Top 3 # Văn Khấn Về Nhà Trọ Xem Nhiều Nhất, Mới Nhất 3/2023 # Top Trend | Iseeacademy.com

Văn Khấn Về Nhà Mới Thuê, Nhà Trọ Chuẩn Phong Thủy, Tránh Vận Xui

Dân gian Việt Nam quan niệm: Đất có Thổ Công, sông có Hà Bá. Do vậy, bất cứ chuyển về nhà mới xây, mới mua hay mới thuê, mọi gia đình đều thực hiện đủ nghi lễ cúng kiếng chuẩn phong thủy, tránh vận xui. Để thực hiện nghi lễ này, gia chủ cần chuẩn bị văn khấn về nhà mới thuê và lễ vật cần thiết.

Xem thêm: Văn khấn mồng 1 và ngày rằm hàng tháng

Có thực sự cần thực hiện nghi lễ nhập trạch cho nhà thuê hay không?

Nhiều người cho rằng xây nhà là việc trọng đại mang ý nghĩa cả một đời người. Do vậy chỉ khi xây hoặc mua hẳn nhà mới mới cần thực hiện nghi lẽ nhập trạch. Còn nhà thuê vẫn chưa thuộc quyền sở hữu của mình nên chưa cần thiết. Tuy nhiên, khi chuyển đến định cư ở bất cư đâu, người Việt ta thường có lệ làm mâm cơm thịnh soạn để làm lễ. Việc này mang ý nghĩa thông báo với thổ địa chư thần nơi đó, để cầu may và cầu an.

Quan điểm không cần thực hiện nghi lễ nhập trạch khi bước vào nhà mới thuê đi ngược lại hoàn toàn với tryền thống văn hóa người Việt. Nếu bạn là người tin vào tục lệ của người Việt và thuyết phong thủy, thì bạn không nên xem nhẹ và cho qua việc này.

Lễ vật cho nghi lễ nhập trạch nhà mới thuê

– Một bếp gas mini: Việc chuẩn bị một bếp ga nhỏ với mục đích sưởi ấm cho ngôi nhà lâu ngày không có người ở, tượng trưng cho việc nhà cửa luôn ấm cúng cũng như lửa có tính tiêu diệt và tái sinh sẽ loại bỏ những điều không may mắn còn vương lại trên người.

– Ba hũ nhỏ muối, gạo, nước: Việc chuẩn bị lễ vật này trong phong thủy mang ý nghĩa như những lương thực cần thiết để duy trì sự sống cho mọi người trong gia đình. 3 lễ vật này tượng trưng cho sự sinh sôi, phát triển.

– 1 siêu đun nước: sau khi đổ gạo vào thùng thì đổ 1 siêu nước đầy, đặt lên bếp đun với lửa to. Nước sôi thì cứ để sôi một lúc nhé

– Ngũ quả, hoa thơm, bánh kẹo ngọt: Thực ra theo đúng thủ tục thì mâm cúng nhập trạch sẽ gồm 3 mâm: hương hoa, trái cây, rượu thịt. Nhưng đây là phòng trọ, nhà thuê thì chỉ cần làm đơn giản, gọn nhẹ là được.

Xem thêm bài văn khấn ông Công ông Táo và nghi lễ tổ chức qua bài viết: Bài Văn khấn Ông Công – Ông Táo 23 tháng Chạp Âm lịch.

Những điều cấm kỵ cần lưu ý khi dọn về nhà mới

Khi chuyển về nhà mới, người cầm tinh con hổ trong gia đình nên tránh xa việc chuyển nhà, chuyển đồ trước khi nhập trạch

Trường hợp nhập trạch vào nhà thuê chỉ để lấy ngày tốt và các thành viên trong gia đình chưa chính thức ở ngay, mọi người nhất định phải ngủ một đêm tại đây. Như vậy mới đúng với nghi lễ nhập trạch.

Người có bầu trong nhà không được phép dọn nhà nếu không sẽ phạm tội “Thần thai”. Nếu quá cấp bách khi dọn dẹp đồ đạc, người này phải dùng một cái chổi mới mua, chưa sử dụng để quét hết các đồ vật trong nhà trước khi chuyển chúng đi.

