Top 14 # Văn Khấn Dâng Hương Xem Nhiều Nhất, Mới Nhất 6/2023 # Top Trend | Iseeacademy.com

Ý Nghĩa Dâng Hương Trầm Dâng Cúng Phật

Trong văn hóa dân gian, làn khói hương tượng trưng cho việc truyền tín hiệu từ thế giới thực tại đến cõi tâm linh (thần linh, cửu huyền) khi muốn thông báo một sự việc hoặc cầu xin điều gì đó, vì thế mà hương còn được gọi là “hương tín”. Nói cách khác, đó là nhịp cầu kết nối giữa thế giới hữu hình và vô hình.

Với người phật tử, nén hương khi dâng trước Phật cũng mang ý nghĩa “hương tín”, hiểu theo nghĩa đang báo tin đến chư Phật, Bồ-tát rằng: “Con đang đứng trước hình tượng của Ngài và nguyện tu học theo hạnh nguyện của Ngài”. Tuy nhiên, trong đạo Phật, ngoài ý niệm truyền tin, hương còn giữ vai trò lớn hơn thế.

Thật vậy, tầm ảnh hưởng của hương được thể hiện khi có mặt trong hầu khắp các nghi thức như: tụng kinh, ngồi thiền, lễ tắm Phật, lễ khai quang, cầu an, phóng sanh,… Cũng vì thế, đứng đầu “LỤC CHỦNG CÚNG DƯỜNG” chư Phật, Bồ Tát phải kể đến hương, gồm: hương, đăng, hoa, đồ, quả, nhạc.

Điều này thật dễ hiểu bởi khi Đức Phật còn tại thế đã có truyền thống dâng hương cúng Phật, tức là thắp (đốt) nén hương khi đảnh lễ (1). Vậy nên với người phật tử, dâng hương lên Tam Bảo là cách thể hiện cái tâm thành kính, vì “dâng” là đưa (một cái gì đó) lên theo cách thức cung kính. Chẳng thế mà có bài kệ (2):

Nguyện thử diệu hương vân,

Biến mãn thập phương giới,

Cúng dường nhất thiết chư Phật, Tôn Pháp, Bồ Tát,…

Từ công năng của việc đốt hương…

Đối với người xuất gia tu hành hoặc phật tử, việc dâng hương trước Phật không quan trọng ở số lượng nhiều, khói tỏa mịt mù (dễ gây nhiễu sự thanh tịnh) mà chỉ cần một nén hương, khói bay nhẹ nhàng, mùi thơm phảng phất nhưng tôn quý.

Tuy nhiên, dù tôn quý đến mấy, loại hương ta thắp vẫn không thể bay ngược gió, nên không thể đi vào Pháp giới và không thể sánh với hương của người có đức hạnh, hoặc Giới hương (3).

Dù vậy, nén hương khi dâng trước tượng Phật sẽ làm tăng dần độ cảm nhận về vẻ đẹp của Ngài, và đến lúc nào đấy, khi tâm trí quán chiếu, tâm hồn định tĩnh và lòng thành cao độ, ta sẽ cảm như Phật cốt của bức tượng tan biến và hiện ra là Đức Phật khả kính (4).

Vì thế, đốt hương, dâng hương là một phương thức quan trọng để giữ cho tâm hồn được trong sáng, nhắc nhớ thực hành điều lành để giữ đức hạnh, và bước đầu mở ra cánh cửa vào Đạo pháp.

Đốt nén tâm hương trước Phật đài,(5)

Ngũ phần dâng trọng Đức Như Lai,

Đốt nén tâm hương cúng Phật Đà,

Lòng thành gởi tận chốn bao la,

Đốt nén tâm hương ở Ta Bà,

Nhớ lời di huấn Đức Thích Ca,

… đến công đức của việc dâng hương

Kinh điển có ghi lại việc trưởng giả Phổ Nhãn Diệu Hương giảng “pháp môn khiến tất cả chúng sinh hoan hỷ phổ môn” chủ trương thắp hương cúng dương chư Phật, cứu hộ chúng sinh, hay như Thanh Liên Hoa trưởng giả “giỏi biết chư hương pháp môn” chuyên giảng chủng loại và của các thứ hương, bao gồm hương xông cho Phật được xem là một loại công đức (6). Điều này đã cho thấy, việc dâng hương, nhất là hương quý là một việc làm luôn được khuyến khích.

Trầm hương và kỳ nam hương, loại hương tôn quý nhất khi cúng Phật

Trong các loại hương dâng Phật thì hương trầm được suy tôn như mùi “hương của Niết-bàn”, đặc biệt là loại hương kỳ nam. Khái niệm Niết-bàn là một danh từ khó có thể giải thích toàn vẹn bằng lời, nhưng hết thảy người xuất gia hoặc phật tử đều hiểu, Niết-bàn là mục tiêu chính yếu của Phật giáo và cũng là mục tiêu cuối cùng của người tu Phật. Chính vì lẽ ấy, khi nói hương trầm là mùi “hương của Niết-bàn” đã cho thấy đây quả là một mùi hương vô cùng tôn quý.

