Top 7 # Văn Khấn Vinh Quy Bái Tổ Xem Nhiều Nhất, Mới Nhất 3/2023 # Top Trend | Iseeacademy.com

Về Quê… Vinh Quy Bái Tổ

Chuyện vinh quy bái tổ có từ thời Lý. Theo thư tịch thuộc loại cổ nhất ở nước ta, được soạn thảo vào năm 1335, thì những người đỗ đạt ở kinh kỳ sẽ có hẳn một ân huệ là được vinh quy bái tổ “An Nam thành lập quốc gia, họ Lý đặt phép khoa cử ba năm một kỳ thi, lấy trạng nguyên, bảng nhãn, thám hoa lang, thành ra điển lệ. Những người thi đậu được ban cấp áo mũ, võng ngựa vinh quy”.

Trong lịch sử dài dặc của nước Đại Việt từ bấy, có nhiều cách vinh danh cho những người đỗ đạt. Ở tầm quốc gia, đó là được khắc tên vào bia đá ở Quốc Tử Giám, nay vẫn còn hằn sâu nét chữ lưu đến muôn đời.

Cái vinh danh nữa, chính là… về quê, vinh danh với làng nước. Người xưa cũng vậy, mà nay cũng thế. Ai “thành đạt” mà chẳng có lúc về quê thắp nén hương thơm cảm tạ tiền nhân, tiên tổ.

Quê hương là một thước đo, theo một thang bậc giá trị vĩnh hằng, đánh giá một đời người. Có những người về quê với bảng vàng, nhưng có những người sau khi xa quê, chẳng dám một lần… “vác mặt về quê” vì đã vượt quá cái lằn ranh tưởng lỏng lẻo mà hóa ra chặt chẽ. Đó là phạm một chuyện gì đó trong đời về đạo đức, về tội đồ mà người quê không chấp nhận.

Trong lịch sử nước ta, có một thời mà các quý tộc Kinh Kỳ đổ về quê, bỏ tiền ra công đức xây đình chùa. Chính chiếc trống đồng “Cảnh Thịnh” vừa được tôn vinh là bảo vật Quốc gia được ra đời trong bối cảnh như vậy. Nguyên là có một bà vợ một viên Tổng thái giám Giao Quận Công tên là Nguyễn Thị Lộc đã có công xây nhiều chùa, trong đó có chùa Nành, xã Phù Ninh, huyện Đông Ngàn, phủ Từ Sơn (nay chính là làng Ninh Hiệp, huyện Gia Lâm, Hà Nội).

Mặc dù đi tìm mỏi mắt trong thư tịch xưa về quê của bà Nguyễn Thị Lộc nhưng không thấy ghi. Nhưng tôi đoan chắc rằng, nhiều khả năng làng Nành là quê nội hay quê ngoại của bà. Sau 64 năm bà giúp làng Nành dựng chùa, dân làng nhớ tới công lao của bà nên đã đúc trống đồng Cảnh Thịnh. Hoa văn trên trống rất đẹp, nhưng đáng chú ý là 272 chữ Hán được khắc trên trống ca ngợi công đức của bà. Âu cũng là một trong những nét ứng xử đẹp và có hậu của người dân quê đối với những người ra đi từ lũy tre làng, có đóng góp về quê và được dân quê ghi lòng tạc dạ. Trống được đúc vào năm 1800 dưới thời Tây Sơn.

Những chuyện các bà hoàng, bà chúa thời vua Lê, chúa Trịnh về quê dựng chùa làng như vậy nhiều vô kể. Sử sách ghi lại mà truyền thuyết còn lưu truyền. Đến khi từ giã cõi đời, các bà quý tộc này lại có nguyện vọng được đưa về nơi chôn rau cắt rốn để an táng. Cả một thời Lê Trung Hưng là như vậy. Mà cái thời này lại có tục ướp xác độc đáo của nước ta. Giới khảo cổ trong vài chục năm qua cứ đào một ngôi mộ ướp xác nào, trong quan ngoài quách, thịt da còn nguyên bên cạnh túi trầu cau còn xanh tươi, là trúng phóc một mộ quý tộc thời này. Trong đó có nhiều bà hoàng, bà chúa trở về lòng đất quê mẹ.

Lại cũng vào cái thời Lê Trung Hưng ấy, các vị Quận công cũng lại lo chuyện hậu sự bằng cách xây lăng đá. Con đường trở về làng của họ, khi sống là vinh quy bái tổ, khi chết cũng lại về làng yên giấc ngàn thu. Chính nhờ chuyến đi mãi mãi về làng này, mà chúng ta có một kho di sản nghệ thuật lăng đá độc đáo. Một trong những lăng đá đẹp nhất là lăng Dinh Hương (xã Đức Thắng, huyện Hiệp Hòa, Bắc Giang), thờ La Quận công, được dựng nên vào năm 1729. Đường thần đạo vào lăng có tượng đá quan hầu đang dắt ngựa. Tượng to gần bằng người thật và được điêu khắc với mỹ thuật đẹp đẽ bằng đôi tay tài khéo làng quê.

Bên cạnh đó còn có cổng đá, bệ đá và cả những bức tường bao quanh bằng đá ong. Thời gian như ngưng đọng tại chốn này. Quả là những di tích lăng đá tuyệt đẹp, giúp cho mấy trăm năm sau, người làng còn nhớ đến một người làng xuất chúng và người trong nước có dịp đến thăm một di sản quốc gia.