Lưu ý khi thực hiện nghi lễ

– Dù cho chỉ là nhà thuê, gia chủ cũng nên thực hiện nghi lễ một cách nghiêm túc, trang trọng, thành kính mới có được sự phù hộ, độ trì

– Trình tự khấn là khấn thần linh trước rồi mới tới gia tiên, bạn không được tự ý gộp hay đảo lộn thứ tự khấn này vì nếu như vậy được xem là bất kính với các bậc bề trên.

– Tiến hành nghi lễ bái tại sau khi dọn lễ xong để cảm ơn và cầu xin sự phù hộ độ trì

– Nếu trong nhà có người tuổi Dần hoặc phụ nữ đang mang thai nên tránh dọn nhà, chuyển nhà.

– Nên tìm thầy xem bói, thầy phong thủy để chọn được hướng đặt bàn thờ đẹp nhất, chuẩn phong thủy nhất. Nếu nhà trọ đó xây kiên cố cố định, bạn cũng nên tránh những hướng đặt bàn thờ kỵ như đối diện nhà vệ sinh, nhà kho, cửa ra vào.

Văn khấn về nhà mới thuê, nhà trọ chuẩn phong thủy, tránh vận xui

“Nam mô a di đà Phật !

Nam mô a di đà Phật !

Nam mô a di đà Phật ! (3 lạy)

Con lạy chín phương Trời, mười phương Phật.

Con kính lạy Hoàng thiên Hậu Thổ chư vị Tôn thần.

Con kính lạy Các ngài Thần linh bản xứ cai quản trong khu vực này.

Tín chủ (chúng) con là: …………………….. ( Họ và tên đầy đủ của chủ gia đình hoặc họ tên đầy đủ của cách thành viên tham gia hành lễ)

Hôm nay là ngày ……. tháng ……. năm ……. chúng con thành tâm sắm lễ, quả cau lá trầu, hương hoa trà quả, thắp nén tâm hương dâng lên trước chư vị Tôn thần tín chủ con kính cẩn tâu trình: Các vị Thần linh, Thông minh chính trực Giữ ngôi tam thai Nắm quyền tạo hoá Thể đức hiếu sinh Phù hộ dân lành Bảo vệ sinh linh Nêu cao chính đạo.

Nay gia đình chúng con chuyển về tân gia, chọn được ngày lành chuyển đến cư ngụ nhóm lửa, kính lễ khánh hạ. Cầu xin chư vị minh Thần cho chúng con được nhập vào nhà mới tại: ………………………. ( địa chỉ nhà chi tiết) và lập bát nhang thờ chư vị Tôn thần.

Chúng con xin phép chư vị Tôn thần cho rước vong linh Gia tiên chúng con về ở nơi này để thờ phụng. Chúng con cầu xin chư vị minh Thần gia ân tác phúc, độ cho gia quyến chúng con an ninh, khang thái, làm ăn tiến tới, tài lộc dồi dào vạn sự như ý, vạn điều tốt lành. Tín chủ lại mời các vong linh Tiền chủ, Hậu chủ ở trong nhà này, đất này xin cùng về đây chiêm ngưỡng Tôn thần, thụ hưởng lễ vật, phù hộ cho tín chủ con sức khoẻ dồi dào, an khang, thịnh vượng. Chúng con lễ bạc tâm thành, trước án kính lễ, cúi xin được phù hộ độ trì.

Nam mô a di đà Phật !

Nam mô a di đà Phật !

Nam mô a di đà Phật ! ” (3 lạy)

Xem thêm văn khấn Tết qua bài viết: Bài văn khấn mùng 1 Tết – Cúng thần linh và gia tiên mùng 1 Tết.

Ở Nhà Trọ Có Cần Cúng Nhập Trạch Và Cách Cúng Khi Về Phòng Trọ Mới

Theo quan niệm dân gian: ” có thờ có thiêng, có kiêng có lành” nếu bạn là người cẩn thận trong tâm linh thì vẫn nên cúng nhập trạch khi ở nhà trọ. Hãy yên tâm rằng lễ cúng nhập trạch tại nhà thuê sẽ đơn giản hơn so với lễ nhập trạch ở nhà mới. Vậy cách cúng khi về phòng trọ mới ra sao? Hãy cùng MovingHouse trả lời các câu hỏi mà nhiều người khi chuyển về phòng trọ mới thường gặp.

