Cách phân biệt Đền, Chùa, Đình, Miếu, Phủ
Trong đời sống văn hóa tâm linh của người Việt Nam có rất nhiều nơi thờ cúng khác nhau như Chùa, Đình, Đền, Phủ, Miếu. Nhưng không phải ai cũng hiểu được ý nghĩa của những địa điểm thờ cúng đó. Cho nên có rất nhiều người đi chùa mà không hiểu được ý nghĩa của việc đi chùa, ở gần nhà có cái đình mà cũng không hiểu vì sao cái đình lại “mọc” lên ở đó.
Chính vì vậy, trong bài viết này chúng tôi sẽ chia sẻ thông tin để giúp bạn đọc dễ dàng phân biệt được các địa điểm thờ cúng khác nhau, hiểu được ý nghĩa của việc thờ cúng và những nhân vật được thờ cúng trong đó.
Tìm hiểu về Đền là gì?
Đền là công trình kiến trúc được xây dựng để thờ cúng một vị Thánh hoặc những nhân vật lịch sử được tôn sùng như thần thánh.
+ Đền thờ các anh hùng Dân tộc: Đền Hùng, đền Kiếp Bạc, đền Sóc, đền Trần…
+ Đền thờ các vị Thánh truyền thuyết dân gian: Đền Voi Phục, đền Bạch Mã, đền Kim Liên, đền Quán Thánh, đền ông Hoàng Bảy, đền ông hoàng Mười, đền bà Chúa Kho…
Tìm hiểu về Chùa là gì?
Theo câu tục ngữ Việt Nam “đất vua, chùa làng”, các ngôi chùa đa số là thuộc về cộng đồng làng xã. Xây chùa bao giờ cũng là một việc trọng đại đối với làng quê Việt Nam. Việc chọn đất xây chùa thường bị chi phối bởi quan niệm phong thủy. “Xây dựng chùa, phải chọn đất tốt, ngày tốt, giờ tốt. Đất tốt là nơi bên trái trống không, hoặc có sông ngòi, ao hồ ôm bọc.
+ Là nơi thờ Phật, còn gọi là điện thờ Phật.
+ Là nơi thờ các vị thiền sư như Từ Đạo Hạnh, Nguyễn Minh Không, Trần Nhân Tông và Lý Thần Tông)
+ Là nơi thờ tam giáo Phật – Lão – Khổng.
+ Là nơi thờ Trúc Lâm Tam tổ
Tìm hiểu về Đình là gì?
Đình là nơi thờ Thành hoàng của các làng, đồng thời là nơi hội họp, bàn việc của dân làng. Đình được coi là trung tâm sinh hoạt văn hóa gắn bó với một cộng đồng cư dân và mang đặc trưng của nền văn minh lúa nước Việt Nam.
Tìm hiểu về Miếu là gì?
Miếu thường được xây trên gò cao, nơi sườn núi, bờ sông hoặc đầu làng, cuối làng, những nơi yên tĩnh để quỷ thần có thể an vị, không bị mọi sự ồn ào của đời sống dân sinh. Ở một số nơi, trong các ngày giỗ thần như ngày sinh, ngày hóa (nhân thần), ngày hiện hóa (thiên thần) làng mở tế lễ, mở hội, nghinh rước thần từ miếu về đình. Tế lễ xong, lại rước thần về miếu yên vị.
Miếu là một dạng di tích văn hóa trong tín ngưỡng dân gian Việt Nam có quy mô nhỏ hơn đền. Đối tượng được thờ ở miếu rất đa dạng, thể hiện ở tên gọi của miếu – tên gọi theo đối tượng được thờ thường phiếm chỉ và tượng trưng. Ví dụ như:
+ Miếu thờ đối tượng: Miếu Cô, miếu Cậu
+ Miếu thờ thần núi: Gọi chung là miếu Sơn thần
+ Miếu thờ thần nước: Gọi là miếu Hà Bá hoặc miếu Thủy thần.
+ Miếu thờ thần đất: Gọi là miếu thổ thần hoặc thần Hậu thổ.
+ Miếu nhỏ: Còn được gọi là Miễu (cách gọi của người miền Nam)
Tìm hiểu về Phủ là gì?
Tứ phủ công đồng hay Tứ phủ là một tín ngưỡng nằm trong của tín ngưỡng thờ Mẫu Việt Nam. Phủ là đặc trưng của tín ngưỡng thờ Mẫu, một số nơi thờ tự (ở Thanh Hóa, Ninh Bình) gọi đền là phủ. Có thể hiểu Phủ là nơi thờ tự Thánh Mẫu khá sầm uất, mang tính chất trung tâm của cả một vùng lớn, vượt ra ngoài phạm vi địa phương, thu hút tín đồ khắp nơi đến hành hương (tương tự như chốn Tổ của sơn môn đạo Phật).
+ Phủ Tây Hồ: Phủ Tây Hồ được coi là một trong những chốn linh thiêng nhất của Hà Nội. Phủ thờ bà chúa Liễu Hạnh – vị Chúa mẫu quyền năng vô lượng trong Tứ Bất Tử.
+ Phủ Dầy: Phủ Dầy là tên gọi của quần thể di tích tâm linh của người Việt tại xã Kim Thái, huyện Vụ Bản tỉnh Nam Định. xuất phát từ truyền thuyết Bà Chúa Liễu Hạnh vì quá thương nhớ gia đình nên đã để lại một chiếc giày ở trần gian trước khi về thượng giới.