Cũng lại cái làng có trống đồng Cảnh Thịnh có một chuyện trở về quê hương, nhưng lại theo một cách hoàn toàn khác. Công chúa Ngọc Hân, con thứ chín của vua Lê Hiển Tông được gả cho hoàng đế Quang Trung trong một lần ra bắc. Bà được phong làm Bắc cung Hoàng hậu. Khi Quang Trung băng hà, bà nổi tiếng với bài văn “Tế vua Quang Trung” và “Ai tư vãn” tiếc thương vị anh hùng mất sớm. Sau đó bà mất ở Huế khi mới 29 tuổi. Hai người con cũng chết sau đó không lâu.

Khi nhà Tây Sơn mất, bà mẹ ruột là Chiêu nghi Nguyễn Thị Huyền đã đưa ba mẹ con nay đã là ba bộ hài cốt về quê vì sợ sự trả thù của triều đình mới lên. Mà rồi cũng không yên, cũng bị quật mồ và vứt hài cốt xuống sông, truyền thuyết nói vậy. Thế mới biết, tục ngữ nói “lá rụng về cội” thật đúng với trường hợp của bà công chúa – hoàng hậu đoản mệnh này.

Cái biểu tượng này còn gặp ở hai bức tranh thờ bằng giấy khá đẹp ở đền Độc Lôi, Nghệ An, thế kỷ 18. Đó là cặp tranh ngựa hồng và ngựa bạch. Cũng có ngựa, quân hầu cầm quạt, cầm cờ, che lọng và dắt cương ngựa. Chỉ thiếu mỗi nhân vật chính là ông quan. Dường như những lọng che, ngựa, lính hầu đủ để trở thành biểu tượng bất di bất dịch của sự vinh hoa phú quý mà dân làng Việt từ ngàn năm trước hình dung về cuộc trở về quê của những người con đỗ đạt.

Làng quê còn “bám” chặt vào đời người Việt trong cái thời buổi cuối thời phong kiến, đầu thời thực dân. Nhiều làng có người đổ ra Hà Nội làm đủ trăm nghề, từ kim hoàn đến rèn sắt, dệt vải. Đấy là một cuộc di cư tự do góp phần làm đẹp cho một phố cổ Hà Nội bây giờ. Họ tập trung thành từng phường, mà đến nay còn lưu dấu ở tên gọi các phố như Hàng Bông, Hàng Vải, Hàng Bạc. Ra đến thị thành, họ vẫn lưu luyến quê hương, làng nước bằng cách xây đình làng giữa phố chợ, vẫn giữ cái tên của ngôi đình gốc quê hương, để có chỗ quần tụ, lễ hội chân quê cho người xa xứ.

Vào cái thời điểm mà nhiều người quê ra Hà Nội làm ăn, trở thành các nhà tư sản giàu có, họ cũng không quên đổ tiền về quê để đúc chuông, tạo tượng cung tiến hay xây biệt thự chốn quê hương để thỉnh thoảng Tết lễ đi về. Làng Cự Đà là một ví dụ như vậy. Để không quên cái gốc rễ làng quê, các nhà tư sản còn đặt tên cho doanh nghiệp của mình mở đầu là chữ Cự như Cự Doanh, Cự Chân chẳng hạn.

Xã hội Việt Nam vốn từ ngàn đời đã là xã hội nông nghiệp với đa số là nông dân. Vì thế mà làng và văn hóa làng đã trở thành hồn cốt của người Việt. Cái chất nhà nông đã làm cho người Việt lãng mạn hơn, lạc quan hơn, cố kết với nhau mạnh hơn. Điều đó cũng có nhiều mặt hay dở mà bài này không bàn đến. Chỉ riêng góc độ nhớ làng, nhớ quê, thậm chí muốn về quê để nhắm mắt xuôi tay, thì hẳn đã ăn vào máu của người Việt từ bao đời rồi.

Tục Vinh Quy Bái Tổ Thời Xưa

Tục vinh quy bái tổ thời xưa

Theo quy định năm 1807 và một số sửa đổi nhỏ về sau, có thể tạm vạch ra con đường từ đầu đến cuối một khoa thi. Sĩ tử muốn đi thi khoa hương nào thì làm đơn nộp xã bản quán; lí trưởng sở tại lập danh sách ghi chú cước sắc (trích yếu lí lịch) đệ lên huyện trước 4 tháng. Những người được ứng thí gồm học trò và binh lính. Học trò thì phải không can phạm các tội bất hiếu, bất mục, loạn luân, điêu toa, trộm cướp (con, cháu, chắt của họ tùy án nặng nhẹ mà bị cấm hay được thi), và không có đại tang (tang cha mẹ, hay tang ông bà mà họ là “đích tôn thừa trọng”). Binh lính thì phải trình xin thượng cấp, trưởng quan tư sang bộ Binh để tổ chức sát hạch, nếu đạt sẽ cho nghỉ ba tháng, về bản quán ôn tập và làm thủ tục. Học trò vùng nào chỉ được thi ở trường vùng ấy theo quy định. Quan huyện tổng hợp các xã, lập danh sách chung đệ lên tỉnh trước ba tháng. Viên đốc học theo danh sách thu nhận quyển thi và tổ chức sát hạch lại để quyết định ai đủ trình độ, tư cách dự thi (tú tài khoa trước được miễn sát hạch), và chi cấp lộ phí tiền gạo cho họ. Sau đó, tỉnh đệ danh sách về bộ để bộ thống kê tâu lên vua. Vua sai đình nghị để bổ quan trường tùy số lượng thí sinh.

