Top 6 # Văn Khấn Phật Di Lặc Xem Nhiều Nhất, Mới Nhất 5/2023 # Top Trend | Iseeacademy.com

Sự Tích Đức Phật Di Lặc

Đức Phật Di Lặc là vị Phật thứ năm trong Hiền Kiếp nối ngôi Phật Thích Ca. Tuy nhiên số kiếp chưa đến, Ngài còn ở trong trời đất hóa thân trong mười phương mà thuyết pháp độ chúng sinh. Phật Di Lặc có tướng mập tròn, thường có trẻ con quấn quýt vui vẻ xung quanh.

Ngày xửa ngày xưa tại một nước Lương nọ, đời Ngũ Quý, tại Phụng hóa Châu Minh, có một vị hòa thượng thân hình khác người, trán nhăn bụng lớn và hình vóc mập mạp. Chẳng biết vị hòa thượng này đến từ đâu, tên họ là gì, chỉ thấy ông thường mang theo một cái túi vải và một chiếc gậy tích trượng nên mọi người gọi ông là Bố Đại Hòa Thượng. Hòa thượng tính rất đỗi khôi hài, ban ngày đi lưu lạc không cỗ định, ông đi đâu rồi cũng trở về chùa Nhạc Lâm.

Mỗi lần đi đường là xung quanh ông lại có 18 đứa trẻ con vây xung quanh mà vui đùa, ông cứ nhoẻn miệng cười mãi. Mọi người cho ông những vật gì, khi ăn xong, còn lại bao nhiêu đều gói bỏ vào chiếc túi vải bên hông.

Có một lần, Hòa thượng gặp thầy Sa Môn, ông vỗ vai một cái làm cho thầy giật mình, thầy Sa Môn mới ngó hỏi:

– Hòa thượng có việc gì thế?

Xét nét lo lường giữ lấy ta;

Tâm để rỗng thông thường nhẫn nhục,

bửa hằng thong thả phải tiêu ma;

Nếu người tri kỷ nên y phận,

Dẫu kẻ oan gia cũng cộng hòa;

Miễn tấm lòng này không quái ngại,

Tự nhiên chứng đặng “Lục ba la”

Ông Trần cư sĩ lại hỏi rằng:

– Hòa thượng người có pháp hiệu hay không?

Hòa thượng đáp:

– Ta có chiếc túi vải này, rộng lớn vô biên, mở ra là thấy mười phương cõi lạc, ung dung tự tại.

Trần cư sĩ thắc mắc:

– Thế Hòa thượng có hành lí mang theo không?

Ngài cười mà nói rằng:

– Ta chỉ có thân này, cơm ăn vạn nhà, ngao du thiên hạ, đâu vướng bận những phàm tục trần thế?

Ông Trần cư sĩ nghe thế thì cảm phục lắm, ông kính cẩn:

– Đệ tử không tinh thông phật pháp, vậy làm thế nào để thấy Phật đây?

Hòa thượng bèn đáp:

– Phật chính là tâm mình vậy, tâm thiện chính là Phật trong lòng, các người có đi khắp nơi cũng không bằng tấm lòng chân thật hướng thiện.

Cư sĩ gật đầu hiểu chuyện:

– Cảm tạ ngài đã khai thông, lần này ngài đi nên ở nơi đình chùa, đừng ở nhà thế gian mà sinh phiền não.

Hòa thượng bèn đáp:

– Ta lấy bốn phương làm nhà, người kia tâm linh rõ ràng thì không thể tạo ngược, chúng sinh là con trời, gieo nhân ắt gạp quả.

Trần cư sĩ nghe thế thì nể phục, lại rất cóc ảm tình, bèn thưa:

– Xin hòa thượng ở lại nhà tôi một đêm dùng cơm chay với tôi, đệ tử hết lòng cung kính mong người từ bi ai nạp.

Hòa thượng gật đầu đồng ý, sáng ra hào thượng dậy từ sớm bỏ đi, trước khi đi òa thượng viết một bài kệ dán trên cửa:

Ta có một thân Phật,Có ai đặng tường tất;Chẳng vẽ cũng chẳng tô,Không chạm cũng không khắc;Chẳng có chút đất bùn,Không phải màu thể sắc;Thợ vẽ, vẽ không xong,Kẻ trộm, trộm chẳng mất;Thể tướng vốn tự nhiên,Thanh tịnh trong vặc vặc;Tuy là có một thân,Phân đến ngàn trăm ức.

