như sau:

Đọc 3 lần “Nam Mô A Di Đà Phật!

Con xin kính lạy chín phương trời, mười phương chư Phật và chư Phật ở mười phương

Con xin kính lạy ngài Hoàng Thiên, ngàn Hậu Thổ cùng chư vị Tôn Thần

Con thành tâm kính lạy ngài Kim niên

Con thành tâm kính lạy ngài Đông trù, ngày Tư mệnh, ngày Táo phủ và ngài Thần quân

Con thành tâm kính lạy ngài Thổ địa tôn thành

Con thành tâm kính lạy ngài Địa chỉ tài thần

Con thành tâm kính lạy các ngài Ngũ phương, ngài Ngũ thổ, ngài Long mạch, ngày Bản gia Táo quân cùng các vị thần linh cai quản khu vực.

Tín chủ con tên: (Nói rõ họ tên của mình), tuổi (bao nhiêu), ngụ tại (ở đâu)

Hôm nay là ngày mùng 2 Tết Tân Sửu năm 2021

Nhân dịp tiết thanh minh, nhân dịp đầu xuân năm mới

Tín chủ con cùng toàn gia xin được chuẩn bị lễ vật cúng mùng 2 Tết 2021 gồm có hương hoa, cơm canh lễ vật tạm gọi lễ bạc lòng thành. Xin được dâng trước án, dâng cúng các vị Thiên Địa Tôn Thần.

Chúng con cúi đầu kính lạy mời các vị Tôn Thần cai quản khu đất này về thụ hưởng lễ vật và chứng cho lòng thành kính. Cầu mong các vị Chư Thần luôn phù hộ độ trì cho toàn gia chúng con có một năm mới bình an, công việc hanh thông và mọi điều như ý.

Toàn gia chúng con xin được kính lễ, cúi xin chư vị tôn thần hãy chứng giám và phù hộ độ trì cho chúng con.

(Đọc 3 lần và lạy 3 lạy) Nam Mô A Di Đà Phật.

Bài văn khấn mùng 2 Tết cúng gia tiên

(Vái và khấn đọc 3 lần) Nam Mô A Di Đà Phật.

(Vái và khấn đọc 3 lần) Nam Mô Đại Từ Đại Bi Quán Thế Âm Bồ Tát.

Hôm nay ngày mùng 2 tháng giêng năm Tân Sửu 2021

Tại (địa chỉ nhà ở), tín con tên (họ tên đầy đủ) cùng toàn gia kính bái.

Con thành tâm kính lạy các cụ Tổ khảo, Tổ tỷ, bá thúc huynh đệ cùng các hương hồn nội tộc, ngoại tộc.

Con thành tâm kính lạy các vị tổ bá, tổ thúc, tổ cô cùng các vong linh phụ thờ theo tổ tiên.

Nay nhân ngày đầu năm mới toàn gia chúng con xin được chuẩn bị hương hoa, cơm bạc lòng thành tạ dâng trước án. Chúng con xin cảm tạ ân đức trời cao biển rộng tổ tiên đã độ trì phù hộ cho toàn gia chúng con một năm tai qua nạn khỏi.

Chúng con thành tâm kính lạy mời vong linh tổ tiên về thụ hưởng lễ vật. Nguyện cầu chúng con có một năm mới bình an, công việc hanh thông và mọi điều tốt lành.

Con xin kính cáo.

2. Hướng dẫn dọn mâm cúng ngày mùng 2

Bên cạnh tìm hiểu văn khấn mùng 2 Tết gia chủ cũng cần lưu ý về cách dọn mâm cúng. Ở đây sự khác biệt lớn nhất trong cỗ cúng ngày mùng 2 Tết thường so sánh với ngày Tất niên 30 cuối năm hoặc ngày Hóa vàng mùng 3 và mùng 4. Về cơ bản mọi thứ đều được chuẩn bị gần giống như ngày mùng 1 và tùy vào từng vùng miền sẽ có sự thay đổi món ăn cùng đồ lễ cúng riêng.

Hương, hoa, nước và ngũ quả.

Trầu cau, đèn, nến và rượu.

Lễ ngọt có bánh kẹo.

Mâm cỗ mặn có xôi, bánh chưng, gà, các món Tết đảm bảo đầy đủ và tinh khiết.

Bài Cúng Mùng 2 Tết, Mùng 3 Tết, Văn Khấn Cúng Hóa Vàng Ngày Tết

Theo phong tục Việt Nam ngày tết thường kéo dài khoảng 3 ngày. Sau lễ cúng gia thừa ngày 30 mời tổ tiên về ăn Tết cùng gia đình, các gia đình sẽ thắp hương đèn trong suốt những ngày Tết. Ngày mùng 1, mùng 2 làm cơm cúng mời tổ tiên, việc chọn ngày làm lễ hóa vàng tùy thuộc vào mỗi gia đình, chủ yếu từ mùng 3 đến khoảng mùng 10 Tết Nguyên đán nhưng vì một số lí do đặc biệt mà có gia đình đã hóa vàng từ ngày mùng 2.