Những người đỗ khoa hương năm trước (cử nhân), trừ can phạm và đại tang, đều phải dự khoa hội vào năm sau. Ai bỏ mà bị phát giác, nếu không có lí do xác đáng (trừ người đã có chức vụ nhà nước) thì sẽ bị trừng phạt, tước bỏ ngạch cử nhân. Ngoài ra, trong số giám sinh (tôn sinh, ấm sinh, học sinh), những người trúng khảo hạch được quan tế tửu lập danh sách cùng với cử nhân giám sinh giao bộ Lễ tâu lên vua xin chỉ chuẩn cho dự khoa hội… Sau khi ra bảng (niêm yết danh sách trúng tuyển và lính cỡi voi đi khắp phố phường ở kinh đô đọc tên từng người thi đỗ), tiến sĩ được cấp quan phục, tức mũ áo khác nhau tùy thứ bậc, và được cho ăn yến (tiệc chiêu đãi do vua ban ở công đường bộ Lễ), rồi dự buổi Truyền lô, tức tuyên đọc danh sách trúng tuyển tại điện Thái Hòa và rước bảng vàng ra treo tại lầu Phu Văn. Họ còn được cỡi ngựa đi chơi khắp phố phường, và vua ban cờ biển vinh quy; hàng tỉnh, hàng huyện, hàng xã tổ chức đón rước ở địa đầu và mở tiệc lớn tại nhà. Làng có tiến sĩ vinh quy tuy phải một phen vất vả, nhưng cũng rất vinh hạnh! Ít lâu sau, các tiến sĩ của từng khoa thi được khắc tên vào bia đặt tại Văn Miếu.

Sau khi nhận áo mũ, dự lễ Truyền lô, các ông nghè tân khoa cùng các quan trong hội đồng thi được đãi yến tại công đường bộ Lễ, vì bộ này trực tiếp chỉ đạo thi cử (cũng có khi ở nơi khác, như vườn Thư Quang hay vườn Thường Mậu trong hoàng thành). Yến chia làm hai hạng, các đường quan bộ Lễ sung việc khoa cử (như giám thí, giám khảo, duyệt quyển, truyền lô…) dự hạng thượng, 2 viên một bàn, giá tiền 5 quan; các quan khác biệt phái (như đồng khảo, giám sát, đề điệu, di phong, soạn hiệu…) dự hạng trung, 4 viên một bàn, giá tiền 4 quan; các tiến sĩ tân khoa cũng dự hạng trung, nhưng 2 người một bàn; nếu có đệ nhất giáp, thì mỗi người riêng một bàn. Ăn uống no say rồi, các quan còn mời các ông nghè mới làm thơ để biết thêm tài năng, chí hướng của họ. Yến tiệc xong, các ông nghè được vào xem hoa ở Ngự Uyển và cỡi ngựa đi dạo phố phường: “Các quan bộ Lễ dự sức cho viện Thượng Tứ sai quân lính sắm sửa đóng ngựa (…) đứng đợi ở ngoài cửa phường phố và cấp cho mỗi viên tiến sĩ mới 1 cái lọng đen (làm bằng giấy dầu đen, hồ lô không có bông rũ xuống). Xem hoa xong, hai viên thuộc bộ mặc mũ áo lại kính dẫn các tiến sĩ mới vẫn mặc mũ áo ra ngoài cửa phường đều lên ngựa do cửa Chính ông kinh thành mà ra đi khắp các ngõ thành đông để xem hoa. Đến khi về, những ngựa ấy đều trả lại viện Thượng Tứ, còn lọng giấy dầu đem cho các tiến sĩ nhận lấy để dùng”(1).

Dự yến, xem hoa, dạo phố xong, đôi khi các tiến sĩ được vào điện Thái Hòa bái yết hoàng đế, nhận phẩm hàm sơ bổ, rồi sửa soạn vinh quy bái tổ. Đây là khâu cuối cùng trong khoa cử của người học sinh thời xưa. Vinh quy là rước về nguyên quán, bái tổ là cáo yết từ đường. Mỗi tiến sĩ được cấp lá cờ, thêu danh vị tiến sĩ (như Đệ nhất giáp tiến sĩ cập đệ đệ tam danh, Đệ nhị giáp tiến sĩ xuất thân, Đệ tam giáp đồng tiến sĩ xuất thân), một biển gỗ sơn son cán dài thêu bốn chữ Ân tứ vinh quy, để cầm khi đi đường cho thiên hạ chiêm ngưỡng. Tỉnh sở tại có nhiệm vụ phái lính và phu vào kinh rước tiến sĩ về tỉnh đường, riêng đệ nhất giáp được đặc cách dùng ngựa trạm và lính kinh, rồi đến phiên tỉnh sức cho huyện rước về huyện nha. Mỗi nơi đều lưu quan nghè tân khoa một, hai ngày, chiêu đãi long trọng. Cuối cùng, làng nguyên quán lập đoàn đi lên huyện nha đón (có khi đón ngay từ tỉnh, không về huyện). Thôi thì tiệc tùng, cờ quạt linh đình. Một dịp cho hương chức, cả bàn dân thiên hạ ra mặt vênh váo với các làng bên cạnh. “Chưa đỗ ông nghè đã đe hàng tổng”, huống gì đã đỗ, có cờ biển vua ban hẳn hoi! Trong tiểu thuyết phong tục Lều chõng, nhà nho Ngô Tất Tố đã miêu tả rất kĩ càng, rất hiện thực, một đám rước như thế. Ông viết:

