Top 4 # Văn Khấn Xin Sửa Chữa Nhà Chung Cư Xem Nhiều Nhất, Mới Nhất 3/2023 # Top Trend | Iseeacademy.com

Văn Khấn Xin Sửa Chữa (Nhà)

Văn Khấn Xin Sửa Chữa (Nhà)

Nam mô A Di Đà Phật!Nam mô Bổn Sư Thích Ca Mâu Ni Phật!Nam mô Đại Từ Đại Bi Quán Thế Âm Bồ Tát!Nam mô Đại Nguyện Địa Tạng Vương Bồ Tát!Nam mô Thanh Tịnh Đại Hải Chúng Bồ Tát!Nam mô Đạo Tràng Pháp Hội Thượng Phật Bồ Tát!Con xin kính lạy các Chư Phật, Chư Bồ Tát Ba Đời khắp Mười Phương; các Vị A La Hán, các Vị Thánh Tăng, các Vị Hộ Pháp!

Con xin kính lạy các Chư Vị Gia Thần! Chư Vị Thành Hoàng, các Chư Vị Thần Linh, Thánh Linh, Thần Linh Chủ Quản, Ngài Thổ Công, Thổ Địa và các Chư Hương Linh trong khuôn viên bổn xứ.

Con xin kính lạy các Chư vị, các Chư Hương Linh Cửu Huyền Thất Tổ Nội – Ngoại Hai Bên gia đình của chúng con!

Hôm nay, ngày 10 tháng 4 năm 2018; (tức ngày 25 tháng 02 năm Mậu Tuất); (nhằm ngày Nhâm Thân, tháng Ất Mão, năm Mậu Tuất);Tại: ….. ……………………………………………………………;Con, tên là: ………………….. ; sanh ngày: ……………..;Tại: ……………………………………………………….., Việt Nam;Hiện ở tại: ……………………………….. ………………., Việt Nam;

Tuy năm nay chúng con không được tuổi cát tường trong xây dựng nhưng có nhu cầu sửa chữa nhỏ (Hạng mục: …………………………………………) nên cùng toàn thể gia đình kêu thay lạy đỡ cho nhau để xin tổ chức cầu cúng các Pháp Lễ, ngưỡng mong Ơn Trên thứ lỗi, giáng lâm, quang lâm đạo tràng pháp để giúp chúng con xin phép tiến hành nghi thức.

Hôm nay nhân ngày giờ lành, tháng tốt, năm cát tường trong xây dựng, chúng con lòng thành, thực hiện Nghi Pháp Lễ.

Kính mong các Ngài chứng minh cho chúng con;

Kính mong Chư Phật, Chư Bồ Tát Ba Đời khắp Mười Phương ban phước gia trì thần lực, tịnh hóa nghiệp chướng cho tất cả những thành viên tham dự Nghi Pháp Lễ hôm nay và cho cuộc đất này, cho Bổn Xứ này, không gian này, địa điểm này mãi mãi về sau; Xin các Ngài gieo nhân lành, duyên lành, và Chủng Tử Như Lai cho các thành viên trong gia đình, thôn xóm của chúng con và cho các Chư vị đang hiện diện, cư trú trong khu vực, trong bổn xứ này!;

Kính mong Chư Phật, Chư Bồ Tát, các Thánh Tăng, các A La Hán, các Hộ Pháp! ; Và kính mong các Chư Vị Gia Thần, các Chư Vị, Chư Hương Linh gia hộ, độ trì, giúp cho chúng con và đội ngũ thầy thợ, anh em công nhân thi công được: tổ chức pháp lễ thành công, tốt đẹp, thuận lợi, an toàn, đoàn kết và đảm bảo các kế hoạch, tiến độ của công trình;

Giúp cho các cộng sự, hàng xóm láng giềng của chúng con được Mạnh Khỏe, Bình an, Hạnh phúc, Tài Lộc, Đoàn kết, Thương yêu, Hỗ trợ giúp đỡ lẫn nhau hướng đến mục tiêu phát triển và một cuộc sống chất lượng, được tịnh hóa nghiệp chướng, chướng duyên, được trợ duyên để vượt qua chướng ngại, sống có ích, giúp ích cho chính mình, cho gia đình và xã hội.

Nam mô A Di Đà Phật! (03 lần).