Ở nhà trọ có cần cúng nhập trạch không

Trước khi tìm hiểu xem ở nhà trọ có cần cúng nhập trạch hay không, bạn cần hiểu được lễ cúng nhập trạch về nhà mới là như thế nào. Theo quan niệm của ông cha ta thời xưa để lại, lễ nhập trạch được xem là một hình thức ra mắt, xin phép thần linh, thổ địa tại nơi ở mới. Theo suy nghĩ đó, có ý kiến trái chiều là thuê nhà thì không cần làm lễ nhập trạch, bởi lễ này chỉ dành cho gia chủ, mình là người lạ chỉ tới ở tạm nên không cần làm lễ.

Cách cúng khi về phòng trọ mới

Lễ nhập trạch tại phòng trọ được tối giản thủ tục, giảm bớt phức tạp trong khâu chuẩn bị nên đơn giản và tiết kiệm hơn rất nhiều so với làm lễ nhập trạch tại nhà mới mà bạn là gia chủ. Đối với nhà mới bạn sẽ cần chuẩn bị rất nhiều thứ như bếp ga, muối gạo, nước, ấm đun, hoa quả bánh kẹo, rượu thịt… còn nhà thuê thì không quá cầu kỳ. Những vật dụng không thể thiếu trong lễ nhập trạch tại phòng trọ như sau:

Bếp ga mini: Ý nghĩa của vật dụng này là nhằm sưởi ấm căn nhà bạn thuê, thể hiện mong muốn đem lại cảm giác ấm áp cho ngôi nhà. Bên cạnh đó ngọn lửa từ bếp ga cũng thể hiện việc loại bỏ, đốt cháy những việc không may còn sót lại trong nhà.

Muối, gạo, nước – Mỗi loại một hũ: Đây là những vật phẩm không thể thiếu trong cuộc sống sinh hoạt của con người, cúng những món đồ này sẽ thể hiện việc duy trì sự sống, đủ đầy, phát triển của cả nhà.

Ấm đun nước: Việc đun nước cũng tượng trưng cho căn bếp, đun nước là hoạt động, nước sôi là mang lại sự ấm áp.

Các bước thực hiện nghi lễ nhập trạch tại phòng trọ

Tương tự như thủ tục chuyển đến nhà mới, bạn cần chọn ngày lành tháng tốt, giờ đẹp để mọi việc được suôn sẻ, thuận lợi. Sau khi đã chọn được ngày giờ, hãy tiến hành nghi lễ nhập trạch theo lần lượt các bước sau:

Bước 1: Chờ tới giờ Hoàng Đạo, bật bếp ga mini và đặt trước cửa nhà, việc làm này nhằm tận dụng nguồn lửa ấm áp của bếp để xua tan âm khí, loại bỏ những điều không may còn sót lại trong ngôi nhà.

Sau đó từng người trong gia đình lần lượt bước qua bếp lửa để vào trong ngôi nhà, việc làm này dân gian hay gọi là “đốt vía”, để cắt bỏ sự xui xẻo, âm khí bên ngoài trước khi bước vào nhà. Nếu bạn thuê nhà nguyên căn có bàn thờ, trong lễ nhập trạch, chủ nhà sẽ đi đầu tiên và cầm bát hương, người bê mâm cúng đi cuối cùng.

Bước 2: Người trụ cột trong gia đình thắp hương, vái 3 vái và đọc văn khấn thổ địa, thần linh, gia tiên để xin phép cho gia đình được ở trong ngôi nhà.

Bước 3: Đun nước, pha trà dâng lên thần linh, tổ tiên.

Bước 4: Đợi hương tàn thì tiến hành dọn lễ, hóa vàng. Sau khi hóa vàng xong, hãy báo cáo với gia tiên, thổ địa, thần linh trong khu vực.