“Đám rước lúc ấy bắt đầu sắp thành hàng ngũ. Đầu quân là lá cờ đỏ thêu bốn chữ “Nhất giáp tiến sĩ”.

Rồi đến bốn chiếc lọng vàng nghiêng đầu vào nhau che cho mấy chữ “ân tứ vinh quy” đề giữa tấm biển sơn son chung quanh có phủ lớp riềm nhiễu đỏ.

Rồi đến một chiếc trống đánh đu giữa cây đòn gỗ bắc dọc trên vai hai người dân phu.

Kề đó, ông chủ hiệu trống luôn luôn tỏ vẻ oai vệ bằng bộ mũ tế, áo tế, cái dùi trống chênh chếch gục đầu vào ngực và đôi hia đen súng sính dưới hai ống quần màu “dum”.

Tiếp đó, bốn cậu bé con đứng ra bốn góc để chiếm lấy một khu đất vuông vắn như hình bàn cờ. Cả bốn, ai cũng như nấy: áo đỏ, dải lưng xanh, xà cạp màu xanh, tay trái chống vào cạnh sườn, tay phải vác lá cờ phất khuôn khổ vừa bằng vuông yếm.

Rồi đến ông cầm trống khẩu.

Rồi đến võng của quan nghè.

Đi kèm ở hai bên võng, hai người rước đôi lọng xanh chóp bạc, hững hờ giương ở cạnh mui võng. Và thêm vào đó, bên này một người vác chiếc quạt lông, bên kia, một ông lễ mễ cắp cái tráp sơn đen và xách một chiếc điếu ống xe trúc.

Sau võng, phấp phới năm lá cờ vuông, đủ cả năm sắc xanh, đỏ, vàng, trắng và tím. ứng đúng như năm cái chấm ở mặt “ngũ” của con thò lò, năm ông vác cờ đi giầy tầu, mặc áo nhiễu điều, đội mũ đuôi én, và đều khuỳnh tròn hai tay để giữ lấy cây cán cờ cắm trên chiếc cối gỗ đeo ở trước bụng.

Rồi đến ông cầm kiếng đồng.

Rồi đến võng của bà nghè.

Bằng tấm áo lụa màu hồng điều và vòng khăn nhiễu màu cánh chả vấn kiểu vành dây, hai người con gái rón rén theo hầu cạnh võng để vác cây quạt lá vả và bưng cái quả sơn son.

Cũng như võng của quan nghè, võng của bà nghè cũng được hộ vệ bằng đôi lọng xanh, chỉ kém có cái chóp bạc.

Rồi đến võng của cố ông.

Rồi đến võng của cố bà.

Rồi đến mấy ông bô lão khúm núm trong những tấm áo thụng màu lam.

Rồi đến các thứ kèn trống, đàn sáo.

Rồi đến một dãy chừng bốn, năm chục lá cờ sắp theo hàng một, cái nọ cách cái kia độ vài ba thước.

Cuối cùng thì là hai người khiêng chiêng”(2).

Thật không khác gì một đám rước thần. Hai bên đường, nhân dân hàng phố, hàng tổng chen chúc đứng xem, tưng bừng náo nhiệt như ngày trẩy hội. Đấy là dịp để người ta kháo nhau: “Ông này nhắc làng mình thật được hướng đình. Ông kia đoán họ Trần kết ngôi mộ tổ. Bà này bảo cụ đồ phúc đức hiền hậu, chịu khó lễ các đền chùa. Bà kia khen cô nghè tốt nết, đủ điều, biết phân biệt kẻ trên người dưới. Cái hoa hạo nở đầu tháng giêng đã được tán là điềm tốt. Con chim khanh khách kêu trên các đình giữa ngày khai hạ, cũng được tôn làm tin mừng”(3). Tất nhiên trung tâm mọi câu chuyện là nhà quan nghè, người ta không chỉ tán dương quan nghè, mà cả cô nghè, cụ ông, cụ bà, cho đến cố tổ, ai nấy ăn ở phúc đức nên mới được như thế! Vinh dự biết bao nhiêu! Chính những hình ảnh sau khoa thi ấy đã tác động mạnh vào nhân dân, vào học trò, khiến ai nấy háo hức, cố tâm học hành, và mơ đến ngày “võng anh đi trước, võng nàng theo sau”.