Những bài văn khấn tại đền chùa hay nhất tháng 1 2021
Ngày nay, theo nếp xưa người Việt Nam ở khắp mọi miền đất nước hàng năm vẫn đi lễ, đi trẩy Hội ở các Đình, Đền, Miếu, Phủ vào các ngày lễ, tết, tuần tiết, sóc, vọng và ngày Hội, để tỏ lòng tôn kinh, ngưỡng mộ biết ơn các bậc Tôn thần đã có công với đất nước. Nơi thờ tự Đình, Đền, Miếu, Phủ còn là những nơi sinh hoạt tâm linh, tín ngưỡng.
Bài văn khấn Đức Thánh Trần
Nam mô A Di Đà Phật!Nam mô A Di Đà Phật!Nam mô A Di Đà Phật! (3 lạy)
+ Con kính lạy Tứ phủ Công Đồng Trần Triều
+ Con kính lạy Nguyên Từ Quốc Mẫu Thiên Thành Thái Trưởng Công.
+ Con kính lạy Đức Trần Triều hiển thánh Nhân vũ Hưng Đạo Đại Vương Đại Nguyên soái, Tổng quốc chính, Thái sư Hương phụ Thượng quốc công tiết chế, Lịch triều tấn tặng khai quốc an chính hồng đồ tá trị hiện linh trác vĩ, Minh đức trĩ nhân, Phong huân hiên liệt, Chí trung đại nghĩa, Dực bảo trung hưng, Thượng đẳng tôn thần, Ngọc bệ tiền.
+ Con kính lạy tứ vị Thánh tử đại vương, Nhị vụ vương cô Hoàng Thánh.
+ Con kính lạy Đức ông phạm điệu suý tôn thần, tả quan Nam Tào, Hữu quan Bắc Đẩu, Lục bộ thượng từ, chư vị bách quan.
Hương tử con là: …………………..Ngụ tại: ……………….Hôm nay ngày ….. tháng ….. năm …..
Hương tử chúng con chấp kỳ lễ bái xin các vị phù hộ độ trì cho hương tử con cùng toàn gia quyến được luôn mạnh khỏe. Đầu năm chí giữa, nửa năm chí cuối được tai quan nạn khỏi, điều lành mang đến, điều giữ giải đi, cầu tài đắc tài, cầu lộc đắc lộc, cầu bình an đắc bình an. Xin cho con được có người có cửa, được nhân an vật thịnh đi đến nơi về đến chốn, làm ăn được thuận buồn xuôi gió, vạn sự như ý.
Hương tử con lễ bạc tâm thành, trước án kính lễ, cúi xin được phù hộ độ trì.
Nam mô A Di Đà Phật!Nam mô A Di Đà Phật!Nam mô A Di Đà Phật! (3 lạy)
Bài văn khấn Thành Hoàng
+ Con lạy chín phương trời, mười phương Chư Phật, Chư Phật mười phương.
+ Con kính lạy Hoàng Thiên Hậu Thổ chư vị Tôn thần.
+ Con xin kính lạy ngài Kim Niên Đương cai Thái tuế chí đức Tôn thần.
+ Con kính lạy ngài Bản cảnh Thành Hoàng chư vị Đại Vương.
Hưởng tử con là ………………………………………………Tuổi …………Ngụ tại ………………………………………………………………………Hôm nay là ngày…… tháng……năm………………(Âm lịch)
Hương tử con đến nơi……………(Đình hoặc Đền hoặc Miếu) thành tâm kính nghĩ: Đức Đại Vương nhận mệnh Thiên đình giáng lâm ở nước Việt Nam làm Bản cảnh Thành Hoàng chủ tể một phương bấy nay ban phúc lành che chở cho dân. Nay hương tử chúng con thành tâm dâng lên lễ bạc, hiến tế hương hoa, phẩm oản…
Cầu mong đức Bản cảnh Thành hoàng chư vị Đại Vương chứng giám, rủ lòng thương xót, phù hộ che chở cho chúng con sức khoẻ dồi dào, mọi sự tốt lành, lắm tài nhiều lộc, an khang thịnh vượng, sở cầu như ý, sở nguyện tòng tâm.
Hương tử con lễ bạc tâm thành, trước án kính lễ, cúi xin được phù hộ độ trì.
Phục duy cẩn cáo!
Bài văn khấn ban Công Đồng
+ Con lạy chín phương trời, mười phương Chư phật, Chư phật mười phương
+ Con lạy đức Vua cha Ngọc Hoàng Thượng Đế
+ Con lạy Tam Toà Thánh Mẫu
+ Con lạy Tam phủ Công Đồng, Tứ phủ Vạn linh
+ Con lạy Tứ phủ Khâm sai
+ Con lạy Chầu bà Thủ Mệnh
+ Con lạy Tứ phủ Đức Thánh Hoàng
+ Con lạy Tứ phủ Đức Thánh Cô
+ Con lạy Tứ phủ Đức Thánh Cậu
+ Con lạy cộng đồng các Giá, các Quan, mười tám cửa rừng, mười hai cửa bể.
+ Con lạy quan Chầu gia.
Hương tử con là:……………………………………. Tuổi………………….Cùng đồng gia đại tiểu đẳng, nam nữ tử tônNgụ tại:……………………………………………………….