Hoàn thành 4 bước trên là lễ nhập trạch nhà thuê đã được thực hiện xong, gia đình bạn chỉ việc chuyển tới sinh sống bởi đã có thổ địa, thần linh chấp nhận và phù hộ cho cả nhà.

Lưu ý khi làm lễ nhập trạch ở phòng trọ

Sau khi chuyển tới nhà mới, vào mỗi ngày rằm và mồng 1 Âm lịch hàng tháng nên có đĩa hoa quả, bánh trái, thắp nén hương để thể hiện lòng thành kính với gia tiên, thổ công thổ địa. Lễ nhập trạch cần được tiến hành trang trọng, thành kính, thành tâm dù là nhà trọ, nhà thuê.

Khi khấn, nhớ trình tự khấn từ thần linh tới gia tiên, không được đảo lộn thứ tự hay gộp lại bởi như vậy là bất kính với bề trên.

Khi hạ lễ cần làm lễ bái tạ để cảm ơn thần linh, gia tiên và xin sự phù hộ độ trì của các bề trên.

Không để phụ nữ mang thai hoặc người tuổi Dần dọn nhà, phụ dọn nhà

Chọn hướng bàn thờ đẹp, đúng phong thủy, cần thiết có thể nhờ người có kinh nghiệm hoặc thầy phong thủy, tránh hướng tối kỵ như đối diện nhà vệ sinh, nhà kho, cửa ra vào…

Trên đây là một số kinh nghiệm về việc ở nhà trọ có cần cúng nhập trạch và cách cúng khi về phòng trọ mới, hy vọng sẽ giúp ích cho bạn trong việc dọn nhà, chuyển nhà để bắt đầu một khởi đầu suôn sẻ, thuận lợi. Nếu bạn chưa tìm được dịch vụ chuyển nhà trọn gó i như ý, Xá Lợi sẽ giúp bạn.

Với đội ngũ nhân viên nhiệt tình, tận tâm, dàn xe vận chuyển hiện đại, đời mới, chúng tôi cam kết sẽ mang lại sự hài lòng đến với mọi khách hàng. Mọi chi tiết xin vui lòng liên hệ hotline 0907 010 999 – 0948 48 48 22 hoặc truy cập website https://movinghouse.vn/ để được tư vấn nhanh nhất.

>>> Tìm hiểu ngay: Lợi ích khi sử dụng dịch vụ chuyển nhà của công ty chuyển nhà Sài Gòn giá rẻ Xá Lợi.

Văn Khấn Chuyển Về Nhà Mới

chuyển về nhà mới

Chào các bạn!

gin giới thiệu với các bạn: Thủ tục cúng về nhà mới và Văn cúng về nhà mới.

TRƯỚC KHI CHUYỂN VỀ:

Khẩn cáo (báo cáo) với thần linh và gia tiên nơi bạn đang sống ở nhà củ. Chỉ cần thắm cây nhan vao bẩm thưa rằng:

KÍNH LẠY:

– HOÀNG THIÊN HẬU THỔ CHƯ VỊ TÔN THẦN. – CÁC NGÀI BẢN XỨ THẦN LINH THỔ ĐỊA, BẢN GIA TÁO QUÂN cùng CÁC THẦN LINH CAI QUẢN TRONG KHU VỰC NÀY.

– VÀ TIÊN LINH DÒNG HỌ …

Chúng con đã có được ngôi nhà mới ở địa chỉ… và chuyển về sinh sống ở đó từ ngày hôm nay, vì vậy xin thành khấn báo trình.

SAU KHI VỀ NHÀ MỚI:

Sau khi đã chuyển về và sắp đặt mọi thứ ngăn nắp

Chuẩn bị mâm lễ vật để cúng như sau:

Khi cúng nhập trạch, các bạn hãy chuẩn bị các lễ vật sau: ngũ quả (là 5 loại trái cây), hoa tươi, nhang, đèn cầy đỏ 1 cặp, 1 bộ tam sanh (1 miếng thịt luộc, 1 con tôm luộc, 1 trứng vịt luộc), xôi, gà luộc (chéo cánh), 3 miếng trầu cau (đã têm), giấy vàng bạc, 1 dĩa muối gạo, 3 hũ nhỏ đựng muối-gạo-nước, 3 chung trà, 3 chung rượu, 3 điếu thuốc.

