Top 8 # Văn Khấn Đầu Năm Tại Nhà Xem Nhiều Nhất, Mới Nhất 6/2023 # Top Trend | Iseeacademy.com

Tuyển Chọn Văn Khấn Khi Đi Lễ Chùa Đầu Năm Và Văn Khấn Nôm Tại Nhà

Văn khấn khi đi lễ chùa đầu năm cho phật tử

Phật tử vào chùa cần sử dụng đúng bài khấn, nhất là văn khấn khi đi lễ chùa đầu năm. Nếu khấn đúng, người mất sẽ được siêu sinh, đồng thời, người sống được khỏe mạnh. Do đó, chúng tôi sẽ chia sẻ một số bài văn khấn đi chùa đầu năm cho phật tử như sau:

Nam mô a di đà phật, Nam mô a di đà phật, Nam mô a di đà phật.

Đệ tử con xin được thành tâm kính lạy 10 phương chư phật, chư vị bồ tát. Cùng với các vị chư hiền thánh tăng, hộ pháp, thiên long bát bộ.

Hôm nay là ngày/tháng/năm âm lịch.

Tín chủ con tên là…quê quán tại…

Hôm nay con xin được thành tâm dâng lễ bạc lên cửa 10 phương thường trụ Tam Bảo. (Trường hợp nếu bạn có viết sớ đặt lên trên mâm lễ vật. Lúc này, bạn sẽ được thêm sớ trạng được đặt lên trụ Tam Bảo.

Chúng con xin dốc hết lòng thành xin được kính lễ:

Đức Phật A Di Đà giáo chủ cõi Cực Lạc Tây phương.

Đức Phật Thích Ca Mâu Ni giáo chủ cõi Sa Bà.

Đức Phật Dược Sư Lưu Ly giáo chủ cõi Đông phương.

Đức thiên thủ, thiên nhãn, ngũ bách cứu tổ cứu nạn quan thế âm bồ tát.

Con xin được kính lạy đức hộ pháp thiện thần chư thiên bồ Tát. Kính xin được các chư vị rủ lòng thương xót, từ bi và phù hộ độ trì cho chúng con. Xin được sức khỏe, sự bình an trong cuộc sống, điều lành đến điều giữ đi…..

Chúng con chỉ là người phàm tục lỗi lầm ở trần gian còn nhiều. Xin được cúi mong Phật, Thánh từ bi có thể đại xá cho con và gia đình. Xin cho chúng con được tai qua, nạn khỏi, sở nguyện tòng tâm.

Tín chủ gia đình chúng con xin được cúi xin và thành tâm được phù hộ độ trì.

Nam mô a di đà phật, Nam mô a di đà phật, Nam mô a di đà phật.

Trong bài văn khấn khi đi lễ chùa đầu năm không thể thiếu được văn khấn Đức Ông. Người sẽ giúp cho phật tử qua được nạn về bệnh tật, tai ương. Bởi vậy, để tấm tâm thành gửi tới Đức Ông được xem xét. Bạn hãy áp dụng bài cúng khấn như sau:

Nam mô a di đà phật, Nam mô a di đà phật, Nam mô a di đà phật.

Kính lạy Đức Ông Tu Đạt Tôn Giả, Thập Bát Long Thần, Già Lam Chân Tể.

Hôm nay là ngày/tháng/năm âm lịch.

Tín chủ con tên là…quê quán ở tại:…Cùng với đại gia đình đến với cửa chùa (tên chùa) trước điện Đức Ông. Chúng con xin được thành tâm kính lễ và tâu lên Ngài Tu Tôn Giả xin được soi xét. Cùng với đó là chúng con xin được kính tâu lên Ngài Già Lam Chân Tể. Ngài đang cai quản các thánh chúng trong cảnh chùa nơi đây.

Hôm nay chúng con xin tỏ lòng thành kính cúi xin Đức Ông để được hiếu sinh. Xin ngài dủ lòng che chở và phù hộ cho chúng con tai qua nạn khỏi.

Chúng con có lễ bạc nhưng tâm thành cúi xin được các ngài phù hộ độ trì.

