Top 13 # Văn Khấn Dọn Dẹp Bàn Thờ Thần Tài Xem Nhiều Nhất, Mới Nhất 6/2023 # Top Trend | Iseeacademy.com

Bài Khấn Sau Khi Dọn Dẹp Xong Ban Thờ

Sắp xếp đồ cúng đã chuẩn bị lên .

Con kính lạy chư Phật 10 phương

Con kính lạy 10 phương chư Phật

Con kính lạy quan đương niên , đương cảnh , quan hành khiển , thần binh .

Con kính lạy các Ngài ngũ phương , ngũ mạch , tài thần , táo quân .

Tín chủ con là :

Hôm nay tân niên xuân tiết , ngày lành tháng tốt . Con chọn được thời hoan khắc hỉ để sái tịnh lại hương án .

Nay việc dương đã tròn , cung thỉnh các vị các ngài hồi vị hương án cho con được tiếp tục phát tâm thờ phụng cốt vị .

Năm mới lộc mới con mong cầu.

Xin các vị các ngài độ cho tấm lòng thành , phù cho gia chủ con đc an bình , thuận lợi. Xuất hành đi đến nơi về đến chốn .

Cuộc sống duyên lành mang tới , duyên dữ mang đi

Tài lộc đủ đầy , việc dương thăng tiến .

Nếu âm điều con có thiếu sót , kính xin được tha thứ , chở che .

Mong các vị các ngài linh thiêng giáng hạ , chúng con xin kính thành cẩn cáo

Con Nam Mô A Di Đà Phật ( 3 lần )

Sau đó đợi hương tàn , hạ lộc , thụ lộc , và đánh chén. Nếu lễ vào 23 thì thong dong mà đi thả cá

Bài khấn xin thỉnh các Vị các Ngài về ( sau khi lau dọn xong )

Ngày Đẹp Dọn Dẹp Ban Thờ 2022

Xem ngày tốt để dọn dẹp ban thờ, bốc lại bát hương cuối năm

Việc dọn dẹp chăm chút cho ban thờ sạch sẽ ngày cuối năm để đón năm mới là công việc quan trọng của các gia đình. Trong bài viết này VnDoc sẽ chia sẻ cho các bạn một số ngày đẹp để dọn dẹp ban thờ, bốc lại bát hương ngày cuối năm, mời các bạn cùng tham khảo.

1. Xem ngày tốt dọn bàn thờ

2. Ngày tốt tỉa chân nhang dọn dẹp bàn thờ cuối năm 2020 âm lịch

Thông thường sẽ tỉa chân nhang ngày 23 tháng chạp. Các ngày 13, 15, 20, 21, 23, 25, 27 tháng Chạp (âm lịch) năm là những ngày tốt nhất để tiến hành bốc lại bát hương. Tỉa chân nhang, dọn dẹp bàn thờ tổ tiên.

Danh sách các loại bát hương bàn thờ gia tiên

Trong Phật giáo, bát nhang (bát hương) là một vật linh thiêng dùng thờ cúng trong gia đình. Đó là nơi con cháu hướng về tổ tiên, các vị thần linh cầu mong sự bình an, tỏ lòng hiếu thuận.

Nhiều người thường nghĩ người bốc bát hương phải do người cao minh, thường là các thầy hoặc pháp sư. Trên thực tế, ai cũng có thể bốc được bát hương, song đích thân gia chủ bốc là tốt nhất. Đó phải là người thành tâm và chân tay sạch sẽ.

Bát nhang là biểu tượng tâm linh linh thiêng trên bàn thờ. Đây là cầu nối thể hiện tấm lòng tưởng niệm, tưởng nhớ cũng như ước nguyện của gia chủ với các vị thần linh, gia tiên.

Bát hương Thờ Phật

Cầu mong sự bình an thanh thản đến với gia đình, giải thoát tai ương.

Bát hương Thờ Thần

Thờ thổ công, long mạch, thần tài, tiền chủ những vị cai quản mảnh đất mình cư ngụ, cầu giúp gia đình ăn ở yên ổn.

