Top 8 # Văn Khấn Giao Thừa Ong Dia Xem Nhiều Nhất, Mới Nhất 3/2023 # Top Trend | Iseeacademy.com

Văn Khấn Giao Thừa 2022

Trong những ngày gần tết, người dân đều háo hức chuẩn bị các món đồ để cúng ông công ông táo về trời, những bài cúng ông táo ông công hay những mâm cỗ được bày ra hết sức đẹp mắt. Còn trong giấy phút đón năm mới thì bài văn khấn giao thừa được tiến hành trong đêm giao thừa, 30 Tết – Là thời khắc cuối cùng của một năm cũ sắp qua đi, và đón chào một năm mới với nhiều thành công và may mắn tới với tất cả mọi người. Mọi người cùng nhau sum họp, đi chơi, đi hái lộc … Có những bạn trẻ cùng nhau đi đón tết, cũng có những người họ hàng tụ tập với nhau để nói chuyện về những chuyện cũ đã qua. Bên cạnh đó, là các Mẹ, các Bố … những người đã âm thầm chăm sóc, nuôi dưỡng cho cả gia đình lại tất bật với mâm cơm để cúng giao thừa.

Văn khấn giao thừa

Trước mỗi bữa cơm tất niên thì bài cúng tất niên cuối năm được sử dụng nhằm cầu trời đất đã phù hộ cho cả gia đình gặp nhiều may mắn, tai qua nạn khỏi chúng tôi xin gửi tới độc giả bài văn khấn giao thừa ở trong nhà cũng như bài văn khấn giao thừa ngoài nhà, giúp cho mọi người có được một bài văn khấn mang lại nhiều may mắn trong năm mới cho cả gia đình mình

Văn khấn giao thừa trong nhà

Nam mô A-di-đà Phật Nam mô A-di-đà Phật Nam mô A-di-đà Phật

Nam mô Đương Lai Hạ Sinh Di Lặc Tôn Phật Nam mô Đông Phương Giáo Chủ Dược Sư Lưu Ly Quang Vương Phật Nam mô Đức Bồ-tát Quán Thế Âm cứu nạn cứu khổ chúng sinh Con kính lạy chín phương trời, mười phương chư Phật, chư Phật mười phương Con kính lạy Hoàng Thiên, Hậu Thổ, Long Mạch, Táo Quân, chư vị tôn thần Các cụ tổ tiên nội ngoại chư vị tiên linh

Nay phút giao thừa năm cũ Giáp Ngọ với năm mới Ất Mùi

Chúng con là :…………………sinh năm: …………., hành canh: ………… tuổi, ngụ tại số nhà ………, ấp/khu phố ……….., xã/phường………., quận/huyện/thành phố ……….., tỉnh/thành phố …………………

Phút giao thừa vừa điểm, nay theo vận luật, tống cựu nghênh tân, giờ Tý đầu xuân, đón mừng Nguyên đán, tín chủ chúng con thành tâm, tu biện hương hoa phẩm vật, nghi lễ cung trần, dâng lên trước án, cúng dàng Phật- Thánh, dâng hiến tôn Thần, tiến cúng Tổ tiên, đốt nén tâm hương, dốc lòng bái thỉnh.

Chúng con kính mời: Ngài Bản cảnh Thành hoàng chư vị Đại vương, ngài Bản xứ Thần linh Thổ địa, Hỷ Thần, Phúc đức chính Thần, ngài Ngũ phương, Ngũ thổ, Long mạch Tài Thần, các ngài bản gia Táo phủ Thần quân và chư vị Thần linh cai quản ở trong xứ này. Cúi xin giáng lâm trước án, thụ hưởng lể vật.

Con lại kính mời các cụ tiên linh, Cao tằng Tổ khảo, Cao tằng Tổ tỷ, Bá thúc đệ huynh, Cô di tỷ muội, nội ngoại gia tộc, chư vị hương linh, cúi xin giáng phó linh sàng thụ hưởng lễ vật.

Tín chủ lại kính mời các vị vong linh tiền chủ, hậu chủ, y thảo phụ mộc ở trong đất này, nhân tiết giao thừa, giáng lâm trước án, chiêm ngưỡng tân xuân, thụ hưởng lễ vật.

