Top 10 # Van Khan Di Chua Dau Nam Moi Xem Nhiều Nhất, Mới Nhất 6/2023 # Top Trend | Iseeacademy.com

Văn Khấn Lễ Tạ Mừng Năm Mới Van Khan Cung Le Ta Mung Nam Moi Doc

Theo truyền thống xưa, lễ Tạ năm mới được tiến hành khi kết thúc Tết, còn gọi là lễ Hoá Vàng.

Theo truyền thống xưa, lễ Tạ năm mới được tiến hành khi kết thúc Tết, còn gọi là lễ Hoá Vàng được tiến hành vào ngày mồng ba Tết hoặc ngày khai hạ mồng bảy Tết.

Nam mô a di Đà Phật!

– Con lạy chín phương Trời, mười phương Chứ Phật, Chư phật mười phương

– Con kính lạy Hoàng thiên Hậu Thổ chư vị Tôn thần.

– Con kính lạy Ngài Đương niên, ngài Bản cảnh Thành hoàng, các ngài Thổ địa,Táo quân, Long Mạch, Tôn thần.

– Con kính lạy các cụ Tổ Khảo, Tổ Tỷ, nội ngoại Tiên linh.

Tín chủ (chúng) con là:……………………………………….

Ngụ tại:…………………………………………………………..

Hôm nay là ngày mồng 3 tháng giêng năm………….

Tín chủ con thành tâm sắp sửa hương hoa nước quả kim ngân vàng bạc, phẩm vật trà tửu dâng lên trước án, kính cẩn thưa trình:

Tiệc xuân đã mãn, Nguyên Đán đã qua, nay xin thiêu hoá kim ngân, lễ tạ Tôn thần, rước tiễn Tiên linh trở về âm giới.

Kính xin phù hộ độ trì cho con cháu được chừ bình an, gia đạo hưng long thịnh vượng

Chúng con lễ bạc tâm thành, nhất tâm kính lễ, cúi xin phù hộ độ trì.

Nam mô a di Đà Phật!

Nam mô a di Đà Phật!

Nam mô a di Đà Phật!

Cây nêu ngày Tết và nghi thức thờ cúng tổ tiên

Ở Gia Định xưa, sách Gia Định Thành Thông Chí của Trịnh Hoài Đức, Tập Hạ chép rằng: “bữa trừ tịch (tức ngày cuối năm) mọi nhà ở trước cửa lớn đều dựng một cây tre, trên buộc cái giỏ bằng tre, trong giỏ đựng trầu cau vôi, ở bên giỏ có treo giấy vàng bạc, gọi là “lên nêu”… có ý nghĩa là để làm tiêu biểu cho năm mới mà tảo trừ những xấu xa trong năm cũ.

Ngày 7 tháng Giêng triệt hạ, gọi là “hạ nêu” phàm những khoản vay mượn thiếu thốn trong tiết ấy không được đòi hỏi, đợi ngày hạ nêu rồi mới được đòi hỏi”.

Tại sao một mỹ tục đậm đà bản sắc dân tộc với ý nghĩa tốt đẹp như thế, đến nay lại không thấy nữa? Họa chăng chỉ còn trong sách báo cùng trong thơ văn với câu đối Tết: “Thịt mỡ dưa hành câu đối đỏ. Cây nêu tràng pháo, bánh chưng xanh” .

Cũng theo ý nghĩa trừ tà ấy, những nhà theo đạo Phật treo lên cây nêu nào là khánh, là chuông nhà Phật để cho biết ở đây có Phật Bà Quan Âm độ trì, quỷ dữ phải tránh xa, để gia đình được bình an. Có lẽ do ý nghĩa mê tín, trừ ma quỷ nên khi Tấy đến, rồi Cách mạng nổi lên, dần dần người ra bỏ tục trồng nêu.

* Thờ cúng tổ tiên một cách hệ thống đã dần dần trở thành quốc đạo

Văn hóa phương Tây khác với văn hóa phương Đông ở nhiều điểm, trong đó phương Tây không thờ cúng tổ tiên, không để bàn thờ tổ tiên trong nhà; trong khi đó các dân tộc phương Đông đều có nhiều hình thức thờ cúng, tưởng nhớ đến người chết như người Ai Cập trong các ngôi mộ cổ, hay bàn thờ Tổ tiên trong các dân tộc Á Đông như Trung Hoa, Nhật Bản, Triều Tiên.

Chính vì vậy, người ta lập bàn thờ, nhà thờ họ một cách trang trọng, cũng nhiều nhà thờ họ đủ đồ thờ trang trọng như thờ Thần thờ Thánh. Và khi cúng tế, người ta luôn cầu âm đức, tổ tiên phù hộ độ trì cho con cháu. Không chỉ ngày giỗ, ngày Tết mà còn có những dịp trong đại của con người như đám cưới, đám ma hay khi gặp hoạn nạn, hay khi đi thi, làm ăn, đều khấn vái, kính cáo Tổ tiên. Việc hiện nay hầu hết các cặp cô dâu chú rể mới đều làm lễ vu quy hay nghinh hôn, trước bàn thờ gia tiên cũng là một điểm rất độc đáo của văn hóa VN.