Trầm hương có 03 đặc điểm là:

1. Thật khó mà tìm được.

2. Mùi thơm tuyệt đối.

3. Tất cả ai ai cũng ưa chuộng và ca tụng.

Cũng như Niết Bàn có 03 đặc điểm là:

1. Thật khó mà tìm thấy và khó mà gặp được.

2. Mùi thơm của Tam học (Giới – Định – Huệ) là mùi thơm tuyệt đối.

3. Là nơi của các bậc Thánh nhân an nghỉ.

Bởi thế, khi dùng trầm hương để dâng lên Tam Bảo (Phật – Pháp – Tăng) chính là cách mà người phật tử thể hiện lòng tôn kính hết mực.

(1) Trường A-Hàm Kinh, quyển 2: Kinh Du Hành.(2) Kinh Phổ Môn.(3) Kinh Pháp Cú (54-55).(4) Lược giải bổn môn Pháp Hoa kinh – phẩm Nguyện hương (HT. Thích Trí Quảng).(5) Sđd.(6) Kinh Hoa Nghiêm, quyển 49.

Tạp chí Nghiên cứu Phật học số 3/2016

TRẦM HƯƠNG KỲ ANH

Địa chỉ: 20/H3 Cây Trâm- P. 8- Q. Gò Vấp – chúng tôi

ĐT: 0868 703 848 -0938 210 499

Email: TramHuongKyAnh@gmail.com

Kính Dâng Hương Linh Nội Tổ

Sắp tới kỳ giỗ lần thứ 32 bà Nội tôi ( cụ mất ngày 22/12/1982, tức là ngày 08 tháng Mười Một năm Nhâm Tuất, đúng tiết Đông chí). Tranh thủ lúc rảnh soạn bài cúng và mày mò phục chế ảnh của bà và dựng chân dung cụ ông. <

1. Ảnh của bà: hồi còn sống, bà có kể rằng đó là ảnh của một ông “thợ dạo” về làng những năm 1950 với bối cảnh là nhà Trưởng họ hồi ấy, thêm vài “đạo cụ” đi mượn. Qua thời gian với bao bận tản cư hồi kháng chiến, chuyển từ quê lên Lào Cai ( 02/1964), rồi sơ tán về quê ( 02/1979) và mấy bận rời nhà ở quê cũng như trên Lào Cai nên ảnh đã ố vàng và mốc nhiều chỗ. Song việc phục chế lại không khó khăn mấy bởi còn có “bột”.

là ngày mồng 8 tháng Một năm Giáp Ngọ, vào năm thứ 69 của nước CHXHCN Việt Nam, tức là vào thứ Hai, ngày 29 tháng 12 năm 2014. Nhân ngày giỗ Nội tổ là Đặng Thị Chỉ hiệu Diệu Cầm sinh năm Canh Dần 1890 tại bản quán, tạ thế ngày 22/12/1982, tức là ngày 08 tháng Mười Một năm Nhâm Tuất, vào ngày Đông chí ; Mộ phần đã quy tập về nghĩa địa nhân dân thôn An Phong ở km 36 Quốc lộ 70 thuộc địa phận xã Phong Niên huyện Bảo Thắng từ ngày 20/12/2001 (tức 06 tháng Mười Một Tân Tỵ) là ngày giỗ lần thứ 32

Lại nhân kị nhật nội tổ, chúng con lòng thành lễ vật dâng lên trước án thành tâm kính mời: Ngài Đương Niên Chi Thần, Đương cai Thái Tuế chí đức tôn thần; Ngài Bản cảnh Thành hoàng Chư vị Đại Vương, Bản xứ Thần Linh Thổ Địa; Ngài Định phúc Táo quân, các ngài Địa chúa long mạch Tôn thần và tất cả các vị Thần Linh cai quản ở trong khu vực này; Chúng con kính thỉnh Tổ tỉ Đặng Thị Chỉ, tiên tổ các bậc phụ thờ theo tiên tổ của Lương tộc cùng các vị Tiền chủ, Hậu chủ và các vị Hương linh khuất mặt lẩn khuất quanh đây, các linh hồn chiến sĩ trận vong vì nước, các oan hồn uổng tử không nơi nương tựa,

