Top 8 # Văn Khấn Giỗ Thứ 2 Xem Nhiều Nhất, Mới Nhất 5/2023 # Top Trend | Iseeacademy.com

Văn Khấn Giỗ Đầu, Giỗ Thứ 2 Tại Nhà

Văn khấn Thổ thần, Táo Quân, Long Mạch và các vị Thần linh trước khi giỗ đầu hoặc giỗ thứ 2.

Nam Mô A Di Đà Phật (3 lần)! – Con kính lạy chín phương Trời, mười phương Chư Phật, Chư Phật mười phương. – Con kính lạy đức Hoàng Thiên, Hậu Thổ, chư vị Tôn thần. – Con kính lạy ngài Bản gia Táo quân, ngài Bản gia Thổ Công, Long Mạch, Thần Tài. – Con kính lạy các ngài Thần linh cai quản trong xứ này. Hôm nay là ngày… Tín chủ chúng con là…. Nhân ngày mai là ngày giỗ đầu (giỗ thứ 2) của… Chúng con cùng toàn thể gia quyến tuân theo nghi lễ, sắm sửa hương hoa, lễ vật kính dâng lên trước án tọa Tôn thần cùng chư vị uy linh, kính cẩn tâu trình. Kính cáo Bản gia Thổ Công, Táo Quân, Long Mạch và các Thần linh, cúi xin chứng minh, phù hộ cho toàn gia chúng con an ninh khang thái, vạn sự tốt lành. Kính thỉnh các Tiên linh, Gia tiên chúng con và những vong hồn nội tộc được thờ phụng vị cùng về hâm hưởng. Chúng con lễ bạc tâm thành, cúi xin được phù hộ độ trì. Nam Mô A Di Đà Phật! (3 lần, 3 lạy)

Văn khấn ngày giỗ đầu, giỗ thứ hai

Nam Mô A Di Đà Phật (3 lần)! – Con kính lạy chín phương Trời, mười phương Chư Phật, Chư Phật mười phương. – Con kính lạy đức Đương cảnh Thành Hoàng chư vị Đại Vương. – Con kính lạy ngài Đông Trù Tư Mệnh Táo phủ Thần quân. – Con kính lạy các ngài Thần linh, Thổ Địa cai quản trong xứ này. – Con kính lạy chư Gia tiên Cao Tằng Tổ tiên nội ngoại họ… Tín chủ chúng con là…. Hôm nay là ngày…. Chính ngày giỗ đầu (hoặc giỗ thứ hai) của… Năm qua tháng lại, vừa ngày húy lâm. Ơn võng cực xem bằng trời biển, nghĩa sinh thành không thể nào quên. Càng nhớ công ơn gây cơ tạo nghiệp bao nhiêu, càng cảm thâm tình, không bề giãi tỏ. Nhân ngày chính giỗ, chúng con và toàn gia con cháu, nhất tâm sắm sửa lễ vật kính dâng, đốt nén tâm hương giãi tỏ tấc thành. Thành khẩn kính mời…. Mộ phần táng tại…. Cúi xin linh thiêng giáng về linh sàng, chứng giám lòng thành, thụ hưởng lễ vật, độ trì cho con cháu bình an, gia cảnh hưng long thịnh vượng. Tín chủ con lại xin kính mời các cụ Tổ tiên, Tổ khảo, Tổ tỷ và toàn thể các hương linh Gia tiên đồng lai hâm hưởng. Tín chủ lại mời vong linh các vị Tiền chủ, Hậu chủ trong đất này cùng tới hâm hưởng. Chúng con lễ bạc tâm thành, cúi xin được phù hộ độ trì. Nam Mô A Di Đà Phật! (3 lần, 3 lạy)

Văn Khấn Trong Lễ Tang, Giỗ Đầu, Giỗ Thứ 2

Theo quan niệm xưa: Người chết là bắt đầu cuộc sống ở một thế giới khác ”Sống gửi – Thác về”. Bởi vậy, theo tục xưa trong tang chế có rất nhiều nghi lễ để tiễn đưa vong hồn người đã khuất sang thế giới bên kia được trọn vẹn, chu đáo, thể hiện lòng thành, làm trọn đạo hiếu

Trong phần này, chúng tôi xin giới thiệu văn khấn ở những nghi lễ quan trọng từ khi người mất tới khi được 100 ngày.

Phần văn khấn từ giỗ đầu (tròn một năm sau ngày mất) chúng tôi chuyển sang phần văn khấn khi cúng giỗ.

1) Văn khấn lễ Thiết Linh:

Lễ Thiết Linh là lễ sau khi lập xong bàn thờ tang, đặt linh vị

2) Văn khấn lễ Thành Phục:

Lễ Thành Phục là lễ sau khi gia đình thân nhân mặc đồ tang, tề tựu quanh linh cữu.