Nam mô Bổn Sư Thích Ca Mâu Ni Phật! (03 lần).

Xin cho gia đình chúng con được: mạnh khỏe, bình an, hạnh phúc, may mắn, cát tường, phúc lộc thọ trường, khang ninh thịnh vượng, được giảm/giải mọi nghiệp chướng, chướng duyên và bệnh tật, có một cuộc sống chất lượng cao.

Con xin Sám Hối, Hồi hướng và chú nguyện cho sự giác ngộ giải thoát và vãng sanh cực lạc, sự tịnh hóa nghiệp chướng, chướng duyên nhiều đời nhiều kiếp cho các: Chư Vị Gia Thần, Chư Vị Thành Hoàng, các Chư Vị Thần Linh, Ngài Thổ Công, Thổ Địa và các Chư Vị, Chư Hương Linh – Vong Linh – Vong Nhơn trong khuôn viên bổn xứ; các Chư vị, các Chư Hương Linh, Vong Linh, Vong Nhơn Cửu Huyền Thất Tổ Nội – Ngoại của chúng con, các gia đình các thành viên trong cộng đồng thôn xóm chúng con!

Chúng con trẻ người, non dạ, sự hiểu biết về thế giới tâm linh còn hạn chế nên có phạm phải lỗi lầm gì thì kính mong Bề Trên thương tình lượng thứ cho chúng con.

Nam mô A Di Đà Phật! (03 lần)

Om Ma Ni Pad Me Hum! (x lần).

Lưu ý:– Có thể chỉ cần dâng nhang rồi nhìn vào văn này mà khấn; (Nhưng nếu vậy thì sửa văn lại, tránh không nói đến cúng, lễ vật, …)– Nếu có cúng thì sắm Lễ: Chỉ sắm sửa lễ bạc (đơn giản);– Giờ: ; Tránh giờ Sát Chủ;– Cúng – khấn 03 tuần (lần); Khấn cúng lần 01 xong, lấy búa gõ vào mấy góc tường cần làm việc để làm phép, sau đó thì bàn giao cho thợ thầy.

Sửa Nhà Chung Cư Có Cần Cúng Không? Văn Khấn Sửa Nhà Chung Cư?

Sửa nhà chung cư có cần cúng không?

Theo quan điểm về phong thủy tâm linh của người dân Việt Nam, trước khi sửa nhà chung cư, việc thờ cúng, xin phép thổ công, thổ địa và điều cần thiết. “Có thờ có thiêng, có kiêng có lành”, việc cúng trước khi sửa nhà chung cư là việc cần thiết.

Tuy nhiên, để có thể thực hiện được lễ cúng sửa nhà chung cư một cách chính xác nhất, bạn nên nắm được những thông tin, vấn đề xoay quanh bao gồm xem tuổi khi cúng nhà chung cư, mâm lễ và văn khấn khi cúng nhà một cách chuẩn xác nhất.

Cách xem tuổi khi sửa nhà chung cư

Lưu ý, việc xem tuổi khi sửa nhà chung cư chỉ xảy ra khi gia chủ muốn thay đổi, tu sửa lớn cho ngôi nhà chung cư, từ đó có thể thay đổi cả kiến trúc của ngôi nhà.

Theo quan điểm của các chuyên gia phong thủy, nếu gia chủ muốn thực hiện những thay đổi lớn với căn hộ chung cư, gia chủ nên chọn sửa nhà vào những năm sao cho tuổi của bản thân không bị phạm vào tam hai, hoang ốc, kim lâu,…để bảo đảm nguồn vượng khí trong ngôi nhà không bị tác động, ảnh hưởng.

Trong trường hợp gia chủ cần sửa nhà chung cư gấp nhưng lại vào thời điểm năm không được tuổi, gia chủ có thể mượn tuổi người khác để sửa nhà. Lưu ý, gia chủ nên mượn tuổi của người đàn ông trong gia đình thật sự phù hợp để thay mặt cho gia chủ, thực hiện các “thủ tục” cần thiết trước khi sửa nhà chung cư.

Trong trường hợp bạn không tìm được người phù hợp để mượn tuổi, thì cũng không nên quá lo lắng. Gia chủ chỉ cần thắp một nén nhang và xin phép trước khi làm lễ sửa nhà chung cư là được.