Hòa thượng đến quận Tứ minh thì hay giao du với ông Tưởng Tôn Bá, hai người như bạn lâu năm mà thân thiết. Hòa thượng khuyên Tưởng Tôn Bá nên niệm câu chú mỗi ngày: “Ma ha bát nhã ba la mật đa”. Vì vậy người ta đều kêu ông Tưởng Tôn Bá là: Ma ha cư sĩ. Một ngày nọ hai người cùng tắm dưới khe Trường Đinh, ông Ma Ha mới nhìn thấy lưng hòa thượng có 4 con mắt rực rỡ chói sáng thì ngạc nhiên hết sức bèn thốt lên:

– Hòa thượng đúng là một vị Phật tái thế.

Hòa thượng liền bảo:

– Người chớ tiết lộ ra ngoài, ta và ngươi đã kết thân 4 năm rồi, nay đã đến lúc ta phải đi, vậy ta hỏi ngươi có muốn giàu sang hay không?

Ông Ma Ha cư sĩ thưa rằng:

– Giàu sang như mây trôi gió cuốn, không bền chắc được, tôi chỉ mong con cháu tôi đời đời viên mãn.

Hòa thượng thò tay vào túi móc ra một chiếc túi nhỏ đưa cho Ma Ha cư sĩ căn dặn ông phải giữ gìn cho kĩ cũng như hậu vận của ông. Ma Ha cư sĩ chưa hiểu gì thì hòa thượng đã bỏ đi, vài bữa sau hòa thượng quay lại bảo:

– Nhà ngươi có hiểu ý ta hay không?

Ma ha cư sĩ cung kính mà thưa rằng:

– Thưa ngài, tôi nghĩ mãi mà vẫn chưa tỏ tường được.

Hòa thường cười đáp:

– Ta muốn cho con cháu nhà ngươi sau này cũng như mấy vật của ta cho đó vậy.Thế rồi hòa thượng từ giã đi. Quả nhiên về sau con cháu Ma Ha được vinh hoa phú quý, hưởng lộc nước đời đời.

Ngày mồng ba tháng ba năm thứ ba niên hiệu Trịnh Minh, hòa thượng không chút bệnh tật, ngồi trên bàn thạch gần mái chùa Nhạc Lâm mà nhập diệt. Có một ông Trấn Đình trước kia hay giật túi vải của hòa thượng mà đốt, cứ đốt xong hôm sau lại thấy cái túi vải vẫn y nguyên trên người hào thượng thì kinh hãi, để tỏ lòng hối lỗi ông Trấn Đình lo mua quan quách mà tẩn liệm thi hài, nhưng khi khiêng quan tài đi chôn thì bao nhiêu người cũng không khiêng nổi. Trong mấy người đó có một người họ Đồng ngày thương tỏ lòng tôn kính hòa thượng trọng hậu, bèn đi mua cái quan tài khác, rồi liệm thi hài của Ngài thì đến khi khiêng, số người vẫn như đó mà khiêng nhẹ bỗng. Mọi người thấy thế thì cung kính muôn phần.

Dân chúng tỏ lòng mến mộ bèn cùng nhau xây tháp cho Ngài ở núi Phong Sơn, nơi mà trước kia Ngài từng ngự, có chỗ để tích Trượng, chỗ để bình bát của Ngài. Những chỗ sâu, cạn, chỗ lớn chỗ nhỏ đều có nước đầy ắp, dẫu trời hạn thì cũng chưa bao giờ khô cạn.

Phong Thuỷ Đặt Tượng Di Lặc, Cách Thờ Cúng Phật Di Lặc Bằng Đồng

Phong Thuỷ Đặt Tượng Di Lặc, Cách Thờ Cúng Phật Di Lặc bằng đồng mang may mắn, bình an cho gia chủ.

Phật Di Lặc trong Phật giáo:

Di Lặc là cách phiên âm, dịch nghĩa là Từ Thị (慈氏), “người có lòng từ”, cũng có thuyết có tên là Vô Năng Thắng phiên âm Hán-Việt là A-dật-đa. Di Lặc là một vị Bồ Tát hay là Chuyển luân thánh vương.

Trong Phật giáo Tây Tạng, bồ tát Di-lặc được thờ cúng rất rộng rãi. Trong Phật giáo Trung Hoa, từ thế kỷ 10, hòa thượng Bố Đại được xem là hiện thân của Di Lặc.