Hôm nay là ngày…… tháng…… năm………………(Âm lịch). Tín chủ con về Đền…………… thành tâm kính lễ, xin Chúa phù hộ độ trì cho gia đình chúng con sức khoẻ dồi dào, phúc thọ khang ninh, cầu tài đắc tài, cầu lộc đắc lộc, cầu bình an đắc bình an, vạn sự hanh thông, gặp nhiều may mắn.
Phục duy cẩn cáo!
Bài văn khấn Tam Toà Thánh Mẫu
Nam mô A Di Đà Phật!Nam mô A Di Đà Phật!Nam mô A Di Đà Phật! (3 lạy)
+ Con kính lạy Đức Hiệu Thiên chí tôn kim quyết Ngọc Hoàng Huyền cung cao Thượng đế.
+ Con kính lạy Hoàng Thiên Hậu Thổ chư vị Tôn thần.
+ Con xin kính Cửu trùng Thanh Vân lục cung công chúa.
+ Con kính lạy Đức thiên tiên Quỳnh Hoa Liễu Hạnh Mã Hoàng Công chúa, sắc phong Chế Thắng Hoà Diệu đại vương, gia phong Tiên Hương Thánh Mấu.
+ Con kính lạy Đức đệ nhị đỉnh thượng cao sơn triều mường Sơn tinh công chúa Lê Mại Đại Vương.
+ Con kính lạy Đức đệ tứ khâm sai Thánh Mẫu, tứ vi chầu bà, năm tòa quan lớn, mười dinh các quan, mười hai Tiên cô, mười hai Thánh cậu, ngũ hổ Đại tướng, Thanh Hoàng Bạch xà đại tướng.
Hưởng tử (chúng) con là: ……………Ngụ tại: …………….Hôm nay là ngày ……. tháng …… năm ……
Hương tử con đến nơi Điện (Phủ, Đền) ……… chắp tay kính lễ khấu đầu vọng bái, lòng con thành khẩn, dạ con thiết tha, kính dâng lễ vật, cúi xin các Ngài xót thương phù hộ độ trì cho gia chung chúng con sức khỏe dồi dào, phúc thọ khang ninh, cầu tài đắc tài, cầu lộc đắc lộc, cầu bình an đắc bình an, vạn sự hanh thông, gặp nhiều may mắn.
Hương tử con lễ bạc tâm thành, trước án kính lễ, cúi xin được phù hộ độ trì.
Nam mô A Di Đà Phật!Nam mô A Di Đà Phật!Nam mô A Di Đà Phật! (3 lạy)
Bài văn khấn Đền Bà Chúa Kho – Bắc Ninh
Nam mô a di Đà Phật!Nam mô a di Đà Phật!Nam mô a di Đà Phật!
+ Con lạy chín phương trời, mười phương chư Phật.Ngũ phương ngũ phật, thập phương thập phật.Hằng hà sa số, Đức Phật công đức, công lượng vô biên.Đệ trước án tiền, kính lạy Đại từ đại bi cứu khổ cứu nạn quán thế âm bồ tátCung Phật thỉnh Thánh, cung thỉnh thiên cung, tấu thỉnh thiên đình.
+ Con xin sám hối Tam phủ thần vương, tứ phủ thánh đế.
+ Con xin sám hối Thiên phủ Thánh Đế – Cao thiên Thượng thánh – Đại từ Nhân giả – Huyền khung Cao Thượng đế – Ngọc Hoàng Đại Thiên tôn.
+ Con sám hối Nhạc Phủ Thánh Đế – (Tản Viên Sơn Thánh) – ngũ nhạc thần vương – năm phương sơn động.
+ Con sám hối Thủy Phủ Thánh Đế – (Lạc Long Quân Đại Đế) – Bát Hải Long Vương – tám phương cửa bể.
+ Con sám hối Địa phủ Thánh Đế – thập điện minh vương tòa chương địa phủ.Bắc Cực Trung Thiên – Tam nguyên, tam phẩm, tam quan.
+ Con sám hối Đại Thánh Nam Tào Lục Ty duyên thọ tinh quân.
+ Con sám hối Đại Thánh Bắc Đẩu Cửu hoàn giải ách tinh quân.
+ Con sám hối Cửu tinh thiên chúa thập nhị bát tú, chư bộ thiên binh, chư dinh văn võ.
+ Con sám hối tấu lạy quốc mẫu vua bà bơ tòa tiên, thánh tứ phủ Thánh Mẫu:
+ Kính lạy Cửu trùng thánh mẫu bán thiên công Chúa, Thiên tiên thánh mẫu
+ Kính lạy địa tiên thánh mẫu quỳnh+ hoa Liễu Hạnh Vân Hương Thánh Mẫu, Mã Hoàng Công chúa, sắc phong Chế Thắng Hoà Diệu đại vương, gia phong Tiên Hương thiên tiên Thánh Mẫu.
+ Kính lạy Thánh Mẫu Đệ Tam thủy cung, Xích Lân long Nữ, Thủy Tinh Công chúa
+ Kính lạy Đức Mẫu thượng ngàn Diệu nghĩa diệu tín thiền sư.Tuần Quán Đông Cuông đệ nhị đỉnh thượng cao sơn triều mường Sơn tinh công chúa Lê Mại Đại Vương.