Cách làm lễ cúng khi sửa nhà chung cư

So với các loại hình bất động sản khác như nhà phố, nhà nguyên căn, nhà mặt tiền, biệt thự,…rõ ràng chung cư có một sự…khác biệt. Không gắn liền với mặt đất, các căn hộ chung cư đều có sự phụ thuộc vào phần chung của các tòa nhà, dù có không gian sở hữu riêng biệt, nhưng vẫn mang trong mình những sự chung đụng nhất định mà gia chủ không thể thay đổi được.

Trong trường hợp gia chủ thực hiện các việc sửa nhà như sơn lại tường, sàn, thay đổi nội thất trong ngôi nhà, lát lại gạch,…thì không cần thiết phải làm lễ cúng sửa nhà chung cư. Bởi đây là các hoạt động đơn giản, không gây ra nhiều tác động đến ngôi nhà, đặc biệt là trong lĩnh vực phong thủy.

Tuy nhiên, nếu gia chủ thực hiện các công việc sửa nhà chung cư như thiết kế lại kiến trúc ngôi nhà, thay đổi vị trí, chức năng của các phòng trong căn hộ, đặc biệt là phòng thờ, thì việc cúng sửa nhà chung cư là việc cần thiết. Bởi đây là những công việc tác động trực tiếp đến không gian, kết cấu của ngôi nhà. Mà ý nghĩa của phong thủy chính là sự tương tác giữa con người và môi trường xung quanh. Một khi môi trường xung quanh đã thay đổi, phong thủy cũng không thể giữ nguyên như cũ, vô hình chung sẽ tác động đến cuộc sống thường ngày của chính bản thân gia chủ cũng như các thành viên trong gia đình.

Để thực hiện lễ cúng sửa nhà chung cư, đầu tiên, bạn phải chuẩn bị mâm lễ. Mâm lễ cúng sửa nhà gồm có mâm lễ mặn và hoa quả, tiền vàng, hương hoa,…

Mâm lễ mặn bao gồm: đồ nếp (xôi hoặc bánh chưng), bộ tam sinh (trứng gà luộc, gà luộc nguyên con, thịt lợn luộc).

Mâm trái cây: nên chọn trái cây tươi

Đồ cúng khác: 1 chén nước, 1 chén rượu, 1 chén muối, 1 túi trà, trầu cau,…Tùy thuộc vào từng địa phương khác nhau mà đồ cúng sẽ có sự khác biệt nhất định.

Sau khi chuẩn bị xong mâm cúng sửa nhà chung cư, gia chủ chọn giờ hoàng đạo, thắp nhang ông bà tổ tiên, thổ địa xin phép được sửa nhà. Gia chủ nên đọc bài văn khấn chung cư:

“- Nam mô a di Đà Phật! – Nam mô a di Đà Phật! – Nam mô a di Đà Phật! – Con lạy chín phương Trời, mười phương Chư Phật, Chư Phật mười phương. – Con kính lạy Hoàng thiên Hậu Thổ chư vị Tôn thần. – Con kính lạy Quan Đương niên. – Con kính lạy các Tôn thần bản xứ. Tín chủ (chúng) con là:……………. Hôm nay là ngày… tháng… năm….. tín chủ con thành tâm sắm lễ, quả cau lá trầu, hương hoa trà quả, thắp nén hương dâng lên trước án, có lời thưa rằng: Vì tín chủ con muốn sửa chữa căn nhà ở địa chỉ……….. là ngôi đương cơ trụ trạch để làm nơi cư ngụ cho gia đình con cháu. Nay chọn được ngày lành tháng tốt, kính cáo chư vị linh thần, cúi xin soi xét và cho phép được sửa chữa. Tín chủ con lòng thành kính mời ngài Kim Niên Đường Thái tuế chí đức Tôn thần, ngài Bản cảnh Thành hoàng Chư vị Đại Vương, ngài Bản xứ Thần linh Thổ địa, ngài Định phúc Táo quân, các ngài Địa chúa Long Mạch Tôn thần và tất cả các vị Thần cai quản khu vực này. Cúi xin các ngài nghe thấu lời mời, giáng lâm trước án, chứng giám lòng thành, thụ hưởng lễ vật, độ cho chúng con mọi chuyện thuận lợi, công việc hanh thông, chủ thợ bình an, âm phù dương trợ, sở nguyện tòng tâm. Tín chủ con lại xin phổ cáo với các vị Tiền chủ, Hậu chủ và các vị Hương linh, cô hồn y thảo phụ mộc quanh quất khu vực này, xin mời tới đây thụ hưởng lễ vật, phù trì tín chủ, cũng như chủ thợ đôi bên, khiến cho an lành, công việc chóng thành. Chúng con lễ bạc tâm thành, trước án kính lễ, cúi xin được phù hộ độ trì. – Nam mô a di Đà Phật! – Nam mô a di Đà Phật! – Nam mô a di Đà Phật!”