Theo kinh điển Phật giáo, Di Lặc là vị Phật sẽ xuất hiện trên Trái Đất, đạt được giác ngộ hoàn toàn, giảng dạy Phật Pháp, giáo hóa chúng sinh, và chứng ngộ thành Phật. Phật Di Lặc sẽ là vị Phật kế tiếp Đức Phật lịch sử Thích Ca Mâu Ni.

Phật Di Lặc được tất cả các trường phái Phật giáo chấp nhận và là vị Bồ tát duy nhất được tôn kính trong truyền thống Phật giáo của cả trường phái Đại Thừa và Nguyên Thủy.

Hình tượng và ý nghĩa Phật Di Lặc trong Phật giáo và đời sống:

Phật Di Lặc trong Phật giáo thường ngồi trên ghế, thả lỏng hai chân trên mặt đất hoặc vắt một chân lên ghế. Là một vị Bồ tát, Ngài thường đeo nhiều trang sức. Thường thì Ngài mang theo một cái tháp nhỏ trong cái mũ của mình, tượng trưng cho ngôi chùa chứa các pho tượng của đức Phật Thích Ca Mâu Ni để giúp Ngài xác định nó khi kế vị, và Ngài cũng giữ một bánh xe pháp được đặt trên hoa sen.

Tại Trung Quốc, Bồ tát Di Lặc được biểu hiện dưới dạng mập tròn vui vẻ, trẻ con quấn quýt xung quanh, hoặc mang tiền tài cười tươi như một biểu tượng của phúc lộc an khang.

Trong phong thủy, Phật Di Lặc được cho là mang lại may mắn và hạnh phúc, giải tỏa những muộn phiền thành sự vui vẻ và hạnh phúc. Điểm đặc biệt nhất mỗi khi nhìn vào tượng Phật Di Lặc đó chính là nụ cười hoan hỉ bất diệt, là tấm lòng bao dung độ lượng không bờ bến.

Tướng nụ cười của Phật cho người nhìn cảm giác vô lượng từ tâm, thanh thản nhẹ nhàng. Tướng lỗ tai dài biểu thị sự từ ái, lỗ tai biết lắng nghe ai khen cũng cười, ai chê cũng cười chằng phật lòng ai. Tướng bụng tròn thể hiện lòng từ bi rộng lớn sẽ chứa hết mọi chuyện buồn thế gian.

Dân gian truyền nhau rằng xoa bụng Phật Di Lặc sẽ gặp được may mắn. Chiêc túi vài đơn sơ người quải trên vai cũng là dùng để đựng vô lượng diệu pháp bố thí cho chúng sinh. Thân hình mập mạp, nụ cười tươi tắn làm cho người trở nên gần gũi hơn với mọi người, để Phật có thể nghe tiếng lòng than thở mà hóa giải điêu ấy thành niềm vui, mang nụ cười bất diệt đến thế gian.

Tượng Phật Di Lặc chơi cùng với trẻ nhỏ mang ý nghĩa về sự sung túc con cháu, cuộc sống đầy đủ và hạnh phúc.

Tượng kết hợp cùng các yếu tố của cải như tiền vàng, thỏi vàng, gậy như ý, bao tiền… mang ý nghĩa tài lộc và may mắn tài chính.

Tượng kết hợp với Đào tiên, cành Tùng hoặc bình hồ lô mang ý nghĩa về sức khỏe tốt và sự trường thọ. Riêng tùng còn có sức mạnh phong thủy mạnh mẽ có thể xua đuổi được tà ma ngoại đạo.

Tượng Phật ôm đá thể hiện cho hành động thu lượm những nỗi buồn thiên hạ gom về mình. Mặt tượng không buồn mà vẫn thể hiện nét vui tươi, hóa giải nỗi buồn sầu thành nụ cười của niềm vui và hạnh phúc.

Tượng Di Lặc đứng một chân cao chân thấp hoặc tượng đang ngồi với một chân chống lên. Đây là hình ảnh đặc biệt của Phật giáo thể hiện tinh thần luôn luôn sẵn sàng cho việc giáo hóa chúng sinh, đồng thời cũng thể hiện được những giáo lý của người.

Có thể nói, Phật Di Lặc là một biểu tượng tuyệt đối của hạnh phúc, mang may mắn, bình an, cát khí, tài lộc, trường thọ…cho gia chủ.