Bát hương Thờ gia tiên

Thờ những người đã khuất trong gia đình hoặc dòng họ.

Sau một thời gian thắp nhang, bát hương thường đầy. Một số người cho rằng, bát hương càng đầy thì càng linh. Tuy nhiên, quan niệm này cũng chỉ là suy đoán, bởi bát hương đầy thì nguy cơ gây hỏa hoạn là có thể xảy ra. Do đó, mỗi năm ít nhất 1 lần, các gia đình thường phải rút tỉa chân nhang.

3. Quy trình dọn dẹp bát hương

Lưu ý: Các tín chủ nhớ khấn trước khi thực hiện lau dọn. Bài khấn được VnDoc cung cấp tham khảo ở phía dưới.

Thứ 1. Lau rửa sạch: Giã gừng cho vào rượu trắng, dùng khăn sạch nhúng rượu gừng và lau bát hương, để khô.

Thứ 2. Nên: Có cốt (tro đốt bằng rơm nếp, có bán tại các hàng mã) và một trong các thất bảo của nhà Phật (ưu tiên đá quý, ngọc như hổ phách, lưu ly, thạch anh… vì có trường khí cao, mua ở các cửa hàng đá quý).

– Không nên: Cho giấy trang kim, hạt nhựa… bán sẵn ở các hàng mã. Cũng không nên cho bùa chú, linh phù… của đạo gia, mật tông… vào bát hương vì sẽ gây ra trường khí âm bất lợi.

Thứ 3. Rửa tay sạch sẽ, lần lượt bốc bát hương. Thông thường có ba bát cho thần linh, gia tiên và bà cô.

Bốc lần lượt từng nắm cốt vào bát. Để cho yên tâm, Phật gia thường khuyên đếm theo số sinh như “sinh, lão, bệnh, tử”. Lần lượt đếm và bốc cho đến khi gần đầy miệng bát. Nhớ nắm cuối cùng dừng lại ở số “sinh”.

Không dốc, đổ cho đầy bát hương, mà nên bốc từng nắm. Trước khi bốc bát hương nào thì trong đầu cũng phải nghĩ là “Con … (họ tên)… xin bốc bát hương cho thần linh (thần linh/gia tiên/bà cô)”.

Bốc xong để riêng từng vị trí, tránh nhầm lẫn. Nếu sợ nhầm, có thể viết giấy dán bên ngoài, đến khi đưa lên ban thờ cần bỏ ra.

Thứ 4. Bốc xong đặt bát hương lên ban thờ. Bát hương thần linh ở giữa, bát hương bà cô ở tay trái từ trong nhìn ra, bát hương gia tiên bên tay phải.

Thứ 5. Sắm lễ: Hoa tươi, quả tươi, nước sạch bày lên bàn thờ. Mở rộng cửa ra vào trước khi thắp hương. Lúc mới đầu mỗi bát hương thắp 3 nén, những lần sau chỉ cần một nén là đủ. Nếu có chân nhang cũ có thể cắm lại mỗi bát 3 chân nhang.

Thứ 6. Bố trí: Bát hương đã đặt lên ban thờ cần giữ nguyên vị trí, không xê dịch. Sau bát hương là phần thờ cúng, chỉ nên để ảnh gia tiên (nếu có), không bày rượu, vàng mã… ở đây. Tất cả đồ thờ dâng lên (hoa tươi, quả tươi…) cần ở phía trước hay bên cạnh bát hương.

4. Một số lưu ý khi lau dọn ban thờ

– Không làm đổ vỡ đồ thờ: Đồ thờ cúng trên bàn thờ là những vật linh thiêng, thể hiện sự trang trọng tôn kính với người thân và tổ tiên đã khuất, nên theo quan niệm dân gian, nếu không cẩn thận làm đổ vỡ thì gia chủ sẽ gặp chuyện không may vì thiếu đi sự tôn trọng với người đã khuất.

– Khi lau rửa bài vị của tổ tiên thì phải dùng nước ấm, không được dùng nước lạnh.