3) Văn khấn lễ Chúc Thực:

Lễ Chúc Thực là lễ dâng cơm khi còn để linh cữu ở nhà.

4) Văn khấn Lễ cáo Long Thần Thổ Địa:

Là lễ cúng Long Thần Thổ Địa trước khi đào huyệt.

5) Văn khấn lễ Thành Phần:

Lễ Thành Phần là lễ khi đắp xong mộ.

6) Lễ Hồi Linh:

Lễ Hồi Linh là lễ rước ảnh hoặc linh vị từ mộ về.

7) Vản khấn lễ Chầu Tổ (Triều Tổ lễ cáo):

Sau khi làm lễ Hồi Linh ở bàn thờ tang xong thì làm lễ cáo yết với Tổ Tiên ở bàn thờ chính, nếu là gia đình nhà con thứ thì yết cáo tại nhà thờ của chi họ, nơi thờ ông bà nội, hoặc cụ nội.

9) Lễ Chung Thất và Tốt Khốc:

Lễ Chung Thất là lễ 49 ngày. Lễ Tốt Khốc là lễ 100 ngày.

10) Lễ Triệu tịch Điện văn:

Lễ Triệu tịch Điện văn là lễ cúng cơm trong 100 ngày.

11) Lễ Tiểu Tường, Đại Tường (Giỗ Đầu, Giỗ thứ Hai):

Giỗ Đầu và Giỗ thứ Hai là hai lễ giỗ rất quan trọng.

12) Văn khấn lễ Đàm Tế (Tức là lễ hết tang Trừ phục):

Sau 2 năm và 3 tháng dư ai, chọn một ngày tốt làm lễ: Đắp sửa mộ dài thành mộ tròn, cất khăn tang, huỷ đốt các thứ thuộc phần lễ tang, rước linh vị vào bàn thờ chính, bỏ bàn thờ tang.

13) Văn khấn lễ rước linh vị vào chính điện và yết cáo Tiên Tổ:

Cách tiến hành nghi lễ: chép sẵn linh vị mới phủ giấy (hoặc vải) đỏ, khi Đàm Tế ở bàn thờ tang xong, thì đốt linh vị cũ cùng với bảng đen phủ quanh khung ảnh và văn tế. Sau đó rước linh vị, bát hương và chân dung (nếu có) đưa lên bàn thờ chính, đặt ở hàng dưới. Trường hợp nhà không có bàn thờ chính thờ gia tiên bậc cao hơn thì không phải làm lễ này mà yết cáo gia thần và yết cáo Tổ ở nhà thờ tổ.

14) Lễ Cải Cát:

Lễ Cải Cát là lễ sang Tiểu, sửa mộ, dời mộ.

Văn khấn lễ Thiết Linh

Văn khấn lễ Thành Phục

Văn khấn Lễ cáo Long Thần Thổ địa

Văng khấn lễ Hồi Sinh.

Văn khấn lễ Chầu Tổ (Triều Tổ lễ cáo)

Văn Khấn Ngày Giỗ Hết Năm 2 – Lễ Đại Tường Chuẩn Nhất

Trong văn hóa cổ truyền dân tộc Việt Nam, khi trong gia đình có người mất, phải làm 3 ngày giỗ: giỗ đầu, giỗ hết và giỗ thường. Ngày giỗ hết có ý nghĩa gì, cách sắm lễ và đọc văn khấn như nào đúng với tập tục truyền thống, mời các bạn tham khảo.

Giỗ Hết – Lễ Đại Tường

Giỗ Hết còn gọi là Lễ Đại Tường, là ngày giỗ sau ngày mất 2 năm. Đây là ngày giỗ quan trọng không kém gì ngày giỗ đầu và ngày tang lễ. Thời gian này người thân, con cháu trong gia đình vẫn còn vương vấn nỗi nhớ nhung, sầu thảm. Lễ giỗ hết được tổ chức trang nghiêm,vẫn mặc tang phục, đầy đủ họ hàng, con cháu để thể hiện lòng thành kính với người đã khuất và cũng để cùng nhau chia sẻ nỗi đau thương của đại gia đình.

Cũng giống như ngày giỗ đầu, trong ngày giỗ Hết, gia đình chuẩn bị hương, hoa, cỗ mặn và mua sắm rất nhiều vàng mã hình tiền, vàng, các vật phẩm tượng trưng cho quần áo, đồ dùng, nhà cửa, xe cộ, đặc biệt không thể thiếu các hình nhân. Theo văn hóa tâm linh, các vật phẩm này sau khi hóa vàng sẽ được gửi xuống âm gian, vong linh nhận được chỉ dùng phần nhỏ, còn phần lớn mang đi biếu các “quan Âm phủ” để tránh bị phiền nhiễu, các hình nhân không phải để thế mạng mà để hóa thân thành người hầu, theo giúp việc cho các linh hồn.

