Top 12 # Văn Khấn Xin Thần Tài Hàng Ngày Xem Nhiều Nhất, Mới Nhất 3/2023 # Top Trend | Iseeacademy.com

Văn Khấn Thần Tài Hàng Ngày

1. Tìm hiểu về tục thờ khấn Thần Tài Thổ Địa

Theo quan niệm truyền thống Thần Tài là vị thần mang tài lộc cho gia đình, mỗi khi làm việc gì, gia chủ thường cầu khấn Thần Tài.

Người xưa thờ Thần Tài ở nơi xó xỉnh xuất phát từ điển tích từ xưa rằng có một lái buôn tên là Âu Minh khi qua hồ Thành Thảo, Thủy thần cho một cô nô tỳ tên là Như Nguyện. Âu Minh đưa Như Nguyện về nuôi trong nhà làm ăn ngày càng trở nên phát đạt. Sau đó, vào một ngày tết, vì lý do nào đó, Âu Minh đánh Như Nguyện. Như Nguyện quá sợ hãi chui vào đống rác và biến mất. Từ đó, Âu Minh làm ăn thua lỗ, sa sút, chẳng mấy chốc trở nên nghèo xác nghèo xơ.

Hóa ra Như Nguyện chính là Thần Tài hiện hình. Từ đó người ta lập bàn thờ để thờ. Lại có tục kiêng hót rác trong ba ngày đầu năm là vậy. Vì người ta sợ hót rác là hót luôn cả Thần Tài trong đó thì việc làm ăn sẽ không phát đạt. Việc thờ Thần Tài ở nơi xó xỉnh cũng có nguồn gốc từ đây. Chính vì đó văn khấn Thần Tài hàng ngày xuất hiện từ đây.

2. Bài văn khấn thần tài thổ địa hàng ngày

Sau khi bày biện lễ vật, dọn dẹp lau chùi sạch bàn thờ. Nội dung văn khấn Thần Tài hàng ngày như sau:

Nam mô A Di đà Phật (lặp lại 3 lần, vái lạy 3 cái).

– Con Kính lạy ngài Hoàng Thiên Hậu Thổ chư vị Tôn thần.

– Con kính lạy ngài Đông Trù Tư mệnh Táo phủ Thần quân.

– Con kính lạy Thần Tài vị tiền.

– Con kính lạy các ngài Thần linh, Thổ địa cai quản trong xứ này.

Tín chủ con tên là: ………………Tuổi:…………………..

Ngụ tại địa chỉ: ………………………………………………..

Hôm nay, là ngày … … tháng ……. Năm ……………… (theo âm lịch). Tín chủ con thành tâm sửa biện, hương hoa, lễ vật, kim ngân, trà quả và các thứ cúng dâng, bầy ra trước án kính mời ngài Thần Tài tiền vị và chư vị tôn Thần.

Cúi xin Thần Tài, Thổ Địa thương xót tín chủ, giáng lâm trước án, chứng giám lòng thành, thụ hưởng lễ vật phù trì tín chủ chúng con: an ninh khang thái, vạn sự tốt lành, gia đạo hưng long thịnh vượng, lộc tài tăng tiến, tâm đạo mở mang, sở cầu tất ứng, sở nguyện tòng tâm (Đoạn này tùy ý gia chủ mong muốn điều gì thì vái xin điều đó).

Chúng con lễ bạc tâm thành, trước án kính lễ cúi xin được phù hộ độ trì.

Nam mô A Di đà Phật (lặp lại 3 lần, vái lạy 3 cái)

Văn Khấn Ông Thần Tài Hàng Ngày

Theo văn hóa truyền thống của người Việt Nam, Thần Tài là một vị thần ban phát tài lộc cho gia đình, nên mỗi khi làm việc gì, nhất là công việc làm ăn hay quyết định hệ trọng, gia đình thường cầu khấn ông Thần Tài. Nhiều gia đình kinh doanh thường khấn Thần Tài mỗi ngày. Vậy văn khấn ông thần tài hàng ngày thế nào, các lễ tiết thủ tục ra sao? Cùng tìm hiểu ngay nhé.