Sau khi đọc bài văn khấn sửa nhà xong, gia chủ sẽ đốt vàng, rải muối gạo và tiến hành sửa chữa căn hộ chung cư như đã định trước.

Một số lưu ý khi sửa nhà chung cư

Xin phép ban quản lý tòa nhà chung cư để thông báo, tránh việc tự ý sửa nhà khi chưa được phép, có thể dẫn tới những tranh cãi, mâu thuẫn không đáng có.

Nên có người giám sát quá trình bạn sửa chữa căn hộ chung cư, hạn chế sự tác động đến cấu trúc chung của tòa nhà như đường dây điện, hệ thống ống nước, vách ngăn giữa các căn hộ,…

Sau khi sửa chữa xong, nên liên lạc với đơn vị chức năng của tòa chung cư giám định, nghiệm thu lại tình trạng của ngôi nhà để đảm bảo chất lượng ngôi nhà.

Xin Giấy Phép Sửa Chữa Nhà Ở Đâu

Trước khi thực hiện công việc sửa chữa hay xây dựng nhà ở thì việc đầu tiên chúng ta cần làm đó chính là thông báo với cơ quan chức năng và xin giấy phép sửa chữa, xây dựng. Trong nhiều năm liền cung cấp dịch vụ sửa nhà trọn gói, chúng tôi đã nhận ra rằng đa số quý khách hàng thường lúng túng trong việc xin giấy phép sửa chữa và không biết phải nộp đơn và làm thủ tục ở cơ quan nào. Do đó chúng tôi biên soạn bài viết này để giúp quý khách hàng dễ dàng hơn trong việc xin cấp giấy phép sửa chữa nhà ở để có thể thực hiện một cách nhanh chóng.

Khoản 1 Điều 3 Nghị định số 64/2012/NĐ-CP quy định như sau:

Điều 3. Giấy phép xây dựng

Trước khi khởi công xây dựng công trình, chủ đầu tư phải có giấy phép xây dựng, trừ trường hợp xây dựng các công trình sau đây:

a) Công trình bí mật nhà nước, công trình theo lệnh khẩn cấp, công trình tạm phục vụ thi công xây dựng công trình chính và các công trình khác theo quy định của Chính phủ được miễn giấy phép xây dựng;

b) Công trình xây dựng theo tuyến không đi qua đô thị nhưng phù hợp với quy hoạch xây dựng đã được cơ quan nhà nước có thẩm quyền phê duyệt;

c) Công trình thuộc dự án đầu tư xây dựng được Thủ tướng Chính phủ, Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang Bộ, Chủ tịch Ủy ban nhân dân các cấp quyết định đầu tư;

d) Công trình sửa chữa, cải tạo, lắp đặt thiết bị bên trong công trình không làm thay đổi kiến trúc các mặt ngoài, kết cấu chịu lực, công năng sử dụng và an toàn công trình;

đ) Công trình hạ tầng kỹ thuật chỉ yêu cầu phải lập báo cáo kinh tế – kỹ thuật và nhà ở riêng lẻ tại vùng sâu, vùng xa thuộc khu vực chưa có quy hoạch điểm dân cư nông thôn (quy hoạch xây dựng xã nông thôn mới) được cơ quan nhà nước có thẩm quyền phê duyệt.

Như vậy trường hợp bạn hỏi cần phải xin giấy phép xây dựng trước khi khởi công việc sửa chữa, vì việc sửa chữa của bạn có làm thay đổi kiến trúc các mặt ngoài, công năng sử dụng và an toàn công trình.

Hồ sơ đề nghị cấp giấy phép bao gồm:

1. Đơn đề nghị cấp giấy phép sửa chữa, cải tạo công trình, nhà ở.