Nguyện cho tín chủ, minh niên khang thái, vạn sự cát tường, bốn mùa được bình an, gia đạo hưng long, thịnh vượng. Tâm thành cầu nguyện, lễ bạc tiến dâng, cúi xin chứng giám.

Nam mô A-di-đà Phật Nam mô A-di-đà Phật Nam mô A-di-đà Phật

Văn khấn giao thừa ngoài nhà

Hỏi Mâm cỗ khấn Giao thừa gồm những gì?

Bên cạnh bài văn khấn giao thừa, thì một mâm cỗ khấn giao thừa cũng cần được chuẩn bị tươm tất nhất. Không nhất thiết phải nhiều đồ, chỉ cần những đồ như vậy là bạn đã có một mâm cỗ hoàn hảo rồi

– Cỗ mặn gồm: Bánh chưng; Giò – chả; Xôi gấc; Thịt gà; Xôi đậu xanh; Các món ăn mặn khác tùy theo nhu cầu của gia đình.

– Cỗ ngọt và chay gồm: Hương, hoa, đèn nến; Bánh kẹo; Mứt Tết; Rượu/bia và các loại đồ uống khác.

Hỏi Tại sao lại cúng giao thừa ngoài trời?

Cúng đêm giao thừa là một nét đặc trưng của văn hóa con người Việt Nam. Vậy tại sao lại có cúng giao thừa trong nhà và cúng giao thừa ngoài trời

Theo quan niệm xa xưa của ông cha ta thì mỗi năm Thiên đình lại thay toàn bộ quan trông nom nhà cửa, công việc dưới hạ giới. đứng đầu là một ngài có vị trí như quan toàn quyền. Năm nào quan toàn quyền giỏi giang anh minh, liêm khiết thì hạ giới được nhờ như: Được mùa, ít thiên tai, không có chiến tranh, bệnh tật… Trái lại, gặp phải ông lười biếng kém cỏi, tham lam… thì hạ giới chịu mọi thứ khổ. Và các cụ hình dung phút giao thừa là lúc bàn giao, các quan quân quản hạ giới hết hạn kéo về trời và quan quân mới được cử thì ào ạt kéo xuống hạ giới tiếp quản thiên hạ. Các cụ cũng hình dung phút ấy ngang trời quân đi, quân về đầy không trung tấp nập, vội vã (nhưng mắt trần ta không nhìn thấy được), thậm chí có quan, quân còn chưa kịp ăn uống gì.

Văn khấn cúng là những tài liệu rất phổ biến trong các dịp cúng giỗ, ngày lễ tết của người Việt, chẳng hạn như bài văn khấn thổ địa phải có khi muốn cầu xin thần Thổ địa mang đến sự may mắn cho gia đình, văn khấn Thổ địa giúp các bạn bày tỏ sự chân thành của gia đình, bày tỏ nguyện vọng đến với các bậc thần linh.

Trong đêm giao thừa, các gia đình thường cúng xôi gà, bánh trái, hoa quả…ra ngoài trời cúng với lòng thành tiễn đưa người nhà trời đã cai quản mình năm cũ và đón người nhà trời mới xuống làm nhiệm vụ cai quản hạ giới năm tới. Vì việc bàn giao, tiếp quản công việc hết sức khẩn trương nên các vị không thể vào trong nhà khề khà mâm bát mà chỉ có thể dừng vài giây ăn vội vàng hoặc mang theo, thậm chí chỉ chứng kiến lòng thành của chủ nhà. Ví cứ tưởng tượng thêm thắt các hình ảnh nhà trời theo mình như vậy nên nhiều nhà có của đua nhau cúng giao thừa rất to và nghĩ cách làm mâm cúng giao thừa nổi lên bởi những của ngon vật lạ, trang trí cầu kỳ để các quan chú ý, quan tâm đến chủ hảo tâm mà phù hộ cho họ với những ưu ái đặc biệt.

