Top 6 # Văn Khấn Dỗ Xem Nhiều Nhất, Mới Nhất 6/2023 # Top Trend | Iseeacademy.com

23 Cách Dỗ Bé Trai Khóc Nhè

Tiếng khóc của con đôi khi trở thành nỗi ám ảnh của cha mẹ. Vì thế mỗi lần bé khóc bạn luôn tìm cách giúp bé nín khóc nhanh nhất có thể.

Hãy di chuyển

Đối với em bé, chín tháng trong bụng mẹ thực sự giống như sống trong một ngôi nhà di động. Ngay cả khi bạn ngủ, cơ thể bạn cũng đang chuyển động.

Vì vậy khi bé bước ra thế giới bên ngoài và nằm yên trong nôi sẽ rất khó chịu. Di chuyển nôi một chút có thể khiến bé thoải mái hơn.

Đu đưa bé

Đặt bé trong vòng tay bạn, đứng hai chân cách xa hông một chút và xoay qua lại ở hông. Chuyển động của bạn có thể mạnh hoặc nhẹ chỉ cần đảm bảo bạn đang ôm bé an toàn. Khi bạn thấy mệt mỏi, có thể dùng ghế bập bênh.

Cho bé chơi xích đu

Xích đu cho bé mang đến cho bé chuyển động nhịp nhàng giúp bé bình tĩnh lại. Chỉ cần chắc chắn rằng xích đu được thiết kế cho em bé. Vì xích đu lớn sẽ khiến bé bị ngã.

Sử dụng các rung động để làm dịu bé

Chuyển động rung của máy giặt hoặc máy sấy đã giúp được nhiều trường hợp bé khóc nhè. Bạn có thể đặt em bé vào ghế trẻ sơ sinh. Sau đó đặt ghế lên trên thiết bị và giữ chặt để ghế giữ đúng vị trí.

Lái xe

Chuyển động của một chiếc xe hơi hoặc xe đẩy khiến nhiều em bé đang khóc phải ngủ. Vậy nên cách dỗ bé trai khóc nhè hiệu quả có thể để bé lên xe. Ba hoặc mẹ lái xe một đoạn, bé sẽ ngưng khóc và chìm vào giấc ngủ.

Nhờ bố giúp đỡ

Có thể nói bố là vua xoa dịu những trận khóc nhè của con. Do thân hình to lớn hoặc vòng tay ấm áp mà bé sẽ nín khóc. Vậy nên khi các mẹ mệt mỏi hãy nhờ bố giúp đỡ để bản thân được nghỉ ngơi.

Làm cho bé thoải mái

9 tháng làm tổ trong tử cung của mẹ, bé đã quen với môi trường trong đấy. Tử cung là nơi an toàn, ấm áp và dễ chịu. Khi ra ngoài, xa lạ với môi trường khiến bé khó chịu, dễ khóc nhè. Làm cho bé thoải mái giúp ngăn được những cơn khóc nhè của bé.

Quấn bé trong chăn

Bọc bé một cách thoải mái trong một chiếc chăn mỏng, nhẹ. Hai tay bé ôm ngang ngực sẽ có tác dụng làm dịu tuyệt vời. Em bé được quấn tã thường ngủ lâu và ngon hơn.

Chăm sóc kiểu chuột túi

Cách chăm sóc này đặc biệt tốt cho bé nhỏ. Cởi quần cho bé, sau đó bạn nằm xuống, đặt cô ấy lên làn da trần trụi của bạn.

Đắp lên người của bạn và bé một chiếc chăn ấm áp. Hơi ấm của bạn truyền sang bé, giúp bé dễ chịu. Cảm giác như những ngày được sống trong tử cung của mẹ.

Địu bé trên người

Địu bé trên người khiến bé ấm áp, dễ chịu. Đặc biệt bạn có thể cho bé bú bất kì nơi nào. Bé sẽ không còn khóc nhè nữa.

Mang đến tiếng ồn

Bụng mẹ không phải là nơi hoàn toàn im lặng. Bé nghe tiếng tim đập, tiếng dạ dày, tiếng dòng máu lưu thông…Vậy nên với bé, im lặng không phải là tốt nhất.