Văn cúng nhập trạch như sau:

KÍNH LẠY:

– HOÀNG THIÊN HẬU THỔ CHƯ VỊ TÔN THẦN. – CÁC NGÀI BẢN XỨ THẦN LINH THỔ ĐỊA, BẢN GIA TÁO QUÂN cùng CÁC THẦN LINH CAI QUẢN TRONG KHU VỰC NÀY.

– VÀ TIÊN LINH DÒNG HỌ …

Hôm nay là ngày……tháng……năm…

Tín chủ chúng con là………

Hiện ngụ tại……..Thành tâm sửa biện hương hoa phẩm vật các thứ cúng dâng bày ra trước án, kính cẩn tâu trình: Nay gia đình chúng con công trình viên mãn, chọn được ngày lành tháng tốt dọn đến cư ngụ, phần sài nhóm lửa, kính lễ khánh hạ. Cúi xin chư vị Linh thần cho phép chúng con, được rước vong linh Tiên Tổ về đây thờ phụng để tỏ tấc lòng hiếu thuận của con cháu. Nguyện xin chư vị tâm thành chứng minh, độ cho chúng con từ đây gia đạo an khương, làm ăn thuận lợi, sanh ý hưng long, đinh tài lưỡng vượng.

Tín chủ lại mời các vị Hương Linh phảng phất trong khu vực này, các Linh Hồn Chiến sĩ trận vong, các oan hồn uổng tử không nơi nương tựa quanh đây xin cùng tề tựu hâm hưởng lễ vật. Tín chủ thành tâm lễ tạ Chư vị Hương Linh bấy lâu đã hộ trì tín chủ khởi công thuận lợi, cho đến nay đã hoàn tất thi công, tín chủ lại xin các vị tiếp tục phù trì tìn chủ từ đây ăn nên làm ra, gia đạo thuận hòa, người người an lạc, nạn tiêu tai giảm, toàn gia hưng thịnh.

Sau khi cúng xong, đốt giấy vàng bạc và rải muối gạo hãy nhập trạch.

Lúc đốt giấy vàng bạc thì dùng chung rượu ở giửa rưới lên sau khi đốt xong.

Riêng 3 hũ muối-gạo-nước thì cất lại thật kỹ. Sau này khi nhập trạch thì đem để nơi Bếp, nơi thờ cúng Táo Quân.

CÁC ĐIỀU CẦN BIẾT KHI NHẬP TRẠCH (DỌN VÀO NHÀ MỚI):

Nếu là 1 gia đình có vợ chồng con cái thì đầu tiên là vợ gia chủ cầm 1 cái gương tròn đem vào nhà trước (mặt gương soi vào nhà), kế đến là gia chủ tự tay bưng bát nhang thờ Tổ Tiên, rồi lần lượt các người trong nhà mới đem vào: Bếp lửa (tốt nhất là Bếp còn đang cháy đỏ từ nhà cũ đem tới), chăn nệm, gạo, nước, muối, đồ tư trang quý giá…vv…

Nếu nhà vắng đàn ông thì người mẹ bưng bát nhang thờ Tổ Tiên vào trước, kế đến là con cái lần lượt mang Bếp, gạo, nước…vv… vào.

Không ai được đi tay không vào nhà. Tuồi Dần không được phụ dọn. Phụ nữ có thai không được phụ dọn (nếu muốn phụ, thì mua 1 cây chổi mới, dùng chổi quét qua 1 lượt các đồ vật thì không sao). Trong giờ tốt, gia chủ tự tay cầm tiền bạc nữ trang, tài sản quý giá cất vào tủ.

Lễ vật để đi Tân Gia mà người ta quý và có ý nghĩa tốt đẹp, mang lại điều lành cho gia chủ chính là: 1 nồi cơm điện (theo quan niệm bây giờ cho tiện), hay 1 bộ soong nồi (bởi ngày xưa chưa có đồ điện mà). Đây là những món quà mang ý nghĩa sung túc, no đủ, nên ta hãy đem tặng cho người thân, bạn hữu thân tình khi họ Tân Gia nhé!