Không những thế, hệ thống thờ tổ tiên của vũ trụ, tức Ông tạo hóa hay Ông trời, thời phong kiến chỉ có vua mới được thờ cúng ở đàn Nam Giao, giống như bên Trung Hoa, thì nay ở Trung và nhất ở Nam Bộ nhiều nhà có bàn Thiên ở ngoài trờ để thờ trời. Tổ tiên của dân tộc là vua Hùng cũng được thờ, và nay trở thành quốc lễ. Ngoài ra, còn thờ các tiền nhân anh hùng dân tộc như Lý Thường Kiệt, Trần Hưng Đạo, Lê Lợi, Nguyễn Trãi, Quang Trung…

Ngày nay, nhất là sau Cộng đồng Vatincan II, thiên chúa giáo vốn rất nghiêm khắc với việc thờ tổ tiên, bây giờ đã rộng rãi, các giáo dân vận có thể lập bàn thờ gia tiên. Mọi người VN hiện nay đều thờ tổ tiên và hầu hết đều có bàn thờ gia tiên, đó chính là quốc đạo, lấy con người làm chủ vạn vật, coi trọng âm đức, cái đức vô hình thiêng của con người.

Xây dựng nền văn hóa đậm đà bản sắc dân tộc, không thể không coi trọng thờ tổ tiên với truyền thống lâu đời và đã trở thành hệ thống. Đó cũng là nét riêng của dân tộc VN vậy! Thờ tổ tiên chính là quốc đạo của người VN vậy!

TS NGUYỄN NHÃ

Phong Tục Thờ Cúng Trong Ngày Tết

Tết Nguyên đán là tiết lễ đầu tiên của năm , bắt đầu từ lúc giao thừa với lễ trừ tịch .

Nguyên là bắt đầu . Đán là buổi sớm mai . Tết Nguyên Đán tức là Tết bắt đầu năm , mở đầu cho một năm mới với mọi cảnh vật đều mới mẻ đón Xuân sang .

LỄ TRỪ TỊCH

Lễ trừ tịch của người Trung Quốc còn là lễ khu trừ ma quỷ.Vào ngày trừ tịch dùng 120 trẻ con trạc 9, 10 tuổi mặc áo thâm, đội mũ đỏ, cầm trống vừa đi đường đánh để khu trừ ma quỷ, do đó có danh từ trừ tịch.Lễ trừ tịch cử hành vào lúc giao thừa nên còn mang tên là lễ giao thừa.

CÚNG AI TRONG LỄ GIAO THỪA

Phan Kế Bính trong Việt Nam phong tục có viết : Tục ta tin rằng mỗi năm có một ông hành khiển coi việc nhân gian, hết năm thì thần nọ bàn giao công việc cho thần kia, cho nên cúng tế để tiễn ông cũ và đón ông mới.

Cúng tế cốt ở tâm thành, và lễ cúng vào giữa nửa đêm nên đượm vẻ thần bí trang nghiêm. Cựu vương hành khiển bàn giao công việc cho tân vương thay đức Ngọc Hoàng để coi sóc nhân gian trong một năm cho đến giờ phút giao thừa sang năm. Lễ trừ tịch bao hàm một ý nghĩa trọng đại tống cựu nghinh tân nên lễ được cử hành rất trịnh trọng từ tư gia tới các đình chùa.

Những năm về trước, trong giờ phút này, chuông trống đánh vang, pháo nổ không ngớt, truyền từ nhà nọ sang nhà kia, khắp kẻ chợ nhà quê.

SỬA LỄ GIAO THỪA

Tại các đình miếu cũng như tại các tư gia lễ giao thừa đều cúng mặn.Các ông thủ từ lo ở đình miếu,còn tại các tư gia do người gia trưởng đảm nhiệm.Xưa kia người ta cúng giao thừa ở đình, ông Tiên chỉ hoặc thủ từ đứng làm chủ lễ, nhưng người ta cũng cúng giao thừa ở thôn ở xóm nữa.

Bàn thờ giao thừa được thiết lập ở giữa trời. Một chiếc hương án được kê ra.Trên hương án có đỉnh trầm hương hay bình hương.Hai bên đỉnh trầm hương có hai ngọn đèn dầu hoặc hai ngọn nến. Lễ vật gồm chiếc thủ lợn hoặc con gà, bánh chưng, mứt kẹo, trầu cau, hoa quả, rượu nước và vàng mã, đôi khi thêm cỗ mũ của Đại vương hành khiển.

Tại đình làng, cùng với lễ cúng ngoài trời còn lễ Thành Hoàng hoặc vị phúc thần tại vị nữa. Các chùa chiền cũng có lễ cúng giao thừa, nhưng lễ vật là đồ chay, và đồng thời với lễ giao thừa nhà chùa còn cúng Phật, tụng kinh và cúng Đức Ông tại chùa.

Ở các tư gia, các gia trưởng thường lập bàn thờ ở giữa sân, hoặc ở trước của nhà đối với những nhà không có sân. Ngày nay ở thôn quê rất ít nơi còn cúng lễ giao thừa ở các thôn xóm, ngoài lễ cúng tại đình đền.Và ở các tư gia tuy vẫn cúng giao thừa nhưng bàn thờ thật là đơn giản.

ĐẠI VƯƠNG HÀNH KHIỂN VÀ PHÁN QUAN

Có mười hai vị đại vương,mỗi ông cai trị một năm cõi nhân gian là Thập nhị hành khiển vương hiệu tính theo thập nhị chi, bắt đầu từ năm Tý, cuối cùng là năm Hợi.Hết năm Hợi lại quay trở lại năm Tý với Đại vương hành khiển của mười hai năm trước.

Các vị đại vương này còn được gọi là đương nhiên chi thần, mỗi vị có trách nhiệm cai trị thế gian trong một năm, xem xét mọi việc hay dở của từng người, từng gia đinh,từng thôn xã cho đến từng quốc gia để định công luận tội, tâu lên Thượng đế. Mỗi vị đại vương hành khiển có một vị phán quan giúp việc.

Trong khi làm lễ cúng Đức đương niên đại vương hành khiển người ta khấn theo đức Thổ thần và Thành Hoàng vì khi đức đại vương hành khiển đã giáng lâm thì Thổ thần và Thành Hoàng có nhiệm vụ nghênh tiếp do đó cũng được phối hưởng lễ vật.

LỄ CÚNG THỔ CÔNG

Sau khi cùng giao thừa xong, các gia chủ cúng khấn Thổ Công, tức là vị thần cai quản trong nhà, thường được gọi là “Đệ nhất gia chi chủ”.Lễ vật cũng tương tự như cúng giao thừa nghĩa là gồm trầu rượu,nước,đèn nhang, vàng bạc, hoa quả cùng các thực phẩm xôi gà, bánh, mứt v.v …

LỄ CÚNG GIA TIÊN

Chiều ba mươi Tết sau khi sửa soạn xong xuôi người ta làm lễ cúng gia tiên sau đó đèn nhang phải giữ thắp suốt mấy ngày Tết cho tới khi hoá vàng.

Cùng với cúng gia tiên ta phải cúng Thổ Công trước để xin phép cho tổ tiên được về đón Tết cùng con cháu.

Văn Khấn Lễ Phật Ở Chùa,Van Khan Le Phat O Chua

(hanhthien.net). Chùa là nơi thờ Phật, cũng là nơi sinh hoạt tín ngưỡng công cộng của người Việt Nam từ xưa đến nay. Theo phong tục cổ truyền: Mọi người Việt Nam trong các ngày Rằm, mồng Một, ngày Lễ Tết, cùng những ngày có việc hệ trọng, thường đến Chùa lễ Phật với tấm lòng thành cầu khấn nhờ nghiệp lực vô biên của Phật. Và hiện nay xu hướng các bạn trẻ đi lễ chùa ngày càng đông, nhưng trên thực tế đa số các bạn không biết khấn vái ra sao. chúng tôi gửi quý độc giả một bài Văn Khấn lễ Phật, hy vọng sẽ giúp ích phần nào cho các bạn xa gần

Con lạy chín phương Trời, mười phương Chư Phật, Chư Phật mười phương Hôm nay là ngày……….. tháng ……….. năm ……….. (lịch âm, năm âm lịch) Tín chủ (chúng) con là ………………………. Ngụ tại: ………………………………………..

Cùng toàn thể gia đình thành tâm trước Đại Hùng Bảo Điện, nơi chùa……….. thắp nèn tâm hương, thành tâm kính lạy: Đức Phật Thích Ca, Đức Phật Di Đà, Mười phương Chư Phật, Vô thượng Phật Pháp, Quán Âm Đại Sỹ, cùng hiền Thánh Tăng.

Đệ tử lâu đời lâu kiếp Nghiệp chướng nặng nề Si mê lầm lạc Nay đến trước Phật đài Thành tâm sám hối Thề tránh điều dữ Nguyện làm việc lành Ngửa trông ơn Phật Quán Âm Đại Sỹ Chư Thánh hiền Tăng Thiên Long bát bộ Hộ pháp Thiên thần Từ bi gia hộ.

Cúi xin các vị phù hộ cho chúng con và cả gia đình tâm không phiền não, thần không bệnh tật, hàng ngày an vui làm việc theo pháp Phật nhiệm màu, để cho vận đáo hanh thông, muôn thuở nhuần ơn Phật pháp. Đặng xin cứu độ cho các bậc Tôn trưởng Cha mẹ, anh em, thân bằng quyến thuộc, cùng cả chúng sinh đều thành Phật đạo.

Chúng con lẽ bạc tâm thành, cúi xin được phù hộ độ trì. Nam mô a di đà Phật Nam mô a di đà Phật Nam mô a di đà Phật

Tin Bài khác

Buoc Dau Hoc Dao, Nguyen Van Hong , Ch. 2

Ấn là dấu hiệu đặc biệt về mặt đạo có tác dụng huyền bí do hai bàn tay kết lại tạo ra. Tý là chi đầu tiên trong Thập nhị Địa chi : Tý, Sửu, Dần, Mẹo, Thìn, vv . . . .

Lạy là gì ? Lạy là tỏ ra bề ngoài lễ kỉnh trong lòng.

Tay trái tượng trưng Dương, tay mặt tượng trưng Âm, hai tay chấp lại tượng trưng Âm Dương hiệp nhứt phát khởi càn khôn, hóa sanh vạn vật.

Hai tay chấp lại bắt theo Ấn Tý tạo hình như một trái cây, tượng trưng sự kết quả của hai thời kỳ Phổ Độ trước là : Nhứt Kỳ Phổ Độ và Nhị Kỳ Phổ Độ.