Bật quạt

Tiếng quạt gió sẽ làm dịu một đứa trẻ đang khóc. Nếu không tin bạn có thể thử ngay.

Tiếng máy hút bụi

Đối với một số bé, tiếng ồn của máy hút bụi làm bé thoải mái.

Tạo ra âm thanh “shush”

Shush là âm thanh bé luôn được nghe trong bụng. Tạo ra âm thanh này bé sẽ thấy quen thuộc và dừng khóc.

Hãy thử với tiếng ồn trắng

Tiếng sóng biển, tiếng mưa, thác nước chảy…đây là những âm thanh giúp làm dịu bé.

Xem xét các vấn đề sức khỏe của bé

Có thể bé khó chịu từ dạ dày . Một số người nghĩ khi trẻ sơ sinh mỉm cười không khí sẽ vào dạ dày gây đau. Nếu bạn nghi ngờ bé của bạn khóc vì đau khí hãy:

Đặt bé xuống qua đầu gối của bạn và nhẹ nhàng xoa lưng bé;

Đạp chân trong khi bé nằm ngửa;

Nói chuyện với bác sĩ của bạn về tình trạng của bé.

Đau bụng

1/5 trẻ sơ sinh hay bị đau bụng. Nghĩa là bé khóc vì đau không phải là khóc nhè. Hãy thử để bé mặt úp vào cẳng tay của bạn, đặt bé sát vào cơ thể bạn. Và di chuyển bé qua lại.

Vấn đề về chế độ ăn uống của bạn

Nếu bạn đang cho con bú thì hãy chú ý bữa ăn của mình. Thử loại bỏ sữa, cà phê, hành tây… và các thực phẩm có thể kích ứng khỏi bữa ăn của bạn.

Nỗ lực làm dịu cơn khóc của bé

Nếu đến đây bé vẫn chưa hết khóc, bạn hãy cố gắng giúp bé hết khóc bằng cách sau:

Một núm vú giả

Núm vú giả khiến bé thoải mái hơn khi ngậm. Thế nhưng bạn đừng nên lạm dụng vì sẽ ảnh hưởng đến hàm của bé.

Đưa bé ra ngoài

Thay đổi môi trường, không khí có thể giúp bé hết khóc.

Massage cho bé

Một số bé thoải mái hơn khi được massage.

Làm mờ đèn, tắt TV

Qúa nhiều ánh sáng khiến bé khó chịu, thử loại bỏ xem thế nào.

Kiểm tra nhiệt độ trong nhà

Qúa nóng hoặc quá lạnh khiến bé khó chịu.

Kiểm tra quần áo của bé

Quần áo quá chật khiến bé khóc vì khó chịu.

Đeo nút bịt tai

Nếu bé khóc mà bạn không thể dỗ thì nên đeo nút bịt tai. Điều này giúp bạn dễ chịu hơn.

Tại Sao Bé Sơ Sinh Hay Khóc Và Cách Dỗ Bé Hiệu Quả?

Tại sao bé sơ sinh hay khóc? Bé sơ sinh khóc là chuyện rất bình thường. Đó là cách bé giao tiếp và cho chúng ta hay khi bé đói, đau, sợ hãi, cần ngủ và nhiều thứ khác.

Vì vậy, mẹ có nghĩa vụ phải biết chính xác những gì con đang cố gắng để cho mẹ biết? Có thể rất khó giải mã tiếng khóc của con, đặc biệt là lúc đầu.

Mẹ có thể làm dịu cơn khóc của bé ngay lập tức nếu biết được nguyên nhân khiến con khó chịu

Đây là những lý do phổ biến nhất khiến trẻ khóc:

Bé khóc vì đói và cần được ăn

Đói là một trong những lý do phổ biến nhất khiến em bé sơ sinh khóc. Do bú không đủ sữa hoặc khoảng cách giữa các cữ bú của bé quá dài. Tốt nhất các bà mẹ không nên để bé sơ sinh khóc rồi mới cho bú, bạn nên chú ý theo dõi những dấu hiệu chứng tỏ rằng bé muốn ăn:

– Khi đói bụng, bé thường mút ngón tay của mình, đầu bé sẽ quay phải quay trái như để tìm kiếm ti mẹ.

– Khi được mẹ bế, bé sẽ rúc vào ngực mẹ, nếu mẹ không đáp ứng kịp thời bé sẽ khóc nhè.

– Bạn chạm tay lên môi bé, bé sẽ “cong môi” vì tưởng đó là ti mẹ hoặc núm ti bình sữa.

Mẹ hãy nhanh chóng nhận ra nhu cầu của bé, một khi bé đã no bụng, bé sẽ ngoan ngoãn nằm chơi hoặc chìm vào giấc ngủ sâu.

Bé sơ sinh khóc vì cần phải thay tã

Em bé của bạn có thể phản đối, phát ra tín hiệu khóc lóc, hậm hực nếu tã ướt hoặc bẩn, với bé, điều này thật khó chịu và khiến bé thực sự cảm thấy bị làm phiền.

Vì thế khi thấy làn da đang sạch sẽ tinh tươm của mình bị kích thích, bé sẽ thông báo với cha mẹ thông qua tiếng khóc. Bạn hãy nhanh chóng phát hiện ra nguyên nhân từ đâu, một khi bé lại được khô thoáng, thơm tho sạch sẽ, chắc chắn bé sẽ chơi ngoan.

Con bạn đang mệt, dù cố gắng nhưng không thể có được giấc ngủ ngon, ngủ sâu giấc. Tín hiệu lúc này phát ra đó là bé thường rên rỉ và khóc lóc ỉ ôi, nhìn thất thần vào không gian.

Bạn hãy ôm ấp bé, hát cho bé nghe bài mà bé thích. Chắc chắn bằng hơi ấm của mẹ, bằng tiếng hát ngọt ngào thân thuộc, bé sẽ thấy yên tâm và thôi rên khóc.

Bé khóc vì muốn được ôm và bế

Nếu em bé của bạn nhỏ hơn 5 tháng tuổi, bé có thể dễ khóc vào cuối buổi chiều và buổi tối. Điều này là hết sức tự nhiên và bình thường, nhưng tiếng khóc của bé có thể khiến bạn rất căng thẳng và mệt mỏi. Tuy nhiên, nếu bé sơ sinh khóc dai dẳng theo giờ cố định thì bạn cần phải kiểm tra yếu tố bé đang bị đau bụng.

Lúc này, bạn hãy ôm ấp và lắc lư bé của bạn, hoặc bạn có thể làm theo một động tác khá hay ho học được từ nhiều bà mẹ khác để dứt cơn khóc dai của con. Một trong những cách đó là hãy tạo tiếng ồn khi nói vào cái máy sấy tóc hoặc quạt. Âm thanh lạ tai này sẽ khiến bé thích thú và làm dịu nhanh cơn khóc của con bạn.

Bé khóc vì đầy hơi và cần phải ợ hơi

Nếu em bé của bạn khóc trong hoặc ngay sau khi ăn, bạn hãy lưu ý tới vấn đề ợ hơi. Bé bú mẹ (hoặc bú bình) có thể nuốt sữa và cả không khí vào bụng. Nhiều hơi trong bụng sẽ khiến bé khó chịu, bú ít vì không thoải mái và khó ngủ ngon. Vỗ ợ hơi cho bé trong và sau khi bú là một điều vô cùng quan trọng.

Có rất nhiều cách giúp bé thoát khỏi chứng khó chịu này. Bạn có thể bế bé lên vai, một tay giữ phần mông bé, một tay xoa nhẹ vào phần lưng hoặc bạn có thể khum bàn tay và vỗ nhẹ lên lưng bé đến khi bé ợ hơi. Hoặc cách khác, bạn cho bé ngồi lên đùi rồi vỗ hoặc chà xát nhè nhẹ vào lưng bé để bé ợ.

Sau khi bé được “thỏa mãn”, bé sẽ nhanh chóng ngoan ngoãn và dừng hẳn tiếng khóc.