Cúng Thần Tài và bài khấn xin lộc bán hàng

Điển tích xa xưa về việc thờ cúng Thần Tài của người dân Việt, bắt đầu từ 1 lái buôn tên là Âu Minh, khi đi qua hồ Thành Thảo, được Thủy Thần cho 1 cô nô tỳ tên là Như Nguyệt. Âu Minh đưa nàng về nuôi trong nhà, việc làm ăn ngày càng phát đạt, song vào 1 ngày tết, Âu Minh không biết lý do gì đánh Như Nguyệt. Nàng sợ quá chui vào đống rác và biến mất, từ đó Âu Minh làm ăn sa sút thua lỗ, chẳng mấy chốc nghèo xơ xác. Lúc ấy mới biết Như Nguyệt chính là Thần Tài hiện hình.

Từ đó, người ta lập bàn thờ thờ Thần Tài để làm ăn phát đạt, lại có tục kiêng hót rác trong 3 ngày đầu năm. Và việc thờ Thần Tài nơi xó xỉnh cũng bắt nguồn từ đây.

Hầu hết các gia đình làm ăn, kinh doanh, đặc biệt là bán hàng đều có bàn thờ ông Thần Tài nhưng không phải ai cũng biết cách khấn hàng ngày để tài lộc nhiều nhất.

Hàng sáng, sau khi bày biện lễ vật, lau chùi dọn dẹp sạch sẽ bàn thờ, ta sẽ bắt đầu bài cúng ông Thần Tài Thổ Địa.

Đây là bài cúng chung:

“Nam mô A Di đà Phật (lặp lại 3 lần, vái lạy 3 cái).

– Con Kính lạy ngài Hoàng Thiên Hậu Thổ chư vị Tôn thần.

– Con kính lạy ngài Đông Trù Tư mệnh Táo phủ Thần quân.

– Con kính lạy Thần Tài vị tiền.

– Con kính lạy các ngài Thần linh, Thổ địa cai quản trong xứ này.

Tín chủ con tên là: ………………

Tuổi: …………………

Ngụ tại địa chỉ: ………………………………………………

Hôm nay, là ngày … … tháng ……. Năm ……………… (theo âm lịch).

Tín chủ con thành tâm sửa biện, hương hoa, lễ vật, kim ngân, trà quả và các thứ cúng dâng, bầy ra trước án kính mời ngài Thần Tài tiền vị và chư vị tôn Thần.

Cúi xin Thần Tài, Thổ Địa thương xót tín chủ, giáng lâm trước án, chứng giám lòng thành, thụ hưởng lễ vật phù trì tín chủ chúng con: an ninh khang thái, vạn sự tốt lành, gia đạo hưng long thịnh vượng, lộc tài tăng tiến, tâm đạo mở mang, sở cầu tất ứng, sở nguyện tòng tâm (Đoạn này tùy ý gia chủ mong muốn điều gì thì vái xin điều đó).

Chúng con lễ bạc tâm thành, trước án kính lễ cúi xin được phù hộ độ trì.

Nam mô A Di đà Phật (lặp lại 3 lần, vái lạy 3 cái)”

Riêng nếu gia đình bán hàng thì có thể đọc bài khấn riêng sau:

“Hôm nay, ngày… tháng… năm… tín chủ chúng con ngụ tại địa chỉ: …

Chúng con là: Nhất tâm dâng hương hoa lễ vật tinh dầu cung nghinh ngũ phương ngũ thổ tài thần giáng tại linh đàn phù hộ cho công việc được buôn may bán đắt, có tài có lộc, có ngân có xuyến, điều lành thì đến, điều dữ thì đi.

Ghi chú: Ngũ phương ngũ thổ là:

Ngũ phương Ngũ thổ Long Thần: năm vị Thần trấn năm hướng và năm vị Thần đất đai long mạch sắp đặt theo Ngũ Hành gồm: bốn hướng Đông, Tây, Nam, Bắc, và Trung ương.

Năm vị Thần Ngũ phương là: Hoàng đế (Trung ương), Bạch đế (hướng Tây), Hắc đế (hướng Bắc), Thanh đế (hướng Đông), Xích đế (hướng Nam).

Năm vị Ngũ Thổ Long Thần là năm vị Thần long mạch coi về đất đai, bảo hộ cư dân làm ăn sinh sống, gồm:

Thổ Công, làm chủ nền nhà. Thổ Thần, làm chủ khu đất. Thổ Địa, cũng gọi là Môn Khấu Thổ Địa Tiếp Dẫn Tài Thần: Thần Thổ Địa trực ở cổng để tiếp dẫn Thần Tài vào nhà. Thổ Phủ, bảo hộ các kho hàng. Thổ Kỳ, cai quản mặt đất nói chung.”