Trong bài viết này, chúng tôi xin gửi đến bạn đọc tham khảo bài để lễ tạ năm mới(lễ hóa vàng).

Lễ hóa vàng ngày tết ngoài ý nghĩa tiễn tổ tiên “hồi hướng” đến các chư vị trên (Đức Phật, thần linh, gia tiên) đã hết những ngày Tết thì còn bày tỏ sự biết ơn của gia chủ đến chư Phật, gia thần và gia tiên đã luôn yểm trợ, phù hộ cho gia đình gia chủ trong 1 năm đã qua và cầu xin những ước vọng cho năm sắp tới như lễ giao thừa.

Tục hoá vàng dựa trên tín ngưỡng thờ cúng tổ tiên từ ngàn đời xưa của dân tộc ta, vật hoá vàng thường gắn với đời sống thường nhật, để thấy con người ở thế giới bên kia vẫn luôn hiện hữu bên cạnh và che chở cho con cháu của mình.

Tục này nhằm cung cấp cho người đã khuất tiền, quần áo (giấy), gậy đi đường (cây mía) vì người xưa cho rằng đây là đòn gánh để các linh hồn dùng làm gậy chống, hay mang hàng hóa.

– Đối với những gia đình có bàn thờ chung cho cả gia thần và gia tiên thì khấn gia thần trước, gia tiên sau. Nếu thờ gia thần riêng thì tách riêng ra hoặc thắp hương trước, rồi mới khấn chung một lượt ở gian chính thờ gia tiên.

– Trước khi hạ mỗi lễ đều vái ba vái và khấn:”Gia chủ xin hóa tiền vàng, gậy đi đường để thỉnh vong linh gia tiên nhận chút lễ bạc, tâm thành. Kính cáo tôn thần, xin rước vong linh gia tiên lại về âm giới”.

– Sau khi lễ gần hết 1 tuần hương thì bắt đầu hóa vàng tiền mã. Các gia chủ sẽ hóa vàng phần tiền, vàng của gia thần phải hóa trước, tiền vàng, đồ dùng của gia tiên hóa sau. Khi hóa vàng mã thì cần phải nhớ đọc bài khấn hay còn gọi là bài thần chú để hóa cho số vàng mã đó thành tiền mã thật dùng được ở cõi âm và cũng đồng thời nhờ Mục liên Tôn giả và thần linh giúp số tiền đó không bị ngã quỷ cướp đi.

– Khi hóa vàng xong thì người ta vẩy vào mấy giọt rượu cúng trên bàn vì tục cho rằng làm như thế ở cõi âm các cụ mới nhận được và vàng mã và mới tiêu được ở âm phủ. Hai cây mía cũng được đem đốt cùng tiền vàng.

– Cuối cùng lễ 3 vái, xin gia tiên phù hộ cho con cháu mạnh khỏe, bình an rồi xin phép hạ lễ cho con cháu chia vật phẩm hưởng lộc.

Theo các nhà sư thì trong Phật giáo không đốt vàng mã vào bất cứ dịp nào, cũng không dạy đốt vàng mã để cúng gia tiên. Nhưng việc này cần có thời gian để người dân có thể hiểu và từ bỏ thói quen này.

2. Chuẩn bị lễ vật dâng cúng trong lễ hóa vàng

– Hương, hoa, tiền vàng, 3 chén nước, mâm ngũ quả, trầu cau

– Rượu, đèn dầu, nến, bánh kẹo, chè, thuốc

– Mâm cỗ mặn (có thể dùng cỗ chay) sẽ phải bao gồm những món ăn đặc trưng ngày Tết, chế biến sạch sẽ, thơm ngon và tinh khiết, gia chủ cũng phải bày biện đẹp gọn đầy đặn và trang trọng để thể hiện lòng thành trong lễ cúng hóa vàng tiễn tổ tiên.

– Có cây mía (cây nêu) để các cụ gánh hàng hóa về trời

– Con kính lạy chín phương trời, mười phương chư Phật, chư Phật mười phương

– Con kính lạy Hoàng Thiên, Hậu Thổ, Long Mạch, Táo Quân, chư vị tôn thần

– Con kính lạy Hoàng thiên Hậu thổ. Chư vị Tôn thần

– Con kính lạy Ngài Đương niên hành khiển, ngài Bản cảnh Thành Hoàng, các ngài Thổ địa, Táo quân, Long mạch Tôn thần.

– Con kính lạy các cụ Tổ khảo, Tổ tỷ, nội ngoại tiên linh.