Bé khóc vì thân nhiệt thay đổi, quá nóng hay quá lạnh

Bạn đừng nghĩ rằng càng mặc ấm, nhiều áo thì con càng thấy giống trong bụng mẹ. Điều này sẽ khiến bé sơ sinh khóc, khó chịu vì nóng.

Bạn hãy mặc cho bé quần áo mỏng, thoáng và điều quan trọng là bạn hãy kiểm tra nhiệt độ phòng sao cho thích hợp nhất với bé (28-30 độ C).

Bạn nên nhớ rằng, trong những tháng đầu đời, cơ thể bé còn khó để tự điều chỉnh thân nhiệt. Vì thế, bé rất dễ bị lạnh quá hay nóng quá. Bạn nên kiểm tra thân nhiệt của con thường xuyên bằng cách chạm tay lên trán, chân, gáy con.

Ngay sau khi tè dầm hoặc đi ị ra bỉm, bé có thể cảm thấy bị lạnh, bạn cần thay ngay cho con. Ngoài ra, nếu thấy con bị lạnh, bạn hãy kiểm tra lại nhiệt độ phòng. Bé sẽ khóc vì khó chịu nếu cảm nhận được không khí lạnh đang len lỏi xung quanh bé.

Bé bị bệnh và trong người khó chịu

Hãy nhận biết những thay đổi trong em bé của bạn. Nếu bé không khỏe, bé sẽ khóc với một “giai điệu” khác hoàn toàn với những tiếng khóc đòi hỏi khác. Tiếng khóc yếu hơn, cấp bách hơn, liên tục, hoặc the thé.

Nếu bạn cảm thấy rằng có điều gì lạ xảy ra với bé, hãy đừng chần chừ và gọi ngay cho bác sĩ của bé.

Có sự thay đổi trong môi trường của bé

Nếu em bé của bạn nhận được quá nhiều sự chú ý và âu yếm từ khách đến thăm, điều này sẽ khiến bé khó chịu. Bạn hãy cho bé được nghỉ ngơi bằng cách bế bé đến một nơi nào đó yên tĩnh.

Hãy thử những mẹo nhỏ sau đây khi trẻ sơ sinh khóc quá nhiều

– Cuộn bé lại và ôm ấp bé: Trẻ sơ sinh luôn thích cảm giác ấm áp và an toàn như khi bé vẫn ở trong lòng mẹ, vì thế hãy quấn bé trong tấm chăn ấm, bế ẵm bé vào lòng. Nhưng cũng có các bé khác lại không thích kiểu bế này và thích được âu yếm theo kiểu khác như là được bế và rung rung, hay được cho ngậm vú giả.

– Cho bé nghe nhạc điệu: Bạn có thể thử bật nhạc nhẹ nhàng, hát ru.

– Cho bé quen với những chuyển động: Đôi khi chỉ bằng việc bế bé và đi lại bạn trong phòng cũng là cách đã dỗ dành bé. Đu đưa bé nhẹ nhàng trong một chiếc ghế, đặt bé trên một chiếc ghế lò xo sẽ có tác dụng hiệu quả. Bạn cũng có thể đẩy bé đi dạo trên xe nôi hay cho bé đi chơi một vòng.

– Massage cho bé: Hầu hết các em bé đều thích được vỗ về, massage cũng là cách dỗ dành trẻ. Đừng lo lắng nếu bạn không biết chính xác những động tác, xoa nhẹ nhàng và chậm dãi vào lưng, bụng của bé, những động tác này sẽ khiến bé thoải mái.

– Cho bé hút một thứ gì đó: Nhiều khi vì muốn cầm cái gì đó mà bé khóc toáng lên. Bạn hãy cho trẻ cầm một món đồ chơi chẳng hạn như thế bé sẽ thấy tốt hơn.

Dành cho cha mẹ khi quá căng thẳng

Bé khóc sẽ làm cho cha mẹ căng thẳng và mệt mỏi nhiều lúc cảm giác mình không đủ thời gian và nghị lực để nuôi con. Nếu bạn đã làm thỏa mãn mọi nhu cầu nhưng bé vẫn khóc, lúc này hãy quan tâm chăm sóc chính bản thân mình để tránh tình trạng quá bực tức.