Lưu ý khi cúng thần tài ông địa

Thần tài là vị thần mang của cải cho mỗi gia đình, đặc biệt là những nhà buôn bán, kinh doanh đều thờ cúng ông Thần Tài ông Địa với mong muốn có được cuộc sống sung túc, dư dả nhiều tiền bạc.

Theo dân gian, cúng thần Tài ông Địa vào ngày mùng 10 hàng tháng, nếu bố trí bát hương thờ Thần Tài và Thổ Địa chung 1 bàn thờ thì dâng lễ cúng hàng ngày hoặc ngày rằm, mùng một.

Bàn thờ cúng Thần Tài và Thổ Địa gồm

Tượng Thần Tài đặt bên trái, tượng Thổ Địa đặt bên phải (có thể là bài vị).

Một bát hương được đặt ở giữa.

Lọ hoa nhỏ đặt bên phải, hoa cúng là hoa cúc, hoa hồng hoặc hoa đồng tiền

Đĩa quả tươi đặt bên phải, cúng 5 loại trái cây khác nhau.

Chén nước, Đèn/nến cùng đãi bày đồ lễ xung quanh.

Bàn thờ Thần Tài và Thổ Địa đặt ở mặt đất chứ không phải vị trí cao như thờ tổ tiên, có vị trí trang nghiêm, thông thoáng, sạch sẽ nhất trong cửa hàng hay ngôi nhà, có ánh sáng tự nhiên thì càng tốt.

Nên đặt sao cho bàn thờ thấy hết được sự ra vào của khách hàng (với của hàng), nếu bàn thờ tối nên thắp thêm đèn cho sáng, có thể đặt chậu cây xanh tốt quanh năm trồng trên đất để tăng linh khí tốt.

Hướng đặt bàn thờ

Hướng bàn thờ Thần Tài – ông Địa có thể chọn 1 trong 2 hướng là cung Thiên Lộc và cung Quý Nhân để công việc kinh doanh của bạn trở nên tốt đẹp.

Nếu bàn thờ Thần Tài hướng cung Thiên Lộc

Cung Thiên Lộc là cung tượng trưng cho công việc thăng tiến, gia sản dồi dào, nhà cửa yên ấm và thịnh vượng. Đặt bàn thờ Thần Tài theo hướng này, bạn và gia đình sẽ có tài năng, kinh doanh giỏi, khéo léo lại tuấn tú giúp công việc làm ăn tiến phát.

Khi chọn hướng Thiên Lộc, cần tránh các hướng có sao Không Vong, Tử hay Tuyệt, hướng xấu này, kinh doanh thất bát, thua thiệt dù làm ra nhiều tài sản cũng nhanh chóng tiêu tan.

Hướng cung Thiên Lộc là hướng Đông Nam.

Nếu bàn thờ Thần Tài hướng cung Quý Nhân

Cung Quý Nhân là cung gia đạo bình an, làm ăn buôn bán may mắn, nhiều quý nhân thân thiết và giúp đỡ. Khi chọn hướng Quý Nhân, cũng nên tránh sao Không Vong, Tử và Tuyệt vì sẽ khiến công việc của bạn khó khăn, giảm hiệu quả, có thể bị tổn thất, thị phi hay kiện cáo.

Hướng cung Quý Nhân là hướng Tây Bắc.

Cần xác định chính xác vị trí các cung, có thể dùng la bàn để định hướng, kết hợp với yếu tố tương hợp cùng tuổi gia chủ.

Một số điều lưu ý khi cúng Thần Tài – Ông địa

Khi cúng Thần Tài – Ông địa và đọc văn khấn, cần thể hiện lòng thành từ tâm của chủ nhà, tùy vào mong muốn, mục đích mà yêu cầu những điều cần thiết.

Thắp hương Thần Tài mỗi ngày có thể vào buổi sáng hoặc chiều tối tầm 6 – 7 giờ, mỗi lần đốt 5 nén nhang.

Hàng tháng cần lau bàn thờ và tắm cho ông Thần Tài một lần, tắm vào nước lá bưởi hoặc nước pha rượu, sử dụng khăn lau sạch sẽ, không dùng việc khác. Có thể tắm cho ông vào ngày 14 Âm lịch.

Tránh chó mèo quậy phá, làm ô uế ở nơi thờ cúng Thần Tài.