Hôm nay là ngày mùng 3 tháng giêng(hoặc ngày mà gia chủ chọn để hóa vàng) năm …………………

Thành tâm sửa biện hương hoa phẩm vật, phù tửu lễ nghi, cung bày trước án. Kính cẩn thưa trình: tiệc xuân đã mãn, Nguyên đán đã qua, nay xin thiêu hóa kim ngân, lễ tạ Tôn thần, rước tiễn âm linh trở về âm cảnh.

Kính xin lưu phúc, lưu ân, phù hộ độ trì dương cơ âm trạch, mọi chỗ tốt lành, con cháu được bách sự như ý, vạn sự bình an, tài lộc song toàn, gia đạo hưng vượng.

Lòng thành kính cẩn, lễ bạc tiến dâng, lượng cả xét soi, cúi xin chứng giám.

– Con kính lạy chín phương trời, mười phương chư Phật, chư Phật mười phương

– Con kính lạy Hoàng Thiên, Hậu Thổ, Long Mạch, Táo Quân, chư vị tôn thần

– Con kính lạy Hoàng thiên Hậu thổ. Chư vị Tôn thần

– Con kính lạy Ngài Đương niên hành khiển, ngài Bản cảnh Thành Hoàng, các ngài Thổ địa, Táo quân, Long mạch Tôn thần.

– Con kính lạy các cụ Tổ khảo, Tổ tỷ, nội ngoại tiên linh.

Hôm nay là ngày mùng 3 tháng Giêng (hoặc ngày mà gia chủ chọn để hóa vàng) năm …………………

Kính cẩn sắm một lễ gồm…. gọi là lễ mọn lòng thành, kính dâng lên:

Đông trù Tư mệnh Táo phủ thần quân, bản gia tiên sư, bản viên thổ công, liệt vị tôn thần.

Trước linh vị của gia tiên dòng họ ….

Và các vị tổ bá, tổ thúc, tổ cô, cùng các vong linh phụng thờ theo tiên tổ.

Văn Khấn “Cúng Xe Hơi, Ô Tô Mới Mua” Mùng 2 Và 16 Âm Lịch Hàng Tháng

Chiếc xe nói chung là vật dụng gắn liền với người chủ, tại Việt Nam nó còn là tài sản và có khi là cả một cơ nghiệp. Nên thông thường khi mua mới một chiếc xe hơi, xe ô tô, hoặc xe khách (ngay cả với xe máy), với mong muốn luôn được bình an và may mắn thì chủ xe thường chọn ngày lành rồi sắm lễ vật để cúng xe. Nên khi gia đình mua xe hơi mới, thì trước tiên phải ra mắt ông bà, gia tiên nên Cúng xe hơi, ô tô mới mua với mong muốn mang đến bình an, may mắn cho cuộc sống. Trong phong thủy đây là một lễ nghi không thể nào bỏ qua, bởi khi cúng xe mới mang đến sự an toàn, tính mạng cho chủ nhân.

Khấn cúng khi mua xe hơi, ô tô mới mua như thế nào đúng cách

Không những chủ xe mua về sử dụng cho sinh hoạt gia đình thì Ngoài ra người kinh doanh dịch vụ thông qua phương tiện xe thường tổ chức cúng xe định kỳ hàng tháng : N gười miền Nam, miền Trung vào ngày mùng 2 và 16 hàng tháng, còn người Bắc Cúng xe hơi, ô tô mới mua vào mùng 1 và 15 âm lịch. Còn ngày thường thì thắp hương hoa quả trên bàn thờ bên trong xe ( xe khách, xe tải), Đồ cúng xe ngày thường là hoa và một đĩa trái cây

Cách cúng xe lúc mới mua xe và cúng xe hàng tháng thông thường không khác nhau, là tâm thành của chủ xe với chốn đất đai, các chư vị bề trên (mang ý nghĩa tâm linh). Ông bà ta thường có câu “có thờ có thiêng, có kiên có lành”, đúng vậy mặc dù chúng ta không nên mê tín dị đoan nhưng việc cúng thờ, Cúng xe hơi, ô tô mới mua là một điều không nên bỏ qua. Kiêng cử, thờ cúng sẽ giúp gia chủ gặp được nhiều may mắn, tránh đụng phải những tai họa khó lường. Vậy việc cúng xe mới cũng vậy, giúp cho chủ nhân chiếc xe được an toàn, mang lại điều may mắn khi chạy xe. là điều chủ xe nên làm

Mâm cúng, chuẩn bị Lễ vật cúng xe hơi, ô tô mới mua cần những gì đúng cách?