Phong Thuỷ đặt tượng Di Lặc trong nhà:

Nên đặt tượng Phật ở nơi có vị trí cao ráo (khoảng 1 mét) và nhìn thẳng ra cửa nhà. Đức Phật sẽ biến toàn bộ nguồn khí vào nhà thành nguồn năng lượng tốt, tạo không khí vui vẻ, yên bình.

Đặt tượng ở hướng Tây Bắc là cung Quý Nhân phù trợ. Đặt tượng ở hướng Đông Nam chính là cung Thiên Lộc.

Nếu không, cần bày tượng ở một chiếc bàn cạnh tường hoặc ở góc xa nhất của phòng, đối mặt với cửa chính. Ngoài ra, để Đức Phật có thể nhìn thấy bởi tất cả các thành viên trong gia đình, nên đặt tượng ở hướng Đông.

Đặt tượng Di Lặc trên bàn học và bàn làm việc sẽ giúp đường công danh vững chặt, học hành đỗ đạt. Việc nhìn ngắm tượng Phật Di Lặc thường xuyên còn giúp giải tỏa căng thẳng, phấn chấn tinh thần học tập và làm việc đều có hiệu quả.

Đặt tượng Phật Di Lặc trong xe còn giúp cho tài xế hoặc những người phải thường xuyên lái xe giảm bớt căng thẳng, tập trung, minh mẫn, tránh được tai nạn và cơ thể giảm bớt mệt mỏi.

Để đem lại tiền tài cho gia đình, có thể bày trên két sắt, tủ đựng tiền… Đầu và cuối ngày, trước khi ra khỏi nhà hoặc lúc trở về nhà, có thể xoa bụng tượng Phật để xua tan mọi nỗi niềm, mệt mỏi và cảm thấy thư thái tinh thần hơn. Sau một ngày làm việc căng thẳng và mệt mỏi, tinh thần về nhà thường rất uể oải. Đặt tượng Phật Di Lặc ở chỗ dễ thấy nhất để khi bước vào nhà nhìn thấy được nụ cười rạng rỡ của Phật thì mọi mệt mỏi sẽ giảm bớt đi rất nhiều, nhìn ngắm nụ cười Phật thường xuyên còn giúp mang lại niềm vui trong cuộc sống.

Có những quy tắc phong thuỷ nhất định bạn cần phải tuân thủ khi đặt tượng Phật Di Lặc để tránh rước xui xẻo vào nhà như sau:

– Không được đặt tượng Phật Di Lặc trong phòng bếp, phòng tắm hay phòng ngủ.

– Không đặt tượng Phật Di Lặc gần các thiết bị điện, thiết bị công nghệ.

– Không đặt tượng Phật Di Lặc ở dưới hoặc gần cầu thang – nơi mọi người đi lại nhiều – sẽ khiến gia đình gặp nhiều chuyện lận đận.

– Khi dọn dẹp, không được đặt trực tiếp Tượng Phật xuống sàn nhà, đó là sự bất kính.

– Không được cất giấu tượng Phật trong két sắt, tủ, hộp hay rương khóa lại khiến Phật không hài lòng, người trong gia đình dễ đau ốm và gặp chuyện không may mắn.

Cách thờ cúng Phật Di Lặc, cách khai quang Phật Di Lặc, cách thỉnh Phật Di Lặc về nhà:

Phật Di Lặc với nét mặt phúc hậu, mang nhiều tốt lành nên nhiều nơi xem tượng Di Lặc như thần tài để thờ cúng với mong cầu tài lộc, may mắn và kinh doanh phát đạt.

Tuy nhiên, cần phải nhớ Phật Di Lặc là một vị phật chứ không phải thần tài nên cách thờ cúng Phật Di Lặc trong nhà cũng sẽ khác xa với thần tài. Trước tiên, trước mặt Phật thì không nên cầu xin danh vọng hay tiền tài vật chất. Đặc biệt, thần tài có thể cúng cỗ mặn nhưng với Phật Di Lặc thì chỉ được cúng chay. Gia chủ nên nhớ những đều này để thờ cúng Phật Di Lặc đúng chuẩn và mang đến điềm lành.

Những người thờ phật tại gia trước hết phải nhờ người làm lễ khai quang, chọn giờ tốt, ngày tốt – tuy nhiên đây chỉ là tín ngưỡng hoặc phong tục dân gian chứ không hề được quy định trong kinh phật.

Theo Pháp sư Tịnh Không trong “Phật giáo là gì” thì khi thỉnh tượng phật về nhà không cần thiết phải nhờ pháp sư hay bất kì ai “khai quang” bởi “chính tượng phật, bồ tát vì chúng ta mà khai quang”.