Biết thấu tâm lý của người giàu, các cụ ta đã có nhiều câu chuyện răn đời để người ta hiểu rằng: Các quan mặc dầu phút bàn giao bận rộn khẩn trương nhưng vì là… người nhà trời nên có tài thấu hiểu ngay “Ruột gan” của gia chủ. Nếu có ý cầu lợi, mua chuộc, đút lót, các vị chỉ nhìn dấu hiệu ở khói hương, lửa đèn là biết ngay, và lập tức các vị dông thẳng, không thèm ngó ngàng gì đến vật cúng giao thừa của các nhà cầu lợi ấy. Trái lại, những nhà chân chất, thật thà, sống bằng lao động, ăn ở tử tế thì có khi chỉ cần chén rượu, nén hương (như thổ công đánh tín hiệu qua hương đèn), các vị có chức trách biết ngay mà vui vẻ thưởng thức, dốc lòng phù hộ.

Các bạn có thể in bài văn khấn, bài cúng đêm giao thừa ra giấy để lúc làm lễ có thể đọc

Mẹo Chuẩn bị gà cúng giao thừa

Chuẩn bị gà cúng giao thừa

1. Chọn gà: Cần chọn gà rất kỹ: con gà (sống hoặc mái tơ) mào phải đỏ tươi nhú cao đều nhau, lông mượt, nhanh nhẹn, da căng vàng ức đầy, chân nhỏ (gà ri) gà nặng từ 1,2 kg – 1,4 kg là vừa. Khi gà mua về cắt dây trói chân, thả vào chuồng hoặc vào lồng 2-3 giờ để gà đi lại cho máu không tụ ở chân, sau đó mới cắt tiết.

2. Làm gà: Làm gà cũng phải công phu hơn gà làm các món khác, trước tiên vặt lông ở dưới tai gà, dùng dao sắt cắt một nhát ( không cắt quá sâu đứt cả cổ gà, ra ít tiết sẽ bị thâm đen) hứng tiết vào bát cho thêm một chút nước cho xốp. Khi cắt tiết không cầm quá chặt ở phần đầu làm tụ máu, đầu gà bị đen, khi gà chảy hết tiết mới bỏ vào chậu, nếu gà chưa chết hẳn gà sẽ đập mạnh cánh bị gãy không tạo được con gà đẹp.

Nhúng gà vào nước nóng khoảng 70 độ C (pha 4 phần nước sôi 1 phần nước lạnh) nếu nước sôi 100 độ C, gà non dễ bị rách da. Nhổ sạch lông, bóc màng chân, bóc vỏ sát muối toàn thân để tẩy hết mùi của lông, rửa nhiều lần cho sạch. Mổ gà phải mổ moi: cắt đứt đoạn da ở diều, lôi diều và cuống họng ra, cắt ngang bụng dưới cách hậu môn 2-3 cm (vết cắt dài khoảng 4 cm), lấy nội tạng ra, khoét hậu môn để lòng rời khỏi thân gà. Sau đó làm lòng sạch để ráo nước.

3. Buộc gà: Sử dụng dây lạt buộc cổ giữa hai cánh gà, định hình như gà còn sống cổ vươn cao, hai cánh xoè như hai cánh tiên, đôi chân cài vào trong bụng cho gọn.

4. Luộc gà: Luộc gà phải chọn nồi sâu lòng, cho nước vào nồi ước lượng đủ ngập gà, đặt lên bếp nóng khoảng 50 độ C (để hạn chế nước trong thịt gà không bị tiết ra nước, giữ độ ngọt của thịt gà), cho muối gừng hành đập dập, rồi cho gà vào luộc. Lưu ý đặt gà nằm sấp khi chín mới đẹp. Đậy vung đun lửa vừa, khi bắt đầu sôi, hạ nhiệt độ nước sôi lăn tăn, cho tiết lòng vào luộc.

Khi gà nổi lên, nước có nhiều váng béo, dùng tăm xiên thử vào đùi gà, thấy nước tiết ra không đỏ là gà đã chín. Vớt ra nhúng gà vào nước đun sôi để nguội, rửa sạch da gà, để ráo nước. Xoa một chút mỡ gà tạo da gà: béo vàng mọng (để lâu da không bị co nhăn nheo)

5. Xếp đĩa: Đặt gà lên đĩa to, tháo dây bầy ngay ngắn, mỏ cài bông hoa hồng đỏ rực ( tiết, lòng bầy dưới bụng), bầy thêm một đĩa muối tiêu, chanh ớt thái mỏng và một ít lá chanh thái chỉ cho thêm phần hấp dẫn