Nam mô a di đà phật, Nam mô a di đà phật, Nam mô a di đà phật.

Văn khấn nôm ở nhà cho con cháu

Văn khấn nôm ở nhà bao gồm các bài khấn cho các ngày trong năm. Chẳng hạn như: ngày mùng 1, rằng, tết, ngày về nhà mới…Tuy nhiên mỗi bài văn khấn cho những ngày này sẽ là khác nhau. Thường để tiện lợi thì gia chủ hay mua cuốn văn khấn nôm ở nhà về. Đây chính là cuốn sách bao gồm tuyển tập đầy đủ các bài khấn trong năm. Với những ngày lễ khấn cúng nào, bạn chỉ cần mở đúng bài khấn đó là đọc theo.

Thường thì khi khấn quen thì tín chủ cũng không cần tới sách vở nữa. Ngoài ra, khi sắm sửa hương lễ và khấn thì tin chủ nên làm thật thành tâm. Chỉ có như vậy thì các ngài cùng tổ tiên sẽ phù hộ độ trì theo ý nguyện của bạn. Mọi điều tốt lành, sự bình an và may mắn sẽ đến với gia chủ.

Nguồn: chúng tôi

Bỏ Túi Bài Văn Khấn Đi Lễ Đầu Năm Tại Nhà Bạn Nên Biết

Bài văn khấn đi lễ đầu năm tại nhà như thế nào cho đúng thủ tục và đảm bảo những quy tắc trong thờ cúng. Dưới đây, chúng tôi sẽ giới thiệu đến các bạn bài khấn đi lễ đầu năm mới để gia đình được độ trì, làm ăn may mắn và thịnh vượng.

Dưới đây là 3 bài văn khấn đi lễ đầu năm tại nhà để các bạn có thể tham khảo.

Bài văn khấn lễ đầu năm rằm tháng Giêng tại nhà

Văn khấn lễ đầu năm tại nhà vào rằm tháng Giêng như sau:

Nam mô A di đà Phật! (3 lần)

Con lạy chín phương Trời, mười phương Chư Phật, Chư Phật mười phương.

Con kính lạy Hoàng thiên Hậu Thổ chư vị Tôn thần.

Con kính lạy ngài Bản cảnh Thành Hoàng, ngài Bản xứ Thổ địa, ngài Bản gia Táo quân cùng chư vị Tôn thần.

Con kính lạy Cao Tằng Tổ Khảo, Cao Tằng Tổ Tỷ, Thúc Bá Đệ Huynh, Cô Di, Tỷ Muội họ nội họ ngoại.

Tín chủ (chúng) con là: ………………………………………..

Ngụ tại:………………………………………. ……………………..

Hôm nay là ngày Rằm tháng Giêng năm…, gặp tiết Nguyên tiêu, tín chủ con lòng thành, sửa sang hương đăng, sắm sanh lễ vật, dâng lên trước án.

Chúng con kính mời ngài Bản cảnh Thành hoàng chư vị Đại Vương, ngài Bản xứ Thần linh Thổ địa, ngài Bản gia Táo quân, Ngũ phương, Long Mạch, Tài Thần. Cúi xin các ngài linh thiêng nghe thấu lời mời, giáng lâm trước án, chứng giám lòng thành thụ hưởng lễ vật.

Chúng con kính mời các các cụ Tổ Khảo, Tổ Tỷ, chư vị Hương linh gia tiên nội ngoại họ………………. nghe lời khẩn cầu, kính mời của con cháu, giáng về chứng giám tâm thành, thụ hưởng lễ vật

Tín chủ con lại kính mời Ông bà Tiền chủ, Hậu chủ tại về hưởng lễ vật, chứng giám lòng thành phù hộ độ trì cho gia chung chúng con được vạn sự tôn lành. Bốn mùa không hạn ách, tám tiết hưởng an bình.