+ Con lạy Trần triều hiển thánh Hưng Đạo Đại Vưong.Trần triều Khải Thánh, Vương Phụ Vưong mẫu Vương phu nhânTứ vị Vương tử – Nhị Vị Vương cô – vương tế vương tôn – Liệt vị tướng công đồng Trần Triều
+ Con lạy Tam phủ Công Đồng, Tứ phủ Vạn linh.Bách vị các quan ngũ vị tôn quan:Quan đệ nhất Thượng ThiênQuan đệ nhị thượng ngànQuan đệ tam thoải phủQuan đệ tứ khâm saiQuan đệ ngũ tuần tranh
+ Con sám hối điều thất tôn quan – Hoàng triệu tôn quan
+ Con lạy tứ phủ chầu bà thập nhị chầu bà:Chầu đệ nhất thượng thiênChầu đệ nhị thượng ngànChầu đệ tam thủy phủChầu đệ tứ khâm saiChầu năm Suối LânChầu sáu Lục CungChầu bảy Kim GiaoChầu tám Bát NànChầu chín cửu tỉnhChầu mười Mỏ BaChầu Bé Bắc LệChầu bà bản đền
+ Con lạy Tứ phủ thánh hoàng thập vị thánh hoàng.
+ Sám hối ông bơ thoải quốc, ông bảy Bảo Hà, ông mười Nghệ An
+ Sám hối tứ phủ thánh cô:Cô đệ nhất thượng thiênCô đôi Đông CuôngCô bơ Thác HànCô tư địa phủCô năm Suối LânCô sáu Lục CungCô bảy Kim GiaoCô tám đồi chèCô Chín Sòng SơnCô mười Đồng MỏCô bé sơn lâmCô bé bản đền
+ Sám hối tứ phủ thánh cậu: cậu cả, cậu đôi, cậu bơ, cậu bé
+ Con lạy ngũ dinh thần tướng – ngũ hổ thần quan
+ Con lạy thanh xà tướng quân – bạch xà tướng quân
+ Con lạy công đồng các bóng các giá, mười tám cửa rừng, mười hai cửa bể.
+ Con lạy chầu chúa thủ đền cùng quan thủ điện, thổ địa thần kỳ thần linh bản xứ
Đê tử con là:
Ngụ tại:
Kỷ Hợi niên….nguyệt…..thời
Đệ tử con nhất tâm, nhất lễ, đêm tưởng, ngày mong, nhất tâm chí thiết, nhất dạ chí thành, nhất tâm tưởng, vạn tâm cầu – tu thiết, nhang hoa, lễ vật, tờ đơn cánh sớ.
Con mang miệng tới tâu – mang đầu tới bái – cửa đình (thần tam tứ phủ).
Trên mẫu độ dưới gia hộ mẫu thương – vuốt ve che chở – phù hộ độ trì
Cho con: ba tháng hè chín tháng đông – đầu năm chí giữa nửa năm chí cuối,
Tứ thời bát tiết – tháng thuấn ngày nghiêu – phong thuận vũ hòa – tai qua nạn khỏi.
Mẫu cho con được sáng hai con mắt – bằng hai bàn chân.
Mẫu ban lộc dương tiếp lộc âm – cho lộc mùa xuân, cho tài mùa hạ
Cho tươi như lá, cho đẹp như hoa – phúc lộc đề đa, tiền tài mang tới.
Mẫu cho con lộc ăn, lộc nói, lộc gói, lộc mở, lộc gần, lộc xa.
Hồ hết lại có, hồ vơi lại đầy, điều lành mang đến, điều dữ mang đi.
Mẫu cứu âm độ dương, cứu đường độ chợ, vuốt ve che chở, nắn nở mở mang.
Cải hung vi cát, cải hạo vi tường, thay son đổi số, nảy mực cầm cân.
Mẫu phê chữ đỏ, Mẫu bỏ chữ đen, cho con được trăm sự tốt, vạn sự lành
Trên quý, dưới yêu, trên vì, dưới nể, cho gặp thầy, gặp bạn, gặp vạn sự lành.
Mẫu ban danh, ban diện, ban quyền, cho con có lương, có thực, có ngân, có xuyến, tài như xuyên chí, lộc tựa vân lai.
Cầu tài đắc tài, cầu lộc đắc lộc, cầu bình an đắc bình an.
Trồng cây đắp phúc cho con được nở cành xanh lá, phúc lộc đề đa.
Cho trên thuận, dưới hòa, trên bảo dưới nghe trên đe, dưới sợ.
Mẫu cho nước chảy một dòng, thuyền xuôi một bến, bách bệnh tiêu tán, vạn bệnh tiêu trừ.
Năm xung, Mẫu giải xung, tháng hạn giải hạn.
Cho gia trung con được trong ấm ngoài êm, nhân khang vật thịnh, duyên sinh trường thọ
Đệ tử con người trần mắt thịt, nhỡn nhục nan chi, việc âm chưa tường, việc dương chưa tỏ.
Tuổi con còn trẻ, tóc con còn xanh, con ăn chưa sạch, con bạch chưa thông
Ăn chưa nên đọi, nói chưa nên lời, không biết kêu sao cho thấu, tấu sao cho tường.
Con biết tới đâu con tâu tới đấy, ba điều ko sảy, bảy điều ko sai.
Trăm tội mẫu xá, vạn tội mẫu thương. Mẫu xá u, xá mê, xá lỗi, xá lầm.
Mẫu soi đường chỉ lối cho con biết đường mà lội, biết lối mà lần
Hôm nay đệ tử con lễ bạc tâm thành, con giàu một bó, con khó một nén, giàu làm kép hẹp làm đơn.
Thiếu mẫu cho làm đủ, vơi mẫu cho làm đầy.