Thờ cúng là một trong số những phong tục tập quán tốt đẹp được lưu truyền từ muôn đời nay của dân tộc Việt Nam ta và trong những dịp cúng bái đó bên cạnh những lễ vật, không thể thiếu những bài văn khấn để bày tỏ tấm lòng thành kính, sự tưởng nhớ đến tổ tiên, ông bà, những người đã khuất, cùng tìm hiểu một số bài khấn thường sử dụng trong các dịp lễ đặc biệt như Văn khấn mùng 1 tết, Văn khấn mùng 2, mùng 3 Tết, văn khấn cúng ngày Rằm,…

Bài văn khấn mùng 2 Tết là thứ rất cần thiết, do đó bạn cần tham khảo, tìm kiếm để chọn được Văn khấn mùng 2 tết chuẩn nhất để khi cúng tổ tiên, thần linh thể hiện lòng thành kính nhất.

Với bài Văn khấn giao thừa, các bạn có thể xem trực tiếp và cũng có thể tải về máy tính của mình cũng như in ra để có thể đọc sẵn khi cúng giao thừa. Các bạn cần sử dụng phần mềm đọc văn bản Word (Tải word 2007) hoặc phần mềm đọc file PDF (Tải Foxit Reader).

Bài Cúng Giao Thừa, Văn Khấn Giao Thừa Trong Nhà

Giao thừa là một thời khắc quan trọng trong năm, vì vậy, việc chuẩn bị mâm cúng Giao thừa là rất quan trọng, nó không chỉ là lễ vật dâng lên các vị thần linh, Tổ tiên để thể hiện tấm lòng thành kính mà còn để cầu mong những an bình, may mắn cho năm mới. Vậy mâm cúng Giao thừa trong nhà cần chuẩn bị những gì?

Nhìn chung, quy định về mâm cúng Giao thừa trong nhà không quá khắt khe, tùy điều kiện từng gia đình mà có thể tăng giảm các lễ vật nhưng dù thế nào vẫn phải đảm bảo những phần lễ sau:

Mâm ngũ quả, hương, hoa, đèn nến, bánh kẹo, mứt Tết, rượu, trầu cau.

Mâm cỗ truyền thống cúng gia tiên tuỳ theo khả năng của mỗi gia chủ có thể gồm: Bánh chưng, giò/chả, thịt gà, canh măng, canh bóng, nem rán, nộm, đĩa xào, cơm trắng…

Bài văn khấn Giao thừa trong nhà số 1

Nam mô A Di Đà Phật (Ba lần).

Kính lạy: Đức đương lai hạ sinh Di Lặc Tôn Phật.

Hoàng Thiên hậu Thổ chư vị tôn Thần.

Ngài bản cảnh Thành Hoàng chư vị đại Vương.

Ngài bản xứ thần linh Thổ địa. Ngài định Phúc Táo quân. Các ngày Địa Chúa Long mạch Tôn Thần và tất cả các thần linh cai quản trong khu vực này

Các Cụ Tổ tiên nội ngoại chư vị tiên Linh.

Nay là giờ phút Giao thừa năm Canh Tý

Chúng con là:…

Ngụ tại:…

Phút Giao thừa vừa tới, nay theo vận luật, tống cựu nghinh tân, giờ Tý đầu Xuân, đón mừng Nguyên Đán. Chúng con thành tâm sửa biện hương hoa vật phẩm, nghi lễ cung trần, dâng lên trước Án, cúng dâng Phật Thánh, dâng hiến Tôn Thần, đốt nén Tâm hương dốc lòng bái thỉnh .

Chúng con kính mời: Ngài bản cảnh Thành Hoàng chư vị đại Vương.

Ngài bản xứ thần linh Thổ địa.

Ngài định Phúc Táo quân.

Ngài Phúc Đức chính Thần.

Các Ngài Ngũ Phương, Ngũ Thổ, Long mạch tài Thần.

Ngài Bản Gia Táo Quân.

Các ngày Địa Chúa Long mạch Tôn Thần và tất cả các thần linh cai quản trong khu vực này.

Cúi xin giáng lâm trước Án , thụ hưởng lễ vật.

Chúng con lại kính mời các cụ Tiên Linh Cao Tằng Tổ Khảo, Cao Tằng Tổ Tỷ, Bá Thúc Huynh Đệ, cô di Tỷ, Muội, nội ngoại Tộc chư vị Hương Linh, cúi xin giáng về Linh Sàng hâm hưởng lễ vật.