Đốt vàng mã ở ngoài, rượu và nước đứng ở cửa tưới vào nhà.

Bánh trái cây sau thụ lộc chỉ dùng cho người trong nhà, không cho người ngoài.

Văn khấn lập bàn thờ Thần tài

Sau khi sắm sửa bàn thờ đầy đủ, việc thỉnh rước tượng Thần Tài, Ông Địa về thờ cúng để mọi việc hành thông, việc kinh doanh buôn bán phát tài phát lộc thì cần có lễ cúng lập bàn thờ.

Đồ lễ cúng gồm:

1 đĩa xôi hoặc bánh chưng;

3 lá trầu + 3 quả cau;

1 khoanh giò hay 3 lạng thịt luộc;

1 chai rượu trắng (1/2 lít);

5 quả trứng gà ta (để sống);

9 bông hồng màu hồng son;

3-5 quả tròn (táo hay lê…);

1 đinh vàng hoa;

1 đĩa gạo mối (không trộn lẫn);

1 bát nước;

5 lễ vàng tiền;

Văn khấn như sau:

“Con Nam Mô A Di Đà Phật (3 lần)

Con lạy chín phương trời, mười phương chư Phật.

Con lạy vua cha Ngọc Hoàng thượng đế.

Con lạy quan …………………. vương hành khiển ……………………. Chi thần …………… tào phán quan.

Con lạy quan Nam tào Bắc đẩu.

Con lạy ông thành hoàng làng, thần hoàng bản thổ.

Con lạy thần linh Táo công vua bếp.

Con lạy hai ông thần Lộc thần Tài.

Con lạy tiền chủ và hậu chủ.

Tại nước Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt nam. Hà nội tỉnh, ……………………. quận, ………………………………….. phường.

Con là ………………………………… phu quân (phu nhân) …………………………………….. cùng đồng gia nhân.

Nhân ngày … tháng… năm …

Chúng con có nén hương bát nước, cơm canh, rượu, vàng tiền, hoa quả để làm lễ lập bàn thờ thần tài.

Con xin kính mời hai vị thần Lộc, thần Tài. Chúng con xin cầu nguyện, ba tháng Hè, chín tháng Đông cầu được ước thấy, cầu điều lành mang đến, điều dữ mang đi, cầu nhân khang vật thịnh.

Xin tiếp tài, tiếp lộc, tiếp ngân, tiếp xuyến, tiếp lộc buôn lộc bán, làm cho gia trạch gia trung bình an khoẻ mạnh.

Con Nam Mô A Di Đà Phật (3 lần).”

Hi vọng với những văn khấn ông thần Tài hàng ngày và thông tin thờ cúng đúng truyền thống và phong thủy trên đây sẽ giúp bạn và gia đình đạt được mong ước của mình.

Văn Khấn Thần Tài Hàng Ngày Đầy Đủ Nhất

Theo tục lệ, vào ngày mùng 1 và chiều tối ngày rằm hàng tháng, các gia đình Việt Nam thường làm lễ cúng Thần Tài tại gia tiên, để cầu xin sức khỏe, bình an, may mắn và thành đạt cho các thành viên trong gia đình. Đặc biệt, với các gia đình làm kinh doanh thì đây là một nghi thức không thể thiếu để cầu tài lộc hàng tháng.

Cách sắm lễ cúng Thần Tài – Thổ Địa

Lễ cúng vào ngày Mồng Một (lễ Sóc) và lễ cúng vào chiều tối ngày Rằm (lễ Vọng) thường là lễ chay: Hương, hoa, trầu cau, quả, tiền vàng. Ngoài lễ chay cũng có thể cúng thêm lễ mặn vào ngày này gồm: Rượu, thịt gà luộc, các món mặn.

Sắm lễ Thần Tài ngày mồng một và ngày rằm chủ yếu là thành tâm kính lễ, cầu xin lễ vật có thể rất giản dị: hương, hoa, lá trầu, quả cau, chén nước.

Bài văn khấn Thần Tài – Thổ Địa mẫu 1

Nam mô A Di Đà Phật! Nam mô A Di Đà Phật! Nam mô A Di Đà Phật!

Con lạy chín phương Trời, mười phương Chư Phật, Chư phật mười phương.

Kính lạy ngài Hoàng Thiên Hậu Thổ chư vị Tôn thần.

Con kính lạy ngày Đông Trù Tư mệnh Táo phủ Thần quân.