Theo quan điểm Phật giáo thì Phật, Bồ Tát có mặt khắp mọi nơi, không nơi nào không ứng hiện. Do đó, việc thỉnh phật di lặc về nhà chủ yếu dựa vào cái tâm của gia chủ khi thờ phật. Chỉ cần chọn một chỗ nào mình cho là tôn quí nhất, rồi với tình cảm thành kính nhất và chọn một thời điểm thích đáng nhất để đặt tượng thờ Phật là được.

Đối với những ai lập ban thờ Phật kĩ càng hoặc có mong muốn lớn về năng lượng Phật trong phong thuỷ, có thể khai quang như sau:

Tượng Phật mới tạo, thỉnh từ cửa hàng về, trước đi thực hiện nghi lễ phải được cẩn thận lau chùi, loại bỏ bụi bẩn (tẩy uế). Nước dùng để tẩy uế phải là nước sạch sử dụng kèm với hương liệu là hoa tươi (cánh hoa sen, hoa hồng,…). . Sau đó, đọc trì chú bài đọc trì chú bài “Thanh Tịnh Pháp Án Lam Xóa Ha” (21 hay 27 tức đọc 9×3 lần) dùng với ấn Bảo thủ và kiết tường. Nước đã dùng đổ ra trước sân hay vẩy chung quanh nhà, không đổ xuống cống.

Trì chú Thanh Tịnh Pháp 7 hay 9 ngày. Dùng chỉ ngũ sắc kết lại thành dây. Ngũ sắc là năm mầu của ngũ hành: Vàng, Trắng, Đen (hay xanh da trời), Xanh lá cây, và Đỏ. Dùng chú tẩy uế rồi vừa kết chỉ vừa trì Lục tự Đại Minh Thần Chú “Án Ma Ni Bát Di Hồng”.

Sau khi đã đầy đủ, để kinh Bát Nhã phạn tự trên Kinh Đại Bi Sám Pháp, để Đại Bi Tâm chú phạn tự chồng trên kinh Bát Nhã, rồi cuốn tròn lại, cuộn sao cho thấy các chủng tử ở ngoài. Dùng dây chỉ ngũ sắc đã kết cột kinh lại. Có thể gấp lại và bỏ trong bao, dùng dây ngũ sắc cột miệng bao lại.

Vẽ 3 chủng từ Om Ah Hum (Phạn tự hay Tạng tự đều được) canh vẽ sao cho chữ Om nằm phần giữa hai lông mày, Ah ở miệng, và Hum ở cổ của tượng – khoản cách đều nhau. Hay in ra rồi lấy mực đỏ đồ lên. Khi vẽ chữ Om thì trì chữ OM, vẽ chữ Ah thì trì chú AH, vẽ chữ Hum thì trì chú HUM. Nếu tập vẽ các chủng từ, nên mang đi đốt.

Dùng giấy có Om Ah Hum dán ở trong lòng tượng đúng theo vị trí như trên. Để kinh đã cuốn dựng đứng trong lòng tượng. Để cho chữ viết đứng, đừng để ngược xuống. Niêm kín lỗ rỗng dưới lòng tượng lại. Phần này luôn trì “Nam Mô Thiên Thủ Thiên Nhãn – Quán Thế Âm Bồ Tát Linh Cảm Ứng”.

Sau đó đã có thể đem tượng Phật đi thờ cúng.

Ví không phải là một nghi lễ chính thống của Phật giáo, nghĩa là sẽ không có một nghi thức tránh truyền, một văn bản cụ thể. Chính ví vậy mà sẽ có những cách làm lễ khác nhau, không bó buộc chỉ ở một cách cố định như trên. Nếu có thể, tham khảo thông tin từ nhiều nguồn, nhiều người có kinh nghiệm.

Tượng Phật Di Lặc bằng đồng thờ cúng, trang trí, phong thuỷ:

Tượng Phật Di Lặc bằng đồng có nhiều kích cỡ, kiểu dáng và bền đẹp, được sử dụng nhiều trong trang trí nhà cửa, thờ cúng và phong thuỷ.

Tượng Phật Di Lặc thể hiện bề ngoài hạnh phúc, vui vẻ, gắn với tài lộc, may mắn, thường có khuôn mặt cười thật tươi, hiền từ, bụng càng to càng tốt, đi cùng tiền vàng, thỏi vàng hay cá chép để tăng phần may mắn bình an và ý nghĩa hơn.