– Đặt bé xuống một nơi an toàn và cho bé khóc một lát.

– Gọi một người bạn hay một người họ hàng đến xin lời khuyên.

– Tự thưởng cho bản thân vài phút thư giãn và nhờ ai đó trông bé một lát.

– Bật một bản nhạc nhẹ nhàng để thư giãn.

– Hãy thở thật sâu.

– Tự nhắc bản thân mình rằng không có gì xấu xảy ra với bé cả, khóc một chút cũng không có ảnh hưởng gì đến bé.

– Luôn lặp lại với bản thân rằng “Bé sẽ lớn và sẽ không còn thói quen này nữa”.

– Cho dù bạn làm gì đi nữa, đừng bao giờ thể hiện sự bực dọc bằng việc phát vào mông bé. Luôn ghi nhớ rằng khi bé yêu của bạn được từ 8 đến 12 tuần tuổi thì bé sẽ ngoan hơn rất nhiều và những trận khóc lóc sẽ không còn nữa.

Bạn có quan tâm tới việc nuôi dạy con không? Đọc các bài báo chuyên đề và nhận câu trả lời tức thì trên app. Tải app Cộng đồng theAsianparent trên IOS hay Android ngay!

6 Cách Dỗ Trẻ Sơ Sinh Ngủ Cực Đơn Giản Và Hiệu Quả Cho Mẹ

Không ít mẹ gặp khó khăn khi cho bé ngủ, nhất là những ai lần đầu làm mẹ. Nguyên nhân do bé mới sinh nên đồng hồ sinh học của bé chưa phát triển toàn diện. Bên cạnh đó, mẹ cũng cần có thời gian để hiểu về thời gian ngủ của bé, cơ thể bé. Mẹ tham khảo ngay 6 cách dỗ trẻ sơ sinh ngủ đơn giản và hiệu quả dưới đây nhé!

6 cách dỗ trẻ sơ sinh ngủ cho mẹ 

#1. Cách dỗ trẻ sơ sinh ngủ: Quấn tã/ ủ kén cho bé

Phản xạ Moro ở trẻ sơ sinh

Phản xạ này giúp bảo vệ bé trong giai đoạn đầu phát triển. Nó gần giống như một báo động được kích hoạt bởi bất kỳ sự thay đổi đột ngột nào: tiếng ồn lớn, cái chạm bất ngờ,… Việc quấn tã đã được chứng minh là giúp làm dịu đáng kể khi bé có phản xạ Moro. Quấn tã giữ cho cánh tay và chân của bé nằm sát cơ thể. Vì vậy chúng giữ nguyên vị trí cho đến khi em bé bình tĩnh lại.

Lợi ích khi quấn tã để trẻ sơ sinh ngủ ngoan hơn

Quấn tã là một trong những cách dỗ trẻ sơ sinh ngủ hiệu quả nhất trong những tháng đầu của bé. Cách này giúp bé không bị giật mình khi thức dậy vào ban đêm. Nó tạo cảm giác như bé đang được ôm. Vì vậy, khi đặt bé xuống cũi/ nôi, bé vẫn có thể ngủ lâu hơn. Nó cũng giống như cảm giác như bé đang nằm trong tử cung. Một phần lý do khiến trẻ sơ sinh ngủ nhiều là vì bé mới trải qua 9 tháng chủ yếu ngủ trong bụng mẹ. Việc quấn tã sẽ mô phỏng một nơi ấm áp, quen thuộc đó.

Lưu ý khi quấn tã cho bé

Quấn tã là quấn trẻ sơ sinh trong miếng tã vải để giữ cho tay và chân bé không quờ quạng. Điều này làm cho bé cảm thấy an toàn và ngủ tốt hơn. Mẹ có thể mua một chiếc chăn quấn đặc biệt được thiết kế chuyên để quấn. Nhưng hạn chế quấn tã nếu bé trên 2 tháng tuổi hoặc khi bé có thể tự lăn. Lúc này, việc quấn tã có thể làm tăng nguy cơ SIDS (hội chứng đột tử ở trẻ sơ sinh) nếu em bé quấn tã nằm sấp.