Chúng con lại kính mời các vị Vong Linh tiền Chủ hậu Chủ, y thảo phụ mộc ở trong đất này, nhân tiết Giao thừa, giáng lâm trước Án, chiêm ngưỡng Tôn Thần, thụ hưởng lễ vật .

Nguyện cho chúng con: Minh niên khang thái, trú dạ cát tường. Độ cho chúng con mọi duyên thuận lợi, công việc hanh thông. Người người được chữ bình an, tháng ngày được hưởng phần lợi lộc. Âm phù – Dương trợ, sở nguyện tòng tâm. Bốn mùa không hạn ách nào xâm, tám tiết có điềm lành tiếp ứng .

Dãi tấm lòng thành, cúi xin chứng giám.

Cẩn cáo.

Bài cúng Giao thừa trong nhà số 2

Nam mô A di đà Phật (3 lần)

Nam mô Đương lai hạ sinh Di Lặc Tôn Phật

Nam mô Đông Phương Giáo Chủ Dược Sư Lưu Ly Quang Vương Phật

Nam mô Đức Bồ tát Quán Thế Âm cứu nạn cứu khổ chúng sinh

Con kính lạy chín phương trời, mười phương chư Phật, chư Phật mười phương

Con kính lạy Hoàng Thiên, Hậu Thổ, Long Mạch, Táo Quân, chư vị tôn thần

Các cụ Tổ tiên nội ngoại chư vị tiên linh

Nay phút Giao thừa năm cũ Canh Tý với năm Tân Sửu.

Chúng con là :… sinh năm:…, hành canh:… tuổi, ngụ tại số nhà…, ấp/khu phố…, xã/phường…, quận/huyện/thành phố…, tỉnh/thành phố:…

Phút Giao thừa vừa điểm, nay theo vận luật, tống cựu nghênh tân, giờ Tý đầu xuân, đón mừng Nguyên đán, tín chủ chúng con thành tâm, tu biện hương hoa phẩm vật, nghi lễ cung trần, dâng lên trước án, cúng dàng Phật – Thánh, dâng hiến tôn Thần, tiến cúng Tổ tiên, đốt nén tâm hương, dốc lòng bái thỉnh.

Chúng con kính mời: Ngài Bản cảnh Thành hoàng chư vị Đại vương, ngài Bản xứ thần linh Thổ địa, Hỷ Thần, Phúc đức chính Thần, ngài Ngũ phương, Ngũ thổ, Long mạch Tài Thần, các ngài bản gia Táo phủ Thần quân và chư vị thần linh cai quản ở trong xứ này. Cúi xin giáng lâm trước án, thụ hưởng lễ vật.

Con lại kính mời các cụ tiên linh, Cao tằng Tổ khảo, Cao tằng Tổ tỷ, Bá thúc đệ huynh, Cô di tỷ muội, nội ngoại gia tộc, chư vị hương linh, cúi xin giáng phó linh sàng thụ hưởng lễ vật.

Tín chủ lại kính mời các vị vong linh tiền chủ, hậu chủ, y thảo phụ mộc ở trong đất này, nhân tiết Giao thừa, giáng lâm trước án, chiêm ngưỡng tân xuân, thụ hưởng lễ vật.

Nguyện cho tín chủ, minh niên khang thái, vạn sự cát tường, bốn mùa được bình an, gia đạo hưng long, thịnh vượng.

Nam mô A di đà Phật (3 lần, 3 lạy).