Mẫu chấp kỳ lễ vật, chấp lễ, chấp bái.
Chứng tâm cho lời kêu, tiếng khấn của con bay như phượng, lượn như hoa, tới cửa ngài ngồi, tời ngai ngài ngự.
Cho con sở nguyện như ý, sở cầu tòng tâm.
Con nam mô a di đà phật (3 lần)
Bài văn khấn khi đi lễ Chùa đầu năm 2021
Văn khấn Đức Ông
Nam mô A Di Đà Phật!Nam mô A Di Đà Phật!Nam mô A Di Đà Phật! (3 lạy)
Kính lạy Đức Ông Tu Đạt Tôn Giả, Thập Bát Long Thần, Già Lam Chân Tể.
Hôm nay là ngày ….. tháng ….. năm …..
Tín chủ con là ……
Ngụ tại …
Cùng cả gia đình thân tới cửa chùa ……….. trước điện Đức Ông, thành tâm kính lễ, (nếu có đang lễ vật thì khấn thêm “hiến dâng phẩm vật, kim ngân tịnh tài”), chúng con tâu lên Ngài Tu Đạt Tôn Giả từ cảnh trời cao soi xét.
Chúng con kính tâu lên Ngài Già Lam Chân Tể cai quản trong nội tự cùng các Thánh Chúng trong cảnh chùa đây.
Thiết nghĩ chúng con sinh nơi trần tục, nhiều sự lỗi lầm, hôm nay tỏ lòng thành kính, cúi xin Đức Ông thể đức hiếu sinh, rủ lòng tế độ che chở cho chúng con, ba tháng hè chín tháng đông, tiêu trừ bệnh tật tai ương, vui hưởng lộc tài may mắn, cầu gì cũng được, nguyện gì cũng thành.
Chúng con lễ bạc tâm thành, cúi xin được phù hộ độ trì.
Nam mô A Di Đà Phật!Nam mô A Di Đà Phật!Nam mô A Di Đà Phật! (3 lạy)
Văn khấn Đức Thánh Hiền
Nam mô A Di Đà Phật!Nam mô A Di Đà Phật!Nam mô A Di Đà Phật! (3 lạy)
Con cúi lạy Đức Thánh Hiền, Đại Thánh Khải Giáo A Nan Đà Tôn Giả.
Hôm nay là ngày ….. tháng ….. năm …..
Tín chủ con là …
Ngụ tại …
Chúng con thành tâm tiến dâng lễ bạc, oản quả, hương hoa.
Cầu mong Tam Bảo chứng minh, Đức Thánh Hiền chứng giám, rủ lòng thương xót phù hộ cho con được mọi sự tốt lành, sức khỏe dồi dào, an ninh khang thái, gia đạo hưng long, thịnh vượng.
Cúi mong ngài soi xét tâm thành, phù hộ cho gia đình chúng con được sở cầu như ý, sở nguyện tòng tâm.
Nam mô A Di Đà Phật!Nam mô A Di Đà Phật!Nam mô A Di Đà Phật! (3 lạy)
Văn khấn ban Tam Bảo
Nam mô A Di Đà Phật!Nam mô A Di Đà Phật!Nam mô A Di Đà Phật! (3 lạy)
Đệ tử con thành tâm kính lạy Mười phương chư Phật, chư vị Bồ Tát, chư Hiền Thánh Tăng, Hộ pháp Thiện thần, Thiên Long Bát Bộ.
Hôm nay là ngày ….. tháng ….. năm …..
Tín chủ con là …..
Ngụ tại …
Thành tâm dâng lễ bạc cùng sớ trạng (nếu viết sớ đặt trên mâm lễ vật) lên cửa Mười phương Thường trụ Tam Bảo.
Chúng con xin dốc lòng kính lễ:
+ Đức Phật A Di Đà giáo chủ cõi Cực Lạc Tây phương.
+ Đức Phật Thích Ca Mâu Ni giáo chủ cõi Sa Bà.
+ Đức Phật Dược Sư Lưu Ly giáo chủ cõi Đông phương.
+ Đức Thiên thủ, Thiên nhãn, Ngũ bách danh tầm thanh cứu khổ cứu nạn, linh cảm Quán Thế Âm Bồ Tát.
+ Kính lạy Đức Hộ Pháp thiện thần Chư Thiên Bồ Tát.
Kính xin chư vị rủ lòng từ bi, phù hộ độ trì cho con, nguyện được …. (công danh, tài lộc, giải hạn, bình an…).
Nguyện xin chư vị, chấp kỳ lễ bạc, tâm thành (sớ trạng) chứng minh, chứng giám cho con được tai quan nạn khỏi, điều lành đem đến, điều dữ tiêu tan, phát lộc phát tài, gia trung mạnh khoẻ, trên dưới thuận hoà an khang thịnh vượng.
Chúng con người phàm trần tục lầm lỗi còn nhiều. Cúi mong Phật, Thánh từ bi đại xá cho con (và gia đình) được tai qua nạn khỏi, mọi sự tốt lành, sở cầu như ý, sở nguyện tòng tâm.
Tín chủ chúng con lễ bạc tâm thành, cúi xin được phù hộ độ trì.
Nam mô A Di Đà Phật!Nam mô A Di Đà Phật!Nam mô A Di Đà Phật! (3 lạy)
Văn khấn Quán Thế Âm Bồ Tát
Nam mô A Di Đà Phật!Nam mô A Di Đà Phật!Nam mô A Di Đà Phật! (3 lạy)
Nam mô Đại từ Đại bi Linh cảm Quán Thế Bồ Tát.