Con kính lạy Thần tài vị tiền.

Con kính lạy các ngài Thần linh, Thổ địa cai quản trong xứ này.

Tín chủ con là…… Ngụ tại………

Hôm nay là ngày… tháng… năm…

Tôi chủ thành sửa biện, hương hoa, lễ vật, kim ngân, trà quả và các thứ cúng dâng, bầy ra trước án kính mời ngài Thần Tài tiền vị.

Cúi xin Thần Tài thương xót tín chủ, giáng lâm trước án, chứng giám lòng thành, thụ hưởng lễ vật phù trì tín chủ chúng con an ninh khang thái, vạn sự tốt lành, gia đạo hưng long thịnh vượng, lộc tài tăng tiến, tâm đạo mở mang, sở cầu tất ứng, sở nguyện tòng tâm.

Chúng con lễ bạc tâm thành, trước án kính lễ cúi xin được phù hộ độ trì.

Nam mô a di Đà Phật! Nam mô a di Đà Phật! Nam mô a di Đà Phật!

Bài văn khấn Thần Tài – Thổ Địa mẫu 2

“Con niệm Nam mô A Di Đà Phật! Con niệm Nam mô A Di Đà Phật! Con niệm Nam mô A Di Đà Phật! Con kính lạy Hoàng thiên, Hậu thổ chư vị Tôn thần Con kính lạy ngài Đông trù tư mệnh táo phủ Thần quân Con kính lạy ngày Gia Môn Thổ Phủ, Thổ Chủ Tài Thần Con kính lạy các ngài Thần Tài vị tiền Con kính lạy Tiền Hậu địa chủ chư vị linh thần Con kính lạy Bản xứ Thổ Địa Phúc Đức Chính thần Con kính lạy các ngài Thần linh, Thổ địa cai quản trong khu vực này.

Tín chủ chúng con là: ………………………………………………….

Ngụ tại:…………………………………………………………….

Là (nhà ở, nơi kinh doanh buôn bán, công ty): …………………………… Kinh doanh.

Hôm nay là ngày…. tháng…. năm…. âm lịch, tín chủ con thành tâm sửa biện, hương hoa, lễ vật, kim ngân, trà quả và các thứ cúng dâng, bày ra trước án kính mời ngài Thần Tài tiền vị, thổ địa và chư vị tôn Thần chứng giám.

Cúi xin Thần Tài thương xót tín chủ, giáng lâm trước án, chứng giám lòng thành, thụ hưởng lễ vật phù trì tín chủ chúng con an ninh khang thái, vạn sự tốt lành, hanh thông thịnh vượng, âm phù dương trợ, đắc ngộ quý nhân, thương mại hanh thông, lộc tài tăng tiến, khách xa dẫn đến, khách gần dẫn lại.

Con cầu xin các ngài phù hộ cho:………………………….Nhận được nhiều hợp đồng lớn, gặp được nhiều khách hàng tốt, thực hiện công việc hợp đồng được hanh thông, đạt kết quả cao, để tín chủ chúng con có tài, có lộc, có ngân có xuyến, trên lo việc âm công phúc đức, dưới gánh việc gia trung, để (cửa hàng, công ty,….) ngày càng phát triển.

Kinh xin các ngài sở cầu tất ứng, sở nguyện tòng tâm. Chúng con lễ bạc tâm thành, trước án kính lễ, cúi xin được phù hộ độ trì. Nam mô A Di Đà Phật! Nam mô A Di Đà Phật! Nam mô A Di Đà Phật! Khấn xong chú 3 lần: NAM MÔ MĂN ĐÔ, MÚC ĐÔ NAUM, TỐ RÔ TỐ RÔ, TỲ HUÊ SỒ HÁP”

Lưu ý khi cúng Thần Tài – Thổ Địa

– Chăm sóc thường xuyên cho bàn thờ Thần Tài – Thổ Địa

– Bàn thờ Thần Tài – Thổ Địa tuy để dưới đất, nhưng các vị này rất ưa chuộng sự sạch sẽ, sáng sủa. Vì vậy, trong quá trình thờ cúng, ta nên giữ cho các vị này luôn sạch sẽ bằng cách tắm rửa thường xuyên bằng nước sạch.

– Khi trời mưa to, nên bê Thần Tài, Thổ Địa, Ông Cóc cho vào một cái thau sạch và để tắm mưa ngoài trời độ 15 phút. Sau đó mang vào lau khô, xịt nước thơm và thắp hương xin.