: Đức Thái Thượng Đạo Tổ dạy cách bắt tay : Bàn tay trái nắm lại, ngón cái để ngoài, bàn tay mặt ốp vào bên ngoài, hai ngón cái đặt song song sát nhau, giống như cái bông búp. Khi lạy thì đứng chấp tay nơi ngực, cúi người xuống thấp, hai bàn tay chống lên đất, hai đầu gối lần lượt quì xuống, cúi đầu gần sát đất. Xong rồi rút hai tay lên, kế chống một gối, đặt hai tay lên gối rồi đứng dậy. Lạy như vậy gọi là – Thời Nhứt Kỳ Phổ Độ phủ phục.

– Thời Nhị Kỳ Phổ Độ : Đức Phật Thích Ca dạy cách bắt tay và lạy như sau : Hai bàn tay xòe ra và chấp lại cho hai lòng bàn tay ốp sát vào nhau, giống như cái hoa sắp nở, khi lạy thì cúi người xuống thấp, mở hai bàn tay ra đặt ngửa trên mặt đất, giống như cái hoa nở (gọi là hoa khai), cúi đầu xuống cho trán chạm vào lòng hai bàn tay, xong rút tay lên chấp lại như cũ và đứng dậy.

– Thời Tam Kỳ Phổ Độ : Đức Chí Tôn dạy chúng ta chấp hai tay bắt Ấn Tý, giống như trái cây có cái hột bên trong (gọi là kết quả), quì xuống, cúi đầu và mở hai bàn tay ra đặt úp lên mặt đất, hai ngón tay cái gác tréo nhau (Hình 5), giống như chúng ta gieo hột giống xuống đất, trán cúi xuống chạm nhẹ lên mô bàn tay, rồi cất người lên.

Tóm lại, Ấn Tý của Đạo Cao Đài có hai ý nghĩa :

* Một là biểu thị ba thời kỳ đầu tiên tạo dựng CKVT (gồm Trời, Đất, Người) của Đức Chí Tôn Thượng Đế.

* Hai là tượng trưng sự kết quả của hai thời kỳ Phổ Độ trước (Nhứt Kỳ Phổ Độ và Nhị Kỳ Phổ Độ).

Cách xá :

Khi đứng xá, hai tay bắt Ấn Tý, đưa lên trán, ý nghĩa là kỉnh Thiên (Trời), xá sâu xuống, ý nghĩa là kỉnh Địa (Đất), rồi rút Ấn Tý lên đặt nơi ngực, ý nghĩa là kỉnh Nhơn (Người). Xá như vậy nhắc chúng ta kính Tam Tài : Thiên, Địa, Nhơn.

Chỉ xá trước khi lạy và sau khi lạy xong, phải xá sâu xuống. Lưu ý là giữa hai lạy, không có xá nhỏ xen vào.

1.- Cách lạy Đức Chí Tôn :

– Đứng thẳng người, mặt hướng vào Thiên bàn, tay bắt Ấn Tý, xá sâu 3 xá, quì xuống (chân trái bước tới, chân phải quì xuống, chân trái quì theo), đặt ấn Tý trước ngực.

– Lấy dấu Phật Pháp Tăng :

(Khi đưa ấn Tý qua Pháp hay qua Tăng, nhớ giữ cái đầu luôn luôn thẳng đứng , đừng nghiêng đầu qua nghiêng đầu lại)

– Đưa ấn Tý xuống đặt giữa ngực, cúi đầu và niệm :

. Nam mô Cao Đài Tiên Ông Đại Bồ Tát Ma Ha Tát. . Nam mô Quan Thế Âm Bồ Tát Ma Ha Tát. . Nam mô Lý Đại Tiên Trưởng kiêm Giáo Tông ĐĐTKPĐ . Nam mô Hiệp Thiên Đại Đế Quan Thánh Đế Quân. . Nam mô chư Phật chư Tiên chư Thánh chư Thần.

– Đưa ấn Tý lên giữa trán cầu nguyện Đức Chí Tôn.

– Lạy xuống lần thứ nhứt, nhớ hai bàn tay mở ra úp xuống, hai ngón cái gác tréo nhau (Hình 5), đầu gật xuống :

. gật thứ 1 niệm :

Nam mô Cao Đài Tiên Ông Đại Bồ Tát Ma Ha Tát .

. gật thứ 2 : cũng niệm y như vậy.

. gật thứ 3 : cũng niệm y như vậy.

. gật thứ 4 : cũng niệm y như vậy.

Xong rồi cất mình lên, vẫn quì.

– Lạy xuống lần thứ nhì, lần lượt gật 4 gật, mỗi gật cũng niệm câu Chú của Thầy y như vậy.

– Lạy xuống lần thứ ba, làm y như lần lạy thứ nhì.

Như vậy, có 3 lần lạy (tức là lạy 3 lạy), mỗi lạy gật đầu 4 gật, mỗi gật niệm ” Nam mô Cao Đài Tiên Ông Đại Bồ Tát Ma Ha Tát “. Câu niệm đó gọi là câu Chú của Thầy. Tổng cộng lạy 3 lạy, 12 gật, 12 lần niệm.

Lạy xong, đứng dậy, xá sâu xuống 3 xá.

Nếu nơi Thánh Thất thì có bàn thờ Đức Hộ Pháp, phải quay lại, xá chữ KHÍ 1 xá.

Nếu không phải nơi Thánh Thất, không có bàn thờ Đức Hộ Pháp và chữ KHÍ thì khỏi quay lại xá. Xong lui ra.