Kính lạy Đức Viên Thông giáo chủ thuỳ từ chứng giám.
Chúng con có nghe Đức Phật dạy trong kinh Diệu Pháp Liên Hoa phẩm Phổ Môn rằng:
“Dù chỉ nghe tên Quán Thế ÂmHay dù chỉ thấy bức chân dung,Nhất tâm trì niệm hồng danh ấy,Thoát mọi hung tai, được cát tường”.
Hôm nay là ngày ….. tháng ….. năm …..
Tín chủ con là …
Ngụ tại ….
Thành tâm đến trước Phật đài, nơi điện Đại bi, kính dâng phẩm vật, hương hoa kim ngân tịnh tài, ngũ thể đầu thành, nhất tâm kính lễ dưới toà sen hồng.
Cúi xin Đức Đại Sỹ không rời bản nguyện chở che cứu vớt chúng con như mẹ hiền phù trì con đỏ. Nhờ nước dương chi, lòng trần cầu ân thanh tịnh, thiện nguyện nêu cao. Được ánh từ quang soi tỏ, khiến cho nghiệp trần nhẹ bớt, tâm đạo khai hoa, độ cho đệ tử cùng gia đình bốn mùa được chữ bình an, tám tiết khang ninh thịnh vượng, lộc tài tăng tiến, gia đạo hưng long, mầm tai ương tiêu sạch làu làu, đường chính đạo thênh thang tiến bước. Cầu gì cũng được, nguyện gì cũng thành.
Tín chủ chúng con lễ bạc tâm thành, cúi xin được phù hộ độ trì.
Nam mô A Di Đà Phật!Nam mô A Di Đà Phật!Nam mô A Di Đà Phật! (3 lạy)
Văn khấn lễ Phật tại Chùa
Nam mô a di Đà Phật!Nam mô a di Đà Phật!Nam mô a di Đà Phật! (3 lần)
Con lạy chín phương trời, mười phương Chư Phật, Chư Phật mười phương.
Hôm nay là ngày….. tháng….. nămTín chủ con là:Ngụ tại:
Cùng toàn thể gia đình thành tâm trước Đại Hùng Bảo Điện, nơi chùa.
Đức Phật Thích Ca, Đức Phật Di Đà, Mười phương chư Phật, Vô thượng Phật pháp, Quan Âm Đại sỹ, cùng hiền Thánh Tăng.
Đệ tử lâu đời lâu kiếpNghiệp chướng nặng nềNay đến trước Phật đài,Thành tâm sám hốiThề Tránh điều dữNguyện làm việc lành,Ngửa trông ơn Phật,Quán Âm Đại sỹ,Chư Thánh hiền Tăng,Thiên Long Bát bộ,Hộ pháp Thiên thần,Từ bi gia hội.
Cúi xin các vị phù hộ cho chúng con và cả gia đình tâm không phiền não, thân không bệnh tật, hàng ngày an vui làm việc theo pháp Phật nhiệm màu, để cho vận đáo hanh thông, muôn thuở nhuần ơn Phật pháp.
Đặng xin cứu độ cho các bậc Tôn Trưởng cha mẹ, anh em, thân bằng quyến thuộc, cùng cả chúng sinh đều thành Phật đạo.
Chúng con lễ bạc tâm thành, cúi xin được phù hộ độ trì.
Nam mô a di Đà Phật!Nam mô a di Đà Phật!Nam mô a di Đà Phật! (3 lần)
Văn khấn đền Trình chùa Hương đúng nhất
Nam mô A Dì Đà Phật!Nam mô A Dì Đà Phật!Nam mô A Dì Đà Phật! (3 lạy)
Kính lạy: Đức Đại Vương Thành HoàngMỹ hiệu là: Hiển Quang
Hôm nay là ngày:
Tại chùa Hương – huyện Mỹ Đức – Thành phố Hà Nội
Tín chủ chúng con là:
Trước Thần vị cửa Đức Đại Vương Thành Hoàng, chúng con kính nghĩ: Thần giáng phúc lành khắp chốn, bốn phương được nhờ anh minh, khí thiêng thể hiện rõ ràng, muôn thuở uy linh hiển hách. Cảm bội thần minh hằng giúp, cho nên điển lễ khôn quên.
Nay nhân Lễ hội chùa Hương, đệ tử con xin kính biện trầu rượu, xôi thịt, dâng xin được vào lễ Phật, lễ Thánh, lễ Mẫu khu vực Hương Tích cầu yên, câu phúc. Cúi mong Thần giáng lâm thụ hưởng lễ vật.
Cúi xin phù hộ, ban mọi điều lành, bốn mùa không tật bệnh hiểm nghèo, muôn họ được an vui no đủ. Binh đao khói lửa, chẳng ngại tới dân gian, bão lụt, nắng hạn không hoành hành nơi làng mạc. Mượn nén hương thơm để bày tỏ ỷ nguyện, mong cao minh chiếu cố lòng thành. Kính ngỏ lời quê, xin thần soi thấu.Chúng con lại kính mời: Các quan bộ hạ tả hữu phò tả Đức Tôn Thần cùng tòng tự và cung thỉnh Hậu Thổ Linh Thần lai thụ hưởng.
Giãi tấm lòng thành, cúi xin chứng giám.