Nam mô A di đà Phật! (3 lần)

Bài Văn khấn đi lễ đầu năm tại nhà cúng dâng sao giải hạn Rằm tháng Giêng

Van khan le dau nam moi tại nhà để cúng dâng sao giải hạn vào dịp rằm tháng Giêng như sau:

Hôm nay là ngày Rằm tháng Giêng năm…

Tín chủ (chúng) con là: ………………….

Ngụ tại: ………………………………………..

Chúng con thành tâm có lời kính mời:

Nhật cung Thái Dương Thiên Tử tinh quân

Nam Tào Bắc Đẩu tinh quân

Thái Bạch, Thi Tuế tinh quân

Bắc cực Tử vi Đại Đức tinh quân

Văn Xương Văn Khúc tinh quân

Nhị thập Bát Tú, Ngũ Hành tinh quấn

La Hầu, Kế Đô tinh quân

Giáng lâm trước án, nghe lời mời cẩn tấu:

Ngày rằm Nguyên Tiêu, theo lệ trần tục, tín chủ con thành tâm sắm lễ, quả cau lá trầu, hương hoa trà quả thắp nén tâm hương dâng lên trước án, kính mời các vị lai lâm hâm hưởng, phù hộ cho toàn gia chúng con luôn luôn mạnh khỏe, mọi sự bình an, vạn sự tối lành, gia đình hòa thuận, trên bảo dưới nghe.

Đèn trời xán lạn.

Chiếu thắp cõi trần.

Xin các tinh quân.

Lưu ân lưu phúc.

Lễ tuy mọn bạc.

Lòng thành có dư.

Mệnh vị an cư.

Thân cung khang thái.

Phục duy cẩn cáo!

Văn khấn lễ đầu năm mới cho rằm tháng Giêng tại chùa

Bạn cần chuẩn bị bài văn khấn đi lễ đầu năm tại nhà. Khi đi lễ chùa, nếu bạn là Phật tử thì có thể ngồi trước bàn thờ Phật tụng một thời kinh Phổ Môn, hoặc đọc bài khấn lễ đầu năm như sau:

Phật thân rực rỡ tựa kim san

Thanh tịnh không gì thể sánh ngang

Vô Thượng Chí Tôn công đức mãn

Cúi đầu con lạy Phật Sơn Vương.

Phật đức bao la như đại dương

Bảo châu tàng chứa đủ bên trong

Trí tuệ vô biên vô lượng đức

Đại định uy linh giác vẹn toàn.

Phật tại chân như pháp giới tàng

Không sắc không hình chẳng bụi mang

Chúng sinh bái vọng muôn hình Phật

Bỗng thấy tai ngàn tận hóa tan.

Nam mô Thập phương Thường trụ Tam Bảo

Nam mô Thập phương Thường trụ Tam Bảo

Nam mô Thập phương Thường trụ Tam Bảo

Van khan le dau nam tai nha bạn cũng có thể tham khảo để viết theo. Cách viết sớ đi lễ đầu năm cần tìm hiểu kĩ càng để có thể viết được bài sớ đầy đủ, chính xác nhất.

Trên đây là những bài văn khấn đi lễ đầu năm tại nhà mà bạn nên biết để sử dụng cho các lễ cúng đầu dịp năm mới. Chúc các bạn có một năm mới bình an, phú quý, dồi dào sức khỏe!

0

bài khấn đi lễ đầu năm * bài khấn lễ đầu năm * Bài văn khấn đi lễ đầu năm tại nhà * cách viết sớ đi lễ đầu năm * du xuân * khấn đi lễ đầu năm * khấn lễ đầu năm * văn khấn đi lễ đầu năm * van khan lam le dau nam * văn khấn lễ đầu năm * văn khấn lễ đầu năm mới * văn khấn lễ đầu năm tại nhà

Lễ Cúng Khai Trương Đầu Năm Mới Tại Nhà

Lễ cúng khai trương đầu năm mới chắc hẳn chằng còn ai xa lạ. Cứ đầu xuân năm mới, các gia chủ nhất là những nhà có làm ăn buôn bán việc quan trọng nhất trong ngày xuân là chọn được ngày giờ đẹp để tổ chức cúng khai trương mở đầu năm mới cho gia đình. Lễ cúng khai trương này màng theo sự gửi gắm của gia chủ, cầu mong mọt năm an lành, làm ăn phát đạt.