VĂN KHẤN GIA TIÊN KHI NHẬP TRẠCH

LIỆT TỔ LIỆT TÔNG… (ghi họ tộc chỗ này) GIA TẠI THƯỢNG

CỬU HUYỀN THẤT TỔ NỘI NGOẠI….. GIA TIÊN LINH.

Hôm nay là ngày…… tháng…… năm…… Gia đình chúng con dọn đến đây là…………………….. (ghi địa chỉ)

Hôm nay chúng con thiết lập hương án, sắm sanh phẩm vật, trước linh vị kính trình các Cụ tổ Tiên nội ngoại 2 bên: nhờ hồng phúc Tổ Tiên, nhờ Âm Đức cha mẹ, chúng con đã tạo được ngôi gia. Nay hoàn tất thi công, chúng con chọn được ngày lành tháng tốt để di cư nhập trạch, kính rước chư Hương linh Tiên Tổ về đây để chúng con sớm hôm hương khói tỏ lòng hiếu kính. Cúi xin, Ông Bà Tổ tiên nội ngoại 2 bên thương xót con cháu, chứng giám lòng thành giáng lâm linh án thụ hưởng lễ vật. Độ cho chúng con phước lộc song tu, gia đạo hưng long, xuất nhập bình an, lộc tài thạnh vượng.

Cúi mong Anh linh Tiên Tổ chứng giám, thọ cảm ân sâu.

———

Có Nên Lập Bàn Thờ Hay Thờ Cúng Ở Nhà Thuê, Nhà Trọ Không ?

Có nên thờ cúng ở nhà thuê không là thắc mắc chung của rất nhiều người. Nhiều người cho rằng nhà chủ đã thờ cúng rồi nên mình không cần thờ cúng thêm. Người khác lại cho rằng “có thờ có thiêng có kiêng có lành” nên cần thờ cúng để mang đến may mắn và an tâm hơn. Vậy nhà thuê có nên lập bàn thờ hay không? Cùng Cửa hàng gốm sứ Bát Tràng Đại Việt tìm câu trả lời cho thắc mắc trên qua bài viết sau đây.

Ở thuê nhà trọ có nên thờ cúng hay không?

Tại Việt Nam số lượng người từ các tỉnh lẻ lên các thành phố lớn làm ăn, kinh doanh hay học tập chiếm một lượng lớn. Các đối tượng như sinh viên, công nhân hay người lao động, làm ăn thường phải thuê nhà trọ, phòng trọ. Phòng trọ được xem là nơi nghỉ ngơi cũng như tổ ấm thứ hai của các đối tượng này. Nhà trọ có thể là nơi ở tạm thời của sinh viên, vợ chồng trẻ hay công nhân lao động xa quê.

Xu hướng thuê nhà ở được nhiều người lựa chọn như một nhu cầ tất yếu hoặc sở thích sống thoải mái. Đối với các bạn đi học, đi làm xa quê không có điều kiện mua nhà hay ở tạm nhà người thân thì thuê nhà trọ là lẽ đương nhiên. Không những thế một số người có lối sống tự do, không thích trói buộc tại một nơi nhất định thường chọn thuê trọ thay vì mua nhà.

Do thời gian sinh sống và gắn bó với phòng trọ nhà trọ của một số người còn nhiều hơn thời gian họ sống tại nhà thật của mình. Nhiều người sống duy tâm thường có suy nghĩ có nên thờ cúng ở nhà thuê hay không. Có nên lập bàn thờ tổ tiên, thần linh tại nhà trọ của mình không? Việc thờ cúng nên diễn ra như thế nào? Việc thờ cúng ở nhà thuê phụ thuộc vào nhiều yếu tố khác nhau như hoàn cảnh thuê trọ hay chủ nhà đã tiến hành thờ cúng hay chưa.

Về cơ bản đối với phòng trọ, nhà trọ bạn tiến hành thờ cúng cũng tốt mà không thờ cũng không gặp vấn đề gì. Lý giải cho câu trả lời này bạn có thể hiểu như sau: Bạn không cần thờ cúng vì chủ nhân thật sự của ngôi nhà đã thờ cúng rồi. Bạn có thể thờ cúng Ông địa – Thần tài – Thờ Phật để tăng may mắn.