2. Bản sao được công chứng hoặc chứng thực một trong những giấy tờ về quyền sử dụng đất theo quy định của pháp luật về đất đai;

3. Hai bộ các bản vẽ hiện trạng của bộ phận, hạng mục công trình được cải tạo có tỷ lệ tương ứng với tỷ lệ các bản vẽ của hồ sơ đề nghị cấp phép sửa chữa, cải tạo và ảnh chụp (10×15 cm) hiện trạng công trình và công trình lân cận trước khi sửa chữa, cải tạo;

Bạn nộp bộ hồ sơ này tại UBND quận/huyện để được giải quyết.

Trình tự thực hiện

Bước 1 – Chuẩn bị đầy đủ hồ sơ theo quy định.

Bước 2 – Nộp hồ sơ tại UBND quận/ huyện

Khi đó bộ phận tiếp nhận sẽ kiểm tra đầy đủ thành phần hồ sơ theo quy định:

* Trường hợp thành phần hồ sơ đã đầy đủ và hợp lệ thì viết biên nhận, ghi rõ ngày hẹn trả kết quả cho người nộp.

* Trường hợp thành phần hồ sơ chưa đầy đủ hoặc chưa hợp lệ thì hướng dẫn cho người nộp hoàn thiện hồ sơ theo quy định.

Bước 3 – Thụ lý, giải quyết hồ sơ, cấp giấy phép xây dựng (thời hạn giải quyết tối đa 20 ngày làm việc). Trường hợp hồ sơ chưa đủ điều kiện để cấp giấy phép xây dựng theo quy định thì phải có văn bản hướng dẫn đầy đủ, một lần cho chủ đầu tư biết để thực hiện.

Bước 4 – Nhận kết quả (Giấy phép xây dựng hoặc văn bản hướng dẫn) tại bộ phận Tiếp nhận và trả kết quả của UBND quận/ huyện.

Trường hợp không cần xin phép

Theo quy định tại điểm đ khoản 1 Điều 62 Luật Xây dựng và Điều 19 Nghị định số 12/2009/NĐ-CP ngày 12 tháng 02 năm 2009 của Chính phủ Về quản lý dự án đầu tư xây dựng công trình: Đối với các trường hợp sửa chữa, cải tạo, lắp đặt thiết bị bên trong công trình mà không làm thay đổi kiến trúc, kết cấu chịu lực và an toàn của công trình thì chủ đầu tư không cần phải có giấy phép xây dựng trúc khi xây dựng công trình.

Trường hợp việc sửa chữa, lắp đặt của anh không làm thay đổi kiến trúc hay kết cấu chịu lực và an toàn của căn hộ thì anh không cần làm thủ tục cấp giấy phép xây dựng. Tuy nhiên, theo điều 9 Thông tư số 03/2009/TT-BXD của Bộ Xây dựng ban hành ngày 26 tháng 03 năm 2009 “Quy định chi tiết một số nội dung của Nghị định số 12/2009/NĐ-CP”, trước khi khởi công xây dựng anh phải gửi văn bản thông báo ngày khởi công kèm theo các bản vẽ mặt bằng xây dựng, mặt bằng móng, mặt đứng chính công trình cho UBND quận Hai Bà Trưng và UBND phường Minh Khai biết, để theo dõi và quản lý theo quy định.

Ngược lại, nếu việc sửa chữa, cải tạo công trình làm thay đổi kết cấu chịu lực và sự an toàn của công trình thì trước khi xây dựng, anh cần phải có Giấy phép xây dựng công trình.

Theo quy định tại điều 20 Nghị định số 12/2009/NĐ-CP và mục 5 Nghị định số 83/2009/NĐ-CP của Chính phủ ban hành ngày 15 tháng 10 năm 2009 Về sửa đổi, bổ sung một số điều Nghị định số 12/2009/NĐ-CP thì Hồ sơ xin cấp Giấy phép xây dựng công trình và nhà ở đô thị bao gồm:

1. Đơn xin cấp Giấy phép xây dựng theo mẫu kèm theo Nghị định số 12/2009/NĐ-CP.