Văn Khấn Thần Tài Ngày Khai Trương Cửa Hàng

Theo tục lệ truyền thống, Thần Tài là vị thần đem lại tài lộc, may mắn cho gia chủ trong con đường làm ăn, nhất là kinh doanh, buôn bán. Do đó, khi khai trương cửa hàng hay công việc làm ăn, gia chủ thường cúng bái Thần Tài ban lộc. Nhưng không phải ai cũng biết chính xác văn khấn Thần Tài ngày khai trương cửa hàng cũng như các thủ tục đúng. Cùng tìm hiểu trong bài viết nhé.

Chuẩn bị mâm cúng Thần Tài ngày khai trương

Theo văn hóa phương Đông cũng như văn hóa truyền thống Việt Nam, tất cả nhà cửa, văn phòng, cửa hàng… nằm trên đất đều do vị Thổ thần cai quản. Còn Thần Tài là vị thần ban phước tài lộc, may mắn, thịnh vượng cho gia đình, nhất là trong công việc làm ăn, kinh doanh buôn bán.

Do đó, ngày khai trương cửa hàng, văn phòng, cơ sở kinh doanh… đều phải làm lễ xin phép Thổ thần và Thần Tài để được phù hộ, giúp việc làm ăn được thịnh vượng, thuận buồm xuôi gió.

Do đó, về yếu tố tâm linh thì việc khấn cúng Thần Tài, Thổ thần ngày khai trương là không thể thiếu. Dưới đây là một số điều lưu ý khi chuẩn bị mâm cúng Thần Tài cùng Thổ thần ngày khai trương.

Chọn ngày giờ cúng và khai trương

Ngày giờ cúng Thần Tài, Thổ thần và khai trương tùy vào cung mệnh từng gia chủ cũng như công việc, bạn nên tìm tới các thầy địa, nhà phong thủy uy tín để xem xét kỹ về thời gian. Cùng với đó là việc lựa chọn nơi đặt bàn cúng cho phù hợp, theo phong thủy.

Cách chuẩn bị mâm cúng Thần Tài và thổ thần Khai trương

Để lễ khai trương cũng như công việc sau này được suôn sẻ, tốt đẹp, may mắn, gia chủ cần chuẩn bị đầy đủ lễ vật và thành kính làm lễ. Tùy theo từng vùng miền và khai trương gì mà sẽ có những vật cúng khác nhau, bạn có thể tham khảo những lễ vậy sau để chuẩn bị đầy đủ.

Tùy theo quy mô cơ sở khai trương cũng như khả năng tài chính là chuẩn bị mâm lễ cúng lớn nhỏ phù hợp, song tối thiểu vẫn phải có 1 số đồ cần thiết gồm:

Lọ hoa: có thể cúng nhiều loại hoa, tốt nhất chọn các dòng hoa Cúc hoặc Đồng Tiền.

Đĩa trái cây: nên chọn đĩa “ngũ quả” – có 5 loại quả hoặc mâm trái cây lớn nếu có điều kiện.

3 đĩa xôi, 3 chén nước, 3 chén chè, 2 cây đèn cầy, cau trầu cùng bộ lễ vàng mã khai trương, thường các cửa hàng tạp hóa sẽ soạn sẵn đầy đủ cho bạn.

Gà luộc, đầu heo, heo quay tùy chọn theo điều kiện và quy mô cơ sở của bạn.

Bài cúng khai trương cửa hàng mới

Bạn có thể lựa chọn 1 trong hai bài cúng khai trương cửa hàng mới phổ biến trong dân gian sau:

Văn khấn cúng lễ khai trương cửa hàng

Nam mô A Di Đà Phật!

Nam mô A Di Đà Phật!

Nam mô A Di Đà Phật!

Kính lạy: Quan Đương niên Hành khiển Thái tuế chí đức tôn thần.

Các Ngài Bản cảnh Thành Hoàng chư vị Đại vương

Các Ngài Ngũ phương, Ngũ thổ, Long mạch,

Tài thần định phúc Táo quân, chư vị Tôn thần.

Kính lạy các thần linh cai quản khu vực này.

Hôm nay là ngày…. tháng…. năm….

Tín chủ con là: …………………………….

Ngụ tại: ……………………………………….