Sau khi làm lễ tạ và hóa vàng, gia đình bày bàn ghế, thức ăn mời họ hàng, người thân và bạn bè dùng bữa. Lễ Đại Tường thường được làm cầu kỳ, linh đình, mời nhiều khách khứa hơn so với lễ Giỗ Đầu (Tiểu Tường). Trong lễ này con cháu vẫn mặc tang phục, mọi người đều giữ vẻ trang nghiêm, đau sót trước nỗi mất mát của gia đình.

Lễ Trừ Phục – Lễ Đàm Tế

Sau Lễ Đại Tường 3 tháng, gia đình sẽ chọn ngày tốt để làm lễ Trừ Phục (Lễ Đàm Tế). Đây là lễ để bỏ tang, người thân sẽ mang tang phục đem đi đốt hết. Sau lễ này, người thân trong gia đình có thể trở lại cuộc sống thường nhật, có thể tổ chức hoặc tham gia tiệc tùng, người vợ (hoặc chồng) có thể đi bước nữa.

Văn khấn ngày giỗ Hết

Trước khi khấn vong linh người đã khuất, gia đình phải đọc văn khấn thần linh là các vị Thổ thần, Táo quân, Long mạch… trước:

Văn khấn Thần linh

Nam mô a di Đà Phật!

Nam mô a di Đà Phật!

Nam mô a di Đà Phật!

Con lạy chín phương Trời, mười phương Chư Phật, Chư Phật mười phương.

Con kính lạy Đức Đương cảnh Thành hoàng chư vị Đại Vương.

Con kính lạy ngài Đông Trù Tư mệnh Táo phủ Thần Quân.

Con kính lạy các ngài Thần linh, Thổ địa cai quản trong xứ này.

Con kính lạy chư gia tiên Cao Tằng Tổ tiên nội ngoại họ …..

Tín chủ (chúng) con là: …..

Ngụ tại: …..

Nhân ngày mai là ngày Giỗ Hết của …..

Tín chủ con cùng toàn thể gia khuyến tuân theo nghi lễ, sửa biện hương hoa lễ vật dâng cúng các vị Tôn thần.

Cúi xin các vị Bản gia, Thổ Công, Táo phủ Thần quân, Ngữ phương, Long mạch và các vị Thần linh, hiển linh chứng giám, thụ hưởng lễ vật, phù hộ cho toàn gia chúng con an ninh khang thái, vạn sự tốt lành.

Chúng con kinh thỉnh các Tiên linh, Gia tiên họ …..và những vong hồn nội tộc được thờ phụng vị cùng về hâm hưởng.

Chúng con lễ bạc tâm thành, cúi xin được phù hộ độ trì.

Nam mô a di Đà Phật!

Nam mô a di Đà Phật!

Nam mô a di Đà Phật!

Văn khấn vong linh

Nam mô a di Đà Phật!

Nam mô a di Đà Phật!

Nam mô a di Đà Phật!

Con lạy chín phương Trời, mười phương Chư Phật, Chư Phật mười phương.

Con kính lạy Đức Đương cảnh Thành hoàng chư vị Đại Vương.

Con kính lạy ngài Đông Trù Tư mệnh Táo phủ Thần Quân.

Con kính lạy các ngài Thần linh, Thổ địa cai quản trong xứ này.

Con kính lạy chư gia tiên Cao Tằng Tổ Khảo, Cao Tằng Tổ Tỷ, Tổ Tiên nội ngoại họ …..

Tín chủ (chúng) con là: …..

Ngụ tại: …..

Hôm nay là ngày …..tháng …..năm …..

Chính ngày Giỗ Hết của …..

Thiết nghĩ …..vắng xa trần thế, không thấy âm dung. Năm qua tháng lại vừa ngày Giỗ Hết. Ơn võng cực xem bằng trời biển, nghĩa sinh thành không lúc nào quên. Càng nhớ công ơn gây cơ tạo nghiệp bao nhiêu, càng cảm thâm tình, không bề dãi tỏ. Nhân ngày chính giỗ, chúng con và toàn gia con cháu, nhất tâm sắm sửa lễ vật kính dâng, đốt nén tâm hương dãi tỏ tấc thành.

Thành khẩn kính mời …..

Mất ngày …..tháng …..năm …..

Mộ phần táng tại: …..

Cúi xin linh thiêng giáng về linh sàng, chứng giám lòng thành, thụ hưởng lễ vật, độ cho con cháu bình an, gia cảnh hưng long thịnh vượng.