Cúng khai trương đầu năm – cầu tài cầu lộc.

Theo quan niệm xưa của ông cha ta nói rằng nhà cửa, quán xá, công ty đều phải nằm trên những phần đất do những vị thần – thổ địa cai quản. Chính vì vậy, đầu xuân năm mới phải làm một cái lễ cúng khai trương đầu năm để báo cáo với thần linh và xin họ phù độ cho công việc làm ăn của gia chủ được xuôi chèo mát mái, làm ăn phát đạt. Việc tổ chức các buổi lễ tâm linh này mang ý nghĩa rất quan trọng, cần phải có sự tỉ mỉ, cẩn thận để không có những sai sót đối với các ngài.

Cách chọn ngày lành làm lễ khai trương đầu năm mới.

Làm những việc tâm linh này thì việc xem ngày là rất quan trọng. Ngày khai trương có tốt thì công việc những ngày sau mới mong thuận lợi. Việc chọn ngày cần thật sự cẩn thận, dựa trên tuổi, mệnh của gia chủ, tránh những này xấu, sát chủ, trùng tang,…

Theo quan niệm, ngày tốt được ho là những ngày chẵn như mùng 2, mùng 4, mùng 6 với khái niệm chẵn tròn đủ đầy. Có những nhà tuổi gia chủ hợp với ngày mùng 2 thì họ sẽ lấy ngày này làm lễ khai trương đầu năm, có người mua mở hàng giúp họ sẽ đóng của hàng và tiếp tục cuộc chơi giữa những ngày đầu năm. Những này lẻ quan niệm là những ngày không tốt, mọi người sẽ tránh ngày mùng 7 và mùng 8 không làm những việc đại sự. Vì hai ngày ngày được cho là không may mắn bởi mùng 7 và mùng 8 theo hán việt được dịch là thất bát, nhũng người làm ăn kinh doanh thì đại kị hai từ này.

Danh sách lễ vật trong mâm cúng khai trương đầu năm

Lễ vật dâng lên trong lễ cúng khai trương đầu năm không quá cầu kì, nhưng cần sự tỉ mỉ, khéo léo. Có những người không biết phải làm thế nào chuẩn bị được một mâm cúng chuẩn lễ, đủ đầy. Đồ lễ cúng khai trương tùy theo từng vùng miền mà có một số lễ khác nhau, những đa phần đều có những đồ không thể thiếu sau:

Bộ tam sên cúng khai trương.

Hoa tươi (hoa lay ơn hoặc hoa hồng là tốt nhất)

Một con gà luộc, một heo sữa quay (tùy theo điều kiện kinh tế của mỗi gia đình).

Xôi

Chè

Bánh Chưng

Một đôi đèn cầy.

Trà, thuốc, chè, bánh kẹo.

Quả cau, lá trầu.

Rượu, nước, một đãi muối gao.

Cháo, bánh bao.

Trái cây (Ngủ Quả)

Văn Khấn Cúng Xe Đầu Năm

Thông thường khi mua xe mới ô tô hay xe máy đều nên cúng xe thông báo cho thần linh biết đây sẽ là chiếc xe gắn liền với chủ nhân của nó, đi cùng chủ nhân và đảm bảo an toàn hanh thông. Còn vào dịp đầu năm thì mọi loại xe: từ xe cũ tới xe mới, từ xe ô tô tới xe máy, xe đạp đều được ưu tiên cúng lễ sao cho mọi sự hanh thông đều thuận lợi an toàn .

1.Phong tục cúng xe đầu năm bên đạo Thiên Chúa

Đầu năm mọi người mọi nhà theo Đạo đều đi lễ sớm vào sáng mùng 1 Tết. Qua nhà thờ làm lễ sau đó cha sẽ tới từng xe ban phước lành cho các loại xe di chuyển.