Văn Khấn Xe Đêm Giao Thừa

Văn Khấn Giao Thừa, Văn Khấn Xe Đêm Giao Thừa, Văn Khấn Giao Thừa Trong Nhà, Đơn Đề Nghị Tách Thửa Hoặc Hợp Thửa Theo Mẫu Số 11/Đk, Văn Tế Cúng Giao Thừa 2014, Văn Tế Cúng Giao Thừa 2015, Bài Cúng Giao Thừa Năm 2017, Truyện Cười Giao Thừa, Giày ủng Thua Chia Tài Sản Thừa Ke, Công Điện Khẩn Của Bộ Giáo Dục, Thừa H, Thừa Kế, Thủ Tục Làm Di Sản Thừa Kế, Thừa Kế Thế Vị, Mẫu Văn Bản Thừa Kế, Mẫu Đơn Thưa Tố Cáo, Lũy Thừa Hàm Số Lũy Thừa, Bản Mô Tả Thửa Đất, Quy ước Lũy Thừa, Mẫu Văn Bản Di Sản Thừa Kế, Mẫu Đơn Xin Trích Lục Thửa Đất, Bộ Luật Dân Sự Về Thừa Kế, Mẫu Văn Bản Nhận Thừa Kế, Mẫu Văn Bản Nhận Di Sản Thừa Kế, Mẫu Văn Bản Nhận Tài Sản Thừa Kế, Mẫu Bản Di Chúc Thừa Kế, Mẫu Hồ Sơ Kỹ Thuật Thửa Đất, Mẫu Đơn Quyền Thừa Kế, Báo Cáo Kết Quả Dồn Điền Đổi Thửa, Văn Bản Hướng Dẫn Về Thừa Kế, Toán 12 Lũy Thừa, Tính Kế Thừa, Mẫu Lập Di Chúc Thừa Kế Tài Sản, Mẫu Tờ Khai Thừa Kế, Mẫu Tờ Khai Di Sản Thừa Kế, Mẫu Văn Bản Trích Lục Thừa Kế, Trích Lục Thừa Kế, Bán Nhà Khi Mới Có Hợp Đồng Thừa Kế, Thừa Ngón Cái, Mẫu Trích Lục Hồ Sơ Thửa Đất, Mẫu Trích Lục Thửa Đất, Bộ Luật Dân Sự Thừa Kế, Mẫu Văn Bản Từ Chối Tài Sản Thừa Kế, Hồ Sơ Kỹ Thuật Thửa Đất, ứng Xử Với Điện Thừa, Mẫu Văn Bản Di Chúc Thừa Kế Tài Sản, Mẫu Văn Bản Di Chúc Thừa Kế, Quyền Thừa Kế Tài Sản, Người Thừa Kế Hào Môn, Thừa Ngón I, Đơn Xác Nhận Thừa Kế, Thủ Tục Tách Thửa, Mẫu Di Chúc Thừa Kế Nhà, Mẫu Di Chúc Thừa Kế Đất Đai, Mẫu Di Chúc Thừa Kế Đất, Mẫu Di Chúc Thừa Kế, Mẫu Di Chúc Tài Sản Thừa Kế, Mẫu Bản Di Chúc Thừa Kế Đất Đai, Đơn Yêu Cầu Chia Di Sản Thừa Kế, Khai Thừa Kế, Luận Văn Di Sản Thừa Kế, Thủ Tục Mua Bán Tách Thửa, Đơn Xin Tách Hợp Thửa Đất, Thủ Tục Làm Quyền Thừa Kế, Dồn Điền Đổi Thửa, Đề án Dồn Điền Đổi Thửa, Thủ Tục Yêu Cầu Chia Di Sản Thừa Kế, Thủ Tục Uỷ Quyền Thừa Kế, Dư Thừa Nhân Lực, Mẫu Di Chúc Thừa Kế Nha Dat, Mẫu Văn Bản Ký Thừa ủy Quyền, Hào Môn Người Thừa Kế, Ruot Thua, Bản Kê Khai Di Sản Thừa Kế, Mẫu Trích Lục Bản Đồ Thửa Đất, Mẫu Di Chúc Thừa Kế Tài Sản Cho Con, Mẫu Di Chúc Thừa Kế Tài Sản, Truyện Em Thua Bạn Thân Anh Rồi, 6 Công Thức Luỹ Thừa, Người Thừa Kế Hào Môn Chương 572, Hợp Đồng ủy Quyền Thừa Kế, Người Thừa Kế Hào Môn Chương 537, Từ Chối Quyền Thừa Kế, Đơn Xin Xác Nhận Hàng Thừa Kế, 8 Công Thức Lũy Thừa, Mẫu Hồ Sơ Kỹ Thuật Thửa Đất Mới Nhất, Mẫu Giấy Uỷ Quyền Thừa Kế, Đám Quánh Ruột Thừa, Đơn Đề Nghị Tách Thửa Đất, Đơn Xin Xác Nhận Quyền Thừa Kế, Nguoi Ke Thua Hao Mon Chuong 569, Quy Định Tách Thửa, Mẫu Hợp Đồng ủy Quyền Thừa Kế, Luật Dân Sự Về Quyền Thừa Kế Tài Sản, Giấy ủy Quyền Thừa Kế, Mẫu Đơn Xin Xác Nhận Quyền Thừa Kế, Bộ Luật Dân Sự Về Quyền Thừa Kế, Xac Nhan Hang Thua Ke, Viem Ruot Thua Tre Em, Mẫu Đơn Xác Nhận Quyền Thừa Kế,