Nam mô A Dì Đà Phật!Nam mô A Dì Đà Phật!Nam mô A Dì Đà Phật! (3 lạy)
Cách làm lễ chùa đầu năm 2021 đúng chuẩn
Theo lệ thường, người ta lễ thần Thổ địa, thủ Đền trước, gọi là lễ trình vì đó là lễ cáo Thần linh Thổ Địa nơi mình đến dâng lễ. Người thực hành tín ngưỡng cao lễ Thần linh cho phép được tiến hành lễ tại Đình, Đền, Miếu, Phủ. Sau đó người ta sửa sang lễ vật một lần nữa. Mỗi lễ đều được sắp bày ra các mâm và khay chuyên dùng vào việc cúng lễ tại Đình, Đền, Miếu, Phủ. Kế đến là đặt lễ vào các ban. Các bạn cần chú ý một số vấn đề khi Dâng lễ:
+ Khi dâng lễ phải kính cẩn dùng hai tay dâng lễ vật, đặt cẩn trọng lên bàn thờ. Cần đặt lễ vật lên ban chính trở ra ban ngoài cùng.
+ Chỉ sau khi đã đặt xong lễ vật lên các ban thì mới được thắp hương.
+ Khi làm lễ, cần phải lễ từ ban thờ chính đến ban ngoài cùng. Thường lễ ban cuối cùng là ban thờ cô thờ cậu.
+ Thắp từ trong ra ngoài
+ Ban thờ chính của điện được đặt theo hàng dọc, ở gian giữa được thắp hương trước.
+ Các ban thờ hai bên được thắp hương sau khi đã thắp xong hương ban chính ở gian giữa.
+ Khi thắp hương cần dùng số lẻ: 1, 3, 5, 7 nén. Thường thì 3 nén.
+ Sau khi hương được châm lửa thì dùng hai tay dâng hương lên ngang trán, vái ba vái rồi dùng cả hai tay kính cẩn cắm hương vào bình trên ban thờ.
+ Nếu có sớ tấu trình thì kẹp sớ vào giữa bàn tay hoặc đặt lên một cái đĩa nhỏ, hai tay nâng đĩa sớ lên ngang mày rồi vái 3 lần.
+ Trước khi khấn thường có thỉnh chuông. Thỉnh ba hồi chuông. Thỉnh chuông xong thì mới khấn lễ.
Đọc văn khấn
Khi tiến hành lễ dâng hương bạn đã có thể đọc văn khấn, sớ trình trước các ban, hoặc chỉ cần đặt văn khấn, sớ trình lên một cái đĩa nhỏ, rồi đặt vào mâm lễ dâng cúng cũng được. Và khi hoá vàng thì phải hoá văn khấn và sớ trước.
Các bạn có thể tham khảo các mẫu văn khấn trong phần trình bày ở trên để nắm được nên đọc văn khấn loại nào cho phù hợp với từng Đền, Chùa.
Sau khi kết thúc khấn, lễ ở các ban thờ, thì trong khi đợi hết một tuần nhang có thể viếng thăm phong cảnh nơi thừa tự, thờ tự.
Khi thắp hết một tuần nhang có thể thắp thêm một tuần nhang nữa. Thắp nhang xong, vái 3 vái trước mỗi ban thờ rồi hạ tiền, vàng… (đồ mã) đem ra nơi hoá vàng để hoá. Khi hoá tiền, vàng… cần hoá từng lễ một, từ lễ cảu ban thờ chính cho tới cuối cùng là lễ tiền vàng… ở ban thờ Cô thờ cậu.
Hoá tiền vàng xong mới hạ lễ dâng cúng khác. Khi hạ lễ thì hạ từ ban ngoài cùng vào đến ban chính. Riêng các đồ lễ ở bàn thờ Cô, thờ Cậu như gương, lược… thì để nguyên trên bàn thờ hoặc giả nơi đặt bàn thờ này có nơi để riêng thì nên gom vào đó mà không đem về.
Lễ vật khi đi lễ chùa đầu năm 2021 gồm những gì?
Theo phong tục cổ truyền khi đến Đình, Đền, Miếu, Phủ nên có lễ vật có thể to, nhỏ, nhiều, ít, sang, mọn tuỳ tâm. Mặc dù ở những nơi này thờ Thánh, Thần, Mẫu nhưng người ta vẫn có thể sắm các lễ chay như hương hoa quả, oản,… để dâng cũng được.
+ Lễ Chay: Gồm hương hoa, trà, quả, phẩm oản… dùng để lễ ban Phật, Bồ Tát (nếu có). Lễ chay cũng dùng để dâng ban Thánh Mẫu.
+ Lễ Mặn: Nếu Quý vị có quan điểm phải dùng mặn thì chúng tôi khuyên mua đồ chay hình tướng gà, lợn, giò, chả.
+ Lễ đồ sống: Tuyệt đối không dùng các đồ lễ sống gồm trứng, gạo, muối hoặc thịt tại các ban quan Ngũ Hổ, Bạch xà, Thanh xà đặt ở hạ ban Công Đồng Tứ phủ.
+ Cỗ sơn trang: Gồm những đồ đặc sản chay Việt Nam: Không được dùng cua, ốc, lươn, ớt, chanh quả… Nếu có gạo nếp cẩm nấu xôi chè thì cũng thuộc vào lễ này.
+ Lễ ban thờ cô, thờ cậu: Thường gồm oản, quả, hương hoa, gương, lược… Nghĩa là những đồ chơi mà người ta thường làm cho trẻ nhỏ. Nhưng lễ vật này cầu kỳ, nhỏ, đẹp và được bao trong những túi nhỏ xinh xắn, đẹp mắt.