2. Bản sao một trong những giấy tờ về quyền sử dụng đất theo quy định của pháp luật.

3. Bản vẽ thiết kế thể hiện được vị trí mặt bằng; mặt cắt, các mặt đứng chính; mặt bằng, mặt cắt móng công trình; sơ đồ vị trí hoặc tuyến công trình (đối với công trình theo tuyến); sơ đồ hệ thống và điểm đấu nối kỹ thuật cấp điện, cấp nước, thoát nước mưa, nước thải; ảnh chụp hiện trạng công trình.

Sửa Nhà Có Cần Phải Xin Giấy Phép Sửa Chữa Nhà Không ?

Sửa nhà có cần phải xin giấy phép sửa chữa nhà không?

Đánh giá của khách hàng về Việt Quang

Sửa nhà có cần phải xin giấy phép sửa chữa nhà không?

Chúng tôi với đội ngũ kĩ sư, kiến trúc sư và công nhân lành nghề, kinh nghiệm thiết kế và thi công lâu năm. Thời gian qua chúng tôi đã thiết kế thi công sửa chữa rất nhiều ngôi nhà cũ trên địa bàn Tp HCM và được nhiều Gia chủ đánh giá cao về chất lượng phục vụ cũng như sự nhiệt tình tận tâm của chúng tôi.

Đáp ứng nhu cầu của đại đa khách hàng có nhu cầu sửa chữa, cải tạo nhà ở, chúng tôi xin trả lời câu hỏi của một số Quý khách hàng như sau:

Câu hỏi: Tôi đang chuẩn bị sửa nhà, nâng thêm 1 tầng, sơn sửa cải tạo lại toàn bộ căn nhà, liệu tôi có cần phải xin giấy phép sửa chữa nhà không? xin ở đâu? Phường hay Quận, thủ tục như thế nào?

Công ty cổ phần Việt Quang Group chúng tôi xin trả lời các bạn như sau:

Trường hợp như trên nếu như gia đình bạn muốn nâng thêm 1 tầng. Điều này chắc chắn là phải xin giấy phép sửa nhà rồi. Giấy phép xây dựng sửa nhà này do ỦY BAN NHÂN DÂN CẤP QUẬN nơi nhà bạn đang chuẩn bị sửa nhà sẽ cấp phép cho bạn.

Sửa nhà nâng tầng thường thủ tục xin phép phức tạp hơn giấy phép xây dựng mới. Tại sao lại như vậy?

Khi bạn sửa nhà nâng tầng, tăng diện tích xây dựng, thay đổi kết cấu công trình thì nhà bạn phải có hồ sơ kiểm định móng + giấy phép xây dựng nhà. Hồ sơ này do ỦY BAN NHÂN DÂN CẤP QUẬN cấp phép.

Thời gian giải quyết thủ tục theo quy định là 21 ngày kể từ ngày nộp hồ sơ xin giấy phép.

Thủ tục hồ sơ gồm:

Chủ quyền nhà đất;

Bản vẽ xin phép;

Hồ sơ kiểm định móng;

Chứng minh nhân dân + Hộ khẩu, tờ khai thuế trước bạ (tùy từng quận).

Chi phí nộp ngân sách nhà nước khoảng 200.000đ – 500.000đ (chưa tính chi phí bản vẽ).

Thông thường thì ít ai tự mình đi xin giấy phép sửa nhà nâng tầng được. Vì sao?

Hồ sơ giấy phép sửa nhà nâng tầng rất phức tạp, có những Gia chủ đi xin mấy tháng trời mới xong. Nếu có thể thì bạn nên thuê dịch vụ giấy phép, vẽ bản vẽ và xin giấy phép xây dựng nhà. Vì sao phải làm như thế? Vì chỉ có dịch vụ chuyên nghề họ mới hiểu được từng quy định của từng quận. Ví dụ như vẽ như thế nào? nét đậm, nét nhạt ra làm sao? “Rừng nào thì hổ đó”.

Nếu nhà bạn muốn cải tạo nâng tầng, thay đổi kết cấu căn nhà hãy gọi công ty chúng tôi ” Việt Quang Group “. Nhà thầu xây nhà sửa nhà chuyên nghiệp, uy tín, tận tâm, giá cả hợp lý. Chúng tôi sẽ tư vấn, hỗ trợ bạn về vấn đề giấy phép xây dựng.

Thường thì giấy phép xây dựng và hồ sơ kiểm định móng có giá là. Từ 4.000.000đ đến 15.000.000đ. Tùy quy mô, diện tích công trình.