– Tuyệt đối không lau bài vị của tổ tiên trước bài vị của thần Phật. Người xưa quan niệm như vậy là bất kính, mạo phạm với thần phật, thần phật có ngôi vị cao hơn nên dễ khiến tổ tiên bị chèn ép.

– Không được rút chân hương rồi cầm bát hương đổ hết tro ra ngoài, theo người xưa như vậy rất dễ gây “tán tài”, nên dùng chiếc thìa nhỏ xúc từng thìa đổ ra ngoài rồi mới rửa sạch bát hương đặt sang một bên.

Chú ý: Lau dọn bát hương thì cố gắng không làm xê dịch, không xoay hoặc sai vị trí của bát hương. Nếu vì lý do bất khả kháng thì sau khi lau dọn xong phải thành tâm sám hối và đặt lại đúng như trước.

5. Văn khấn lau dọn bàn thờ cuối năm

Nam mô a di Đà Phật!

Nam mô a di Đà Phật!

Nam mô a di Đà Phật!

Con xin tấu lạy Chín phương Trời, Mười phương chư Phật, chư Phật Mười phương

Con xin tấu lạy vua cha Ngọc Hoàng thượng đế, Hoàng thiên hậu thổ, ngũ phương ngũ thổ, long mạch thổ, thần Đông Trù Tư mệnh Táo phủ Thần quân.

Tín chủ con là:………………

Ngụ tại:………………….

Con xin tấu lạy vong linh các cụ gia tiên cửu huyền thất tổ, bà tổ cô và các bà cô các đời, ông mãnh, cô bé đỏ, cậu bé đỏ dòng họ …. tại…… (địa chỉ nhà ở, quê).

Hôm nay là ngày … tháng Chạp năm … ,con xin phép được bao xái lại bàn thờ gia tiên để cho sạch sẽ để tiễn năm cũ,đón năm mới tới, mong chư vị Phật Thánh, các cụ gia tiên tiền tổ, bà tổ cô, ông mãnh, cô bé đỏ, cậu bé đỏ của họ … chấp thuận.

Nam mô a di Đà Phật!

Nam mô a di Đà Phật!

Nam mô a di Đà Phật!

6. Cách dọn ban thờ thần Tài

Đầu tiên, nên dọn những thứ có trên ban Thần tài ra riêng, gồm các chén đĩa đang cúng. Nên để vào một chậu nước riêng và được vệ sinh riêng, không nên rửa chung với những đồ thờ cúng khác.

+ Tiếp đến, dọn sạch mạng nhện, tàn hương rơi xung quanh. Xong dùng khăn lau sạch bụi với nước, trước đó dùng ngón tay nhẹ nhàng gạt hết tàn nhang trên lư hương xuống. Tránh di chuyển bát hương mà chỉ nên nhấc nhẹ lên vệ sinh rồi đặt nguyên về vị trí.

+ Điều thứ 3, gia chủ lưu ý dùng khăn riêng biệt và nước như chuẩn bị trên lau tượng Thần tài và Thổ địa, cẩn trọng lau sạch để giữ vững được tài lộc.

+ Cuối cùng điều gia chủ nên chú ý đó là lau dọn sạch sẽ những phần xung quanh của ban thờ Thần tài. Đến khi hoàn tất mọi thứ, anh/chị đặt lại mọi thứ vào vị trí cũ.

7. Văn khấn xin phép dọn ban thờ thần Tài

Trước khi bắt đầu quá trình lau dọn ban thờ, gia chủ không thể bỏ qua chi tiết quan trọng này. Anh/chị cần lưu ý tắm rửa gọn gàng, ăn mặc tươm tất và chuẩn bị lễ vật, hoa quả đặt lên trước khi dọn ban thờ và đồ thờ cúng. Tiếp đó thắp hương- thông báo cho các vị Thần linh biết rằng gia chủ chuẩn bị lau dọn ban thờ, mời các vị tạm lánh đến nơi khác trong một thời gian để gia chủ bắt đầu lau dọn.

Tiếp đến gia chủ thắp 3 nén hương kính cáo Thần linh, xin được tỉa chân nhang và dọn dẹp ban thờ Thần tài – Thổ địa để đón Tết.