Thành tâm sửa biện xôi, gà, hương, hoa, quả, lễ vật cúng đang bày ra trước án. Vì tín chủ con xây cất (hoặc thuê được) một ngôi hàng ở tại xứ này là (phố, ngõ, đường…địa chỉ….)

Tên hiệu cửa hàng… (nếu là cơ quan, công xưởng thì khấn gọn chủ con là: …(tên người phụ trách cửa hàng, giám đốc công ty cùng toàn thể công ty).

Hôm nay chúng con chọn được ngày lành tháng tốt sắm sanh lễ vật cáo yếu tôn thần dâng cúng Bách linh… cúi mong soi xét, ngày khai trương cửa hàng, khởi đầu việc kinh doanh (hoặc sản xuất) phục vụ nhân sinh mại mãi tài vật giúp cho sinh hoạt.

Chúng con xin kính mời Quan đương niên, Quan Đương cảnh, Quan thần linh, Thổ địa, Định phúc Táo quân cùng các ngài địa chú long mạch cùng tất cả thần linh cai quản ở khu vực này.

Cúi xin: thương xót tín chủ giáng lâm trước án, chứng giám lòng thành thụ hưởng lễ vật, độ cho chúng con buôn bán hanh thông, làm ăn thuận lợi, lộc tài vượng tiến, nhân vật bình an. Bốn mùa không hạn ách tai ương, tám tiết có điềm lành tiếp ứng, cầu gì cũng được, nguyện gì cũng thành.

Tín chủ lại mời các vị Tiền chủ, hậu chủ cùng chư Hương linh y thảo phụ mộc phảng phất ở trong khu vực này, xin hãy tới đây chiêm ngưỡng Tôn thần thụ hưởng lễ vật phù trì tín chủ, vấn đáo hanh xương, tài lộc như gió mây tập hội.

Giãi tấm lòng thành cúi xin chứng giám.

Nam Mô A Di Đà Phật!

Nam Mô A Di Đà Phật!

Nam Mô A Di Đà Phật!”

Hoặc bài khấn sau:

“Nam mô a di Đà Phật (3 lần)

Con lạy chín phương Trời, mười phương Chư Phật, Chư Phật mười phương.

Con kính lạy quan Đương Niên hành khiển thái tuế chí đức Tôn thần.

Con kính lạy các ngài Bản cảnh thành hoàng chư vị Đại Vương

Con kính lạy các ngài Ngũ Phương, Ngũ Thổ, Long Mạch, Tài Thần, Định phúc Táo quân, chư vị Tôn thần.

Con kính lạy các thần linh cai quản trong khu vực này. Tín chủ chúng con là: …………………………………….

Hôm nay là ngày… tháng… năm…., tín chủ con thành tâm sắm lễ, quả cau lá trầu, hương đăng hoa quả, thắp nén tâm nhang dâng lên trước án, lòng thành tâu rằng: Tín chủ con xây cất (hoặc thuê được) một gian hàng (nhà xưởng, văn phòng…) tại xứ này: …….(địa chỉ)… Tín chủ con là ……….. (chức vụ của người khấn).

Nay muốn khai trương khởi đầu việc kinh doanh (hoặc sản xuất) phục vụ nhân sinh. Do đó, chúng con chọn được ngày lành tháng tốt, sắm sanh lễ vật, cáo yết tôn thần, dâng cùng bách linh … cúi xin soi xét.

Chúng con kính mời quan Đương Niên, quan Đương cảnh, quan Thần linh Thổ địa, Định phúc táo quân, các ngài địa chúa Long Mạch, cùng tất cả các Thần linh cai quản khu vực này.

Các Ngài linh thiêng, giáng lâm trước án, thụ hưởng lễ vật, chứng giám lòng thành. Cúi xin các vị phù hộ cho chúng con buôn bán hanh thông, làm ăn thuận lợi, lộc tài vượng tiến, cầu gì được nấy, nguyện gì cũng thành.

Tín chủ lại xin phổ cáo với các vị Tiền chủ, Hậu chủ cùng chư vị Hương linh, y thảo phụ mộc, ngụ trong khu vực này, xin mời các vị tới đây thụ hưởng lễ vật, phù trì tín chủ con làm ăn buôn bán gặp nhiều may mắn, trăm sự thuận lợi.

Chúng con lễ bạc tâm thành, trước án kính lễ, cúi xin được phù hộ độ trì.