Tín chủ lại mời vong lonh các vị Tiền chủ, Hậu chủ trong đất này cùng tới hâm hưởng.

Tín chủ con lại xin kính mời các cụ Tổ Tiên nội ngoại, Tổ Khảo, Tổ Tỷ, Bá thúc, Huynh Đệ, Cô Di, Tỷ Muội và toàn thể các Hương linh gia tiên đồng lai hâm hưởng.

Chúng con lễ bạc tâm thành, cúi xin được phù hộ độ trì.

Nam mô a di Đà Phật!

Nam mô a di Đà Phật!

Nam mô a di Đà Phật!

Mâm Cúng Giao Thừa 2022 Không Thể Thiếu 2 Thứ Này!

(Lichngaytot.com) Lễ cúng giao thừa được người Việt coi trọng là thế, nhưng không phải ai cũng biết trên mâm cúng giao thừa 2019 không thể thiếu 2 thứ này!

1. Cúng giao thừa có ý nghĩa gì?

Ý nghĩa chủ đạo của việc cúng giao thừa (trong nhà và ngoài trời) là nhằm cầu mong những điều may mắn, cát lành đến với mọi nhà trong năm mới.

Theo phong tục dân gian , lễ cúng giao thừa được tiến hành vào đêm giao thừa (hết giờ Hợi ngày 30 sang giờ Tý mở đầu ngày mùng 1 Tết) được gọi là lễ trừ tịch.

Riêng mâm cúng giao thừa 2019 ngoài trời thì được đặt ở giữa sân. Nếu gia đình nào không có sân, có thể bày biện mâm cúng giữa nhà, hoặc có thể làm lễ trên sân thượng.

Nói về lễ vật cúng trong mâm cúng giao thừa ngoài trời, nhiều người không khỏi thắc mắc tại sao lễ này luôn cần phải có gạo và muối?

2. Mâm cúng giao thừa ngoài trời không thể thiếu gạo và muối

– Mâm cúng giao thừa ngoài trời

Về mâm cúng giao thừa ngoài trời 2019, khi tiến hành cúng lễ, các gia đình cần bày biện mâm lễ cúng thật chu đáo, trang trọng.

Thông thường, lễ vật gồm ngũ quả, hương, hoa quả, muối gạo, trà, đèn nến, trầu cau, rượu, nước, quần áo và mũ nón mũ thần linh.

Nếu là mâm lễ mặn sẽ có chiếc thủ lợn luộc hoặc gà trống luộc, xôi, bánh chưng,… Nếu là Phật tử thì có thể dùng mâm chay.

– Mâm cúng giao thừa 2019 có cần gạo muối không?

Câu trả lời là “CÓ”. Mâm cỗ cúng giao thừa ngoài trời không thể thiếu 2 thứ, đó chính là gạo và muối. Vì sao lại như vậy?

+ Gạo và muối luôn gắn liền với sự sống của con người

Gạo là lương thực chính nuôi sống con người hàng ngày. Muối là một trong các vị cơ bản, là gia vị không thể thiếu khi chế biến các món ăn.

Thêm nữa, gạo và muối còn mang ý nghĩa tốt lành về phong thủy. Hai thứ này mang tới may mắn về tài lộc và sức khỏe cho con người. Bởi thế mà mọi người thường sử dụng gạo và muối để cúng lễ.

+ Cúng gạo muối thí thực

Trong khóa lễ cúng thí thực các Phật tử thường hay bày gạo, muối để cúng cho chúng sinh. Mục đích chính là muốn vong linh được no đủ, không quấy nhiễu người phàm trần.

Xét về mặt tâm linh, ở thế giới ngạ quỷ, vong linh ăn bằng hương hoặc bằng tâm tưởng, việc chúng ta cúng gạo và muối là vì 2 thứ đó là căn bản sự sống của chúng ta.

Hay có người họ cúng ngũ cốc đó là ý nghĩa nói về tâm của mình muốn cho vong linh đó được đầy đủ. Chứ thực sự họ không ăn như mình.

Cho nên cúng cơm buổi trưa các Thầy chỉ cần một ít cơm rồi sau đó vận tưởng và chú quán lấy công đức tu hành của mình nguyện cho họ được no đủ chứ không phải là họ ăn gạo, muối.

+ Cúng gạo muối là một cách thể hiện lòng biết ơn

Cúng muối gạo là là cách nhớ ơn những tiền nhân khai sinh ra nền văn minh lúa nước, rắc rải gạo muối sau khi làm lễ cúng có 2 cách hiểu.

Ngoài nội dung mâm cúng giao thừa 2019, bạn đọc đừng bỏ lỡ: