Top 7 # Văn Tế Cúng Rằm Tháng 7 Xem Nhiều Nhất, Mới Nhất 5/2023 # Top Trend | Iseeacademy.com

Bài Văn Khấn Cúng Tế Cô Hồn Ngày Rằm Tháng 7

Tháng cô hồn tháng của xui xẻo, xúi quẩy, tháng của âm hồn. Làm thế nào để xua đuổi vận đen đây bằng cách nào? Phong thủy Tam Nguyên có cách gì hạn chế vận xấu ám vào gia chủ không? Trên bài viết này Phong thủy Tam Nguyên cũng trả lời câu hỏi này cho nhiều gai chủ thắc mắc luôn. Hóa giải bằng vật phẩm phong thủy là hữu hiệu nhất. Bài viết bên dưới sẽ cho gia chủ biết câu trả lời cụ thể và chính xác nhất.

“Nam mô A Di Đà Phật

Nam mô A Di Đà Phật

Nam mô A Di Đà Phật

Con lạy chín phương trời, mười phương Chư Phật, Chư Phật mười phương.

Con lạy Đức Phật Di Đà.

Con lạy Bồ Tát Quan Âm.

Con lạy Táo Phủ Thần quân Phúc đức chính thần.

Tiết tháng 7 sắp thu phân

Ngày rằm xá tội vong nhân hải hà

Âm cung mở cửa ngục ra

Vong linh không cửa không nhà

Đại Thánh Khảo giáo A Nan Đà Tôn giả

Tiếp chúng sinh không mả, không mồ bốn phương

Gốc cây xó chợ đầu đường

Không nơi nương tựa đêm ngày lang thang

Quanh năm đói rét cơ hàn

Không manh áo mỏng, che làn heo may

Cô hồn nam bắc đông tây

Trẻ già trai gái về đây họp đoàn

Dù rằng: chết uổng, chết oan

Chết vì nghiện hút chết tham làm giàu

Chết tai nạn, chết ốm đau

Chết đâm chết chém chết đánh nhau tiền tình

Chết bom đạn, chết đao binh

Chết vì chó dại, chết đuối, chết vì sinh sản giống nòi

Chết vì sét đánh giữa trời

Nay nghe tín chủ thỉnh mời

Lai lâm nhận hưởng mọi lời trước sau

Cơm canh cháo nẻ trầu cau

Tiền vàng quần áo đủ màu đỏ xanh

Gạo muối quả thực hoa đăng

Mang theo một chút để dành ngày mai

Phù hộ tín chủ lộc tài

An khang thịnh vượng hoà hài gia trung

Nhớ ngày xá tội vong nhân

Lại về tín chủ thành tâm thỉnh mời

Bây giờ nhận hưởng xong rồi

Dắt nhau già trẻ về nơi âm phần

Tín chủ thiêu hoá kim ngân

Cùng với quần áo đã được phân chia

Kính cáo Tôn thần

Chứng minh công đức

Cho tín chủ con

Tên là:…………………………….

Vợ/Chồng:……………………….

Con trai:………………………….

Con gái:…………………………..

Ngụ tại:…………………………..

Nam mô A Di Đà Phật

Nam mô A Di Đà Phật

Nam mô A Di Đà Phật”

2.Gợi ý các vật phẩm hộ thân bình an, giải trừ vận xui trong tháng cô hồn

GẠO VÀNG THẦN TÀI được xem là một vật phẩm cực kỳ May mắn. Nó được chế tạo từ loại cát vàng và đá tự nhiên thuần khiết. Mỗi một công đoạn chế tác đều vận dụng theo các nguyên lý ngũ hành là Kim – Mộc – Thủy – Hỏa – Thổ một cách nghiêm túc. Sức linh nghiệm đặc biệt mạnh, là một vật thần lực mạnh mà nhà nhà nên sử dụng có trong gia đình.

Sản phẩm có nguồn gốc từ làng nghề trăm tuổi, cam kết nguyên liệu sử dụng 100% tự nhiên nhằm bảo vệ sức khỏe và đem lại hiệu quả cao nhất cho người sử dụng. Với công dụng :

– Bột trừ tà dùng để bao sai, tẩy uế, lau sạch khi dọn bàn thờ, đồ cũng lễ,xông khí, tẩy trừ trượt khí, uế khí,… đem lại phúc tài lộc thọ cho gia chủ.

– Xông đất, xông nhà mới, xông quán ăn, nhà hàng, mắc phong long, Tà Ma Quỷ Ám, bị trúng Ngãi độc….Nhà đất bán hoài không được, xui xẻo đủ thứ về bản thân mình hoặc tẩy uế và trừ khử cuối năm vào dịp 29 hay30 tết hoặc trong ngày tháng Cô Hồn…

Rằm Tháng 7 Nhớ ‘Văn Tế Thập Loại Chúng Sinh’

(Thethaovanhoa.vn) – Có một lần, tôi đi công tác vào đúng dịp Rằm tháng 7. Nhiệm vụ thờ cúng tôi giao cho con gái khi đó đang là sinh viên đại học. Trước khi đi, tôi dặn dò con cẩn thận mâm cúng trong nhà, mâm cúng chúng sinh ngoài sân và đưa cuốn vở soạn những bài khấn từ tuần Rằm, mùng 1 đến Tết Táo quân… Con giở phần cúng rằm tháng 7 và thốt lên: “Mẹ ơi! Trong quyển sổ ghi bài khấn này có bài Văn tế thập loại chúng sinh của Nguyễn Du mà con đã học ở phổ thông…”.

Văn khấn Rằm tháng 7, văn khấn lễ Vu Lan và bài cúng lễ Xá tội vong nhân trong ngày lễ Vu Lan hay còn gọi báo hiếu và lễ Xá tội vong nhân hay còn gọi là cúng cô hồn “mở cửa địa ngục”. Đây là một trong những nét văn hóa truyền thống của người Á Đông.

Thật ra, việc đưa áng văn bất hủ này của đại thi hào Nguyễn Du vào văn khấn Rằm tháng 7 là điều tất nhiên vậy.

Từ lễ xá tội vong nhân, lễ Vu lan đến đạo Hiếu dân tộc

Ở Việt Nam, lễ xá tội vong nhân và lễ Vu lan báo hiếu diễn ra cùng trong ngày Rằm tháng 7 (Tết Trung nguyên). Tuy có chút khác nhau, nhưng do cùng chung nét đẹp đạo lý, nhân văn, nên một cách rất tự nhiên cả 2 lễ trên đã hòa chung làm 1.

Ngày Vu lan báo hiếu gắn với câu chuyện Mục Kiền Liên cứu mẹ trong ngày Tự tứ – ngày chư tăng mãn Hạ theo truyền thống đạo Phật. Theo Kinh Vu lan, đệ tử của Đức Phật là Mục Kiền Liên thương mẹ bị đọa đày ở kiếp ngạ quỷ (quỷ đói) đã thưa với Đức Phật cách giải cứu. Thấy tấm lòng hiếu nghĩa của đệ tử, Đức Phật dạy vào Rằm tháng 7 – ngày chúng tăng Tự tứ hãy dùng thức ăn ngon, ngũ quả quý cúng dường Phật tăng trong 10 phương thì mẹ sẽ được thoát khỏi kiếp khổ nạn. Mục Kiền Liên hiếu thảo đã làm theo và cứu được mẹ khỏi kiếp ngạ quỷ.

Từ tấm gương hiếu hạnh của Bồ tát Mục Kiền Liên, lễ Vu lan ra đời và trở thành ngày lễ lớn của Phật giáo ở Việt Nam và nhiều nước châu Á. Từ câu chuyện Bồ tát Mục Kiền Liên, người Việt Nam đã tiếp nhận ngày lễ Vu lan từ đạo Phật một cách cởi mở, linh hoạt, phù hợp với tín ngưỡng thờ cúng tổ tiên. Trải qua thời gian, cùng hướng đến cội nguồn đạo lý, giá trị nhân văn, ngày xá tội vong nhân đồng thời trở thành ngày lễ Vu lan, được tôn vinh và nâng cao trong cuộc sống hôm nay để trở thành đạo Hiếu của dân tộc. Với lòng từ bi, bác ái, đạo Phật đã bao trùm tất thảy tình yêu thương đến mọi chúng sinh. Lễ Vu lan đã trở thành truyền thống, nhắc nhở mỗi người bổn phận làm con:

Cho tròn chữ hiếu mới là đạo con

Nghi thức cúng cô hồn xuất hiện ở nước ta từ rất sớm, thể hiện nét đẹp văn hóa tâm linh của người Việt. Cúng thí thực là bố thí cho ngạ quỷ, hay còn gọi là cúng cô hồn. Theo Việt Nam Phật giáo sử luận (Nguyễn Lang), từ thời Trần đã có nghi thức cúng cô hồn và Huyền Quang đã từng đăng đàn chẩn tế. Sách Bảo Đỉnh hành trì (do Huyền Quang tổ sư soạn thảo) được lưu truyền trong các chùa Việt cho thấy nghi thức Phật giáo đã được thịnh hành.

Tượng chân dung đại thi hào Nguyễn Du

Vào ngày đó, mâm cúng chúng sinh thường có nồi cháo lẻ múc vào từng bồ đài bằng lá đa cắm bờ rào, ven đường: “Sống đã chịu một đời phiền não/ Thác lại nhờ hớp cháo lá đa”.

Cách thức tiến hành ngày Rằm tháng 7 đã được ghi chép trong sử sách. Theo Vân đài loại ngữ vào ngày Tết Trung nguyên “người ta để đồ mã và giấy ngũ sắc vào cái giường 3 chân, như cái đèn nổi, gọi là Vu lan bồn treo áo giấy, rồi lấy đóm đốt”.

Sách Đại Việt sử ký cho biết “Mùa Thu tháng 7, năm Giáp Dần, niên hiệu Thiệu Bình thứ 1 (1434); ngày 15 mở Hội Vu lan tha tù tội nhẹ 50 người…”.

Trong Văn minh Việt Nam, GS.TS Nguyễn Văn Huyên đã viết “Hội lễ dân gian của đạo Phật là ngày Rằm tháng 7. Đây là một kiểu ngày lễ của những người chết, trong ngày đó ở địa phủ, do lòng từ bi của chư Phật, một cuộc xá tội lớn được thực hiện, các ngục được mở và nhiều vong có tội được tỏa đi khắp thế gian. Các gia đình đi chùa cúng và tụng kinh để giải thoát cho hồn của thân nhân…”…

“Văn chiêu hồn” từng thấm hạt mưa rơi…

Văn tế thập loại chúng sinh (còn gọi là Văn chiêu hồn) là một trong số những tác phẩm làm nên sự nghiệp Nguyễn Du bên cạnh Truyện Kiều, Thanh Hiên thi tập, Nam Trung tạp ngâm…

Văn chiêu hồn là một bài văn khấn bằng chữ Nôm hòa quyện cùng tiếng mõ, lời kinh cúng các loại cô hồn theo nghi thức văn hóa Phật giáo vào ngày Rằm tháng 7 hằng năm với mục đích cho các cô hồn được ăn uống, siêu sinh lên cõi trời thanh tịnh, lạc đạo “Muôn nhờ Đức Phật từ bi/ Giải oan, cứu khổ, hồn về Tây phương”…

Văn tế thập loại chúng sinh của Nguyễn Du thể hiện tính dân tộc và nhân văn sâu sắc. Ông không sử dụng hình thức văn tế biền ngẫu mang tính chất quy phạm, ước lệ sáo mòn thường thấy; cũng không viết bằng văn xuôi như Lê Thánh Tông trong Thập giới cô hồn quốc ngữ văn… Nguyễn Du chọn viết Văn chiêu hồn bằng chữ Nôm theo thể thơ song thất lục bát dễ thuộc, dễ nhớ. Nhờ sử dụng thể thơ dân tộc có vần điệu uyển chuyển, linh hoạt, cùng giai điệu diết da, thê thiết, Văn chiêu hồn có sức truyền cảm rất lớn, phù hợp với dạng văn tế.

184 câu thơ viết bằng chữ Nôm được kết cấu thành 3 phần chặt chẽ, súc tích. Nội dung phần 1 mở đầu miêu tả khung cảnh dương thế chiều Thu tháng 7 sùi sụt mưa dầm cùng lòng người não nuột, buồn bã, cô đơn thương xót những chúng sinh bơ vơ, lạnh lẽo nơi âm giới:

“Tiết tháng Bảy mưa dầm sùi sụt Toát hơi may lạnh buốt xương khô Não người thay buổi chiều Thu Ngàn lau nhuốm bạc, lá ngô rụng vàng”…

Trong phần 2, từ dương gian, Nguyễn Du hướng về cõi âm. Có tên Văn tế thập loại chúng sinh nhưng thực tế tác giả đã nhắc tới hơn “thập loại”, đó là 13 loại chúng sinh: Vương giả, công nương, quan văn, quan võ, thương nhân, trí thức, ngư phủ, nông dân, binh lính, kỹ nữ, hành khất, tù nhân, tiểu nhi.

Tranh vẽ “Văn tế thập loại chúng sinh”. Tác giả: Phạm Trần Việt Nam

Như vậy, Văn tế thập loại chúng sinh là số phiếm chỉ cho tất cả các loại cô hồn trong “lục đạo”. Điều quan trọng Nguyễn Du đã xếp tất cả chúng sinh cùng chung trong “một kiếp người”, không theo trật tự lễ tân từ quan đến dân mà theo trật tự “nhân tâm”. Nghĩa là tác giả không phân biệt thành phần giai cấp, già trẻ, trai gái, lớn bé… Lúc thì gọi các cô hồn là đứa, người, kẻ: Đứa tiểu nhi tấm bé, người leo giếng đứt dây, kẻ mũ cao áo rộng, kẻ bài binh bố trận, kẻ tính đường trí phú, kẻ rắp cầu chữ quý, kẻ vào sông ra bể, kẻ đi về buôn bán, kẻ nhỡ nhàng một kiếp, kẻ nằm cầu gối đất, hành khất, kẻ mắc oan tù rạc…

Trong Văn tế thập loại chúng sinh Nguyễn Du thể hiện sự thương cảm cho tất cả những người yếu thế, dễ bị chèn ép, bị bóc lột… trong đó phụ nữ và trẻ em là 2 đối tượng được nhận sự quan tâm nhất.

Trong Văn chiêu hồn Nguyễn Du có thể không khai thác đến tận cùng những bi kịch thân phận như Đoạn trường tân thanh, nhưng trong văn tế, ông viết về thân phận đàn bà bằng trái tim đồng cảm. Đó là người phụ nữ khuê các sống trong nhung lụa, nhưng gặp phải thời cuộc đổi thay: “Mảnh thân chiếc lá biết là về đâu”. Đó là người kỹ nữ – một “thập loại chúng sinh” hiện lên đầy xót đau: “Cũng có kẻ nhỡ nhàng một kiếp/ Liều tuổi xanh buôn nguyệt bán hoa”. Bằng sự cảm thương sâu sắc,nhà thơ dự cảm thân phận người kỹ nữ ngay thời xuân sắc đã hé mở một tương lai cô độc, hẩm hiu “Ngẩn ngơ khi trở về già/ Ai chồng con tá, biết là cậy ai”. Có ai như Nguyễn Du luôn cảm thương cho cuộc đời kỹ nữ “Sống làm vợ khắp người ta/ Hại thay thác xuống làm ma không chồng” (Truyện Kiều). Tiếng khóc thương của tác giả khái quát chung từ văn tế: “Đau đớn thay, phận đàn bà/ Kiếp sinh ra thế, biết là tại đâu?”. Đến Truyện Kiều “Đau đớn thay phận đàn bà/ Lời rằng bạc mệnh cũng là lời chung”…

Cùng với cảm thương thân phận người phụ nữ, ông còn thương xót những hài nhi xấu số: “Kìa những kẻ tiểu nhi tấm bé/ Lỗi giờ sinh, lìa mẹ lìa cha/ Lấy ai bồng bế vào ra/ U ơ tiếng khóc, thiết tha nỗi lòng”. Từ tiếng khóc u ơ của con trẻ do “lỗi giờ sinh” nhà thơ muốn truyền gửi thông điệp cho thế hệ sau là con người với quyền lớn nhất là quyền được sống.

Trong phần 3, Nguyễn Du thể hiện tư tưởng nhân đạo sâu sắc với đất nước, con người. Tư tưởng nhân đạo có cội nguồn từ nhân sinh quan của tác giả đặt trong trong thế giới quan Phật giáo. Lòng nhân ái, bao dung khiến ngòi bút của ông bình đẳng với mọi cô hồn:

“Mười loài là những loài nào Gái trai già trẻ đều vào nghe kinh Kiếp phù sinh như hình bào ảnh Có chữ rằng: Vạn cảnh giai không”.

Viết về cõi âm, nhưng hình như tác giả ngầm định nói về cõi dương. Những cô hồn ấy “sống vô gia cư, chết vô địa táng” đang hiện hữu trên cõi đời, cõi người ở trong chính môi trường ngột ngạt, tăm tối. Nguyễn Du động lòng trắc ẩn với những kiếp người xiêu dạt khắp nơi. Điệp từ “hoặc” nối dài nỗi đau khổ triền miên: “Hoặc là ẩn ngang bờ dọc bụi/ Hoặc là nương ngọn suối chân mây/ Hoặc là điếm cỏ bóng cây/ Hoặc là quán nọ cầu này bơ vơ/ Hoặc là nương Thần từ, Phật tự/ Hoặc là nhờ đầu chợ cuối sông/ Hoặc là trong quãng đồng không/ Hoặc nơi gò đống, hoặc vùng lau tre”.

Nhà thơ Xuân Diệu đánh giá cao tác phẩm Văn Chiêu hồn độc đáo, duy nhất trong nền thơ Việt Nam ta từ trước đến nay “nói đến người chết, nói đến cái chết dưới trăm tình thế, chưa có bài thơ nào mà tập trung nói đến những hồn người chết như vậyvà thực chất lại là sự ôm trùm rộng rãi những người sống…”…

Không chỉ đề cập đến hiện thực đau khổ của “thập loại chúng sinh”, Nguyễn Du còn mở ra con đường cứu giúp cô hồn thoát khỏi kiếp đời khổ hạnh. Ông cầu xin phép Phật nhiệm màu cứu giúp những cô hồn được giải thoát: “Nhờ phép Phật siêu sinh tịnh độ/ Phóng hào quang cứu khổ độ u” (157-158). Với tấm lòng cảm thương mọi thân phận, Nguyễn Du mượn một đàn tràng của nhà Phật để mong “siêu sinh tịnh độ”, hướng con người đến với Phật pháp, để thoát khỏi cảnh tai ương khổ ai của kiếp nhân quả luân hồi để được siêu thoát khỏi mọi kiếp đời khổ đau:

Tự nhiên siêu thoát khỏi trong luân hồi Đàn chẩn tế vâng lời Phật giáo Của có chi bát cháo nén nhang Giúp cho làm của ăn đường thăng thiên. Ai đến đây dưới trên ngồi lại Của làm duyên chớ ngại bao nhiêu Phép thiêng biến ít thành nhiều Trên nhờ Tôn Giả chia đều chúng sinh Phật hữu tình từ bi phổ độ Chớ ngại rằng có có không không Nam mô Phật, nam mô Pháp, nam mô Tăng Độ cho nhất thiết siêu thăng thượng đài

Xung quanh thời điểm sáng tác Văn tế thập loại chúng sinh có nhiều ý kiến khác nhau. Có nhà nghiên cứu nói tác giả soạn bài văn tế này vào đầu thế kỷ 19. Cũng có ý kiến cho rằng Nguyễn Du viết bài văn tế sau một đợt dịch khủng khiếp cướp đi mạng sống của hàng triệu người. Lại có ý kiến cho rằng, ông viết văn tế khi đang làm cai bạ ở Quảng Bình, trước Truyện Kiều…

Việc xác định thời điểm với các nhà nghiên cứu là cần. Nhưng tôi lại quan tâm nhiều hơn cái tâm của Nguyễn Du động lòng trắc ẩn trước mọi kiếp nạn. Sinh ra trong gia đình quan lại thuộc tầng lớp trên, từng sống trong cảnh nhung lụa, phú quý, nhưng do được sống gần dân, đã từng nếm trải cuộc sống “thập tải phong trần”, trái tim từng nhói buốt trước “Những điều trông thấy” ở xứ mình, xứ người, nên sáng tác của ông thấm đẫm sự đồng cảm, thương yêu sâu sắc với mọi kiếp đời, kiếp người.

Về Văn chiêu hồn, các nhà nghiên cứu đều cùng chung nhận định: Nguyễn Du là người có trái tim lớn, chứa được bấy nhiêu tình thương nhân loại và xã hội Lê mạt chính là nguồn nung nấu để hình thành nên tác phẩm.

Chủ nghĩa nhân văn là thông điệp lớn lao mà suốt một đời Nguyễn Du khắc khoải, theo đuổi, kiếm tìm và đặt cược cuộc đời mình trong đó. Cùng với “Truyện Kiều”, “Văn tế thập loại chúng sinh” là một áng văn Nôm bất hủ – một kiệt tác văn tế mẫu mực được kết tinh bởi những giá trị nhân văn sâu sắc nhất, tiến bộ nhất. Tự thân tác phẩm đã đưa Nguyễn Du trên văn đàn thế giới và ông được tôn vinh trở thành Đại thi hào dân tộc.

* Văn tế thập loại chúng sinh là số phiếm chỉ cho tất cả các loại cô hồn trong “lục đạo”. Điều quan trọng Nguyễn Du đã xếp tất cả chúng sinh cùng chung trong “một kiếp người”, không theo trật tự lễ tân từ quan đến dân mà theo trật tự.

Văn Khấn Cúng Rằm Tháng 7

Trong tâm thức mỗi người dân Việt Nam trong mùa Lễ Vu Lan báo hiếu thì tùy theo phong tục tập quán của mỗi vùng miền khác nhau, nhưng cứ đến ngày Rằm tháng Bảy mọi người khắp nơi lại tưng bừng tổ chức ngày lễ Vu Lan với tâm nguyện nhắc nhở các thế hệ con cháu nhớ tới công ơn dưỡng dục sinh thành của cha mẹ, ông bà, tổ tiên.

Theo chúng tôi Tháng bảy Âm lịch còn gọi là tháng “xá tội vong nhân”, tức là thời gian các vong hồn được thả tự do. Trong những ngày này, người dân thường lập đàn cầu siêu hoặc cúng thí ( cúng cô hồn) cúng thức ăn cho các cô hồn để mong họ phù hộ cho mình.

Cúng rằm tháng bảy hay còn gọi cúng Tết Trung Nguyên, cúng Vu Lan báo hiếu tại nhà thường có các lễ: cúng Phật, cúng thần linh, cúng gia tiên, cúng cô hồn và cúng phóng sinh.

Văn khấn cúng Rằm Tháng Bảy: Cúng cô hồn- Lễ Vu Lan

Trong ngày lễ Vu Lan, mọi người cùng nhau đến chùa để thắp nhang, khấn nguyện, cầu siêu cho người đã khuất, cầu mong cho gia đình, người thân được nhiều cơ may, hạnh phúc. Những ai cài bông hoa màu đỏ, màu hồng là có ý nghĩa thầm cảm tạ trời đất vì mình vẫn còn được phụng dưỡng cha mẹ. Còn người cài hoa trắng là những người đã không còn bậc sinh thành…

Tổng hợp 5 bài văn khấn cúng Rằm tháng Bảy, lễ Vu lan, cúng cô hồn

1. Văn khấn Cúng Phật:

Vào ngày rằm tháng Bảy, sắp một mâm cơm chay hoặc đơn giản hơn là mâm ngũ quả để cúng Phật rồi thụ lộc tại nhà. Khi cúng, tốt nhất là đọc một khoá kinh – Kinh Vu Lan – để hiểu rõ về ngày này, hồi hướng công đức cho những người thân trong quá khứ được siêu sinh. Kinh Vu Lan khá dài, nhưng không đến mức quá dài, lại thuộc thể thơ song thất lục bát nên đọc cũng nhanh thôi.

Văn khấn cúng lễ Phật:

– Con lạy chín phương trời, mười phương Chư Phật, Chư Phật mười phương.

Hôm nay là ngày….. tháng….. năm……………………………………………

Tín chủ con là …………………………………………………………………………………………..

Ngụ tại…………………………………………………………………………………

Cùng toàn thể gia đình thành tâm trước Đại Hùng Bảo Điện, nơi chùa.

Đức Phật Thích Ca, Đức Phật Di Đà, Mười phương chư Phật, Vô thượng Phật pháp, Quan Âm Đại sỹ, cùng hiền Thánh Tăng.

Đệ tử lâu đời lâu kiếp

Nghiệp chướng nặng nề

Nay đến trước Phật đài,

Thành tâm sám hối

Thề Tránh điều dữ

Nguyện làm việc lành,

Ngửa trông ơn Phật,

Quán Âm Đại sỹ,

Chư Thánh hiền Tăng,

Thiên Long Bát bộ,

Hộ pháp Thiên thần,

Từ bi gia hội.

Cúi xin các vị phù hộ cho chúng con và cả gia đình tâm không phiền não, thân không bệnh tật, hàng ngày an vui làm việc theo pháp Phật nhiệm màu, để cho vận đáo hanh thông, muôn thuở nhuần ơn Phật pháp.

Đặng xin cứu độ cho các bậc Tôn Trưởng cha mẹ, anh em, thân bằng quyến thuộc, cùng cả chúng sinh đều thành Phật đạo.

Chúng con lễ bạc tâm thành, cúi xin được phù hộ độ trì.

2. Văn khấn cúng thần linh tại gia Rằm tháng Bảy

Một số người Việt Nam tin rằng Lễ Xá tội vong nhân bắt nguồn từ công việc đồng áng của người nông dân trước kia. Hằng năm, cứ đến tháng 6-7 âm lịch là vào vụ thu hoạch mùa màng. Để công việc được may mắn, không gặp trắc trở, người dân thường cầu xin thần linh, thổ địa… bắt giam những yêu ma, oan hồn lại cho khỏi quấy nhiễu.

Đến đúng ngày rằm tháng 7, mọi việc phải được hoàn tất, đó cũng là lúc “ông thần tha ma, chủ nhà tha thợ cấy”, “mở cửa ngục xá tội vong nhân”. Và cũng vào ngày lễ vu lan này, người ta thường làm một lễ cúng tạ ơn các thần linh, và một mâm tưởng nhớ ông bà tổ tiên để cầu nguyện cho các vong hồn siêu thoát và cầu bình an cho gia đình. Vì vậy nên đa phần các gia đình thường cúng cơm mặn, nhưng cúng chay tốt hơn.

Văn khấn cúng thần linh tại gia Rằm tháng Bảy:

Nam mô A Di Đà Phật

Kính lạy: Ngài Kim niên Đương cai Thái tuế Chí đức Tôn thần, ngài Bản cảnh Thành hoàng chư vị đại vương, ngài Bản xứ Thần linh Thổ địa, ngài Bản gia Táo quân và chư vị thần linh cai quản xứ này.

Hôm nay là ngày rằm tháng 7 năm …. (Quý Tỵ)

Tín chủ chúng con tên là: … ngụ tại nhà số …., đường …., phường (xã) …., quận (huyện) …, tỉnh (thành phố) …. thành tâm sắm sửa hương hoa, lễ vật và các thứ cúng dâng, bày lên trước án.

Chúng con thành tâm kính mời: Ngài Kim niên Đương cai Thái tuế Chí đức Tôn thần, ngài Bản cảnh Thành hoàng chư vị đại vương, ngài Bản xứ Thần linh Thổ địa, ngài Bản gia Táo quân và tất cả các vị thần linh cai quản trong khu vực này. Cúi xin các ngài giáng lâm án tọa, soi xét chứng giám.

Nay gặp lễ Vu Lan, ngày vong nhân được xá tội, chúng con đội ơn Tam bảo, Phật trời phù hộ, thần linh các đấng chở che, công đức lớn lao nay không biết lấy gì đền đáp.

Do vậy, chúng con kính dâng lễ bạc, bày tỏ lòng thành, nguyện xin nạp thọ, phù hộ độ trì cho chúng con và cả gia đình chúng con, người người khỏe mạnh, già trẻ bình an hương về chính đạo, lộc tài vương tiến, gia đạo hưng long.

Giải tấm lòng thành cúi xin chứng giám.

Xem ngày tốt xấu cầu tài lộc, an táng, động thổ, xuất hành, hôn thú,… trên Lịch vạn sự.

3. Văn khấn cúng Tổ tiên ngày rằm tháng 7

Nam mô a di Đà Phật!

Nam mô a di Đà Phật!

Nam mô a di Đà Phật!

– Con lạy chín phương Trời, mười phương Chư vị Phật, Chư Phật mười phương.

– Con kính lạy Tổ tiên nội ngoại và chư vị Hương linh

Tín chủ (chúng) con là:………………………………

Ngụ tại:…………………………………………………

Hôm nay là ngày Rằm tháng 7 năm ………….nhân gặp tiết lễ Vu Lan vào dịp Trung Nguyên, chúng con nhớ đến Tổ tiên ông bà cha mẹ đã sinh thành ra chúng con gây dựng cơ nghiệp, xây đắp nền nhân, khiến nay chúng con được hưởng âm đức.

Chúng con cảm nghĩ ơn đức cù lao khôn báo, cảm công trời biển khó đền nên tín chủ con sửa sang lễ vật, hương hoa, trà quả, kim ngân, vàng bạc, thắp nén tâm hương,thành tâm kính lên các cụ Cao Tằng Tổ Khảo, Cao Tằng Tổ Tỷ, Bá Thúc, Đệ Huynh, Cô Di, Tỷ Muội và tất cả hương hồn trong nội tộc, ngoại tộc của họ…………., cúi xin các vị thương xót cháu con, linh thiêng hiện về, chứng giám lòng thành, thụ hưởng lễ vật, phù hộ cho con cháu mạnh khoẻ bình an, lộc tài vượng tiến, vạn sự tốt lành, gia đạo hưng long, hướng về chính giáo.

Chúng con lễ bạc tâm thành, trước án kính lễ, cúi xin được phù hộ độ trì.

Nam mô a di Đà Phật!

Nam mô a di Đà Phật!

Nam mô a di Đà Phật!

4. Văn khấn cúng thí thực cô hồn (hay còn gọi cúng cô hồn – theo Phật giáo miền Bắc) tại nhà

Ngoài việc cúng Phật, cúng thần linh và cầu siêu cho gia tiên, người Việt còn có lễ cúng cô hồn khi tại thế thất cơ lỡ vận, không nơi nương tựa và chịu nhiều oan trái trong xã hội…

Văn khấn cúng Rằm Tháng Bảy: Cúng cô hồn- Lễ Vu Lan

* Thời gian: Có thể cúng từ ngày mùng 1 đến 15 tháng 7 ( âm lịch).

* Sắm lễ:

– Tiền vàng từ 15 lễ trở lên, quần áo chúng sinh từ 20 đến 50 bộ.

– Tiền chúng sinh (tiền trinh), hoa, quả 5 loại 5 mầu (ngũ sắc).

– Bỏng ngô, khoai lang luộc, ngô luộc, sắn luộc.

– Kẹo bánh. Tiền mặt (tiền thật, các loại mệnh giá).

– Nếu cúng thêm cháo thì thêm mâm gạo muối : ( 1 đĩa Muối gạo + Cháo trắng nấu lỏng ( 12 chén nhỏ ) , hay là cơm vắt : 3 vắt + 12 cục đường thẻ .

– Mía (để nguyên vỏ và chặt tùng khúc nhỏ độ 15 cm )

– Nước : 3 chun (hay 3 ly nhỏ ), 3 cây nhang , 2 ngọn nến nhỏ.

Điều quan trọng là phải đọc Thần chú và niệm Phật cho đúng và đủ, gởi cái tâm thiết tha thương cảm, mong cho chúng sanh an vui và no. Gạo, muối, cháo, không cần nhiều. Nhờ có chú biến thực là đã biến hoá được hàng hà sa số thực phẩm rồi.(Theo Sư Ông Thích Thông Bửu , cô hồn rất thích bắp rang và mía ) .

Văn khấn cúng thí thực cô hồn (cúng cô hồn) tại nhà:

Chú ý: Không cúng xôi, gà. Khi rải tiền vàng ra mâm, để 4 hướng Đông, Tây, Nam, Bắc, mỗi hướng từ 3-5-7 cây hương. Bày lễ và cúng ngoài trời.

Nam mô A Di Đà Phật!

Nam mô A Di Đà Phật!

Nam mô A Di Đà Phật!

Con lạy chín phương trời, mười phương Chư Phật, Chư Phật mười phương.

Con lạy Đức Phật Di Đà.

Con lạy Bồ Tát Quan Âm.

Con lạy Táo Phủ Thần quân Phúc đức chính thần.

Tiết rằm tháng 7 sắp thu phân

Ngày rằm xá tội vong nhân hải hà

Âm cung mở cửa ngục ra

Vong linh không cửa không nhà

Đại Thánh Khảo giáo A Nan Đà Tôn giả

Tiếp chúng sinh không mả, không mồ bốn phương

Gốc cây xó chợ đầu đường

Không nơi nương tựa đêm ngày lang thang

Quanh năm đói rét cơ hàn

Không manh áo mỏng, che làn heo may

Cô hồn nam bắc đông tây

Trẻ già trai gái về đây họp đoàn

Dù rằng: chết uổng, chết oan

Chết vì nghiện hút chết tham làm giàu

Chết tai nạn, chết ốm đâu

Chết đâm chết chém chết đánh nhau tiền tình

Chết bom đạn, chết đao binh

Chết vì chó dại, chết đuối, chết vì sinh sản giống nòi

Chết vì sét đánh giữa trời

Nay nghe tín chủ thỉnh mời

Lai lâm nhận hưởng mọi lời trước sau

Cơm canh cháo nẻ trầu cau

Tiền vàng quần áo đủ màu đỏ xanh

Gạo muối quả thực hoa đăng

Mang theo một chút để dành ngày mai

Phù hộ tín chủ lộc tài

An khang thịnh vượng hoà hài gia trung

Nhớ ngày xá tội vong nhân

Lại về tín chủ thành tâm thỉnh mời

Bây giờ nhận hưởng xong rồi

Dắt nhau già trẻ về nơi âm phần

Tín chủ thiêu hoá kim ngân

Cùng với quần áo đã được phân chia

Kính cáo Tôn thần

Chứng minh công đức

Cho tín chủ con

Tên là:………………………………

Vợ/Chồng:………………………….

Con trai:……………………………

Con gái:…………………………….

Ngụ tại:……………………………..

Nam mô A Di Đà Phật!

Nam mô A Di Đà Phật!

5. Văn khấn cúng phóng sinh

Nam mô A Di Đà Phật!

Văn khấn cúng phóng sinh

Nhân ngày rằm tháng 7 có thể phóng sinh chim, cá, tôm, cua v.v, tuyệt đối không phóng sinh rùa tai đỏ vì hủy hoại môi trường. Việc phóng sinh này tùy theo tín tâm và điều kiện của mỗi gia đình Phật tử, không bắt buộc.