Các cô gái mới lớn, nhìn cảnh vinh quy rộn rã, lòng thầm cầu trời khấn phật cho mình “lá thắm duyên ưa”, lấy được anh học trò tuy ngày nay “dài lưng tốn vải ăn no lại nằm” (nằm để học đấy thôi!), nhưng mai kia ơn vua chiếu cố, võng lọng nghênh ngang, khỏi uổng một đời con gái. Các cô vợ trẻ thì hằng ao ước “anh đồ” của mình hiển đạt, dù có khó khăn cũng cố gắng tảo tần nuôi chồng đèn sách để ngày sau chung niềm hạnh phúc vẻ vang.

… Tôi hằng khuyên sớm khuyên trưaAnh chưa thi đỗ thì chưa động phòngMột quan là sáu trăm đồngChắt chiu tháng tháng cho chồng đi thiChồng tôi cưỡi ngựa vinh quyHai bên có lính hầu đi dẹp đườngTôi ra đón tận gốc bàngChồng tôi xuống ngựa, cả làng ra xemĐêm qua mới thật là đêmAi đem giăng sáng giãi lên vườn chè.(Thơ Nguyễn Bính)

Các bậc ông bà, cha mẹ thì khuyên con gắng công đèn sách, không chỉ để “kiếm năm ba chữ”, mà là “dương danh dĩ hiển phụ mẫu” (nêu cao tên tuổi để cha mẹ được hiển vinh). Cho nên, ngay trẻ con mới học vỡ lòng, người ta đã bắt chúng nhai đi nhai lại những câu thơ trong ấu học ngũ ngôn thi (hay Trạng nguyên thi):

Cửu hạn phùng cam vũTha hương ngộ cố triĐộng phòng hoa chúc dạ Kim bảng quải danh thìThiên tử trọng hiền hào Văn chương giáo nhĩ tào Bạch ban giai hạ phẩm Duy hữu độc thư cao.

Tạm dịch:

Nắng mãi gặp mưa ngọt Quê người gặp bạn bè Đuốc hoa đêm hợp cẩn Trên bảng thấy tên đềThiên tử chuộng tài hay Văn chương dạy lũ mày Trăm nghề đều thấp kém Đọc sách mới cao thay!

Khoa cử trong mọi thời đại đều sản sinh những nhân tài “nguyên khí của quốc gia”, và họ đã tạo dựng sự nghiệp, để lại nhiều công tích trong lịch sử. Nhưng ngược lại, xu hướng ham thích hư danh, bổng lộc, quyền năng cũng đã từng làm thui chột sĩ phu suốt thời phong kiến. Mỗi khi đỗ ông nghè, sẽ có lắm thứ, kể gần thì “nội những ruộng đất trong tổng, muốn cắm chỗ nào cũng được. Chẳng những cắm đâu dân phải chịu đấy, mà còn được hàng huyện làm cổng, hàng tổng làm nhà cho nữa”(4); kể xa thì quan chức, bổng lộc ngày càng tăng… Do đó, khoa cử cũng tạo nên những “ông nghè” từ chương, thiếu tài kinh bang tế thế, sau khi vinh quy bái tổ, chỉ tìm cách lợi dụng chức quyền, tham nhũng, đục khoét để lo cho thân mình, nhà mình mà chẳng đếm xỉa đến việc nước, việc dân, nhất là những “ông nghè” thành đạt nhờ may mắn, nhờ gian dối chứ thực chất thiếu tài năng, thiếu học vấn (tất nhiên không chỉ ở ngày xưa!). Đó là những ông “tiến sĩ giấy” như Nguyễn Khuyến mô tả:

Cũng cờ, cũng biển, cũng cân đaiCũng gọi ông nghè có kém aiMảnh giấy làm nên thân giáp bảngNét son điểm rõ mặt văn khôiTấm thân xiêm áo sao mà nhẹCái giá khoa danh ấy mới hờiGhế chéo lọng xanh ngồi bảnh chọeNghĩ rằng đồ thật hóa đồ chơi.

Thời đại nào cũng có những ông “Tiến sĩ giấy” như vậy. Thật đáng buồn!

Truyền Thống Vinh Quy Bái Tổ , Trang Thông Tin Điện Tử Www.hovuvovietnam.com

Vũ Thanh Giang :

Dòng họ làm nên bao tuyệt tác thời đương đại với nhiều địa vị xã hội khác nhau sinh ra một anh tú văn khúc tính quân làm nền thời đại quân chủ

Vũ Ngọc Chiến :

Cháu muốn xin file ảnh của thủy Tổ Vũ Hồn bản chuẩn để in. Các bác có hỗ trợ cháu với ạ! (Gmail: vungocchienhd@gmail.com) Cháu cảm ơn nhiều

Vũ Ngọc Trân, Nha Trang :

Đề nghị cho biết số điện thoại của ông Vũ Trọng Hoàng, BLL dong họ Vũ, huyện Tinh Gia, Thanh Hóa. Tôi muốn liên lạc để tìm gốc gác họ Vũ Duy ở t Vĩnh Lại, x Vĩnh Tuy, h Bình Giang, t. Hải dương. Tương truyền dòng họ này xuất phát từ làng Hải Hán , Tĩnh Gia , Thanh Hóa , ra Hai Dương từ nam 1690. Đến khoảng đầu TK20 còn giữ liên lạc với bà còn trong lang Hải Hán. Nay không tìm về quê được do gia phả thất lạc và tên làng Hải Hán đã thay đổi, không xác định được thôn nào xã nào ngày nay. Kinh mong giúp đỡ . Xin trân trọng cảm ơn