Trong phong thuỷ, cá chép mang ý nghĩa cho sự thăng tiến, thuận lợi tài lộc. Hình ảnh cá chép thường gắn với cá chép vượt vũ môn, cá chép hoá rồng, cá chép hoa sen,…. Tất cả đều mang ý nghĩa ý nghĩa tốt lành cho người dùng.

Tượng có các thế ngồi đài sen, ngồi cá chép, kéo túi tiền, đứng gánh tiền… dù ở tư thế nào thì cũng luôn là gương mặt cười nổi bật. Đặt thờ cúng, trang trí phòng khách, phòng làm việc… đều khiến gia chủ cảm thấy thư thái mỗi khi nhìn thấy. Chưa cần các tác dụng khác, chỉ cần tinh thần thoải mái, vui vẻ thì mọi chuyện đều nhẹ nhàng, hanh thông.

Tượng đồng Phật Di Lặc có nhiều kích cỡ từ nhỏ đến lớn tuỳ yêu cầu không gian trưng bày. Các mẫu tượng lớn và đặc sắc thường không có sẵn mà được làm theo đặt hàng của từng khách hàng. Ngoài tượng đúc từ đồng thau, đồng đỏ chạm khảm tam khí, ngũ sắc… thì tượng Phật Di Lặc bằng đồng thường được dát vàng 9999 cực kỳ nổi bật và sang trọng. Các mẫu cỡ lớn được đúc từ đồng cát tút cao cấp có màu vàng sáng tự nhiên bền đẹp cũng được nhiều người ưa thích.

Cách Thờ Cúng Phật Di Lặc Trong Nhà

Tượng Phật Di Lặc bằng gỗ nu nghiến

Để thờ Phật Di Lặc thì đầu tiên bắt buộc bạn phải có tượng. Tốt nhất bạn nên thỉnh tượng ở chùa về, nếu không có điều bạn có thể mua tượng ở những nơi uy tín rồi gửi ở chùa một thời gian.

Theo một số nhà sư thì Phật có ở mọi nơi, Phật vì chúng ta mà khai quang nên chỉ cần tâm cùng lòng thành thì việc thờ cúng đã trọn vẹn. Nếu bạn muốn an tâm hơn thì sau khi có tượng bạn có thể làm lễ khai quang bằng cách chọn ngày lành tháng tốt và nhờ các sư thầy để làm lễ, niệm chú cho tượng. Bạn phải chuẩn bị thật kỹ để làm lễ, không được làm qua loa mà phải thật chu đáo.

Tượng Phật Di Lặc gỗ bách xanh

Vị trí đặt bàn thờ Phật Di Lặc

Bàn thờ phải đặt ở những nơi trang nghiêm, trang trọng. Nếu có không gian gia chủ nên đặt bàn thờ tại một gian riêng. Nếu hạn hẹp về diện tích, có thể bàn thờ đặt đối diện với của chính để thu hút tài lộc và cách mặt đất ít nhất 1m.

Ngoài ra, bạn nên đặt bàn thờ về hướng đông hoặc hướng tây. Hướng đông là hướng Phật quay mặt ra để thiền định, còn hướng tây tượng trưng cho Trời, hướng của tây phương cực lạc.

Phật là đấng tối cao không thể xem ngang bằng với gia tiên, như vậy là bất kính, gây không tốt đến gia đình. Trường hợp bạn thờ Phật Di Lặc cùng với gia tiên thì không được để tượng thấp hơn hay ngang hàng với bài vị, bát hương của gia tiên, bàn thờ Phật phải cao hơn.

Lưu ý không được sử dụng đồ gỗ đã qua sử dụng để làm bàn thờ.

Khi làm lễ cúng Phật Di Lặc phải có một số thứ như sau:

– Hương: phải thắp số hương lẻ 1, 3, 5, 7, 9 nén

– Hoa: hoa sử dụng để cúng nên là những loại hoa màu sáng như hoa sen, hoa mẫu đơn, hoa huệ

– Trà: nước trà phải tươi, luôn giữ trà được nóng ấm.

– Quả: nên sử dụng các loại quả chín, tránh để hoa quả bị hư hỏng.

– Thức ăn: phải là các món chay, không nên bày quá nhiều món lên bàn thờ.

Đặc biệt bạn không được dâng tiền hay vàng lên bàn thờ, không cúng đồ mặn và rượu bia.