Về lễ vật thì đạo Thiên chúa không xem nặng chuyện này, thành tâm cầu khẩn Đức chúa Giesu là mọi điều sẽ an bài và thuận lợi, mọi khó khăn vướng mắc sẽ được thông qua , tâm bình an và hạnh phúc.

Chúa nghe tâu hết vân mồng, nhà yên, nước trị, hanh thông an nhàn

2.Phong tục cúng xe đầu năm bên Phật giáo

Phong tục cúng xe mới mua

Đối với một chiếc xe là vật gần như bất ly thân với chủ nhân của nó, gắn liền trên moi nẻo đường. Do đó khi mua xe về gia chủ đã phải làm lễ cúng xe, như một cách thông báo với bậc bề trên về thông tin xe và những điều cầu mong khác nữa. Trước đó gia chủ nên xem ngày để cúng xe sao cho phù hợp với cung mệnh của mình.

Đối với gia đình sử dụng xe như một phương tiện kiếm tiền di chuyển hằng ngày như xe ôm, grap, lái taxi thì còn cúng xe hàng tháng mong mọi sự bình an đến với gia chủ , cầu mong kiếm tiền được xuôn xẻ mát mái và làm ăn ngày càng thuận lợi.

Lời khấn cúng xe đầu năm hay cúng xe hằng tháng cũng không có gì khác nhau là mấy. Cơ bản nằm ở cái tâm của gia chủ, kính cẩn với các bậc bề trên mà thôi.

Về cách thức cúng xe mới mua và cúng xe hàng tháng cũng như vậy, sắp lễ vật thì tùy gia đình có gì thắp hương đó, không quá cầu kỳ và câu nệ về chuyện này, làm mất đi nét đẹp văn hóa vốn có được gìn giữ lâu đời của người dân Việt ta.

Những người theo Phật giáo hoặc không theo bên nào đều có tập tục thờ cúng từ xa xưa đã trở thành nét văn hóa riêng. Nên bên này cúng xe đầu năm phức tạp hơn.

Phong tục cúng xe đầu năm cho vạn sự trôi chảy

Lễ Vật Cúng xe đầu năm

Để mua được lễ vật cúng đầu năm thì về cơ bản sau đây là những lễ vật được gợi ý đầy đủ nhất, không nhất thiết là phải mua toàn bộ lễ vật này. Bởi Phật giáo coi trọng cái tâm thành khẩn , tâm tốt hướng thiện thì mọi thứ được hóa giải

1 bình bông (hoa) đặt bên phải lư hương (nhang)

1 đĩa trái cây

1 đĩa đồ mặn (thịt heo quay, thịt heo luộc, gà trống luộc..) hoặc 1 đĩa đồ chay (nếu chủ xe là người theo đạo Phật, Cao Đài..)

1 xấp giấy tiền vàng bạc (càng nhiều càng tốt)

1 đĩa gạo muối (muối hột)

3 hoặc 5 chung rượu

3 hoặc 5 chung trà

1 ly nước trắng

3 hoặc cây nhang ( nhang thơm)

2 cây đèn cầy đỏ bằng ngón tay cái.

Tất cả được bài trí sắp đặt tươm tất trên ban thờ ngoài trời. Hoặc giả nếu không có thì nên sắp một chiếc bàn đủ lớn, bày đồ cúng lễ thay bàn thờ truyền thống cũng không sao.

Bài Văn Khấn

Hôm nay, Ngày… Tháng… Năm…

Tên họ người chủ xe:…

Chư vị thần linh, Thần hoàng bổn cảnh, Thổ Địa, chư thánh chư thần cư ngụ và cai quản nơi đây, những vong linh ở quanh đây

Mời chư vị giá đáo đàng tràng thọ hưởng phẩm vật, hộ trì cho con là… và chiếc xe mang biển số… xuất hành được bình an, làm ăn luôn thuận lợi, mọi việc tất thành, cầu tài được tài, cầu lợi đắc lợi.

Hôm nay, Ngày… Tháng… Năm…

Tên họ người chủ xe:…

(rót 3 lần rượu, châm một lần trà, khấn 3 lần, sau cùng là mời nhận phẩm vật)