#2. Cách dỗ trẻ sơ sinh ngủ: Tránh giao tiếp bằng mắt

Nghe có vẻ hơi lạ, nhưng đó là sự thật. Giao tiếp bằng mắt trong khoảng thời gian dài với bé, cười với bé có thể tạo ra sự kích thích với trẻ sơ sinh. Vì vậy mẹ hãy tránh điều này trước khi cho bé đi ngủ và trong khi cho bé ăn đêm. Khi mẹ cho bé ăn vào giữa đêm, điều quan trọng là giữ cho bé bình tĩnh và không bị kích thích nhất có thể. Đây là một trong những cách tốt nhất mẹ có thể làm để dỗ trẻ ngủ đêm. 

#3. Cách dỗ trẻ ngủ nhanh: Học cách ngủ ngon của bé

Ngáp

Chà mắt, tai hoặc đầu

Nhìn xa: Bé có thể không nhìn mẹ mà nhìn đi chỗ khác

Quấy khóc. Tiếng khóc có thể khóc thút thít hoặc tiếng thét chói tai, tuỳ thuộc vào mức độ mệt mỏi của bé.

Dấu hiệu của sự quá sức. Bé quá mệt mỏi có thể khóc rất to, chói tai. Tay bé có thể bị kéo căng, cơ thể căng cứng trong khi khóc. Khi bé như vậy thì cần một thời gian dài để dỗ dành bé.

Làm thế nào để dỗ trẻ sơ sinh ngủ khi đang quấy khóc?

Tốt nhất, mẹ nên đưa bé đến một nơi yên tĩnh, tránh xa môi trường ồn ào. Mẹ có thể đưa núm ti giả cho bé hoặc thử đưa bé cho thành viên khác trong gia đình để bế bé. 

#4. Cách dỗ trẻ sơ sinh ngủ: Phát triển thói quen ngủ nhất quán

Sự không nhất quán là nguyên nhân số một của những giấc ngủ ngắn và thói quen ngủ thất thường. Vì vậy, khi mẹ đã học được dấu hiệu buồn ngủ của bé, mẹ hãy xem làm thế nào để có thể phát triển một thói quen ngủ nhất quán. Đây là cách giúp mẹ dỗ trẻ ngủ ngon hơn.

Cho đến khoảng 6 tuần tuổi, bé sẽ không có thời gian đi ngủ cụ thể. Thực tế là bé ngủ thường xuyên. Tuy nhiên, sớm nhất là từ tuần 4 đến 6, mẹ sẽ nhận thấy mức độ nhất quán xuất hiện trong mô hình giấc ngủ của bé. Những giấc ngủ ngắn của bé sẽ dài hơn. Sau khi bé đạt mốc 6 tuần tuổi, đây là thời điểm tuyệt vời để bắt đầu thực hiện những thói quen ngủ tốt cho bé. 

3 lưu ý để xây dựng thói quen ngủ nhất quán

Có cách hoạt động giúp bé thoải mái, dễ ngủ hơn: tắm, lắc lư, quấn tã,…

Tính nhất quán: giữ thói quen nhất quán và nó sẽ trở thành gợi ý cho bé đến giờ đi ngủ

Đơn giản và lặp đi lặp lại: thói quen mẹ tạo cho bé nên đơn giản, dễ dàng, lặp đi lặp lại mỗi đêm, trong bất kỳ môi trường nào. Bằng cách đó, ngay cả khi mẹ không ở nhà, mẹ vẫn có thể tạo thói quen để bé ngủ dễ hơn.

Một môi trường ngủ phù hợp đóng một vai trò quan trọng trong việc phát triển thói quen ngủ của bé  Để tạo ra một môi trường hoàn hảo, mẹ hãy ngừng mọi hoạt động ngay khi mẹ phát hiện ra tín hiệu buồn ngủ của bé. Đưa em bé vào phòng riêng của mình. Tắt đèn, kéo rèm cửa, bật tiếng ồn trắng và quấn tã trước khi hát hoặc cho bé ngủ.