Thật ra, phải lạy Đức Chí Tôn 12 lạy, nhưng Đức Chí Tôn ân xá, chỉ cho lạy 3 lạy và 12 gật, mỗi gật thay thế một lạy. Số 12 là số riêng đặc biệt của Đức Chí Tôn.

Lưu ý : Nhận thấy có một vài vị, khi lạy xong, cất mình lên, rút tay bắt ấn Tý đặt lên ngực, lại xá nhỏ xuống một cái. Cái xá nhỏ nầy thừa.

2.- Cách lạy Đức Phật Mẫu :

Khi đến Điện Thờ Phật Mẫu, chúng ta vào chánh điện, đứng thẳng người hướng vào bàn thờ Đức Phật Mẫu, tay bắt ấn Tý, xá sâu 3 xá vừa cúi đầu, rồi quì xuống.

. Rút ấn Tý đặt trở lên ngực, rồi đưa lên trán, xá sâu xuống lần thứ nhì, vừa xá vừa niệm :

. Xá sâu xuống lần thứ ba, vừa xá vừa niệm :

Nam mô Bạch Vân Động chư Thánh.

. Đưa ấn Tý lên trán cầu nguyện với Đức Phật Mẫu. . Lạy xuống 3 lạy, mỗi lạy 3 gật, mỗi gật niệm :

Như vậy, lạy 3 lạy, 9 gật, 9 lần niệm danh hiệu của Đức Phật Mẫu.

Lạy xong đứng dậy, xá 3 xá, day ngược ra sau, xá cái phông màu trắng 1 xá. Cái phông ấy tượng trưng Khí Sanh quang mà Đức Phật Mẫu dùng để nuôi sống chúng ta. Xá xong lui ra.

3.- Cách lạy Tiên, Phật :

Trước khi lạy, vào đứng, bắt ấn Tý, xá 3 xá, rồi quì xuống, nếu có cầu nguyện chi thì đưa ấn Tý lên trán cầu nguyện, xong lạy xuống 3 lạy, mỗi lạy gật 3 gật, mỗi gật niệm danh hiệu của Đấng ấy.

4.- Cách lạy Thần, Thánh :

Trước khi lạy, vào đứng, bắt ấn Tý, xá 3 xá, rồi quì xuống, nếu có cầu nguyện chi thì đưa ấn Tý lên trán cầu nguyện, xong lạy xuống 3 lạy trơn (không gật), mỗi lạy niệm danh hiệu của Đấng ấy.

Thí dụ : Lạy Bạch Vân Động chư Thánh thì mỗi lạy niệm : Nam mô Bạch Vân Động chư Thánh.

5.- Cách lạy Cửu Huyền Thất Tổ : 6.- Cách lạy Vong phàm :

Vong phàm là vong linh của người phàm tục.

Người phàm tục là người chưa giác ngộ lẽ đạo, chưa có tín ngưỡng Trời Phật hay tôn giáo, chưa tin tưởng con người có một linh hồn bất diệt.

Trong PCT Chú Giải, phần Quyền hành của Chánh Phối Sư, người phàm tục được định nghĩa như sau :

” Kẻ ngoại giáo, Tả đạo Bàng môn, người vô đạo, riêng nắm quyền hành thế tục, nghịch cùng chơn lý chánh truyền, mượn thế lực phàm tục mà diệt lành dưỡng dữ, mê hoặc nhơn sanh, lưu luyến trần thế, trên không biết Trời, dưới không kỉnh Đất, lấy người làm lợi khí đặng vụ tất công danh, quyền quyền thế thế, chẳng kiêng nể luân hồi, ham vật chất hơn tinh thần, lấy vinh hoa của kiếp sanh làm sở nguyện, như thú vật, cây cỏ, sắt đá, chỉ biết sống mà không biết sống làm gì, còn không hay, mà mất cũng không biết. Ấy là PCT : hạng phàm, gọi là đời đó vậy. “

Lạy Vong phàm gồm 4 lạy : 2 lạy quì và 2 lạy đứng, thực hành như sau :

Trước khi lạy, vào đứng, hai tay bắt ấn Tý, xá 3 xá.

Quì xuống, nếu có cầu nguyện chi thì đưa ấn Tý lên trán cầu nguyện, xong lạy xuống 2 lạy trơn (không gật).

Hai lạy quì ý nghĩa là 1 lạy kính Thiên và 1 lạy kính Địa.

Xong rồi đứng lên, tay vẫn bắt ấn Tý, cúi mình lạy xuống theo lối phủ phục, chống đầu gối đứng dậy, rồi lạy xuống như vậy một lần nữa. Đó là 2 lạy đứng dành cho phần người, ý nghĩa là 1 lạy Âm và 1 lạy Dương. Xong thì xá 1 xá rồi lui ra.

7.- Cách lạy Chức sắc, Chức việc, Đạo hữu đã qui liễu :

Cách lạy tùy theo phẩm tước của vị Chức sắc ấy đối phẩm với hàng nào trong Cửu phẩm Thần Tiên.

a) Chức sắc đối phẩm Phật vị và Tiên vị : gồm Đức Giáo Tông, Đức Chưởng Pháp, Nam Đầu Sư, Nữ Đầu Sư, Đức Hộ Pháp, Đức Thượng Phẩm, Đức Thượng Sanh, Thập nhị Thời Quân.

Lạy theo cách lạy Tiên, Phật, nghĩa là 3 lạy 9 gật, mỗi gật niệm danh của Chức sắc ấy.