– 1 bình bông (hoa) đặt bên phải lư hương (nhang). – 1 đĩa trái cây. – 1 đĩa đồ mặn (thịt heo quay, thịt heo luộc, gà trống luộc…) hoặc 1 đĩa đồ chay (nếu chủ xe là người theo đạo Phật, Cao Đài…). – 1 xấp giấy tiền vàng bạc (càng nhiều càng tốt). – 1 đĩa gạo muối (muối hột). – 3 hoặc 5 chung rượu. – 3 hoặc 5 chung trà. – 1 ly nước trắng. – 3 hoặc cây nhang ( nhang thơm). – 2 cây đèn cầy đỏ bằng ngón tay cái.

Bài Văn Khấn Cúng Xe hơi, ô tô, xe khách, xe tải mới mua và cúng hàng tháng

Nam mô A Di Đà Phật! Nam mô Bổn Sư Thích Ca Mâu Ni Phật! Nam mô Đại Nguyện Địa Tạng Vương Bồ Tát! Nam mô Quan Thế Âm Bồ Tát! Nam mô Thanh Tịnh Đại Hải Chúng Bồ Tát! Nam mô Đạo Tràng Pháp Hội Thượng Phật Bồ Tát!

Con xin kính lạy các Chư Phật, Chư Bồ Tát Ba Đời khắp Mười Phương, các Vị A La Hán, các Vị Thánh Tăng, các Vị Hộ Pháp, Kiên Lao Địa Thần Bồ Tát, Thập Vị Du Hành Hộ Pháp!

Con xin kính lạy Chư Vị Bản cảnh Thành Hoàng, các Chư Vị Thần Linh, Thánh Linh, Thần Linh Chủ Quản, Công Tào Phán Quan, Ngũ Phương Không Hành – Du Hành Sứ Giả, Ngũ Lộ Hành Binh, Lý Vực Phán Quan!

Ngài Đương Niên Thiên Quan Tống Vương Hành Khiển, Ngũ Đạo Hành Binh Chi Thần, Lâm Tào Phán Quan!

Ngài Bản Gia Thổ Công Đông Trù Tư Mệnh Táo Phủ Định Phúc Thần Quân!

Con kính lạy các Chư Hương Linh – Vong Linh – Vong Nhơn trong khuôn viên bổn xứ của chúng con!

Hôm nay, ngày ……….. tháng ……….. năm ……….. (nhằm ngày ……….. tháng ……….. năm ………..

Tại địa chỉ: …………………………………………………………………………………………………………; Chúng con, gồm: Con, tên là: ………………………………………………….. ; sanh ngày: ……/…../……..; Tại: ……………………………………………………………………………………………………..; Hiện ở tại: ……………………………………………………………………………………………; Hợp cùng toàn thể các thành viên trong gia đình chúng con.

Hôm nay nhân ngày giờ lành, chúng con lòng thành sắm sửa phẩm vật lễ vật dâng cúng, thực hiện Nghi Pháp Lễ Kính Cáo và Lễ Cúng Tạ – Mừng Gia Đình Mua Xe Mới.

Gia đình của chúng con hội đủ phước duyên quý báu, có nhu cầu và khả năng mua chiếc xe mang biển số: ………………………………………………… ; Do: ……………………………………………………. đứng tên chủ sở hữu, với mục đích là sử dụng để: ……………………………………………………………………………………………………

Đây là việc chung của Gia Đình, chúng con mạo muội xin được kêu thay lạy đỡ cho nhau, đứng tên xin phép thực hiện Pháp Lễ.

Kính mong các Ngài chứng minh cho chúng con, Mời chư vị giá đáo đàng tràng thọ hưởng phẩm vật, hộ trì cho con là… và chiếc xe mang biển số… xuất hành được bình an, làm ăn luôn thuận lợi, mọi việc tất thành, cầu tài được tài, cầu lợi đắc lợi.

Xin các Ngài Gia hộ cho con, gia đình con, cho sự bình an của mọi người khi vận hành xe, chiếc xe mang biển số: …………………… ; cho người lái xe, người đi xe và cho cả người đi đường.

Kính Xin các Oan Gia Trái Chủ, Oan Trái Báo Đới Chướng Nhiều Đời Nhiều Kiếp của con và những người có nhu cầu sử dụng hóa giải những mối oan sai từ nhiều đời, không làm phương hại, ảnh hưởng tiêu cực đến sự an toàn khi vận hành xe.

Chúng con trẻ người, non dạ, sự hiểu biết về thế giới tâm linh còn hạn chế nên có phạm phải lỗi lầm gì thì kính mong Bề Trên thương tình lượng thứ cho chúng con.

Chúng con lòng thành kính Cẩn Cáo và Lễ Tạ! Nam mô A Di Đà Phật! (03 lần). Nam mô Bổn Sư Thích Ca Mâu Ni Phật! (03 lần). (rót 3 lần rượu, châm một lần trà, khấn 3 lần, sau cùng là mời nhận phẩm vật cúng xe).