Cách lập bàn thờ tại phòng trọ, nhà trọ

Bởi ông bà ta có câu có thờ có thiêng có kiêng có lành nên việc thờ cúng tại nhà trọ sẽ giúp bạn yên tâm hơn. Đối với các hộ gia đình khi đi thuê nhà trọ cần làm lễ nhập trạch trước khi tiến hành thờ cúng. Nhập trạch là một nghi lễ thiêng liêng, giống như một hình thức xin phép, thông báo về sự xuất hiện của bạn đối với thổ địa, thần linh. Mặc dù nhà không mang tên bạn nhưng nghi lễ Nhập trạch sẽ giúp bạn yên tâm hơn.

Nghi lễ nhập trạch tại nhà thuê đơn giản hơn rất nhiều so với nghi lễ tại nhà chính. Bạn chỉ cần chuẩn bị một số lễ vật như: Hoa quả tươi, 3 chén đựng muối-gạo-nước, bếp gas, ấm nước. Những lễ vật này được dâng lên thần linh nhằm cầu mong cuộc sống sung túc ấm no, thuận lợi làm ăn, sinh sống. Sau khi thực hiện xong nghi lễ này bạn có thể thờ cúng tại nhà trọ mới của mình.

Tùy thuộc vào người bạn muốn thờ cúng bạn có thể lập bàn thờ khác nhau. Đối với những người muốn thờ cúng ông bà, tổ tiên, gia tiên nhà mình cần xin phép chủ nhà, xin phép các vị thần canh giữ mảnh đất bạn đang thuê. Nếu được chủ nhà chấp thuật bạn có thể lập bàn thờ vọng bái, mời tổ tiên về nhà trọ của mình. Đối với các bạn thờ thần, thờ phật thì có thể trao đổi với chủ nhà sau đó lập bàn thờ phù hợp với từng vị thần.

Tùy thuộc vào mục đích, tình trạng gia đình cũng như hoàn cảnh, công việc của người thuê phòng trọ mà có thể chọn đối tượng thờ cúng khác nhau. Bên cạnh đó việc quyết định thờ phụng ai trong nhà trọ còn dựa vào truyền thống, tín ngưỡng thờ cúng của gia đình bạn. Nhiều nhà trọ việc thờ cúng còn phụ thuộc vào sự đồng ý của chủ nhà trọ.

Đối với bàn thờ thần tài bạn cần lưu ý đặt tại nơi vách tường vững chãi, trước mặt, tầm nhìn của bàn thờ phải thoáng đãng, sạch sẽ. Đối với các căn hộ, nhà trọ, phòng trọ nhỏ cần lưu ý bố trí sắp xếp để phù hợp với không gian cũng như đảm bảo tính linh thiêng của bàn thờ Thần tài. Hoặc có thể kết hợp bàn thờ Thần tài cùng với Ông địa.

Bàn thờ Ông địa hay Thổ địa là hai vị thần bạn có thể thờ cúng tại nhà trọ của mình. Với các mẫu nhà thuê 1 tầng hay thuê nguyên căn việc thờ cúng Thổ địa sẽ mang đến may mắn cho bạn. Ông Địa là người cai quản đất đai, nhà cửa nên cần được thờ cúng để mang đến may mắn. Tuy nhiên với bàn thờ Ông địa bạn cần hỏi chủ nhà xem họ đã thờ Ông địa chưa. Nếu họ chưa thờ cúng bạn mới có thể thờ cúng nếu không sẽ mang đến điềm xấu.

Gốm Đại Việt vừa giải đáp thắc mắc có nên thờ cúng ở nhà thuê hay không đến quý vị và các bạn. Để mua các sản phẩm đồ thờ cúng, đồ dùng sinh hoạt, đồ trang trí, vật phẩm phong thủy bằng gốm sứ Bát Tràng cho nhà trọ mới của mình bạn có thể yên tâm đến với chúng tôi Mọi thông tin vui lòng liên hệ đến với Gốm Đại Việt để được tư vấn và hỗ trợ.