Thí dụ : Lạy Đức Quyền Giáo Tông Lê Văn Trung thì niệm : Nam mô Đức Quyền Giáo Tông.

(Ở đây không dùng Thánh danh Thượng Trung Nhựt vì Thánh danh nầy là của phẩm Đầu Sư).

Lạy Ngài Khai Pháp Trần Duy Nghĩa thì niệm : Nam mô Trần Khai Pháp Chơn Quân. . . . . vv . . .

b) Chức sắc đối phẩm Thánh vị :

Đối phẩm hàng Thánh vị gồm các phẩm Chức sắc :

– Bên Cửu Trùng Đài, từ Chánh Phối Sư đổ xuống tới hàng Giáo Hữu,

– Bên Hiệp Thiên Đài, từ phẩm Tiếp Dẫn Đạo Nhơn đổ xuống tới Truyền Trạng,

– Bên Cơ Quan Phước Thiện thì từ phẩm Thánh Nhơn đổ xuống tới phẩm Chí Thiện,

– Và các phẩm Chức sắc tương đương trong các cơ quan khác của Đạo như : Bộ Nhạc, Ban Kiến Trúc, Ban Nhà Thuyền, Ban Thế Đạo, vv . . . (Xem Bảng Đối phẩm nơi cuối Chương Phước Thiện)

Cách lạy giống y như lạy Thánh, nghĩa là 3 lạy trơn, mỗi lạy niệm phẩm tước và Thánh danh của vị ấy, nếu không có Thánh danh thì niệm Thế danh.

c) Lễ Sanh, Chức việc Bàn Trị Sự và Đạo hữu :

– Lễ Sanh và các phẩm Chức sắc tương đương được đối phẩm Thiên Thần, nên khi qui liễu, được lạy theo hàng Thần vị, nghĩa là 3 lạy trơn.

– Chức việc BTS gồm : Chánh Trị Sự, Phó Trị Sự, Thông Sự làm tròn nhiệm vụ thì được đối phẩm Nhơn Thần; Đạo hữu giữ tròn bổn phận và ăn đủ 10 ngày chay mỗi tháng được đối phẩm Địa Thần; các phẩm nầy và các phẩm tương đương khi qui liễu thì được lạy theo hàng Thần vị : 3 lạy trơn.

Điều nầy rất hợp lý, vì theo PCT : Chánh Trị Sự, Phó Trị Sự, Thông Sự đối phẩm Nhơn Thần; Đạo hữu đối phẩm Địa Thần, nên các phẩm nầy đều thuộc Thần vị.

Nếu cho rằng các phẩm nầy khi qui liễu là Vong phàm thì trái với PCT, hơn nữa 3 phẩm Chánh Trị Sự, Phó Trị Sự, Thông Sự là Hội Thánh Em (Đầu Sư Em, Giáo Tông Em, Hộ Pháp Em), thay mặt Hội Thánh Anh, cầm quyền hành đạo nơi hương đạo thì không thể xem là Vong phàm được.

PCT : (Đoạn nầy trích trong Quyền hành Chánh Phối Sư)

” Trong Cửu Trùng Đài có Đầu Sư thì đối với phẩm Địa Tiên; Chưởng Pháp thì đối với phẩm Nhơn Tiên; Giáo Tông thì đối với phẩm Thiên Tiên; Tam Trấn Oai Nghiêm thay quyền Phật vị tại thế nầy. Ấy vậy, các Đấng ấy đối phẩm cùng các Đấng Trọn lành của Bát Quái Đài.

Giáo Tông giao quyền cho Đầu Sư, Đầu Sư lại phân quyền cho Chánh Phối Sư (Hay !) lập Đạo đặng độ rỗi nhơn sanh; cũng như Hộ Pháp giao quyền cho Thượng Sanh và Thượng Phẩm.

Còn Chánh Phối Sư và Phối Sư đối phẩm Thiên Thánh; Giáo Sư đối phẩm Nhơn Thánh; Giáo Hữu đối phẩm Địa Thánh; Lễ Sanh đối phẩm Thiên Thần; Chánh Trị Sự, Phó Trị Sự và Thông Sự đối phẩm Nhơn Thần, chư Tín đồ đối phẩm Địa Thần. (Hay !)

Ấy vậy, các vị ấy đối phẩm vào hàng Thánh của Bát Quái Đài là cầm quyền lập Đạo.”

d) Chức sắc và Đạo hữu thất thệ, làm đám tang theo cách Bạt tiến :

Trong trường hợp nầy, dầu ở phẩm cấp nào, chúng ta cũng lạy theo hàng Vong phàm, nghĩa là 2 lạy quì và 2 lạy đứng.

8.- Lạy người sống :

Khi con cháu lạy cha mẹ hoặc ông bà còn sống, hay trò lạy thầy còn sống, thì đứng hướng vào vị đó, chấp hai tay ấn Tý, xá 1 xá, rồi lạy 2 lạy đứng theo lối phủ phục, lạy xong xá 1 xá.

Chúng ta nhớ, trong tất cả cách lạy thời ĐĐTKPĐ, hai tay phải bắt ấn Tý, vì ấn Tý là ấn của ĐĐTKPĐ.

Trên bàn tay trái, vị trí của Tý ở tại chân ngón áp út, Sửu ở chân ngón giữa và Dần ở chân ngón trỏ.