Chúng sanh nay có bấy nhiêu

lắng tai nghe lấy những lời dạy răn

các ngươi trước lòng trần tục lắm

nên đời nay chìm đắm sông mê

tối tăm chẳng biết làm lành

gây bao tội ác, lạc vào trầm luân

do vì đời trước ác tâm

nên nay chịu quả khổ đau vô cùng

mang, lông, mai, vẩy, đội sừng

da trơn, nhám, láng, các loài súc sanh

do vì ghen ghét, tham sân

do vì lợi dưỡng hại người làm vui

do vì gây oán chuốc thù

do vì hại vật, hại sanh thoả lòng

do vì chia cách, giam cầm

do vì đâm thọc chịu bao khổ hình

cầu xin Phật lực từ bi

lại nhờ Phật tử mở lòng xót thương

nay nhờ Tăng chúng hộ trì

kết duyên Tam bảo thoát vòng khổ đau

hoặc sanh lên các cõi trời

hoặc liền thức tỉnh về nơi cõi lành

hoặc sanh lên được làm người

biết phân thiện ác, tránh điều lầm mê…

Chúng sanh quy y Phật

Chúng sanh Quy y Pháp

Chúng sanh Quy y Tăng…

Úm, ngâm ngâm ngâm (3 lần).

Nguồn: Phong thủy Mixi.

Văn Khấn Thần Linh Rằm Tháng 7 Bài Cúng Thần Linh Rằm Tháng 7

Văn khấn Thần linh rằm tháng 7 Bài cúng Thần linh rằm tháng 7

VĂN KHẤN THẦN LINH TRONG NHÀ NGÀY RẰM THÁNG 7

Văn cúng cô hồn, cúng Rằm tháng Bảy Bài văn cúng Lễ Tất niên Bài cúng Tết cổ truyền

Văn khấn thần linh rằm tháng 7

Nam mô A Di Đà Phật

Kính lạy: Ngài Kim niên Đương cai Thái tuế Chí đức Tôn thần, ngài Bản cảnh Thành hoàng chư vị đại vương, ngài Bản xứ Thần linh Thổ địa, ngài Bản gia Táo quân và chư vị thần linh cai quản xứ này.

Hôm nay là ngày rằm tháng 7 năm ………………… (Ví dụ: năm Giáp Ngọ)

Tín chủ chúng con tên là:…………………………………. ngụ tại nhà số …., đường …., phường (xã) …., quận (huyện) …, tỉnh (thành phố) …. thành tâm sắm sửa hương hoa, lễ vật và các thứ cúng dâng, bày lên trước án.

Chúng con thành tâm kính mời: Ngài Kim niên Đương cai Thái tuế Chí đức Tôn thần, ngài Bản cảnh Thành hoàng chư vị đại vương, ngài Bản xứ Thần linh Thổ địa, ngài Bản gia Táo quân và tất cả các vị thần linh cai quản trong khu vực này. Cúi xin các ngài giáng lâm án tọa, soi xét chứng giám.

Nay gặp Lễ Vu Lan, ngày vong nhân được xá tội, chúng con đội ơn Tam bảo, Phật trời phù hộ, thần linh các đấng chở che, công đức lớn lao nay không biết lấy gì đền đáp.

Do vậy, chúng con kính dâng lễ bạc, bày tỏ lòng thành, nguyện xin nạp thọ, phù hộ độ trì cho chúng con và cả gia đình chúng con, người người khỏe mạnh, già trẻ bình an hương về chính đạo, lộc tài vương tiến, gia đạo hưng long.

Giải tấm lòng thành cúi xin chứng giám!

VĂN CÚNG THẦN LINH NGÀY TẾT

Kính lạy : Hoàng Thiên Hậu Thổ. Chư vị Tôn Thần.

Hôm nay là ngày mồng 1 tháng Giêng, nhằm ngày Tết Nguyên Đán đầu xuân, giải trừ gió đông lạnh lẽo, hung nghiệt tiêu tan, đón mừng Nguyên Đán xuân thiên, mưa móc thấm nhuần, muôn vật tưng bừng đổi mới. Nơi nơi lễ tiết, chốn chốn tường trình.

Tín chủ con tên là ………………………………Tuổi:………………….

Ngụ tại ………………………………………………………………………

Nhân tiết minh niên sắm sửa hương hoa, cơm canh lễ vật bày ra trước án, dâng cúng Thiên Địa Tôn Thần. Thiết nghĩ Tôn Thần hào khí sáng loà, ân đức rộng lớn.

Ngôi cao vạn trượng uy nghi, vị chính mười phương biến hiện. Lòng thành vừa khởi, Tôn Đức càn thông. Cúi xin giáng lâm trước án, chứng giám lòng thành thụ hưởng lễ vật.

Nguyện cho chúng con mọi người hoan hỷ vinh xương, con cháu cát tường khang kiện. Mong ơn Đương Cảnh Thành Hoàng, đội đức Tôn Thần Bản xứ.

Hộ trì tín chủ, gia lộc gia ân, cứu khổ trừ tai.

Đầu năm chí giữa, nửa năm chí cuối, sự nghiệp hanh thông, sở cầu như ý.

Dải tấm lòng thành cúi xin chứng giám.

Phục duy cẩn cáo!