Top 3 # Văn Khấn Xin Lau Dọn Ban Thần Tài Xem Nhiều Nhất, Mới Nhất 3/2023 # Top Trend | Iseeacademy.com

Văn Khấn Xin Phép Rút Tỉa Chân Nhang Lau Dọn Ban Thờ

Trước khi vào văn khấn, các bạn cần chuẩn bị mâm ngũ quả, hoa, đăng, trà… Sắp lên ban thờ thắp 3 nén nhang và khấn theo văn khấn sau đây :

Nam mô a di Đà Phật!

Nam mô a di Đà Phật!

Nam mô a di Đà Phật!

Con xin tấu lạy 9 phương Trời, 10 phương chư Phật, chư Phật 10 phương.

Con xin tấu lạy vua cha Ngọc Hoàng thượng đế, Hoàng thiên hậu thổ, ngũ phương ngũ thổ long mạch thổ thần đông trù Tư mệnh Táo phủ Thần quân.

Tín chủ con là:………………Ngụ tại:………………….

Con xin tấu lạy vong linh các cụ gia tiên cửu huyền thất tổ, bà tổ cô và các bà cô các đời, ông mãnh, cô bé đỏ, cậu bé đó dòng họ … (họ nhà bạn là gì thì thêm vào) tại…… (nhà ở đâu, quê ở đâu thì thêm vào)

Hôm nay là ngày 23 tháng Chạp (hoặc 30 tháng Chạp…hoặc ngày nào đó vào cuối tháng), con xin phép được bao sái lại bàn thờ gia tiên (để cho sạch sẽ để tiễn năm cũ, đón năm mới tới(trường hợp dọn dẹp ban thờ cuối năm) – để sạch sẽ ban thờ cho việc thờ cúng được trang trọng khang trang (trường hợp dọn dẹp ban thờ vào cuối tháng) , mong chư vị Phật Thánh, các cụ gia tiên tiền tổ, bà tổ cô, ông mãnh, cô bé đỏ, cậu bé đỏ của họ …, chấp thuận.

Nam mô a di đà phật

Nam mô a di đà phật

Nam mô a di đà phật

Văn Khấn Xin Chuyển Ban Thờ Thần Tài

Phong Thủy Tam Nguyên gửi đến anh chị văn khấn xin chuyển ban thờ thần tài.

Bày đĩa hoa quả nhỏ, tiền vàng giấy, đồ lễ … lên ban thờ THẦN TÀI

Vái lạy 3 lạy trước ban THẦN TÀI. Khấn xin phép được chuyển ban thờ Thần Tài (nêu lý do) và mời các Ngài đến căn nhà mới (hoặc văn phòng mới ) của công ty (Đọc văn khấn).

Sau đó đến ngày chuyển thì gói cẩn thận tượng, bát hương, đồ thờ cúng vào hộp rồi chuyển đến văn phòng mới. Đến văn phòng mới thì sắp xếp lại ban thờ và làm lễ như lễ lập ban thờ Thần Tài

2. Văn Khấn xin chuyển ban thờ Thần Tài

Con Nam Mô A Di Đà Phật (3 lần)

Hôm nay là ngày ………. tháng ………. năm …….

Tín chủ con là: …………………………………….cùng các thành viên trong gia đình

Vì lý do chuyển đến căn nhà mới ( hoặc văn phòng mới ) nên hôm nay chúng con có nén hương bát nước, vàng tiền, hoa quả để làm lễ xin chuyển bàn thờ Thần Tài. Con xin kính mời hai vị thần Lộc, thần Tài cùng Ngũ phương Ngũ thổ Long Thần hoan hỷ đến căn nhà mới (hoặc văn phòng mới) của chúng con tại …………………………………………………………………………………………………………………..

Cúi xin các Ngài thương xót tín chủ, giáng lâm trước án, chứng giám lòng thành, thụ hưởng lễ vật phù trì tín chủ chúng con an ninh khang thái, vạn sự tốt lành, gia đạo hưng long thịnh vượng, lộc tài tăng tiến, tâm đạo mở mang, sở cầu tất ứng, sở nguyện tòng tâm.

Con kính xin chư vị chấp lễ chấp cầu cho được phép di chuyển ban thờ sang nơi mới.

Con Nam Mô A Di Đà Phật (3 lần).

Lau Dọn Và Bài Trí Ban Thờ Thần Tài Thế Nào Cho Chuẩn Phong Thuỷ?