Ấn Tý là cái ấn mà ngón tay cái của bàn tay trái co lại chỉ vào chi Tý rồi nắm lại, bàn tay mặt ốp bên ngoài mà ngón cái chỉ vào chi Dần của bàn tay trái.

2. Cách bắt Ấn Tý :

Ấn Tý là cái ấn đặc biệt của Đạo Cao Đài, cách bắt như sau : (Xem hình vẽ 1,2,3,4)

– Hình 1 : vị trí của ba Địa chi : Tý, Sửu, Dần trong thập nhị Địa chi nơi bàn tay trái.

– Hình 2 : ngón cái co lại đặt tại chi Tý, ý nghĩa là : Thiên khai ư Tý (Trời mở ra ở hội Tý).

– Hình 3 : nắm bốn ngón tay trái lại, bên trong có ngón cái làm như cái hột ở giữa.

– Hình 4 : bàn tay mặt ốp bên ngoài nắm tay trái ấy, ngón cái của bàn tay mặt đặt vào vị trí chi Dần của tay trái, ý nghĩa : Nhơn sanh ư Dần (Người sanh ra ở hội Dần).

Hai tay bắt như vậy gọi là Ấn Tý.

Cách bắt Ấn Tý có ý nghĩa về sự tạo thành Trời Đất và Nhơn loại, theo quan niệm của người xưa ở đông phương : Thời gian tạo thành càn khôn vũ trụ và vạn vật được chia làm 12 khoảng, mỗi khoảng thời gian được gọi là Hội và đặt tên theo Thập nhị Địa chi : Hội Tý là Hội đầu tiên, kế đến Hội Sửu, sau đó là Hội Dần, vv. . . .

· Thiên khai ư Tý : Trời mở ra ở hội Tý.

· Địa tịch ư Sửu : Đất mở ra ở hội Sửu (tịch là mở).

· Nhơn sanh ư Dần : Người sanh ra ở hội Dần.

· Các hội tiếp theo là sự tiến hóa của trời, đất, người và vạn vật đến chỗ hoàn hảo.

Ấn Tý là ấn đặc biệt của Đại Đạo Tam Kỳ Phổ Độ mà Đức Chí Tôn đặt ra. Cho nên trong thời ĐĐTKPĐ, mỗi khi lạy, chúng ta đều phải bắt Ấn Tý, trong tất cả các trường hợp, dù đó là lạy Đức Chí Tôn, Đức Phật Mẫu, lạy các Đấng Thần Thánh Tiên Phật, hay lạy Cửu Huyền Thất Tổ, lạy Vong phàm.

Lễ Vật Và Bài Văn Khấn Vào Nhà Mới Le Vat Va Bai Van Khan Cung Nhap Trach Don Ve Nha Moi Doc

Khi cúng động , quý vị hãy chuẩn bị các lễ vật sau: ngũ quả (là 5 loại ), hoa tươi, nhang, đèn cầy đỏ 1 cặp, 1 bộ tam sanh (1 miếng thịt luộc, 1 con tôm luộc, 1 trứng vịt luộc), xôi, gà luộc (chéo cánh), 3 miếng trầu cau (đã têm), giấy vàng bạc, 1 dĩa muối gạo, 3 hũ nhỏ đựng muối-gạo-nước, 3 chung trà, 3 chung rượu, 3 điếu thuốc.

– CÁC NGÀI BẢN XỨ THẦN LINH THỔ ĐỊA, BẢN GIA TÁO QUÂN cùng CÁC THẦN LINH CAI QUẢN TRONG KHU VỰC NÀY.

Hôm nay là ngày……tháng……năm……

Tín chủ chúng con là………

Hiện ngụ tại……..Thành tâm sửa biện hương hoa phẩm vật các thứ cúng dâng bày ra trước án, kính cẩn tâu trình: Nay gia đình chúng con công trình viên mãn, chọn được ngày lành tháng tốt dọn đến cư ngụ, phần sài nhóm lửa, kính lễ khánh hạ. Cúi xin chư vị Linh thần cho phép chúng con, được rước vong linh Tiên Tổ về đây thờ phụng để tỏ tấc lòng hiếu thuận của con cháu. Nguyện xin chư vị tâm thành chứng minh, độ cho chúng con từ đây gia đạo an khương, làm ăn thuận lợi, sanh ý hưng long, đinh tài lưỡng vượng.

Tín chủ lại mời các vị Hương Linh phảng phất trong khu vực này, các Linh Hồn Chiến sĩ trận vong, các oan hồn uổng tử không nơi nương tựa quanh đây xin cùng tề tựu hâm hưởng lễ vật. Tín chủ thành tâm lễ tạ Chư vị Hương Linh bấy lâu đã hộ trì tín chủ khởi công thuận lợi, cho đến nay đã hoàn tất thi công, tín chủ lại xin các vị tiếp tục phù trì tìn chủ từ đây ăn nên làm ra, gia đạo thuận hòa, người người an lạc, nạn tiêu tai giảm, toàn gia hưng thịnh.

(A): LÀ TÊN CÁC VỊ THẦN LINH ứng với từng năm, năm nào thì điền tên vị Thần ấy vào chỗ ấy.

– Năm Tý : Chu Vương hành Khiển.Thiên Ôn hành binh chi thần, Lý Tào phán quan.

– Năm Sửu : Triệu Vương Hành Khiển.Tam thập lục phương hành binh chi thần, Khúc Tào phán quan.