Tượng gỗ Di lặc nu huyết long

Thay đổi tượng Phật Di Lặc

Khi thờ Phật Di Lặc cũng như những vị Phật khác, bạn phải lau chùi thường xuyên, tránh để bụi bẩn. Khi vệ sinh tượng bạn nên dùng rượu hay nước ấm, tuyệt đối không đặt tượng dưới đất.

Mỗi bức tượng thường có tuổi thọ rất cao, tuy nhiên có thể do nhu cầu hoặc do tượng bị hỏng bạn có thể thay một tượng mới. Nếu tượng bị hỏng, bạn nên mời sư thầy về làm lễ rước thả sông mà không được tùy tiện bỏ đi.

Cách Thỉnh Phật Di Lặc An Vị Tại Gia Đúng Nhất

Đức Di Lặc là vị Phật được Đức Phật Thích Ca Mâu Ni thọ ký là vị Phật của tương lai. Ngài xuất hiện để thay thế Đức Phật Thích Ca Mâu Ni tiếp tục thuyết Pháp và giáo hóa chúng sinh. Theo tài liệu của Phật Giáo, Ngài sẽ giáng sinh trên trái đất này trong một thời gian rất dài về sau. Khi mà Phật Pháp đã hoàn toàn bị loài người quên lãng.

Hình tượng của Phật Di Lặc được miêu tả khác với các vị Phật khác. Ngài không mang dáng vẻ trầm mặc, uy nghiêm. Mà thay vào đó là khuôn mặt Ngài hiện rõ sự vui tươi, phấn khởi, yêu đời, miệng cười rạng rỡ, hạnh phúc. Dân gian gọi Ngài với một tên khác đó là Phật cười. Và coi Ngài là biểu tượng của sự hạnh phúc viên mãn, cuộc sống vui tươi, an lạc, no ấm, đủ đầy.

Cách Thỉnh Phật Di Lặc An Vị Tại Gia Đúng Nhất

Phật Di Lặc là vị Phật của tương lai, nên các gia đình thường không thờ trên bàn thờ Phật của gia đình. Mà thường các gia đình sẽ chọn một vị trí nào đó linh thiêng, trang trọng trong nhà mà tất cả các thành viên trong gia đình đều tôn quý để làm nơi đặt tượng Phật Di Lặc.

Trong kinh Phật không có quy định nào nói về việc thỉnh tượng Phật Di Lặc về thờ. Và cũng không có tài liệu nào nói về việc “khai quang” tượng Phật trước khi thờ. Mà theo quan niện của Phật Giáo, Phật luôn hiện diện khắp mọi nơi trong cuộc sống của chúng ta. Nên thỉnh Phật về thờ là tuỳ thuộc vào cái tâm và lòng thành kính của mỗi người đối với Đức Phật, chứ không cần nhờ tới sự trợ giúp của bất kỳ ai cả. Và từ sự thành tâm và lòng thành kính thờ phụng mà chính tượng Phật sẽ vì chúng ta mà “khai quang”.

Trước khi đi tới cửa hàng để thỉnh tượng Phật Di Lặc về nhà thờ. Gia chủ cần chọn trước một vị trí phù hợp và tốt nhất để làm nơi đặt tượng Phật. Và chuẩn bị chu đáo, dọn dẹp sạch sẽ, bài trí sẵn nơi sẽ đặt tượng Phật. Để khi thỉnh tượng Phật từ cửa hàng về là có thể an vị Phật và thờ cúng ngay được. Sau đó là chọn một ngày phù hợp để tới cửa hàng chọn tượng Phật Lặc và tỉnh tượngPhật về thờ.

Thỉnh Phật về thờ tại gia là việc quan trọng. Nên trên đường đi thỉnh tượng Phật từ cửa hàng về nhà thì đi một mạch về nhà ngay, không được tạt chỗ nọ ghé chỗ kia. Về tới nhà thì có thể an vị Phật luôn lên vị trí đặt tượng Phật đã chuẩn bị trước đó.

Hướng đặt tượng Phật Di Lặc trong nhà được cho là tốt nhất chính là đặt tượng xoay về hướng Đông. Vì hướng đông là hướng mặt trời mọc, hướng mà được Đức Phật lựa chọn quay ra để thiền định giác ngộ.