Ý Nghĩa Dâng Cúng Hoa, Đèn, Hương

Dâng hoa cúng Phật mang ý nghĩa dâng cúng những điều thiện lành, tốt đẹp, thơm tho, chúng ta làm được trong cuộc sống hằng ngày, theo lời chư Phật dạy. Chẳng hạn như chúng ta làm được việc thiện nào trong ngày, chúng ta dừng được việc ác nào trong ngày, đó là những bó hoa tươi thắm đem dâng cúng chư Phật. Việc dâng hoa cúng Phật là một hành động thành kính ngưỡng mộ, bày tỏ tâm biết ơn sự chuyển hóa vô thượng của giáo pháp, mặc dù giá trị vật chất không đáng quan tâm. Tiếp theo việc dâng hoa cúng Phật là lời tán tụng và tâm người Phật tử hồi tưởng lại đời sống cao thượng, phẩm hạnh vi diệu của đức Phật, quyết cố gắng noi theo, không cầu khẩn van xin gì cả. Đức Phật là một bậc sáng suốt, đã chấm dứt sự phiền não và khổ đau, một đấng hoàn hảo, chứng được trí tuệ bát nhã và giác ngộ chân lý vô thượng, đáng được tôn kính và đảnh lễ. Người Phật tử quyết tâm noi theo chánh đạo, đưa đến chánh kiến và chánh tín, để hiện tại đạt an lạc hạnh phúc, mai sau được giác ngộ giải thoát. Ý Nghĩa Lễ Cúng Đèn Trong hình thức nghi lễ, khi cúng dường một ngọn đèn lên đức Phật, không nên nghĩ hay cho rằng mình đang làm một ân huệ và cầu khẩn van xin phước báo. Trái lại, nên ý thức một cách trọn vẹn rằng: chúng ta đang nâng cao nguồn sáng trí tuệ, mà chúng ta tiếp nhận từ đức Phật. Nguồn ánh sáng này xua đuổi bóng đêm trong tâm thức chúng ta, hướng dẫn chúng ta và tất cả chúng sinh tìm thấy con đường đi đến giác ngộ. Theo cách này, đối với người thực hiện nghi lễ, ngọn đèn cúng dường lên đức Phật là phương tiện để quán niệm về cái ánh sáng giác ngộ đã và đang chiếu sáng trong mỗi người chúng ta từ thời vô thủy, và ánh sáng đó thường bị những bức tường do tự ngã che khuất trong bóng tối. Mục đích của sự tu tập chính là để dẹp trừ cái bản ngã đó. Ý Nghĩa Dâng Hương Cúng Phật Theo kinh sách, khi làm lễ dâng hương cúng Phật có 5 ý nghĩa, gọi là Ngũ Phần Hương, gồm có:

Đức Lục Tổ Huệ Năng giải thích trong Kinh Pháp Bảo Đàn như sau: 1. GIỚI HƯƠNG: Tức trong tự tâm chẳng quấy, chẳng ác, chẳng ganh tỵ, chẳng tham sân, chẳng cướp hại, gọi là GIỚI HƯƠNG. 2. ÐỊNH HƯƠNG: Thấy những cảnh tướng thiện ác, tự tâm chẳng loạn, gọi là ÐỊNH HƯƠNG. 3. TUỆ HƯƠNG: Tự tâm vô ngại, thường dùng trí tuệ chiếu soi tự tánh, chẳng tạo điều ác, dù tu nhiều thiện mà tâm chẳng chấp trước, kính trên mến dưới, thương xót kẻ cô đơn nghèo nàn, gọi là TUỆ HƯƠNG. 4. GIẢI THOÁT HƯƠNG: Tự tâm chẳng phan duyên, chẳng nghĩ thiện, chẳng nghĩ ác, tự tại vô ngại, gọi là GIẢI THOÁT HƯƠNG. 5. GIẢI THOÁT TRI KIẾN HƯƠNG: Tự tâm đã chẳng phan duyên thiện ác, chớ nên trầm không trệ tịch, phải tu học pháp tối thượng thừa, nhận tự bản tâm, thông đạt lý Phật, hạ mình để tiếp người, vô nhơn vô ngã, thẳng đến Bồ đề, chơn tánh chẳng đổi, gọi là GIẢI THOÁT TRI KIẾN HƯƠNG. Thiện tri thức! Năm thứ hương này mỗi người tự huân tập trong tâm, chớ tìm bên ngoài. Dâng cúng Phật

cúng dường pháplà hơn hết. Ý Nghĩa: Đối với chư Phật mười phương, chúng ta phát khởi tín tâm, tin tưởng sâu sắc, hiểu biết rõ ràng, thành tâm dâng cúng: những điều tốt đẹp, những thành tựu cao quí nhứt, trên bước đường tu học (học hỏi chánh pháp và tu sửa thân tâm). Không tu tập và không làm như thế, dù thành tâm đến đâu, dâng hương cầu nguyện nào có được gì? Tại sao vậy? – Bởi cầu khẩn van xin mà được như ý, người ta đền ơn đáp lễ, đốt hương cả bó, cháy luôn ngôi chùa! Dâng cúng hương mang ý nghĩa dâng cúng những hương thơm kết tụ do việc giữ gìn giới luật, những hương thơm kết tụ do việc luôn giữ tâm thiền định, những hương thơm kết tụ do việc phát triển trí tuệ, những hương thơm kết tụ do việc tu hạnh giải thoát và những hương thơm kết tụ do việc giải thoát sự hiểu biết phiền lụy của thế gian. Tóm lại dâng hương cúng Phật gồm có: 1. Giới hương 2. Định hương 3. Tuệ hương 4. Giải thoát hương và 5. Giải thoát tri kiến hương.

Dâng Hương Lễ Phật, Lễ Mẫu Như Thế Nào?

Dâng hương lễ Phật, lễ Mẫu như thế nào?

     Không ít người vào chùa lễ Phật thường sắm lễ hoa, quả, xôi, giò, bia, rượu, vàng mã…… rồi khấn khứa cầu xin đấng Thế Tôn ban tài tiếp lộc cho gia đình được an khang thịnh vượng. Dân gian thường nói, ăn chay niệm Phật nên việc dâng lễ bằng rượu, bia, giò, chả…. là không đúng với giáo lý nhà Phật. Vậy cúng dường Phật như thế nào?      Đi lễ chùa cúng Phật chỉ nên dâng hương, nến, dầu đèn, hoa, quả, xôi, oản chứ không sửa lễ mặn, cũng không cúng tiền vàng, vàng mã, những lễ vật này chỉ nên cúng bên Thánh, bên Mẫu. Ngay cả tiền thật cũng không nên đặt ở chính điện, mà chỉ nên để vào hòm công đức của chùa.      Theo lệ thường, phải lễ thần linh thổ địa, thủ Đền trước, gọi là Lễ Trình, cáo lễ với Thần Linh cho phép được tiến lễ tại chùa, đền, miếu, phủ. Sau đó, bày lễ vật ra các mâm sắp lễ và đặt vào từng ban.  

Ảnh nguồn internet

     Khi dâng lễ phải kính cẩn dùng hai tay đặt cẩn trọng lên bàn thờ. Cần đặt lễ vật lên ban chính trước tiên rồi mới đến các ban ngoài. Như hiện tại thì ở chùa, đình, đền, miếu, phủ thường luôn sẵn hương thơm được thắp, cũng để tránh tình trạng đông người vào dâng, mỗi người một nén nhang làm khói hương nghi ngút trong không gian thanh tịnh mà lại đông người dễ bị ngột ngạt, nên khi đặt lễ xong thì thành tâm đảnh lễ – Tâm xuất Phật biết.     Chuyện xưa kể lại: Có hai bố con người hành khất, đúng ngày mùng một đi qua một ngôi chùa, nhìn cảnh du khách thập phương đang náo nức sửa lễ dâng Phật, cô bé tủi thân vì không có đồ lễ dâng Phật, liền quỳ xuống khóc nức nở, vái lạy từ xa Đức Phật từ bi bằng lòng thành kính, cô bé tiếp tục dắt người cha mù lòa đi ăn xin độ nhật.      Đến một ngày nọ, do đói lả lâu ngày, người cha kiệt sức qua đời, có bé gào khóc thảm thiết. Khi nước mắt đã cạn thì đôi mắt của cô trở thành tàn phế. Mò mẫm dọc đường, cô lạc vào một khu rừng đầy thú dữ, ma quỷ. Đúng lúc lũ quỷ định ăn thịt cô thì bỗng một vầng hào quang chói sáng rực lên làm thú dữ, ma quỷ bỏ chạy, cô bé như được phép màu làm sáng trong đôi mắt trở lại và kỳ lạ hơn, cô đã trở thành một thiếu nữ xinh đẹp kiều diễm. Ngước mắt nhìn lên không trung, cô thấy Phật Bà Quan Thế Âm đang nhìn cô trìu mến. Cô vội quỳ xuống tạ ơn thì Bồ Tát dịu dàng nói: Những giọt nước mắt thành tâm của con năm xưa đã giúp chính bản thân con đó. Nói xong, Bồ Tát mỉm cười rồi biến mất, để lại một mùi hương thơm thoảng nhẹ giữa rừng.

Ảnh nguồn internet

 

      Như vậy, đâu cứ phải mâm cao cỗ đầy, cao sang mỹ vị cúng dường Chư Phật, Chư Bồ Tát mà tâm không hướng cõi tịnh thì sao Phật chứng cho được. Gieo hạt mầm sao cho trái thơm quả ngọt!

      Kính chúc quý vị thân tâm an lạc, thành tựu viên mãn!

♦♦♦ ĐỒ THỜ MINH HUỆ - Tâm Duyên Hoan Hỷ ♦♦♦