Ban thờ Thần Tài thường được đặt dưới đất, ở nơi trang nghiêm và hướng ra cửa chính. Ban thờ thường là chiếc khảm nhỏ sơn son thếp vàng, còn bài vị của Thần Tài được đặt ở bên trong khảm. Phía trước bài vị là báy hương được kê trên khay vàng giấy, hai bên bát hương có hai cây đèn nhỏ cùng 1 khay nước bao gồm 3 cốc nước và 2 chén rượu.

Việc lau dọn ban thờ Thần Tài thường được tiến hành vào chiều tối mùng 9/1. Khi lau dọn, bạn tuyệt đối không được xê dịch bát hương bởi theo ý nghĩa tâm linh thì đây là vật phẩm quan trọng nhất, là nơi giáng của các hương linh, tổ tiên và thần thánh. Đây cũng chính là vật chứng giám thể hiện sự thành kính của gia đình bạn với cõi tâm linh. Chính bởi vậy, khi lau dọn cần chú ý dùng một tay giữ bát hương, tay còn lại lau dọn xung quanh. Đặc biệt, không nên nhấc bát hương ra vị trí khác để tiện cho việc lau dọn. Theo ý nghĩa phong thuỷ, hành động này sẽ phạm thượng với thần linh, gia đình bạn sẽ không còn được phù trợ nữa.

2. Thứ tự lau dọn ban thờ Thần Tài chuẩn phong thuỷ

Ban thờ thần tài cũng cần được lau dọn thật sạch sẽ tương tự như ban thờ tổ tiên của gia đình bạn. Tất cả các vật phẩm như đồ thờ, bài vị, bát hương đều cần được lau rửa bằng nước thơm và khăn lau chuyên dụng.

Về thứ tự lau dọn trong ban thờ Thần Tài, bạn sẽ lau bài vị của Thần Tài trước, sau đó mới đến các đồ thờ khác và dọn dẹp bát hương. Sau khi ban thờ được lau dọn sạch sẽ, tiến hành đặt bài vị lại vị trí cũ rồi mới bắt đầu tỉa chân nhang.

3. Bài trí ban thờ và chuẩn bị đồ cúng như thế nào?

Theo quan niệm dân gian, trong ngày vía Thần Tài gia chủ sẽ mua 1 bình hoa, 1 miếng thịt heo quay, 1 con tôm, 1 con cá lóc nướng, 1 con cua, 1 bộ giấy tiền vàng mã, 1 đĩa ngũ quả, 1 chum rượu để cúng lấy vía Thần Tài. Tất cả những đồ lễ này cần được chuẩn bị đầy đủ trước lễ cúng Thần Tài ngày 10/1, tránh trường hợp sắm lễ không chu đáo dẫn đến việc bị mất lộc trong làm ăn hoặc sự nghiệp thăng giáng thất thường.

Tuỳ thuộc vào ban thờ có kích cỡ nhỏ to của từng gia đình mà bố trí bày lễ cho gọn gàng, đẹp mắt. Tất cả đồ lễ cần được đựng trong khay, đĩa sạch và bày biện phía trước ban thờ. Sau khi lên đầy đủ lễ vật, gia chủ sẽ thắp hương khấn xin Thần Tài nhận lễ và bày tỏ mong muốn của mình trong năm mới.

Đó là một vài lưu ý trong việc lau dọn và bài trí ban thờ thần Tài chuẩn phong thuỷ để hút tài lộc vào nhà trong năm mới Kỷ Hợi 2019. Tham khảo ngay để tránh điều kiêng kỵ và chuẩn bị đầy đủ lễ vật để cầu xin thần linh phù hộ.

Văn Khấn Rút Chân Nhang, Xin Phép Lau Dọn Bàn Thờ Dịp Cuối Năm

Người được giao phó nhiệm vụ rút chân nhang nên làm việc này với tất cả lòng thành kính của mình. Trước khi dọn dẹp, phải tắm giặt thật sạch sẽ nếu không sẽ ảnh hưởng đến vận khí của toàn gia đình.

Gia chủ nên sắm chút lễ vật trước khi tiến hành công việc trang trọng này. Để xin phép mời ông bà tổ tiên và thần linh tạm lánh sang một bên trong thời gian con cháu dọn dẹp bàn thờ. Việc làm này sẽ không động chạm đến thần linh, đồng thời cũng không bị quở trách.