– Năm Dần : Ngụy Vương Hành Khiển. tinh chi thần, Tiêu Tào phán quan.

– Năm Mẹo : Trịnh Vương Hành Khiển. Thạch tinh chi thần, Liễu tào phán quan.

– Năm Thìn : Sở Vương Hành Khiển. tinh chi thần, Biểu Tào phán quan.

– Năm Tị : Ngô Vương Hành Khiển. Thiên Hải chi thần, Hứa Tào phán quan.

– Năm Ngọ : Tần Vương Hành Khiển. Thiên hao chi thần, Nhân tào phán quan.

– Năm Mùi : Tống Vương hành Khiển. Ngũ Đạo chi thần, Lâm tào phán quan.

– Năm Thân : Tề Vương Hành Khiển. Ngũ miếu chi thần, Tống Tào phán quan.

– Năm Dậu : Lỗ Vương hành Khiển. Ngũ Nhạc chi thần, Cựu Tào phán quan.

– Năm Tuất : Việt Vương Hành Khiển. Thiên Bá chi thần, Thành tào phán quan.

– Năm Hợi : Lưu Vương Hành Khiển. Ngũ Ôn chi thần, Nguyễn tào phán quan.

(B): là TÊN CÁC VỊ ĐẠI KIẾT TINH như: Thiên Đức, Thiên Đức Hợp, Nguyệt Đức, Nguyệt Đức Hợp, Tuế Đức, Tuế Đức Hợp, Thái Dương, Thái Âm, Tử Vi Đế Tinh

CÁC LỄ VẬT CÚNG

Khi cúng động thổ, quý vị hãy chuẩn bị các lễ vật sau: ngũ quả (là 5 loại trái cây), hoa tươi, nhang, đèn cầy đỏ 1 cặp, 1 bộ tam sanh (1 miếng thịt luộc, 1 con tôm luộc, 1 trứng vịt luộc), xôi, gà luộc (chéo cánh), 3 miếng trầu cau (đã têm), giấy vàng bạc, 1 dĩa muối gạo, 3 hũ nhỏ đựng muối-gạo-nước, 3 chung trà, 3 chung rượu, 3 điếu thuốc.

Sau khi cúng xong, đốt giấy vàng bạc và rải muối gạo hãy động thổ.

Lúc đốt giấy vàng bạc thì dùng chung rượu ở giửa rưới lên sau khi đốt xong.

Riêng 3 hũ muối-gạo-nước thì cất lại thật kỹ. Sau này khi nhập trạch thì đem để nơi Bếp, nơi thờ cúng Táo Quân.

Nhớ mỗi kỳ đổ mái- đổ thêm tầng đều phải sắm vái.

CÁC ĐIỀU CẦN BIẾT KHI NHẬP TRẠCH (DỌN VÀO NHÀ MỚI):

Nếu là 1 gia đình có vợ chồng con cái thì đầu tiên là vợ gia chủ cầm 1 cái gương tròn đem vào nhà trước (mặt gương soi vào nhà), kế đến là gia chủ tự tay bưng bát nhang thờ Tổ Tiên, rồi lần lượt các người trong nhà mới đem vào: Bếp lửa (tốt nhất là Bếp còn đang cháy đỏ từ nhà cũ đem tới), chăn nệm, gạo, nước, muối, đồ tư trang quý giá…vv…

Nếu nhà vắng đàn ông thì người mẹ bưng bát nhang thờ Tổ Tiên vào trước, kế đến là con cái lần lượt mang Bếp, gạo, nước…vv… vào.

Chuyển đồ đạc vào nhà trước, dọn đồ cúng sau.

Không ai được đi tay không vào nhà. Tuồi Dần không được phụ dọn. Phụ nữ có thai không được phụ dọn (nếu muốn phụ, thì mua 1 cây chổi mới, dùng chổi quét qua 1 lượt các đồ vật thì không sao). Trong giờ tốt, gia chủ tự tay cầm tiền bạc nữ trang, tài sản quý giá cất vào tủ.

VĂN KHẤN GIA TIÊN KHI NHẬP TRẠCH

LIỆT TỔ LIỆT TÔNG… (ghi họ tộc chỗ này) GIA TẠI THƯỢNG

CỬU HUYỀN THẤT TỔ NỘI NGOẠI….. GIA TIÊN LINH.

Hôm nay là ngày…… tháng…… năm……

Gia đình chúng con dọn đến đây là…………………….. (ghi địa chỉ)

Hôm nay chúng con thiết lập hương án, sắm sanh phẩm vật, trước linh vị kính trình các Cụ tổ Tiên nội ngoại 2 bên: nhờ hồng phúc Tổ Tiên, nhờ Âm Đức cha mẹ, chúng con đã tạo được ngôi gia. Nay hoàn tất thi công, chúng con chọn được ngày lành tháng tốt để di cư nhập trạch, kính rước chư Hương linh Tiên Tổ về đây để chúng con sớm hôm hương khói tỏ lòng hiếu kính. Cúi xin, Ông Bà Tổ tiên nội ngoại 2 bên thương xót con cháu, chứng giám lòng thành giáng lâm linh án thụ hưởng lễ vật. Độ cho chúng con phước lộc song tu, gia đạo hưng long, xuất nhập bình an, lộc tài thạnh vượng.

Cúi mong Anh linh Tiên Tổ chứng giám, thọ cảm ân sâu.