VŨ HỒ VŨ :

Xin chào, Gia đình chúng tôi đã vào Nam từ đời Ông Bà. Hiện không cò thông tin với giồng tộc. Gia đình chúng tôi thuộc dòng “VŨ ĐÌNH”. Rất mong có thể tìm được thông tin và Phả Hệ để có thể Bái Tổ. Nếu có được thông tin vui lòng liên hệ với chúng tôi qua email : vuhovu2016@gmail.com Xin chân thành cảm ơn

võ hoàng Phong (Vũ Phong :

chi họ mình ở xóm đông Thành, xã Vĩnh Thành, yên thành, Nghệ an mình sống và làm việc tại chúng tôi ngay trong chi họ mình và cả gia đình mình người thì mang họ Vũ, người mang họ Võ, dù biết đây chỉ là một, tuy nhiên khi dòng họ này di cứ đến đất Nghệ An thì cần thống nhất mang tên họ Võ, ko nên lẫn lộn vì quá phiền phức với các thủ tục hành chính rồi, va sứ mệnh lịch sử đã trao cho vậy rồi thì cứ mang tên họ cho đúng với lịch sử, với vùng miền. dòng họ mình là dòng họ lớn, có tâm và có tầm, cần phát huy và kết nối số đt mình 0941886979

Vũ Ngọc Ninh :

sáng nay có ng xưng ban liên lạc dòng họ Vũ mời mua sách của dòng họ . số đt 0862049828 ; họ bảo sách phát hành ở 193 Phan Huy Chú Q Hai Bà Trưng ( đc này ảo ) . giá cũng 400k . ban liên xạc xác nhận lại giúp xem đúng ko nha .

Vũ Minh Tuân :

Sáng nay có người tên xưng tên Vũ Thế Hải SĐT: 0854 458 587, giới thiệu là người trong BLL dòng họ ở 38 Hàng Chuối – Hà nội và bán sách lịch sử dòng họ 400.000 đồng/bộ. Xin BLL xác nhận giúp. Xin cảm ơn

Vũ Văn Sơn :

Tôi xin góp ý với Ban quản trị nên thêm một mục thông tin ban điều hành dòng họ để cho cộng đồng dòng họ còn biết cá nhân nào đang giữ cương vị gì trong ban tổ chức điều hành của dòng họ cho tiện liên hệ. Vào trang thông tin mà mù mờ tìm kiếm thông tin thấy khó quá

trandat :

em có việc cần liên hệ với trưởng thôn Mộ Trạch, admin hay ai có sđt thì làm ơn cho em xin với ạ. Em cám ơn!

vuhao21 :

anh em nao hoc cntt thi vao w3schools hoc nhe!chao than ai

Vũ Thu Trang :

Vũ Văn Tuấn :

Cháu thấy mọi thông tin đầy đủ, nhưng những cuốn sách nói về dòng họ VŨ VÕ nên chuyển sang bản điện tử PDF để cho mọi người có thể tải xuống đọc. Nhiều người biết đó là điều tốt, đây là dự án làm sách điện tử rất cần thiết vì nó có sức lan toả nhanh nhất. Cháu xin chân thành cảm ơn!

Võ Chí Thành :

Con Cháu họ Vũ Võ Việt Nam muốn tìm hiểu và trở về cội nguồn thăm quê cha đất tổ ạ! 0899242688

Vũ Hồng Hải :

Cháu ở Hải Dương, sn 92, muốn tìm hiểu nghiên cứu về đời xưa, cụ tổ của mình

Vũ Võ Chí Dũng :

Hiện mình đang sống tại Qui Nhơn, Bình Định. Cho hỏi số đt hay địa chỉ của trưởng họ Vũ Võ tại Qui Nhơn, Bình Định đc ko ạ ? SĐT: 0963579007. Thanks

Hoàng Hoa :

Thanh phong bạn đã bị lừa đảo

Vũ Thanh Phong :

Hôm nay cháu có nhận được 1 cuộc điện thoại về việc mua 1 quyển sách về dòng tộc vũ võ với giá 400k, ông bà cô bác ơi quyển sách đó có không ạ, dòng họ vũ võ có xuất bản không ạ. Con cảm ơn ạ.

vu van trang :

mik ở năm đinh chào tất cả ae

Bùi Mạnh Hùng :

Xin kính hỏi quý vị. Tôi rất băn khoăn ko biết là viết hộ đến chi rồi đến phái đến nhánh hay là họ đến phái đến chi đến nhánh. Mong bậc bề trên chỉ bảo dua. Chân thành cảm ơn

Vũ Xuân Tùng :

Mỗi lần con cháu ở xa về, tìm đến mộ cụ Vũ Vĩnh Thái, Mộ Trạch, Đống Dờm nhưng khó quá, mong ban tổ chức thêm cho chức năng định vị các địa danh này để con cháu thuận tiện hơn khi về thăm đất tổ

Võ Văn Bình :

Thuân Lộc Hồng Lĩnh Hà Tĩnh.

Anh Nguyen :

Co ai o gan cho minh hoi tham bac Vu Thien Huu con khoe khong? Minh la khach hang cua bac Huu cach day nhieu nam roi, nhung con giu tinh cam quy trong.