Văn Khấn Giao Thừa, Văn Khấn Xe Đêm Giao Thừa, Văn Khấn Giao Thừa Trong Nhà, Đơn Đề Nghị Tách Thửa Hoặc Hợp Thửa Theo Mẫu Số 11/Đk, Văn Tế Cúng Giao Thừa 2014, Văn Tế Cúng Giao Thừa 2015, Bài Cúng Giao Thừa Năm 2017, Truyện Cười Giao Thừa, Giày ủng Thua Chia Tài Sản Thừa Ke, Công Điện Khẩn Của Bộ Giáo Dục, Thừa H, Thừa Kế, Thủ Tục Làm Di Sản Thừa Kế, Thừa Kế Thế Vị, Mẫu Văn Bản Thừa Kế, Mẫu Đơn Thưa Tố Cáo, Lũy Thừa Hàm Số Lũy Thừa, Bản Mô Tả Thửa Đất, Quy ước Lũy Thừa, Mẫu Văn Bản Di Sản Thừa Kế, Mẫu Đơn Xin Trích Lục Thửa Đất, Bộ Luật Dân Sự Về Thừa Kế, Mẫu Văn Bản Nhận Thừa Kế, Mẫu Văn Bản Nhận Di Sản Thừa Kế, Mẫu Văn Bản Nhận Tài Sản Thừa Kế, Mẫu Bản Di Chúc Thừa Kế, Mẫu Hồ Sơ Kỹ Thuật Thửa Đất, Mẫu Đơn Quyền Thừa Kế, Báo Cáo Kết Quả Dồn Điền Đổi Thửa, Văn Bản Hướng Dẫn Về Thừa Kế, Toán 12 Lũy Thừa, Tính Kế Thừa, Mẫu Lập Di Chúc Thừa Kế Tài Sản, Mẫu Tờ Khai Thừa Kế, Mẫu Tờ Khai Di Sản Thừa Kế, Mẫu Văn Bản Trích Lục Thừa Kế, Trích Lục Thừa Kế, Bán Nhà Khi Mới Có Hợp Đồng Thừa Kế, Thừa Ngón Cái, Mẫu Trích Lục Hồ Sơ Thửa Đất, Mẫu Trích Lục Thửa Đất, Bộ Luật Dân Sự Thừa Kế, Mẫu Văn Bản Từ Chối Tài Sản Thừa Kế, Hồ Sơ Kỹ Thuật Thửa Đất, ứng Xử Với Điện Thừa, Mẫu Văn Bản Di Chúc Thừa Kế Tài Sản, Mẫu Văn Bản Di Chúc Thừa Kế, Quyền Thừa Kế Tài Sản, Người Thừa Kế Hào Môn, Thừa Ngón I,

Văn Khấn Lễ Giao Thừa Ngoài Trời

Thời điểm giao thừa người ta thường cúng lễ ngoài trời và cúng lễ trong nhà.

Tại sao lại có tục dâng hương cúng lễ ngoài trời vào thời điểm giao thừa?

Tục xưa tin rằng “Mỗi năm có một vị Hành khiển coi việc nhân gian, hết năm thì vị thần này bàn giao công việc cho vị thần kia, cho nên cúng tế để tiễn đưa Thần cũ, đón rước Thần mới”.

Thời điểm bàn giao công việc giữa hai vị Hành khiển cùng các Phán quan (giúp việc cho quan Hành khiển) diễn ra hết sức khẩn trương, hơn nữa các vị này là các vị thần cai quản không phải riêng cho một gia đình nào đó mà là mọi công việc dưới trần gian, nên việc làm lễ “Tống cựu nghênh tân” các vị Hành khiển và Phán quan giữa năm cũ và năm mới phải được tiến hành không phải ở trong nhà mà là ở ngoài trời (sân, cửa). Có 12 vị Hành khiển – hay còn gọi là các vị thần Thời gian. Mỗi vị làm một năm dưới dương gian và cứ sau 12 năm thì lại có sự luân phiên trở lại.