3 lưu ý để tạo ra một môi trường ngủ phù hợp

Làm cho môi trường trở nên tối hơn. Mẹ muốn cho bé có liên kết đêm với giấc ngủ, hãy giữ cho căn phòng càng tối càng tốt. Bóng tối cũng sẽ ngăn chặn sự xao lãng và giữ cho bé bình tĩnh hơn. 

Thêm tiếng ồn trắng. Tiếng ồn trắng giúp che giấu những tiếng ồn khác gây mất tập trung trong môi trường xung quanh bé. Âm thanh này cũng bắt chước những tiếng ồn mà bé đã quen trong bụng mẹ để giúp bé thư giãn.

Nhiệt độ. Nhiệt độ có thể có tác động lớn đến giấc ngủ của bé. Quá lạnh có thể khiến bé thức dậy thường xuyên. Quá nóng có thể làm tăng nguy cơ SIDS. Giữ phòng ở 68-72 độ F là hợp lý.

#5. Cách dỗ trẻ sơ sinh ngủ: Lưu ý khi chọn tã cho bé

Nhiều mẹ không ngờ rằng, việc mặc tã phù hợp lại là 1 trong những cách dỗ trẻ sơ sinh ngủ. Thay tã vào ban đêm có thể đánh thức bé. Không chỉ vậy, nó khiến cả chất lượng giấc ngủ của mẹ bị ảnh hưởng. Chăm con giai đoạn đầu, chắc chắn mẹ rất cần ngủ đủ giấc. Mẹ nên thay tã cho bé trước khi cho bé ăn vào ban đêm. Quan trọng, mẹ chọn tã cho bé đáp ứng các tiêu chí sau:

Thấm hút tốt, không thấm ngước, có thể đóng được xuyên đêm.

Mỏng, thoáng, không bí bách

Không vón cục

Rất nhiều bé sẽ khó ngủ sâu lại khi bị tỉnh giấc giữa đêm vì tã ướt hay tã tràn. Những tã bí bách, nhiều bông, chất liệu không khô thoáng cũng dễ khiến bé ngủ không ngon.

Nếu phải thay tã sau khi cho bé ăn. Mẹ đừng bật đèn lớn, tránh nói chuyện với bé một cách hào hứng và giao tiếp bằng mắt.

#6. Cách dỗ trẻ ngủ ngon: Đừng cố gắng “làm tất cả”

Các mẹ luôn muốn làm tất cả mọi việc. Nhưng khi vừa mới sinh bé xong, việc ôm hết tất cả mọi việc có thể mệt mỏi hơn bình thường. Vì vậy, cách này giúp mẹ quan tâm đến bản thân mình nhiều hơn. Bởi khi mẹ mệt mỏi, kiệt sức cũng có thể khó giữ được bình tĩnh khi cố gắng dỗ trẻ sơ sinh ngủ. Bé càng khó ngủ hơn, dễ quấy khóc không theo ý mẹ. Nếu mẹ bình tĩnh hơn, bé cũng dễ ngủ hơn.

Mẹ có thể nhờ sự giúp đỡ của người thân trong công việc nhà. Đồng thời dành thời gian để chăm sóc sức khoẻ, phục hồi sau sinh và có thời gian ngủ đủ để chăm bé.

Những điều mẹ cần tránh

Cho bé bú quá no trước khi ngủ.

Để cho bé vận động quá nhiều trước khi đi ngủ.

Lạm dụng võng, nôi điện sẽ khiến giấc ngủ của trẻ phụ thuộc vào những vật dụng này.

Sử dụng thuốc tùy tiện mà chưa có chỉ định của bác sĩ chuyên khoa. Chẳng hạn như thuốc kích thích thần kinh, thuốc ngủ.

Giấc ngủ rất quan trọng trong 1 năm đầu của bé. Hi vọng với 6 cách dỗ trẻ sơ sinh ngủ ở trên, mẹ có thể vận dụng và cùng bé có những giấc ngủ ngon nhé!