Võ Thành Quân :

Xin các vị tiền bối Họ tộc Vũ-Võ cho con xin thỉnh giáo. do ông nội mất sớm nên không thể hỏi được ông. hiện nay trong họ tộc có một số chi có danh xưng “Thái Nguyên Quận” nghĩa là gì? xin các vị chỉ bảo và đừng chê trách tiểu bối

Vũ Đắc Dũng :

Xin chào

Vũ Hữu Thọ :

Xin chào dòng họ Vũ – Võ. Tôi xin hỏi nhà thờ họ Vũ – Võ ở Thái Bình địa chỉ như thế nào ạ

vu dinh tuong :

muon tim lai noi coi nguon ma kho qua , em o son la . dc biet ong noi em theo ba cu len day tu lau lam roi . chi biet que o duoi xuoi

Nguyễn Xuân hảo :

Xin kính chào quý vi dòng họ Vũ. Cháu/anh/em không phải con cháu dòng họ Vũ nhưng hiện tại đang hoàn thành luận án tiến sĩ tại ĐHSP Hà Nội với đề tài “Khảo cứu văn bản Hoa trình thi tập” của cụ Vũ Huy Đĩnh nhưng tư liệu về con người và sự nghiệp của cụ sưu tầm không được nhiều. Vậy các cụ/ông/bà/anh em dòng họ Vũ có xin cho để bổ sung hoàn thiện về cụ Đĩnh. Thông tin: 0974476288

Vũ Nam Hà :

Thân ái chào add trang web và bà con Dòng họ Vũ – Võ.Rất vinh hạnh dòng họ Đinh Vũ của tôi có nguồn gốc từ họ Vũ ở Mộ trạch. Những dòng họ đã đổi tên có được xem cùng nguồn gốc họ Vũ- Võ không ạ.

võ thái hiệp :

Tôi muốn tìm hiểu về quan cửu phẩm họ võ_ vũ cuối cùng của phong kiến ở tuy phước, bình định.

Vũ Hoài Phương :

vũ đăng hân :

vũ đình mạnh :

mình rất tự hào về dòng họ vũ-võ mình tự nhủ sẽ cố gắng để giúp đỡ nhiều cho dòng họ

Nguyễn Thị Thúy Hà :

quá hay

Nguyễn Cao Minh :

quá hay

võ nguyễn đồng khuyến :

tìm ra cội nguồn thật là hạnh phúc

Vóc Thị Than Thuý :

Mình rất tự hào về dòng họ Võ – Vũ

vũ đức thịnh :

Vũ Thị Thùy :

Tự hào mang trong mình dòng máu học Vũ-Võ!

Vũ Thị Quỳnh Anh :

Tuy không phải dòng họ đế vương nhưng họ Vũ – Võ đã để lại nhiều dấu ấn trong lịch sử dân tộc cùng nhiều đóng góp cho tiến trình phát triển của đất nước, rất đáng tự hào!

Vũ Đức Quý :

Xin kính chào bà con cô bác, anh chị em dòng họ Vũ Võ ạ! Ngày 10/2 vừa rồi mình có về thăm quần thể nhà thờ và mộ Tổ. Thật đẹp! Trang nghiêm và yên bình! Cảm thấy hãnh diện và đầy tự hào về lịch sử và truyền thống của dòng họ! Thật vinh dự và tự hào là con cháu dòng họ Vũ!

vũ tú nam :

Chào add.mình là người lý nhân hà nam.cũng đã dc nghe về họp họ vũ võ hàng năm tại hải dương rồi nhưng chưa có thời hian để tham gia được.mình rất hi vọng sẽ có cơ hội để tham gia cùng mọi người.rất vui được làm quen với mọi người.

Họ tên :

mình là võ tá vỹ ko biết mình có thuộc dòng họ võ tá ko

Vũ Văn Tùng :

Thanh Xuân- Thanh Hà – Hải Dương. Mình hiện đang sinh sống và làm việc ở Sài Gòn. Chào các anh/chị/em ạ!

Vũ Thị Bích Phương :

Chào các cô/các chú/các bác/các anh chị em, em thuộc dòng hộ Vũ Hữu ở Xã Hữu Bằng,Thạch Thất,Hà Nội ạ 🙂

Vũ Thành Trang :

nguyên quán : Cao Viên – Thanh Oai – Hà Nội xin cho cháu hỏi muốn liên lạc với cộng đồng dòng họ Vũ Võ TP HCM thì liên lạc với ai và ở đâu ạh , hiện cháu đang sinh sống và làm việc ở Tp HCM

Vũ Thị Thiên :

cháu năm nay 16t, trước đây cháu từng nghe bố bảo họ Vũ nhà cháu gốc ở Hải Dương, nhưng bây giờ mới tìm ra trang web của dòng họ, cháu rất tự hào ạ

TS. Vũ Xuân Trường :

Tôi nghe nói chủ nhật tuần này sẽ tiến hành Đại hội Họ Vũ- Võ Việt Nam. Tôi muốn tham dự có được không

Võ Thành Nam :

xin chào các bạn!