Gia chủ thắp một nén nhang xin phép, rồi rút từng chân nhang một. Chỉ giữ lại một số chân nhang đẹp nhất mà thôi. Thông thường thì là giữ lại số chân nhang lẽ như 3, 5, 7, 9 chứ không giữ lại số chẵn. Gia chủ mang số chân nhang đã rút để mang đi hóa. Tiếp tục, gia chủ lấy tro đó vùi xuống gốc cây hay pha nước để tưới cây, cũng có thể đổ xuống sông. Gia chủ tuyệt đối nên nhớ không vứt các đồ vật thờ cúng và chân nhang ở rác thải hay các nơi ô uế khác. Gia chủ cũng có thể đặt nó lên một miếng xốp rồi thả trôi sông.

Người nên đứng ra tỉa chân nhang là ai?

Gia chủ nên chọn ngày sau khi làm lễ tiễn ông Công ông Táo về chầu trời để thực hiện nghi lễ rút chân nhang là hợp lý nhất. Nên chọn những người có tính cách cẩn thận, chỉn chu và thành tâm trong việc thờ cúng để tiến hành công việc rút chân nhang này. Trước khi thực hiện việc này thì việc tắm rửa sạch sẽ cũng là điều hết sức cần thiết, nếu không thì sẽ rất tai hại và làm ảnh hưởng đến vận mệnh của toàn gia trong năm mới.

Những lưu ý cần nắm được khi tiến hành rút, tỉa chân hương

Thường lệ, mọi người chọn ngày 23 tháng Chạp – thời điểm tiễn Táo Quân lên trời để thu xếp dọn dẹp gian thờ, bày biện bàn thờ. Tất nhiên việc này kéo dài tới trước giao thừa là mọi việc phải hoàn tất.

Người dọn dẹp ban thờ, rút chân nhang nên là đàn ông, gia chủ trong gia đình. Nếu như trong trường hợp cảnh nhà không có người đàn ông thì phụ nữ có thể thay thế, nhưng cần phải để thân thể sạch sẽ, tránh bao sái khi “đến kỳ”.

Người rút chân nhang nên tắm rửa sạch sẽ, mặc áo dài, giữ cho thân thanh tịnh là tốt nhất.

Ngày bao sái tốt nhất là ngày 8/2/2018 (tức ngày 23 tháng Chạp âm lịch) và ngày 14/2/2018 (tức ngày 29 tháng Chạp âm lịch). Thời gian tốt nhất là từ 6 giờ -11 giờ 55 hoặc 13 giờ – 17giờ 55. Nên tránh thời gian 12 giờ trưa và sau 18 giờ tối. Nếu làm vào ngày 23 tháng Chạp, nên bao sái, tỉa chân hương, lau dọn bàn thờ trước khi cúng ông Công, ông Táo.

Văn khấn rút chân nhang, xin phép lau dọn bàn thờ dịp cuối năm

“Nam mô a di Đà Phật!

Nam mô a di Đà Phật!

Nam mô a di Đà Phật!

Con xin tấu lạy 9 phương Trời, 10 phương chư Phật, chư Phật 10 phương.

Con xin tấu lạy vua cha Ngọc Hoàng thượng đế, Hoàng thiên hậu thổ, ngũ phương ngũ thổ long mạch thổ thần đông trù Tư mệnh Táo phủ Thần quân.

Tín chủ con là: ………………………….

Ngụ tại: ………………………….

Con xin tấu lạy vong linh các cụ gia tiên cửu huyền thất tổ, bà tổ cô và các bà cô các đời, ông mãnh, cô bé đỏ, cậu bé đó dòng họ … (họ nhà bạn là gì thì thêm vào) tại … (nhà ở đâu, quê ở đâu thì thêm vào)

Hôm nay là ngày 23 tháng Chạp (hoặc 30 tháng Chạp…hoặc ngày nào đó vào cuối tháng), con xin phép được bao sái lại bàn thờ gia tiên (để cho sạch sẽ để tiễn năm cũ, đón năm mới tới(trường hợp dọn dẹp ban thờ cuối năm) – để sạch sẽ ban thờ cho việc thờ cúng được trang trọng khang trang (trường hợp dọn dẹp ban thờ vào cuối tháng) , mong chư vị Phật Thánh, các cụ gia tiên tiền tổ, bà tổ cô, ông mãnh, cô bé đỏ, cậu bé đỏ của họ …, chấp thuận.

Nam mô a di đà phật !

Nam mô a di đà phật !

Nam mô a di đà phật !”.