Nam mô A Di Đà Phật!

Nam mô A Di Đà Phật!

Nam mô A Di Đà Phật!

– Con kính lạy Hoàng thiên, Hậu thổ chư vị Tôn thần

– Con kính lạy ngài Đông trù Tư mệnh táo phủ Thần quân

– Con kính lạy các ngài Thần Tài vị tiền

– Con kính lạy các ngài Thần linh, Thổ địa cai quản trong khu vực này.

Tín chủ chúng con là: ………………………………………

Ngụ tại: ………………………………………………

Nay nhân ngày …… tháng Chạp, theo tục lệ cuối năm cũng là chuẩn bị Tết Nguyên Đán, tín chủ con cảm nghĩ thâm ân trời đất, nhớ đức cù lao tiên tổ, xin phép chư vị thánh tiên, thổ công thổ địa táo phủ thần quân, chư vị Thần tài-Thổ địa, gia tiên tổ đường nội ngoại ba bề bốn bên họ…, họ…. cho phép tín chủ con được tỉa chân nhang, báo sái lau dọn ban thờ.

Cúi xin Thần Tài thương xót tín chủ, giáng lâm trước án, chứng giám lòng thành, thụ hưởng lễ vật phù trì tín chủ chúng con an ninh khang thái, vạn sự tốt lành, gia đạo hưng long thịnh vượng, lộc tài tăng tiến, tâm đạo mở mang, sở cầu tất ứng, sở nguyện tòng tâm.

Chúng con lễ bạc tâm thành, trước án kính lễ, cúi xin được phù hộ độ trì.

Cẩn cáo!”

8. Cách xem ngày tốt xấu năm 2021

Việc chọn ngày tốt, tránh ngày xấu từ lâu đã trở thành truyền thống văn hoá của các dân tộc Đông phương. Cách xem ngày tốt xấu là công cụ để tra cứu thông tin ngày giờ tốt xấu trong ngày, trong tháng. Từ đó giúp bạn lên danh sách, lập kế hoạch để thực hiện những công việc quan trọng trong đời. Nhằm đem lại những điều may mắn, thuận lợi nhất khi tiến hành công việc.

Mời các bạn tìm hiểu chi tiết: Cách xem ngày tốt xấu.

Cuối năm cũng là thời điểm có nhiều lễ cúng quan trọng để chuẩn bị đón Tết nguyên đán như cúng tất niên, cúng giao thừa. Đây đều là các nghi lễ quan trọng trong những ngày Tết cổ truyền của người Việt nên các bạn nhớ chuẩn bị sao cho thành kính. Nếu như các bạn chưa nắm rõ cách chuẩn bị cúng lễ giao thừa hay đọc văn khấn tất niên thì có thể tham khảo trên VnDoc:

Cách Lập Bàn Thờ Thần Tài, Văn Khấn Lập Bàn Thờ Thần Tài

1Bàn thờ Thần Tài gồm những gì?

Bàn thờ thần tài cần có những đồ vật cần thiết như: khám thờ bằng Gỗ, tượng 2 ông Thần Tài và Thổ Địa, Bài vị, 1 bát hương, 3 nậm đựng gạo – muối – nước, khay gồm 5 chén, mâm hồng và lọ hoa.

Ngoài ra để bàn thờ thêm linh thiêng, bạn cũng có thể tham khảo một số vật phẩm sau: tượng Long Quy – Rùa đầu rồng, Cóc Thiềm Thừ, Tỳ hưu, Dây Ngũ Phúc Hoa Mai, 5 đồng hoa mai, Cốt thất bảo

2Cách lập bàn thờ Thần Tài đúng phong thủy

Chọn đúng ngày mua bộ bàn thờ

Mục đích của việc thờ Thần Tài và ông Địa là luôn mong nhận được sự phù hộ và nhận được nhiều may mắn, tài lộc cho công việc kinh doanh của mình. Do đó, nếu muốn gia tăng sự may mắn và linh thiêng thì bạn nên xem ngày tốt để mua bàn thờ về.