+ Lễ thần Thành Hoàng, Thư điền: Phải dùng chay mới có phúc và những lời cầu nguyện được linh ứng.
Theo quan niệm của người phương Đông thì ở nơi thờ tự linh thiêng, sự giản dị, tôn nghiêm luôn được đưa lên hàng đầu. Những bộ đồ màu sắc nhã nhặn sẽ là lựa chọn lý tưởng. Bạn nên tránh những loại quần áo nhiều dây dợ, tà dài thướt tha rất dễ gây vướng víu ở những nơi đông đúc như các đền chùa ngày đầu năm. Những chi tiết rườm rà trên quần áo rất dễ vướng vào hương hoặc bị tàn hương rơi làm rách, cháy vải. Bên cạnh đó bạn nên đi những loại giày dép lịch sự, gọn gàng. Do khi lễ đền chùa thường phải đi bộ khá nhiều nên bạn hãy hạn chế đi những kiểu giày cao gót.
13 ngôi chùa nổi tiếng đẹp nhất Việt Nam năm 2021
Top 13 ngôi chùa nổi tiếng đẹp nhất Việt Nam năm 2021
Chùa Bái Đính
Xã, Gia Sinh, Gia Viễn, Ninh Bình
Chùa Côn Sơn
Km 39, quốc lộ 18, phường Cộng Hoà, TP Chí Linh, Hải Dương
Chùa Hương Hà Nội
Xã Hương Sơn, huyện Mỹ Đức, Hà Nội
Chùa Một Cột
Chùa Một Cột, Đội Cấn, Ba Đình, Hà Nội
Chùa Thiên Mụ
Đường Nguyễn Phúc Nguyên, thành phố Huế, tỉnh Thừa Thiên Huế
Chùa Vĩnh Nghiêm
339 Nam Kỳ Khởi Nghĩa, Phường 14, Quận 3, Hồ Chí Minh
Chùa Phước Hải
73 Đường Mai Thị Lựu, Đa Kao, Quận 1, Hồ Chí Minh
Chùa Bà Thiên Hậu
4 Nguyễn Du, Phú Cường, Thủ Dầu Một, Bình Dương
Chùa Bà Chúa Xứ
Núi Sam, P. Núi Sam, Châu Đốc, An Giang
Chùa Đại Tòng Lâm
QL51, TT. Phú Mỹ, Tân Thành, Bà Rịa – Vũng Tàu
Chùa Bửu Long
81 Nguyễn Xiển, Long Bình, Quận 9, Hồ Chí Minh
Chùa Trấn Quốc
Cuối đường Thanh Niên, Yên Phụ, Tây Hồ, Hà Nội
Thiền Viện Trúc Lâm
Trúc Lâm Yên Tử, Phường 3, Thành phố Đà Lạt, Lâm Đồng
Đi lễ đầu năm là truyền thống lâu đời và trở thành nét đẹp văn hóa trong đời sống tâm linh của người Việt mỗi độ Tết đến Xuân về. Nên đầu năm mọi người thường đi chùa cầu an, cầu may cho năm mới thì đây chính là 18 địa danh không thể bỏ qua tại Hà Nội.
Top 18 ngôi chùa nổi tiếng ở Hà Nội bạn nên biết
Chùa Hương
xã Hương Sơn, huyện Mỹ Đức, Hà Nội
Chùa Một Cột
Chùa Một Cột, Đội Cấn, Ba Đình, Hà Nội
Chùa Trấn Quốc
Cuối đường Thanh Niên, Yên Phụ, Tây Hồ, Hà Nội
Chùa Quán Sứ
Số 73 phố Quán Sứ, Hoàn Kiếm, Hà Nội
Chùa Láng
Phố Chùa Láng, phường Láng Thượng, quận Đống Đa, Hà Nội
Chùa Hà
Đường Chùa Hà, Cầu Giấy, Hà Nội
Chùa Cổ Loa
Cổ Loa, huyện Đông Anh, thành phố Hà Nội
Chùa Kim Liên
Ngõ số 1 Âu Cơ, phường Quảng An, quận Tây Hồ, thành phố Hà Nội
Chùa Phúc Khánh
Số 382 phố Tây Sơn, Đống Đa, Hà Nội
Chùa Bà La Khê
Làng La Khê, Phường La Khê, quận Hà Đông, thành phố Hà Nội
Đền Quán Thánh
Đường Thanh Niên, Quán Thánh, Ba Đình, Hà Nội
Đền Voi Phục
Số 306B Kim Mã, phường Ngọc Khánh, quận Ba Đình, Hà Nội
Đền Kim Liên
Số 87 Đào Duy Anh, Phương Liên, Đống Đa, Hà Nội
Đền Bạch Mã
Số 76 Hàng Buồm, Hoàn Kiếm, Hà Nội
Phủ Tây Hồ
Đường Xóm Chùa, Quảng An, Tây Hồ, Hà Nội
Đền Ngọc Sơn
Đinh Tiên Hoàng, Hàng Trống, Hoàn Kiếm, Hà Nội
Văn Miếu Quốc Tử Giám
58 Quốc Tử Giám, Văn Miếu, Đống Đa, Hà Nội
Chùa Bà Đá
Số 3 Nhà Thờ, Hàng Trống, Hoàn Kiếm, Hà Nội