Cách lựa chọn vị trí để đặt tượng Phật Di Lặc

Ở trong nhà, có nhiều vị trí để gia chủ có thể lựa chọn đặt tượng Phật Di Lặc. Xong gia chủ cần lưu ý rằng vị trí chọn để đặt tượng Phật phải là nơi dễ thấy, trang nghiêm, tôn kính ở trong nhà. Tượng Phật Di Lặc phải được đặt trên cao, cách mặt đất khoảng từ 1m trở nên là tốt nhất. Các vị trí thường được lựa chọn để đặt tượng Phật Di Lặc như: Phòng khách, bàn thờ Thần Tài Thổ Địa, nơi gia đình sum họp gia đình….

Vị trí được cho là đắc địa nhất để đặt tượng Phật Di Lặc đó chính là đặt tượng đối diện với cửa chính. Tượng Phật được đặt trên cao, nhìn thẳng ra cửa chính, giúp Phật biến toàn bộ luồng khí vào nhà thành năng lượng tốt. Hơn nữa đặt tượng Phật ở vị trí này, khi bước vào nhà là nhìn thấy Phật ngay. Nụ cười tươi vui, rạng rỡ trên khuôn mặt Ngài sẽ làm xua tan đi những mệt mỏi trong cuộc sống, khiến tâm hồn ta thoải mái, phấn khởi hơn.

Tuy nhiên, mỗi căn nhà hay phòng ốc thường có những kết cấu khác nhau. Mà gia chủ khó chọn được vị trí đặt tượng Phật Di Lặc ở những vị trí thuận lợi nói trên. Thì gia chủ có thể tìm một vi trí khác có góc xa nhất đối diện với cửa chính, kê một cái bàn vào sát tường ở góc đó rồi đặt tượng Phật Di Lặc lên.

Hoặc bí quá, không biết chọn vị trí nào đặt tượng cho tốt nhất. Thì cách đơn giản nhất là gia chủ đặt tượng Phật Di Lặc theo hướng của căn nhà. Nhà hướng nào thì đặt tượng quay theo hướng đó, để tránh phạm phải âm – dương thuận nghịch.

Phật Di Lặc còn đươc coi là biểu tượng của sự may mắn, thịnh vượng và hạnh phúc trọn vẹn. Nên theo các chuyên gia phong thủy, ngoài các vị trí và hướng đặt trên thì có một số hướng tốt mà nếu đặt tượng Phật Di Lặc ở vị trí này sẽ mang tới nhiều điều may lành cho gia chủ. Đó là các hướng: Đông, Đông Nam và Tây Bắc. Trong Đó: Đặt tượng Phật Di Lặc ở hướng Đông sẽ giúp hóa giải mọi rắc rối, gắn kết các thành viên trong gia đình. Đặt tượng Phật Di Lặc ở hướng Đông Nam – cung Thiên Lộc sẽ giúp gia chủ có tinh thần minh mẫn, luôn vui vẻ lạc quan, thêm bạn bớt thù, sự nghiệp thanh thông. Đặt tượng Phật Di Lặc ở hướng Tây Bắc – cung Sinh Khí sẽ giúp gia chủ có nhiều may mắn, sức khỏe và có được nhiều thành công trong cuộc sống.

Một số lưu ý khi đặt tượng Phật Di Lặc trong nhà

Tượng Phật Di Lặc phải đặt trên cao, tuyệt đối không được đặt cho tượng tiếp xúc trực tiếp xuống nền nhà. Bởi Phật Di Lặc là một vị Phật uy nghiêm của Phật giáo, nên đặt tượng Phật dưới đất là sự bất kính.

Nơi đặt tượng phải khô thoáng, sạch sẽ, không bị vật cản che khuất. Tránh đặt tượng Phật Di Lặc gần những nơi u ám, tối tăm vì như thế làm mất đi sự tôn nghiêm, linh thiêng trong thờ cúng.

Không đặt tượng Phật Di Lặc trong những không gian riêng tư để tránh làm điều bất kính với Phật mà không biết. Không đặt tượng Phật trong tủ kín hay két sắt vì như vậy giống như ta đang nhốt Phật. Tránh những điều này cũng là cách để thể hiện sự tôn trọng đối với Phật.

Phật Di Lặc là người nhà Phật, nên lễ cúng Phật Di Lặc phải là đồ chay. Lễ cúng không cần quá cầu kỳ, quan trọng là sự thành tâm, nhưng phải đảm bảo sự tươm tất, sạch sẽ, chỉnh chu.

Cần thường xuyên lau chùi, vệ sinh tượng Phật để tránh bám bụi bẩn lâu ngày mất đi sự trang nghiêm, không thể hiện được lòng thành kính với Phật.