Việc chọn đúng ngày mua bộ bàn thờ còn giúp mang lại sự may mắn cho bản thân và gia đình, mọi chuyện sẽ diễn ra như mình mong muốn. Nhưng việc xem ngày mua bàn thờ cũng phụ thuộc vào tuổi và mệnh của gia chủ. Bạn nên kiểm tra kỹ để có thể chọn mua phù hợp.

Lưu ý bạn không nên sử dụng bàn thờ Thần Tài của người khác đem về nhà mình hoặc nơi mình kinh doanh.

Chọn đúng vị trí – hướng đặt bàn thờ Thần Tài

Một yếu tố vô cùng quan trọng giúp bàn thờ Thần Tài của bạn phát huy hết tác dụng đó chính là đặt đúng hướng Thần Tài. Với việc đặt sai hướng, bạn có thể gặp những khó khăn, bất lợi trong việc làm ăn, kinh doanh và cả về sức khỏe gia đình, nếu không may có thể bạn sẽ phải dính vào những vụ kiện tụng không đáng có.

Vị trí đắc địa khi đặt bàn thờ Thần Tài – Thổ Địa chính là đặt đối diện với cửa chính. Bàn thờ đặt theo hướng 2 cung là Tài Lộc và Quý Nhân.

Một số lưu ý thêm khi đặt bàn thờ Thần Tài và Ông Địa:

Tránh đặt bàn thờ Thần Tài bị hướng vào những nơi coi là không sạch, không nghiêm như nhà vệ sinh, nhà tắm hoặc chuồng chăn nuôi gia súc, gia cầm,…

Bàn thờ Thần Tài phải được đặt theo nguyên lý “Tọa Sơn Hướng Thủy” – tức là phải được tựa vào những nơi chắc chắn và hướng vào nơi sạch sẽ, nghiêm trang.

Không được đặt bàn thờ ở những vị trí động, hay chỗ phải lên xuống như có cầu thang.

Không nên đặt bàn thờ ở những chỗ có cạnh góc nhọn, sắc bén vì chỗ đó sẽ rất nhiều sát khí, làm ảnh hưởng tới bàn thờ của bạn.

3Bày trí bàn thờ

Lập bàn thờ bạn cũng phải chú ý đến cách bố trí bàn thờ, tức là bạn phải sắp xếp các vật phẩm lên bàn thờ đúng cách, đúng chỗ theo quy luật của phong thuỷ.

Bạn sẽ bố trí bàn thờ theo lối trong cao ngoài thấp và ông Thần Tài Thổ Địa chính là vị trí cao nhất, rồi từ từ thấp dần với các vật phẩm ở bên ngoài. Cụ thể là:

Trong cùng thông thường là được dán trên vách một tấm bài vị. Xong bạn sẽ xếp thêm tượng ông Thần Tài bên trái và Thổ Địa hướng từ ngoài vào.

Phía dưới 2 ông là bạn đặt 3 chóe thờ để rượu nước và gạo, cúng cho tới cuối năm mới được thay.

Đặt bát hương ở giữa bàn thờ và nên thắp hương hàng ngày để bàn thờ luôn được ấm cúng. Bạn không nên làm xê dịch bát hương khi lau chùi vệ sinh.

Bạn đặt lọ hoa và mâm quả theo nguyên lý Đông Bình Tây Quả. Bạn nên chọn cúng những loại ngũ quả và hoa thì ưu tiên hoa hồng, hoa cúc và hoa đồng tiền,…

Bạn xếp 5 chén nước để tượng trưng cho ngũ phương và ngũ hành.

Nếu có Cóc Thiềm Thừ thì bạn nên đặt ở phía bên trái. Ngày thì quay ra để kiếm tiền và tối quay vào để giữ tiền lại cho gia chủ.

Cuối cùng là bạn nên đặt một bát nước lòng không sâu và rải thêm các cánh hoá hồng trên mặt đặt ở phía ngoài cùng trên mặt đất.