Năm Tý: Chu Vương Hành khiển, Thiên Ôn hành binh chi thần, Lý Tào phán quan.

Năm Sửu: Triệu Vương Hành khiển, Tam thập lục phương hành binh chi thần, Khúc Tào phán quan.

Năm Dần: Ngụy Vương Hành khiển, Mộc Tinh chi thần, Tiêu Tào phán quan.

Năm Mão: Trịnh Vương Hành khiển, Thạch Tinh chi thần, Liễu Tào phán quan.

Năm Thìn: Sở Vương Hành khiển, Hỏa Tinh chi thần, Biểu Tào phán quan.

Năm Tị: Ngô Vương Hành khiển, Thiên Hải chi thần, Hứa Tào phán quan.

Năm Ngọ: Tần Vương Hành khiển, Thiên Hao chi thần, Nhân Tào phán quan.

Năm Mùi: Tống Vương Hành khiển, Ngũ Đạo chi thần, Lâm Tào phán quan.

Năm Thân: Tề Vương Hành khiển, Ngũ Miếu chi thần, Tống Tào phán quan.

Năm Dậu: Lỗ Vương Hành khiển, Ngũ Nhạc chi thần, Cựu Tào phán quan.

Năm Tuất: Việt Vương Hành khiển, Thiên Bá chi thần, Thành Tào phán quan.

Năm Hợi: Lưu Vương Hành khiển, Ngũ Ôn chi thần, Nguyễn Tào phán quan.

Trong các bài văn khấn giao thừa khi dâng hương ngoài trời đều khấn danh vị của các vị quan Hành khiển cùng các vị Phán quan nói trên. Năm nào thì khấn danh vị của vị ấy.

Nội dung bài Văn khấn lễ giao thừa ngoài trời

Na mô A Di Đà Phật!

Na mô A Di Đà Phật!

Na mô A Di Đà Phật!

Kính lạy:

Đức Đương lai hạ sinh Di Lặc Tôn Phật

Hoàng Thiên, Hậu Thổ, chi vị Tôn thần.

Ngài Cựu niên Đương cai Hành khiển .

Các Ngài Ngũ phương, Ngũ thổ, Long mạch, Táo quân, chư vị Tôn thần.

Nay là phút giao thừa năm……………

Chúng con là:……………

Ngụ tại……………

Phút thiêng giao thừa vừa tới, năm cũ qua đi, đón mừng năm mới, tam dương khai thái; vạn tượng canh tân. Nay ngài Thái Tuế tôn thần trên vâng lệnh Thượng đế giám sát vạn dân, dưới bảo hộ sinh linh tảo trừ yêu nghiệt. Quan cũ về triều để khuyết, lưu phúc lưu ân. Quan mới xuống thay, thể đức hiếu sinh, ban tài tiếp lộc. Nhân buổi tân xuân, tín chủ chúng con thành tâm, sửa biện hương hoa phẩm vật, nghi lễ cung trần, dâng lên trước án. Cúng dâng Phật Thánh dâng hiến Tôn thần, đốt nén tâm hương dốc lòng bái thỉnh.

Chúng con kính mời: Ngài Cựu niên đương cai, Ngài Tân niên đương cai Thái tuế chí đức Tôn thần; Ngài Bản cảnh Thành Hoàng Chư vị Đại Vương , Ngài bản xứ thần linh Thổ địa, Phúc đức chính thần, các ngài Ngũ phương, Ngũ thổ, Long mạch Tài thần, các bản gia Táo quân và chư vị thần linh cai quản ở trong xứ này. Cúi xin giáng lâm trước án thụ hưởng lễ vật.

Nguyện cho tín chủ: Minh niên khang thái, trú dạ cát tường. Thời thời được chữ bình an, gia đạo hưng long thịnh vượng.

Giãi tấm lòng thành cúi xin chứng giám.

Cẩn cáo

[1] Năm nào thì khấn danh vị của vị ấy (Xem ở phần trên).

Sau khi bày lễ, thắp hương và khấn vái xong, đợi hương tàn rồi lễ tạ.