Nguồn tham khảo:

https://en.wikipedia.org/wiki/Moro_reflex

Moro Reflex and Other Newborn Reflexes: https://www.whattoexpect.com/baby-behavior/newborn-reflexes.aspx

Afamily: Cộng đồng mẹ bỉm phát mê vì độ thấm hút và ngừa hăm của bỉm Mamamy 

Eva: Cộng đồng mẹ bỉm săn lùng khuyến mại bom tấn của bỉm Mamamy

Cháu Trai Đăng Clip Ông Dỗ Dành Bà Đi Ngủ Lên Tiktok Cho Vui, Ai Ngờ Hút Gần 4 Triệu View

“Khi chúng ta già, m ắt mờ đi, chân mình run không kịp bước. Mình nương tựa vào nhau, quãng đời về sau v à gói cả thế gian vào lòng bàn tay gầy…”

Hẳn nhiều người từng nghe những câu hát về tình yêu tuổi già cực kì lãng mạn nhưng đẹp đẽ này rồi. Và đoạn clip cụ ông dỗ dành cụ bà đi ngủ đang làm mưa làm gió MXH sẽ khiến bạn thêm ngưỡng mộ về tình yêu của ông bà mình. Hoá ra cho dù đã ở cạnh nhau bao lâu đi chăng nữa, họ vẫn yêu, vẫn thương nhau như những ngày đầu!

Nhân vật chính trong đoạn clip là ông bà nội của anh chàng Nguyễn Ngọc Thiên (24 tuổi). Ông đang ngồi dỗ dành bà đi ngủ mặc cho bà giận dỗi, nhõng nhẽo ông vẫn kiên trì mà không hề phàn nàn lấy nửa lời. Được biết n ăm nay ông 87 tuổi còn bà tròn 90 tuổi, cả hai đã lấy nhau được 63 năm.

Hơn 1 năm nay, sức khoẻ của bà nội Thiên yếu đi nhiều, đặc biệt không còn được minh mẫn về vấn đề tiền nong nữa. Còn lại bà nhớ tất cả những thứ khác nhưng ông vẫn chăm sóc cực kì chu đáo.

“Từ trước đến giờ ông nội mình luôn là mẫu người đàn ông của gia đình, yêu thương vợ con và cực kì chiều bà. Hàng ngày, 5h sáng ông đã dậy quét nhà quét sân vườn rồi nấu nước pha trà và để khi bà dậy có nước nóng để rửa mặt. Sau đó trong khi bà ăn trầu thì ông đi nấu hoặc mua đồ ăn sáng, đến trưa ông vào bếp nấu ăn. Nói chung cả ngày ông chỉ quanh quẩn lo cho bà thôi” – Ngọc Thiên kể.

Kể về chuyện chia sẻ những đoạn clip về ông bà nội lên mạng, Thiên cho biết: “Lúc đầu mình đăng lên chỉ là để giữ lại những kỉ niệm đẹp của ông bà với con cháu. Dần dần có nhiều bạn xem và muốn được biết nhiều hơn về những khoảnh khắc vui vẻ của ông bà nên mình đăng đều đặn hơn.”

Sau khi được dân mạng biết đến, một vài người ở gần đã đến thăm nên ông Thiên cũng biết mình được cháu đưa lên mạng còn bà thì không: “Ông mình nói với bà là: “Bà mà cứ quấy tôi là các cháu quay phim hết lại đưa cho người ta xem đấy. Xong bà bảo: “Ai thèm xem mà”.

Bản thân Thiên cũng rất vui khi những khoảnh khắc của ông bà được đón nhận và hâm mộ. Có điều có quá nhiều người biết đến nên các bác và anh chị em trong nhà cũng dặn anh chàng hạn chế vì sợ phiền ông bà.

Hiện tại đoạn clip của ông bà nội Thiên vẫn đang thu hút sự chú ý và được chia sẻ rộng rãi, riêng trên MXH Tiktok đã có 3,7 triệu lượt xem. Đúng là, tình yêu thời ông bà anh đẹp lắm ai ơi nhỉ?