4Đồ lễ cúng lập bàn thờ Thần tài

Bạn có thể chọn đồ cúng dựa theo phong tục của gia đình hoặc theo gợi ý sau: 10 bông hồng vàng, đĩa xôi, con gà trống luộc, cá lóc nướng, 1 đĩa ngũ quả và 5 quả cau 5 lá trầu, 5 củ tỏi, 1 chum rượu nhỏ, 1 bao thuốc lá mở nắp và rút ra một điếu, 1 bộ quần áo mũ thần linh 1 ông ngựa đỏ to, 5 ông ngựa nhỏ, 5 mũ ngũ phương long mạch, 5 bộ quần áo với 5 màu được xếp theo thứ tự từ trái qua phải là trắng tím vàng đỏ xanh, 5 bó hương và 10 lễ tiền vàng lá, tiền thần tài, 1000 vàng đại thiếc.

5Văn khấn lập bàn thờ Thần tài

Văn khấn này bạn phải điền rõ thông tin họ tên gia chủ, vợ chồng hoặc gia quyến. Sau đó đọc chú đại bi 3 lần để tăng thêm sự thành tâm và linh thiêng.

“Nam mô A Di đà Phật (lặp lại 3 lần, vái lạy 3 cái).

– Con Kính lạy ngài Hoàng Thiên Hậu Thổ chư vị Tôn thần.

– Con kính lạy ngài Đông Trù Tư mệnh Táo phủ Thần quân.

– Con kính lạy Thần Tài vị tiền.

– Con kính lạy các ngài Thần linh, Thổ địa cai quản trong xứ này.

Tín chủ con tên là: ………………Tuổi:…………………..

Ngụ tại địa chỉ: ………………………………………………..

Hôm nay, là ngày … … tháng ……. Năm ……………… (theo âm lịch).

Tín chủ con thành tâm sửa biện, hương hoa, lễ vật, kim ngân, trà quả và các thứ cúng dâng, bầy ra trước án kính mời ngài Thần Tài tiền vị và chư vị tôn Thần.

Cúi xin Thần Tài, Thổ Địa thương xót tín chủ, giáng lâm trước án, chứng giám lòng thành, thụ hưởng lễ vật phù trì tín chủ chúng con: an ninh khang thái, vạn sự tốt lành, gia đạo hưng long thịnh vượng, lộc tài tăng tiến, tâm đạo mở mang, sở cầu tất ứng, sở nguyện tòng tâm (Đoạn này tùy ý gia chủ mong muốn điều gì thì vái xin điều đó).

Chúng con lễ bạc tâm thành, trước án kính lễ cúi xin được phù hộ độ trì.

Nam mô A Di đà Phật (lặp lại 3 lần, vái lạy 3 cái)”

Kinh nghiệm hay Bách Hóa XANH

Bàn Thờ Thần Tài, Ông Địa, Văn Khấn Thần Tài

Cho đến nay vẫn chưa có một tài liệu nào khẳng quyết rõ ràng về lai lịch của hai vị thần này, chỉ biết thần tài là một vị tần tín ngưỡng trong văn hóa Việt Nam và một số nước phương Đông. Theo truyền thuyết, thần tài có tên là Triệu Công Minh, người đời nhà Tần. Ông lánh đời và đi tu tại núi Chung Nam. Về sau tu hành đắc đạo ông được phong làm Chính Nhất Huyền Đàn Nguyên Soái trông coi việc đuổi trừ ôn dịch, cứu bệnh trừ tà. Hơn nữa người bị oan ức đến cầu cứu ông thì được giúp đỡ. Người kinh doanh buôn bán thì cầu cúng ông để được may mắn, đắc lộc.

Người ta thường vẽ ông hình một người mặt đen, râu rậm, tay cầm roi, cưỡi cọp đen. Dân gian còn gọi ông là Tài Bạch Tinh Quân hay Triệu Công Nguyên Soái. Người đời vẽ về ông trên một cái đĩa làm bằng kim loại, để trên bàn thờ để cúng.

Ông địa là ai.