Nam mô a di Đà Phật (3 lần)”

Bài cúng khai trương xe

Chiếc xe là vật dụng gắn liền với người chủ, là người bạn đồng hành trong sự nghiệp và công việc, đảm bảo an toàn trên từng chặng đường. Đối với nhiều người Việt Nam, chiếc xe ô tô đôi khi còn là tài sản lớn, là cả cơ nghiệp làm ăn kiếm sống cho bản thân và gia đình.

Do đó, khi mới mua 1 chiếc xe hơi, ô tô hay xe khách, đôi khi cả là xe máy, với mong muốn bình an và may mắn, chủ xe thường chọn ngày lành, sắm lễ vật để cúng khai trương xe.

Khi cúng khai trương gia đình mua xe mới, trước tiên phải cúng ra mắt ông bà, gia tiên với mong muốn bình an, may mắn trong cuộc sống. Sau đó, gia chủ sẽ cúng đến Thần Tài và các vị thần khác mang đến sự an toàn, may mắn và phát tài cho chủ nhân.

Sau khi chuẩn bị lễ cúng, gia chủ khấn khai trương xe như sau:

“Nam mô A Di Đà Phật!

Nam mô Bổn Sư Thích Ca Mâu Ni Phật!

Nam mô Đại Nguyện Địa Tạng Vương Bồ Tát!

Nam mô Quan Thế Âm Bồ Tát!

Nam mô Thanh Tịnh Đại Hải Chúng Bồ Tát!

Nam mô Đạo Tràng Pháp Hội Thượng Phật Bồ Tát!

Con xin kính lạy các Chư Phật, Chư Bồ Tát Ba Đời khắp Mười Phương, các Vị A La Hán, các Vị Thánh Tăng, các Vị Hộ Pháp, Kiên Lao Địa Thần Bồ Tát, Thập Vị Du Hành Hộ Pháp!

Con xin kính lạy Chư Vị Bản cảnh Thành Hoàng, các Chư Vị Thần Linh, Thánh Linh, Thần Linh Chủ Quản, Công Tào Phán Quan, Ngũ Phương Không Hành – Du Hành Sứ Giả, Ngũ Lộ Hành Binh, Lý Vực Phán Quan!

Ngài Đương Niên Thiên Quan Tống Vương Hành Khiển, Ngũ Đạo Hành Binh Chi Thần, Lâm Tào Phán Quan!

Ngài Bản Gia Thổ Công Đông Trù Tư Mệnh Táo Phủ Định Phúc Thần Quân!

Con kính lạy các Chư Hương Linh – Vong Linh – Vong Nhơn trong khuôn viên bổn xứ của chúng con!

Hôm nay, ngày … tháng … năm …

nhằm ngày … tháng … năm … (âm lịch)

Tại địa chỉ: ……………

Chúng con, gồm: Con, tên là: …; sanh ngày: …/…/…;

Hiện ở tại: …………………

Hợp cùng toàn thể các thành viên trong gia đình chúng con.

Hôm nay nhân ngày giờ lành, chúng con lòng thành sắm sửa phẩm vật lễ vật dâng cúng, thực hiện Nghi Pháp Lễ Kính Cáo và Lễ Cúng Tạ – Mừng Gia Đình Mua Xe Mới.

Gia đình của chúng con hội đủ phước duyên quý báu, có nhu cầu và khả năng mua chiếc xe mang biển số: …………

Do: ………… đứng tên chủ sở hữu, với mục đích là sử dụng để: …………

Đây là việc chung của Gia Đình, chúng con mạo muội xin được kêu thay lạy đỡ cho nhau, đứng tên xin phép thực hiện Pháp Lễ.

Kính mong các Ngài chứng minh cho chúng con, Mời chư vị giá đáo đàng tràng thọ hưởng phẩm vật, hộ trì cho con là… và chiếc xe mang biển số… xuất hành được bình an, làm ăn luôn thuận lợi, mọi việc tất thành, cầu tài được tài, cầu lợi đắc lợi.

Xin các Ngài Gia hộ cho con, gia đình con, cho sự bình an của mọi người khi vận hành xe, chiếc xe mang biển số: ……………………; cho người lái xe, người đi xe và cho cả người đi đường.”

Trên đây là bài văn khấn thần tài ngay khai trương cửa hàng và xe mới, hãy thể hiện lòng thành cầu mong may mắn, phát đạt, suôn sẻ cho công việc kinh doanh, làm ăn bạn nhé.