Võ thúy triều :

tự hào dòng máu vũ võ việt nam

Vũ trọng lợi :

Chao tat ca ba con ho vu

Vũ trọng lợi :

Xin chào

Vũ Thị Thanh :

Xin chào mọi người ạ

Vũ Huy Trường :

Xin chào tất cả các anh cô bác anh chị trong dòng họ

vũ văn chiến :

chào mọi người,mình là Chiến,trưởng họ Vũ tại xã Vĩnh Lập,Thanh Hà,Hải Dương.SDT:0982 374 362

Võ Thanh Tuấn :

Không biết từ Quảng Ngãi – Hồ Chí Minh có dòng tộc với các bác không ạ

Võ Văn Cần :

Xin chào tấc cả mọi người ạ

Vũ văn kiên :

Chào tất cả bà con họ vũ

vũ báu :

Trang này để cháu biết về cội nguồn. Tim nơi đất tổ.nhưng sao dk khi. Kinh tế k có. Chật vật vs chôm sống mưu sinh. Có dòng họ đây nhừ sự đoàn kết gắn bó đâu. Biết tuong trợ giúp đỡ k các cô các bác. Bul lắm 3 đời từ cụ, ồ, bố đều lm ruộng. Khi con cháu phát ra ngoài lm ăn. Hok này hok kia, nhưng k thăng tiến dk. Thiếu tiền thiếu quan hệ. Nhiu lúc ngậm gùi nhận ai đó làm chú làm bác của mjh để cầu sự giúp đỡ đấy. Chú bác ạ

Vu sang :

Xin chao

Vũ Thanh Trường :

Dong ho Vu o Kien Giang

Quy Trình Tổ Chức Khai Trương

Quy Trình Tổ Chức Khai Trương

Tổ chức sự kiện Lễ Khai Trương Showroom Đồng Hồ Zwatch

Buổi lễ khai trương được coi là một cột mốc đánh dấu sự khởi đầu của doanh nghiệp với những hy vọng mới gặt hái được nhiều thành công hơn. Thông qua buổi tổ chức lễ khai trương khánh thành mà doanh nghiệp còn quảng bá thương hiệu đến với đối tác khách hàng. Chính vì thế, cách tổ chức lễ khai trương, khánh thành như nào cho hiệu quả đang là vấn đề đau đầu của nhiều doanh nghiệp, sau đây công ty tổ chức sự kiện xin được gợi ý một số quy trình để ngày khai trương thành được công nhất.

Quy trình tổ chức lễ khai trương

Lên kế hoạch

Công việc đầu tiên mà cần phải khi tổ chức event đó chính là nên một bản kế hoạch thật chi tiết, cụ thể nhất. Từ việc kinh phí đầu tư mà doanh nghiệp bỏ ra, bạn có thể căn cứ vào đó mà thiết lập nên những hạng mục, những kế hoạch chi tiêu sao cho phù hợp, chính xác nhất khi tổ chức lễ khai trương. Khi mà bạn xây dựng xong một bản kế hoạch thì công việc thực hiện trở nên tiện lợi, nhanh chóng và đơn giản hơn rất nhiều.

Lên nội dung cho buổi lễ khai trương

Các công việc cần chuẩn bị cho buổi khai trương

Thiết kế banner, in ấn và phát giấy mời

Thiết kế sơ đồ tổng thể khu vực tổ chức , các hạng mục trang trí

 Lên danh sách số lượng khách mời

 Khảo sát địa điểm tổ chức buổi lễ

Tiến hành lễ khai trương

Setup trang trí:

Trang trí khu vực bên ngoài: treo banner, cờ..

Khu vực cổng chào

Khu vực tổ chức: thường được lắp đặt nhà bạt, sân khấu, trải thảm..

Khu vực tiệc

Dọn dẹp vệ sinh

Nội dung buổi lễ

Tiếp tân phải là những người chuyên nghiệp xử lý mọi tình huống nhanh nhẹn, đặc biệt ngoại hình phải ưa nhìn mặc đồng phục đón khách và cài hoa đại biểu lên áo cho khách mời

Tổ chức múa lân rồng để mở đầu buổi lễ

Các tiết mục văn nghệ phải hấp dẫn, độc đáo

Thông báo mục đích, ý nghĩa của buổi lễ

Giới thiệu các đại biểu tham gia và lời phát biểu của chủ doanh nghiệp

Tiến hành các nghi thức khai trương khánh thành: cắt băng khánh thành

Tiếp tân tiễn khách ra về, tặng quà (nếu có)

Kết thúc việc tổ chức lễ khai trương

Dọn dẹp các thiết bị cũng như vệ sinh khu tổ chức để trả mặt bằng cho doanh nghiệp, địa phương.

Đơn vị chuyên tổ chức lễ khánh thành khai trương: Showroom, cửa hàng, công ty, tòa nhà, các trung tâm thương mại, khách sạn….trọn gói bao gồm các công việc như lên ý tưởng, thiết kế, lên kế hoạch đến cung cấp các thiết bị để tổ chức và nhân sự cho sự kiện.

Đến với công ty tổ chức sự kiện SKYENTER chắc chắn bạn sẽ có một buổi tổ chức lễ khánh thành long trọng, thành công và ấn tượng nhất cho những người tham dự. Chúng tôi cam kết mang đến cho quý khách những dịch vụ tốt nhất với giá thành hợp lý nhất trên thị trường.