Theo một số nguồn tư liệu trên internet thì ông địa chính là thần Thổ Công ( hay còn được gọi là thổ thần, thổ địa).Thổ Công là một vị thần tín ngưỡng trong văn hóa Á Đông, ông cai quản một vùng đất nào đó. Người ta cho rằng Thổ Công rất thích đùa nghịch với trẻ con và rất thích ăn tỏi. Nếu ai đã từng xem bộ phim “Tây Du Ký” của Trung Quốc thì sẽ thấy Tôn Ngộ Không mỗi khi đi đến đâu muôn biết địa hình, và người cai quản vùng đất đó thì thường đập gậy như ý gọi “Thổ Địa’ lên mà tra

Trong văn hóa người việt Thổ Công là vị thần quan trọng nhất trong nhà vì ” Đất có Thổ Công, sông có Hà Bá”, vị thần này trông coi gia đình, phò hộ cho gia đình bình an, sung túc, mọi họa phúc đêu do thần Thổ Công dự định. Còn thần tài là một vị thần đem lại tài lộc cho mọi người. Vì vậy trong kinh doanh, thương mại, người ta rất quý trọng thờ vị thần này. Bàn thờ của Thần Tài – Ông Địa thường được lập ở góc nhà, xó xỉnh hay góc khuất nào đó trong shop, cửa hàng..chứ không phải nơi cao ráo như bàn thờ tổ tiên ( Chú ý, khi thờ riêng Thổ Công trong nhà người ta đặt ở nơi cao ráo, bát hương đặt chính giữa bàn thờ, mỗi khi cúng lễ đều phải xin phép thổ công trước rồi mới mời tổ tiên về. nhưng khi thờ thổ công đi cùng thần tài thì lại được gọi là ông địa và thờ dưới đất theo quan niệm ” đấp phải trở về đất” và mọi thứ từ đất mà ra. Theo tìm hiểu của chúng tôi thì vẫn chưa tìm thấy điều lý giải rõ ràng về vị trí thờ của vị thần Đất này tại sao lại có 2 vị trí khác nhau và ở mỗi vị trí lại có một tên khác )

Vật cúng Ông địa – Thần Tài

Thông thường cúng Thần Tài – Ông Địa người ta cúng hoa quả, tỏi, chuối xiêm, thuốc lá, cà phê. Người việt còn có cấu ” Lạy ông địa cúng nải chuối” …Bàn thờ thần tài được cúng quanh năm kể cả ngày thường…

Văn khấn Thần Tài

“Nam mô a di đà phật! Nam mô a di đà phật ! Nam mô a đi đà phật!

Con lạy chín phương Trời, mười phương chư Phật, chư Phật mười phương.

Kính lạy ngài Hoàng Thiên Hậu Thổ chư vị Tôn thần

Con kính lạy ngài Đông Trù Tư Mệnh, Táo Phủ Thần Quân

Con kính lạy Thần Tài vị tiền

Con kính lạy các ngài thần linh thổ địa cai quan xứ này

Tín chủ con là ………………………….

Hôm nay ngày…. tháng… năm………

Con chủ thành sửa biện, hương hoa, lễ vật, kim ngân, trà quả và các thứ cúng dâng, bày ra trước án kính mời các ngài Thần tài tiền vị, cúi xin thần tài thương xót tín chủ, giáng lâm trước án, chứng giám lòng thành, thụ hưởng lễ vật phù trì tín chủ chúng con AN NINH KHANG THÁI, vạn sự tốt lành, gia đạo hưng long thịnh vượng, lộc tài tăng tiến, tâm đạo sở mang, sở cầu tất ứng, sở nguyện tòng tâm. Chúng con lễ bạc tâm thành, trước án kính lễ cúi xin được phù hộ độ trì. Nam mô a di đà phật! Nam mô a di đà phật ! Nam mô a đi đà phật!”

Thờ cúng Thần Tài – Ông Địa là tập quán tín vọng, là thành tâm của người xưa, nay cứ thế theo thờ, chủ yếu là thành tâm cầu mong của gia chủ, còn việc linh ứng có không thì tùy ở nơi người tin. Đây là một nét văn hóa chứ không phải là mê tín dị đoan.

Xem các mẫu đỉnh đồng thờ cúng

Nguồn: sưu tầm